You are on page 1of 3

Hoàng Thị Quỳnh Anh 11D2

Bài 1: Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về lối sống vội vàng của Xuân Diệu
Vội vàng là một thi phẩm nổi tiếng của Xuân Diệu, mang đến một lối sống, quan niệm sống mới
mẻ, tích cực, đáng ngưỡng mộ gắn liền với hai chữ “vội vàng”.“vội vàng” của ông, không phải là
cái vội vàng của người hiện đại chúng ta, vì cơm áo mà bỏ phí cái đẹp của đời sống, vội vàng
của Xuân Diệu là sống hết mình, không chần chờ, không hời hợt, là yêu đời tới tha thiết tới vồ
vập, lối sống gắn liền với ý thức về sự trôi chảy của thời gian, sự ngắn ngủi của kiếp người.
Đúng là nên như thế, vì thời gian tuyến tính một đi không trở lại, giống như một dòng sông, cuộc
sống trôi chảy mãi về phía trước, biến đổi không ngừng, dòng chảy ấy, có lẽ chỉ dừng lại khi
nước đã cạn khô, và thời gian của một con người cũng thế, chỉ ngừng trôi khi ta không còn trên
đời nữa, thử hỏi nếu ta cứ chần chừ, thụ động, để thời gian trôi tuột đi một cách vô nghĩa, thì liệu
ta sẽ làm được điều gì ngoài việc chỉ tồn tại rồi đến cuối cùng lại cất tiếng than về sự ngắn ngủi
của đời người. Tương lai là điều không thể nắm bắt, nhưng giá trị của khoảnh khắc hiện tại là do
ta tạo nên, sống vội vàng cũng giúp ta có cơ hội khám phá và tận hưởng trọn vẹn bao điều tươi
đẹp chung quanh, bắt kịp với nhịp sống nhanh gấp của thời đại, nắm bắt nhiều cơ hội, luôn chủ
động, tự tin đối diện với cuộc đời, ta yêu nhiều hơn, làm việc chăm chỉ hơn, và sống có ý nghĩa
hơn. Sống vội vàng có vô vàn những biểu hiện: những bạn trẻ phấn đấu, tận dụng từng giây phút
để học tập, cống hiến; những phượt thủ đi khắp tổ quốc để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, con
người, hay chỉ đơn giản là những người trong gia đình thể hiện tình yêu, sự quan tâm dành cho
nhau thật nhiều, thật đằm thắm’;... Hay như Xuân Diệu lúc nào cũng khao khát hưởng trọn thanh
sắc của thiên nhiên, muốn ôm, muốn riết, muốn say, muốn thâu và tột đỉnh là muốn cắn vào xuân
hồng, hòa mình, tan chảy vào thiên nhiên để tận hưởng trọn vẹn. Song lối sống “vội vàng” không
đồng nghĩa với sự nóng vội, nhịp sống nhanh, sống gấp hay tận hưởng quá đà trong hiện tại mà
không tạo nên những giá trị mới rồi tương lai chả còn lại gì của một bộ phận ngày nay, nhất là
những người trẻ. Mỗi người chúng ta phải học cách quý trọng từng giọt quý giá của dòng thời
gian vô tận, bắt tay học những thứ muốn học, làm những việc cần làm, yêu thương những người
cần yêu thương, tận hưởng những gì cần tận hưởng. Được thế thì dù có gì xảy đến, ta cũng
không day dứt vì phí hoài quãng đời đã qua, để dù có phải bất chợt dừng chân nơi tận cùng con
đường nhân sinh, ta vẫn mãn nguyện, vì ta đã sống một đời đáng sống.
Bài 2: Bài tập nâng cao SGK bài: Nghệ thuật của Xuân Diệu trong việc sáng tạo những câu
thơ và hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo trong bài “Vội vàng”
Trong thơ Xuân Diệu có những hình ảnh thơ đột ngột kì lạ mà vẫn duyên dáng, vừa đài các sang
trọng đến lão luyện tinh vi mà vẫn vô cùng hiện đại. Có thể dẫn ra trong bài thơ Vội vàng dày
đặc những hình ảnh như vậy: “ong bướm”, “hoa” “đồng nội xanh rì”, “cành tơ phơ phất”, “yến
anh”,”ánh sáng chớp hàng mi”,”thần Vui hằng gõ cửa”..Những hỉnh ảnh ấy được sử với mật độ
dày tạo nên trong thơ ông một thế giới đầy màu sắc, ánh sáng rộn ràng tươi mới. Cuộc đời thực
nơi trần thế bỗng trở nên non xanh, mơn mởn đầy sức sống, đầy sinh động và vô cùng quyến rũ.
Không hề khô cứng, đóng khung, toàn bài thơ như một bức tranh động với sự chuyển biến kì
diệu của những mảng màu sắc. Nhà thơ chiêu dụng trong thơ mình những hình ảnh đầy bất ngờ
thú vị, bất chấp mọi lề luật khuôn thước: “tắt nắng đi”, “buộc gió lại” “riết mây đưa và gió lượn”,
“say cánh bướm với tình yêu”,”thâu trong một cái hôn nhiều”... Những hình ảnh vận động đầy
mạnh mẽ khi được ghép cặp với các động từ “buộc”, “riết”,”say”,”thâu”... Nó hoàn toàn không
thâm trầm, mực thước như nhũng bức thủy mặc mà các cụ ta chuộng.
- Xuân Diệu đã kết lại bức tranh mùa xuân bằng một câu thơ đầy gợi cảm:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
