You are on page 1of 8

Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương?

Có ai quyến luyến những vần thơ


khô khan không cảm xúc? Văn chương nói chung và thơ ca cũng vậy. Dẫu biết
rằng con chữ là chất liệu tạo nên thơ ca nhưng nó không phải và cũng không được
là những kí tự vô nghĩa. Nói về vấn đề này nhà thơ Thanh Thảo từng viết: “ Thơ là
chữ nghĩa, cũng không là chữ nghĩa…Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà
thơ. Tác phẩm chỉ có sức sống khi nó bộc lộ, thể hiện được tiếng lòng, cảm xúc
sau thẳm trong nhà thơ. Đặc biệt trong thời kì thơ mới, tiêu biểu là hai bài thơ Vội
vàng của Xuân Diệu, Tràng Giang của Huy Cận- hai bài thơ với hai mạch cảm xúc
hoàn toàn khác nhau.
Đến với nhận định của nhà thơ Thanh Thảo đã khẳng định được giá trị đích thực
của thơ ca. “Thơ là chữ nghĩa, cũng không là chữ nghĩa”: từ xưa tới nay, thơ là
hình tượng nghệ thuật luôn lấy ngôn từ làm chất liệu, tuy nhiên đó không dừng lại
ở việc chọn lọc ngôn từ đơn thuần mà ẩn trong những câu chữ đó phải là chiều
sâu suy tưởng của người cầm bút. Song song với đó “ Thơ đúng nghĩa là bộc lộ tận
cùng của nhà thơ”: thơ chính là phương tiện giúp nhà thơ thổ lộ tình cảm mãnh
liệt của mình. Tiếng thơ phải là tiếng lòng sâu kín nhất trong tâm hồn thi sĩ. Đặc
biệt tình cảm trong thơ phải là tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim của
người nghệ sĩ trước cuộc đời. Lời nhận định đúng đắn của nhà thơ Thanh Thảo đã
đề cao sự tìm tòi, thổ lộ trong sáng tác. Bởi thơ ca không chỉ đẹp ở câu chữ mà nó
còn mang sứ mệnh tái hiện lại cái nhìn chủ quan của người nghệ sĩ trước hiện
thực khách quan.
Cảm xúc, cái nhìn của nhà thơ vẫn luôn là yếu tố quan trọng, không thể tách rời
trong thơ ca. Có một điều không thể phủ nhận rằng văn học là nghệ thuật của
ngôn từ. Văn học nói chung hay thơ ca nói riêng đều lấy ngôn từ làm chất liệu để
xây dựng hình tượng, biểu đạt nội dung, tư tưởng. Ngôn ngữ trong thơ là ngôn
từ, là câu chữ được nhà thơ chắt lọc tạo nên tinh hoa nghệ thuật sâu sắc. Nhưng
thơ là trữ tình, bởi thế yếu tố cơ bản của nó là tình cảm. Không giống với tự sự,
thơ không chỉ tái hiện thế giới hiện thực một cách khách quan, phản ánh và miêu
tả những sự kiện bên ngoài mà nó còn hướng tới thế giới nội tâm bên trong con
người, thơ tìm kiếm và làm lay động ở đó một tình cảm, cảm xúc của chúng ta với
đời. Từ xưa con người đã luôn tìm đến thơ như một nơi để giãi bày cảm xúc, phơi
bày tâm sự. Nhà bác học Lê Quý Đôn cho rằng: “ thơ khởi phát từ trong lòng
người ta”, còn Ngô Thì Nhậm lại nhấn mạnh: “ Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn
bút có thần”. Điều đó cho thấy rằng thơ có hay, có độc đáo đều dựa vào tâm của
người nghệ sĩ, tất cả đều được tạo lên từ tâm hồn người nghệ sĩ.Muốn sáng tác
thơ, trước hết nhà thơ phải thật sự rung cảm trước cuộc đời. Hay nói cách khác
thơ lấy cảm xúc bên trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ để biểu hiện. Đến
với thơ ca, nhà thơ tiếp xúc và phản ánh cuộc sống không phải bằng những chi
tiết , bề bộn của hiện thực mà chủ yếu là để bộc lộ tình cảm của mình trước cuộc
sống. Bởi vậy, ngôn ngữ trong thơ chính là phương tiện để truyền tải chiều sau tư
