You are on page 1of 2

Tình yêu là đề tài tuy xưa cũ nhưng luôn luôn mới mẻ.

Mỗi thi nhân khi đến với


đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện, những kiến giải riêng. Khác với
Puskin rụt rè, e thẹn trong thi phẩm “Tôi yêu em”, nhà thơ Xuân Diệu trong
“Vội vàng” lại vô cùng mạnh mẽ, táo bạo:
“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Xuân Diệu khát khao giao cảm với cuộc đời, muốn tận hưởng tất cả vẻ đẹp
thanh tân của đời. Điệp từ “cho” như đại diện cho những reo vui hớn hở, tác giả
hoàn toàn đắm chìm trong hương thơm và ánh sáng. Tác giả để mình “nếm”
mùi vị mùa xuân một cách trọn vẹn nhất. Hạnh phúc của sự sống là mùi thơm,
ánh sáng, thanh sắc và tận hưởng cuộc đời chính là cảm nhận được những điều
ấy ở độ tràn trề nhất. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến khi đủ “no
nê”, “chuếnh choáng”và “đã đầy”.
Bên cạnh đó nhà thơ cũng không bao giờ che dấu tình cảm của mình. Khi cảm
nhận được vẻ đẹp nồng nàn trong muôn sắc hồng hòa điệu của nàng xuân, ông
mạnh dạn bày tỏ nỗi lòng của mình, thốt lên không ngần ngại: “Hỡi xuân hồng,
ta muốn cắn vào ngươi!”. Đây cũng là câu thơ của đỉnh cao đam mê tận hưởng.
Nhà thơ đã vận dụng tinh tế từ phương diện ngôn ngữ lẫn phương diện cấu trúc,
ông xóa bỏ những niêm luật gò bó để thốt lên những tâm tư trong tim mình.
Động từ "cắn" được sử dụng rất đắc điệu. Cái "cắn" ấy là cái cắn yêu. Nó khiến
ta cảm nhận mùa xuân thật quyến rũ biết bao, muốn giữ lấy cái đẹp, cái tinh tuý
của thiên nhiên cho riêng mình. Nhiệt tình tuổi trẻ, tha thiết với sắc xuân đang
dần bộc lộ như thể nhà thơ đang say đắm tình yêu của mình.
Và mọi cuộc gặp gỡ nào mà chẳng có "mầm li biệt”. Tình cảm nào rồi cũng dần
nhạt bớt, phôi phai. Thế nên, người thi sĩ sống theo một triết lý "vội vàng", ông
quan niệm rằng:
”Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.
Hiểu được và từng đau đớn, lo âu vì sự nhanh vội của thời gian, Xuân Diệu thể
hiện tình yêu một cách rất táo bạo và cuồng nhiệt. Ông chủ động bày tỏ tình
cảm. Nhà thơ không rụt rè, e sợ mà thẳng thắn bộc lộ cảm xúc thật của mình.
Phong cách độc đáo của người thi sĩ đã thổi hồn vào thơ, xóa bỏ những niêm
luật gò bó để thốt lên những "điều trông thấy", những cảm nhận, những tâm tư
trong tim mình. Và chính điểm đặc biệt mãnh liệt, nhạy cảm ấy đã khiến thi
phẩm mang đậm hương sắc của mùa xuân đang "chếnh choáng" tình yêu.
Thi phẩm “Vội vàng” mang đến một khúc nhạc sôi nổi, đầy say mê, giàu cảm
xúc. Nhà thơ tinh tế sử dụng những hình ảnh độc đáo, những hình tượng mới lạ
và ấn tượng. Lòng ham sống và sự say mê cuồng nhiệt với mùa xuân và tuổi trẻ
đã tạo cho Xuân Diệu một động lực lớn lao để sống thật trọn vẹn , để sống tận
hưởng và tận hiến hết mình cho cuộc đời. Cũng nhờ triết lý sống ấy, nhà thơ
giúp cho người đọc thêm tin vào cuộc đời, gọi dậy, thôi thúc được trong người
đọc sống “vội vàng” để tạo nên những phút giây ý nghĩa, làm đẹp cho đời.
Trái tim ông tràn đầy nhựa sống. Và Xuân Diệu gửi gắm nó vào thơ, như gửi
luôn tấm lòng của mình để nhắn nhủ bạn đọc triết lý sống vội vàng: sống mãnh
liệt, khẩn trương, không hoài phí thời gian, sống vội vàng cống hiến. Đọc thơ
Xuân Diệu, ta càng thêm yêu cuộc sống và mong muốn góp sức xây dựng quê
hương ngày càng giàu mạnh, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn

You might also like