câu thơ 8 chữ ngắt 3/5 trọng tâm tại từ “ ngon”.Tháng giêng ngon – ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
mùa xuân tuyệt vời, tuổi trẻ tuyệt vời. Một cách so sánh rất riêng, rất táo bạo, rất Xuân Diệu.
Ông thấy mùa xuân với bao vẻ đẹp sinh động của nó giống như cặp môi của thiếu nữ đang kề
gần. Cách so sánh này chứa đựng bao rung động tận đáy lòng, vừa có sự khao khát, thèm muốn,
háo hức rất thiêng liêng mà cũng rất trần tục. Nhà thơ yêu cuộc sống đến si mê, cháy bỏng. Đồng
thời, câu thơ cũng thể hiện quan niệm về cái đẹp hết sức mới mẻ của Xuân Diệu: Nếu như ở thời
kỳ trước người ta không nhắc đến hình ảnh thật trên cơ thể con người mà luôn lấy hình ảnh của
thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp thông qua bút pháp ước lệ thì đến đây Xuân Diệu đã
mạnh dạn thể hiện nó trong ý thơ của mình với con mắt của một kẻ say tình. Sự cách tân ấy thể
hiện rõ việc lấy con người làm chuẩn mực cái đẹp và được xem là một cách tân độc lạ làm nổi
bật lên tư tưởng tiến bộ của nhà thơ. Điều này cũng giải thích phần nào lý do người ta gọi ông là
nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
- Mùi chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không
gian qua câu thơ với cảm nhận thật độc đáo
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Tháng năm được cảm nhận qua mùi, qua vị. Mùi và vị của nó chính là chia phôi. Câu thơ với
biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện sự tương giao giữa các giác quan khiến cho ta
tưởng như người thi sĩ nhìn đâu cũng thấy chia lìa, đi đâu cũng thấy chia phôi. Dưới cái nhìn của
Xuân Diệu, cứ mỗi một khoảnh khắc từ biệt hiện tại để trở thành quá khứ thì đã là một cuộc ly
biệt. Và cái “rớm vị chia phôi” kia, có lẽ cũng là một giọt lệ tiễn biệt, hay là cái phôi pha làm cho
rớm máu thời gian? Cả đoạn thơ man mác bâng khuâng, ngậm một nỗi tiếc nuối bùi ngùi. Thời
gian vốn vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị, đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia
phôi. Thơ trung đại, kể cả thơ mới cũng hiếm có câu thơ nào có cách cảm nhận như vậy.
- Một trong những câu thơ ấn tượng nhất, là lời kết cho tác phẩm.
“ Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
 “cắn” - một cách nói táo bạo rất Xuân Diệu.
 Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: xuân hồng (trừu tượng, vô hình, cảm nhận bằng thị
giác, xúc giác) - cắn (cụ thể, hữu hình)
 Biến từ một khái niệm trừu tượng trở thành cái cụ thể để nhà thơ dễ dàng bộc lộ những cung
bậc cảm xúc đạt đến mức tột đỉnh của mình, để người thi sĩ có thể cảm nhận cái đẹp của
cuộc sống, của thiên nhiên đất trời bằng tất cả mọi giác quan. Xuân Diệu nhìn nhận mọi thứ
trong con mắt của một người đang yêu, với trái tim của một tình yêu đang nồng nàn, cháy
bỏng. Ông nhìn nhận tuổi trẻ, mùa xuân và tình yêu giống như hình ảnh của một người con
gái đang ở độ tuổi xuân thì, như là một trái chín căng mọng hay một món ăn tinh thần đang
được bày ra trước mắt mà bất cứ ai cũng muốn được tận hưởng một cách triệt để, trọn vẹn và
đầy đủ nhất. Ta thấy Xuân Diệu như một con ong hút nhụy đã no nê đang lảo đảo bay đi. Lại
thấy thi sĩ như một tình lang trong một cuộc tình chếnh choáng men say.
Trước đây trong thơ cổ, nhà thơ chủ yếu cảm nhận thế giới xung quanh bằng việc nghe nhìn và
một ít khứu giác. Nhưng đến Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở thị giác, thính giác mà còn huy
động hết cả vị giác, xúc giác, khứu giác. Cái tài tình của Xuân Diệu được thể hiện ở việc ông
làm mới những biện pháp tu từ nghệ thuật, cách ví von so sánh, hô ứng, chuyển đổi cảm giác
đầy phá cách và độc đáo. Nó hết sức mới, hết sức lạ mà vẫn không kém phần cụ thể, sinh động
hấp dẫn thực là làm ngỡ ngàng cả một thời đại thi ca đương thời. Vượt lên trên sức hủy diệt của
thời gian thơ ông là tiếng đàn của cảm xúc thôi thúc, thức tỉnh ở loài người khả năng sống bằng
cả trái tim, tâm hồn, thể phách làm sống dậy mọi giác quan để hưởng một cách trọn vẹn nhất
cuộc đời đầy màu sắc, hương vị và ngọt lành.

You might also like