tưởng cái nhìn, cảm xúc của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Thơ vừa bộc bạch, vừa
kín đáo thể hiện nỗi niềm riêng tư của người cầm bút nhưng một tác phẩm thơ
chân chính bao giờ cũng mang nghĩa khái quát về con người, cuộc đời, nhân loại,
đóng vai trò như cầu nối gắn kết người với người, giúp con người thấu hiểu nhau
hơn. Qua nỗi niềm riêng tư được tác giả thổ lộ trong tác phẩm của mình ta sẽ bắt
gặp được một vài bóng dáng của những con người cùng thời đại. Họ sống trong
cùng một thời đại nhưng sẽ khác nhau về tư tưởng và tình cảm. Nhà thớ Tố Hữu
từng định nghĩa rằng: “Thơ là một điệu hồn đi tùm những hồn đồng điệu”. Vì thế
thơ không chỉ bộc lộ mà còn phải giúp con người tìm được sự đồng cảm. Đấy mới
là giá trị cốt lõi mà thơ ca hướng tới.
Đến với thời đại thơ mới ta dễ dàng bắt gặp những vần thơ đong đầy cảm xúc,
mỗi thi nhân đến với thơ mới đều mang trong mình hồn thơ riêng biệt,trong đó
tiêu biểu phải kể đến hai bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu và “Tràng giang” của
Huy Cận. Xuân Diệu và Huy Cận là đều là những nhà thơ xuất sắc của phong trào
thơ mới.Cùng Với sự đóng góp to lớn của hai nhà thơ, thơ mới đã đạt tới đỉnh cao
trong giai đoạn phát triển. Nếu Xuân Diệu được biết đến là “nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ mới”, hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, thể hiện cái tôi mãnh liệt muốn
giao cảm với đời thì đến với thơ Huy Cận ta sẽ đắm chìm trong thiên nhiên hùng
vĩ mà cô đơn, rợn ngợm “nơi con chữ thấm đẫm một nỗi sầu vạn kỷ”. Chính
những cảm xúc rất riêng này của hai thi sĩ đã mang đến sự đa dạng cho phong
trào thơ mới.
Nhà thơ XD qua thi phẩm “Vội vàng” đã bộc lộ được cái tôi yêu đời mãnh liệt,
chìm đắm trong thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, rạng ngời, song với đó là quan
niệm nhân sinh và thẩm mĩ mới mẻ của tác giả. Tư tưởng đó đã được thể hiện
phần nào trong nhan đề bài thơ. “Vội vàng” ở đây không phải sống nhanh, sống
vội, mà đó là lời giục giã hãy biết trân trọng cuộc đời, bởi đời người ngắn ngủi,
hãy vội vàng lên để ta có thể tân hưởng được trọn vẹn cuộc sống. Trước khi đưa
người đọc đến quan niệm nhân sinh sâu sắc, Xuân Diệu đã thổ lộ tình yêu da diết
đối với cuộc sống:

“Tôi muốn tắt nắng đi


Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, cũng giống như tuổi trẻ là khoảng thười
gian tuyệt đẹp trong cuộc đời mỗi người. Bốn dòng thơ ngũ ngôn như lời đề từ
của bài thơ, khẳng định ước muốn đoạt quyền tạo hóa của thi nhân. Nhà thơ như
muốn giữ lại hết những nét đẹp của cuộc sống, níu giữ những khoảnh khắc đẹp
nhất, đáng nhớ nhất. “Nắng” và “gió” là đại diện cho hương sắc của cuộc đời cũng
đồng nghĩa với việc con người không thể điều khiển hay giữ riêng cho mình. Ước
muốn phi lí ấy của nhà thơ càng khẳng định được cái tôi nặng lòng với cuộc sống
của tác giả. Một việc biết là không thể nhưng vẫn mong ước, muốn làm chỉ khi
con người ta thật sự trân trọng và yêu quý nó mà thôi. Hành động “tắt nắng”,
“buộc gió” còn hiện lên khao khát muốn làm chủ thiên nhiên của nhà thơ, cũng
như của con người. Việc lưu giữ nhưng hương sắc của đất trời đấy cũng chính là
tình yêu mà Xuân Diệu dành cho cuộc sống. Cái tôi mãnh liệt của nhà thơ đã hòa
cùng với cái dịu dàng trong tình yêu đất trời. Bởi có tình yêu đối với đất trời thì
thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu mới tỏa sáng, tươi vui đến thế. Không một từ
yêu hay thổ lộ cảm xúc nào trong đoạn đấu bài thơ nhưng ta vẫn thấy được sự
say đắm của nhà thơ trong tiết trời mùa xuân. Cũng vẫn là thiên nhiên non nước
ấy nhưng qua cặp mắt của Xuân Diệu cảnh vật được bừng sáng, tràn trề niềm vui,
sức sống. Nhà thơ vui say, rộn ràng tận hưởng những vẻ đẹp bất ngờ, đáng yêu,
diệu kì mà trời đất ban tặng. Khung cảnh thiên nhiên có sự xuất hiện của cả người
lẫn vật “ong bướm”, “hoa”, “đồng nội xanh rì”, “lá”, “cành tơ phơ phất”, “yến
anh”, “hàng mi”, “cặp môi gần”. Tất cả như hợp lại tạo thành bản giao hưởng mùa
xuân mà thi sĩ đang đắm mình trong đó. Chừng ấy câu thơ thôi cũng đủ để ta thấy
được tình yêu mà tác giả trân trọng dành cho cuộc đời và đất trời. Để rồi chừng
ấy cảm xúc đọng lại, tạo lên tuyệt đỉnh của sự say mê là một niềm hạnh phúc đến
dâng trào: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Nếu thơ trung đại lấy thiên
nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của mọi vật thì Xuân Diệu với cái nhìn đầy mới
mẻ, nhà thơ khẳng định rằng cái đích của sự sống là con người, chuẩn mực của
mọi vẻ đẹp cũng là con người. Qua chừng ấy câu thơ đã khơi sâu được niềm
hạnh phúc của thi sĩ trước mùa xuân, giúp nhà thơ biểu lộ được cảm xúc cực điểm
của sự sung sướng. Niềm vui trần thế ấy đồng nghĩa với sự sống
Sợi dây tâm hồn gắn với toàn bài ấy còn được bồi đắp thêm bởi quan điểm nhân
sinh sâu sắc của thi sĩ, nỗi băn khoăn về kiếp người ngắn ngủi đối với quy luật của
tạo hóa. Thời gian luôn chảy trôi không ngừng, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cũng
đến rồi đi. Con người ta càng không thể kiểm soát hay điều khiển được thời gian
bởi nó hữu hình vì nó tồn tại trong suy nghĩ và được dùng làm thước đo cuộc đời
mỗi người nhưng song với đó là sự vô hình bởi người ta chỉ có thể cảm nhận được
sự nhanh chậm của thời gian chứ đâu có thật sự tận hưởng hay cầm nắm được
nó. Rõ hơn ai hết về điều đó, Xuân Diệu viết rằng :
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Câu thơ như ngắt ra làm đôi, dường như giữ cái sung sướng ấy là dự cảm của tâm
hồn về tương lai, về cuộc chia li đã hiện hình rõ nét: “Xuân đương tới nghĩa là
xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi
cũng mất”. Thời gian hữu hạn cũng đồng nghĩa với tuổi xuân- thời gian đẹp nhất
mỗi đời người cũng ngắn ngủi. Nỗi băn khoăn như bám lấy nhà thơ để rồi XD cảm
nhân được sâu sắc bi kịch của con người khi phải chịu sự chi phối của quy luật
khách quan. Đó cũng là nỗi niềm chung của con người khi phải chôn vùi tuổi trẻ
trong một cuộc sống đã mất ý nghĩa. Cái buồn, nỗi băn khoăn của nhà thơ như
tràn vào cả cảnh vật: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi/ Khắp sông núi vẫn
than thầm tiễn biệt/Con gió xinh thì thào trong lá biếc/ Phải chăn hờn vì nỗi phải
bay đi/ Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi/ Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”.
Với Xuân Diệu mùa xuân đồng nghĩa với tuổi trẻ, sự sống gắn bó với cái tôi yêu
đời của nhà thơ thì chia lìa đồng nghĩa với cái chết. Câu thơ : “Chẳng bao giờ, ôi!
Chẳng bao giờ nữa…” ,cất lên để giãi bày niềm tiếc thương cho vẻ đẹp mùa xuân,
một đi không trở lại của thi sĩ. Nắm rõ được hiện thực chớ trêu, con người yêu
cuộc sống nhưng cuộc sống lại quá ngăn ngủi nhà thơ Xuân Diệu không quá chìm
vào tiếc nuối, ca thán trách đời mà nhà thơ hướng tới lối sống “vội vàng”, sống
hết mình để cảm nhận được trọn vẹn tinh hoa của đất trời:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa với gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”
Tưởng chừng nhưng cái “ta muốn” là sự lặp lại cảm xúc đầu bài thơ nhưng khi hết
hợp với các hành động: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “chếnh choáng”, “đã đầy”,
“no nê” đã phát triển đến mức đầy đủ, trẻ trung trạng thái ngây ngất, từ có chút e
dè đến vồ vập, quấn lấy thiên nhiên. Xuân Diệu không chờ đợi vẻ đẹp cuộc sống
sẽ đến với mình mà chính ông tìm ra vẻ đẹp cuộc sống, chiếm lĩnh sự sống, thâu
vào đầy đủ vốn sống, sống thành thật, sống hết mình. Từng ấy câu thơ là lời giục
giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình , hãy biết quý trọng từng giây, từng phút
của cuộc đời, nhất là những tháng năm tuổi trẻ.
“Vội vàng” không chỉ đẹp về tư tưởng mà còn đặc sắc bởi nghệ thuật ngôn từ mà
nhà thơ mang lại. Cách dùng từ độc đáo, mới lạ, rất Tây của nhà thơ: “Tháng
giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” cùng
một loạt các động từ mạnh: “ tắt”, “buộc”, “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn” đã
góp phần tạo nên nét riêng cho bài thơ. Bên bạnh đó là thủ pháp ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác để người thi sĩ có thể cảm nhận mùa xuân, cái đẹp của thiên nhiên
đất trời bằng tất cả cac giác quan. Cảm xúc trong thi phẩm được lm rõ, thể hiện
sâu sắc qua các dấu chấm câu: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”,
“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa”giúp niềm sung sướng, bâng khuâng, có
phần nuối tiếc của thi sĩ như được nhấn mạnh, có chiều sâu. Sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa mạch cảm xúc nồng nàn với mạch lí luận sâu sắc đã thể hiện tinh tế
những giác quan nhạy bén của Xuân Diệu trước mùa xuân gắn với quan niệm sống
về nhân sinh có giá trị cho đến tận bây giờ.
Kết thúc hồn thơ đầy tươi sáng, trẻ trung, yêu đời của XD, ta đến với vùng đất của
nỗi sầu , niềm cô đơn, buồn tẻ của con người trước thiên nhiên bao la, rợn ngợp
trong “Tràng Giang” của nhà thơ Huy Cận. Cảnh vật trong thơ ông hiện lên chia lìa
với nỗi sầu vạn kỉ.
Trước hết bài thơ hiện lên với cái tôi trữ tình lạc long, bé nhỏ, cô đơn trươc một
vũ trụ bao la rộng lớn. Sự sáng tạo của nhà thơ trong nhan đề, điệp vần “ang” vừa
mở ra bề rộng mênh mang cho dòng sông, vừa khắc họa nỗi buông bâng khuâng
man mác của thi nhân. Bức tranh thiên nhiên lấy hình ảnh sông nước mênh mông
làm trung tâm, đó cũng đồng thời mở ra dòng tâm trạng của thi sĩ. Hình ảnh “sóng
gợn” gợi tả những vòng xoáy đang lan ra đến vô tận như nỗi buồn âm thầm mà da
diết của tác giả. Nổi bật trên nền sông nước mênh mông hiện lên bóng dáng con
thuyền lẻ loi, cô đơn, xuôi dòng phó mặc cho dòng nước làm khung cảnh càng trở
nên hiu quạnh. Tâm trạng cô đơn càng được đẩy lên khi xuất hiện sự chia lì giữa
“thuyền” và “nước”: “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả’. Cảnh tượng như gợi nỗi
niềm của con người. Thơ ca từ cổ chí kim , nỗi buồn được cắt nghĩa dưới vô vàn
hình hài góc cạnh khác nhau, nhưng có lẽ buồn trước một cành củi khô là chưa
bao giờ xuất hiện trong kho tang văn học Việt Nam. “Củi” chỉ hình ảnh của kiếp
người nhỏ bé, bất hạnh, trôi lênh đênh trong dòng chảy vô định của cuộc đời. Có
thể nói, chi tiết : “Củi một cành khô lạc mấy dòng” đã phần nào nói lên tâm trạng
của nhà thơ, một con người tài hoa nhưng vẫn đang loay hoay giữa cuộc sống bộn
bề. Nỗi sầu ấy không chỉ nhuốm màu vào không gian mà còn lan rộng, trải dài
theo thời gian bất tận: “Nằng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến
cô lieu”. “Nắng xuống”, “trời lên” tạo nên sự ngăn cách, chia li theo hai chiều đối
nghịch lên và xuống làm rõ lên sự nhỏ bé, lạc lõng của con người trước không
gian, thiên nhiên càng rộng lớn, kì vĩ bao nhiêu thì con người càng bé nhỏ bấy
nhiêu với”bến cô liêu”, bến đã nhỏ còn hiu quạnh gợi đến cảm giác trống vắng
đến cô đơn tội nghiệp. Con người ở đó cũng là thi sĩ đang phải trống trọi với sự
trơ trọi của tâm hồn vừa lạc lõng trước thiên nhiên. Bức tranh tràng giang tuy có
cồn đất, có nắng, có bến , có làng, có chợn nghĩa là có hơi tiếng con người đấy
nhưng vẫn không át được cảm giác tàn tạ, hiu hắt, quạnh vắng, buồn bã mênh
mang, bởi không gì buồn bằng cái chợ chiều tan tác.Cùng với hình ảnh: “Củi một
cành khô lạc mấy dòng”, hình ảnh “Cánh bèo trôi” bồng bềnh trên sông là hình
ảnh thường dùng trong thơ cổ điển, nó gợi lên một cái gì bấp bênh, nổi trôi của
kiếp người vô định giữa dòng đời: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”.Tầm cao, tầm
rộng của khung cảnh càng được đẩy cao và rộng hơn với “mây cao”, “núi bạc”
xuất hiện gợi lên vẻ tráng lệ nhưng vẫn mang đầy dáng vẻ cô đơn trong bóng
chiều hiu hắt. Cảm giác chênh chao của cánh chim lẻ bóng khắc họa rõ tầm cỡ bé
nhỏ của con người: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ:bóng
chiều sa”. Bằng tài năng của mình, Huy Cận đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên hùng
vĩ nhưng ngột ngạt, đẹp nhưng hoang vu thể hiện xuất sắc cái tôi lạc lõng, cô đơn,
đầy u sầu của nhà thơ.
Sâu trong nỗi buồn thế kỉ vẫn là khát khao được giao cảm với đời với người, đặc
biệt là tình yêu quê hương, đất nước thầm kín của nhà thơ. Nỗi buồn của nhà thơ
trong chiều sâu thẳm của nó cũng có nguyên nhân cụ thể, một phần đó là nỗi lòng
của người xa xứ: “Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng
nhớ nhà”. Câu thơ gợi nhớ tới một tứ thơ Đường: “Yên ba giang thượng sử nhân
sầu”( Hoàng hạc lâu-Thôi Hiệu) có nghĩa là: “Trên sông khói song cho buồn lòng
ai”. Tuy nhiên thơ Huy Cận có nét mới hơn, nếu như người khách trong thơ Thôi
Hiệu nhìn thấy khói tỏa ra mà nhớ tới quê hương thì đến với nhân vật trữ tình
trong “Tràng Giang” đứng trước cảnh sông không khói hoàng hôn vẫn rưng rưng
nhớ về quê hương. Gắn với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, đó không chỉ là nỗi
nhớ của người con xa quê mà còn là tình yêu đất nước. Như Xuân Diệu nhận xét:
“Xét cho cùng nỗi buồn, nỗi cô đơn của Huy Cận là nỗi buồn cho giang sơn, cho Tổ
Quốc. Đó là cái buồn đáng quý”
Thi phẩm ảnh hưởng sâu sắc bởi chất liệu cổ điển từ nhan đề, thể thơ thất ngôn
cho đến đề tài buổi chiều trên sông nước tạo nên khung cảnh buồn mà hùng vĩ.
Hệ thống từ láy cũng được nhà thơ chọn lọc giúp bộc lộ tâm trạng, khơi dậy
khung cảnh đất trời, sông nước. Ngoài ra, hình ảnh thơ cũng giàu chất cổ điển
“cánh chim”, “chòm mây”, “con thuyền”, “cánh bèo”.Tràng Giang là một bài thơ
chứa đầy tâm trạng - tâm trạng buồn. Tuy vậy, nỗi buồn trong bài thơ không thê
lương, không nhuốm màu chết chóc mà là nỗi buồn trong sáng như tâm hồn Huy Cận .

Hai nhà thơ với hai tác phẩm tiêu biểu là những đỉnh cao của phong thơ mới làm
dạng danh văn học hiện đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Nếu Xuân Diệu mang đến sự đắm say, cuồng nhiệt thì Huy Cận đem đến chiều sâu
suy tư, triết lí. Hai thi phẩm đều khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và
đều thể hiện tình yêu nước thầm kín của nhà thơ qua độc đáo về ngôn từ. Thơ ca
không đơn thuần là sự chọn lọc, sự trau chuốt trong ngôn từ mà sâu bên trong đó
còn là tình ý của nhà thơ. Một thi phẩm hay phải có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ
thuật ngôn từ và chất riêng trong cảm xúc của nhà thơ mà “Vội vàng” và “Tràng
Giang” chính là hai minh chứng rõ nhất cho điều đó. Đề đạt được và hướng tới giá
trị cốt lõi của thơ ca thì trước hết nhà thơ phải là người sống thật với chính mình,
có những tình cảm cao đẹp, phong phú, biết mở rộng tâm hồn đẻ giao cảm với
đời, với người kết hợp với tạo cho mình một dấu ấn trong phong cách nghệ thuật.
Từ đó mới tìm được nguồn đồng điêu nới bạn
Lời nhận định của nhà thơ Thanh Thảo khẳng định vai trò cao cả của thơ ca, thơ
sinh ra là để phục vu nhu cầu bày tỏ tình cảm của con người. Giá trị của thơ không
nằm hết ở chữ nghĩa mà vấn đề trọng tâm nằm ở tâm hồn, cảm xúc người nghệ sĩ.
Tình cảm trong thơ hướng tới sự đồng cảm và gắn kết được người với người. Hai
bài thơ “Vội vàng”, “Tràng Giang” đã tạo lên giá trị cho riêng mình, để lại cho
người đọc ấn tượng về ngôn từ và có giá trị nội dung, tư tưởng lâu dài.

You might also like