You are on page 1of 5

ĐỀ BÀI:CẢM NHẬN KHỔ CUỐI BÀI THƠ”VÔI VÀNG”

CỦA XUÂN DIỆU


1.Mở bài
Thời gian chẳng bao giờ chiều lòng người, con người thì nhỏ bé nhưng khát
khao lại lớn lao, càng yêu đời, yêu người bao nhiêu thì lại càng thảng thốt khi
nhận ra quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Là một nhà thơ mới có cái nhìn tinh tế
và trái tim dễ say đắm nhưng cũng bộn bề lo sợ - Xuân Diệu hơn ai hết luôn dằn
dặt trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi xuân. Có lẽ thế mà nhà thơ luôn sống
vội vàng, sống gấp gáp và cũng yêu đắm say. Bài thơ Vội vàng được xem là
châm ngôn sống của Xuân Diệu cũng là tác phẩm thể hiện cái tôi mãnh liệt
trong cảm xúc và nhiều khám phá mới mẻ ở hình ảnh thơ. Trong đó khổ thơ
cuối bài với tiết tấu nhanh và mạnh như một lời kết luận cho châm ngôn sống
vội của ông.
2.Thân bài
2.1 giới thiệu tác giả, tác phẩm
2.2 cảm nhận đoạn trích
# khái quát nội dung những đoạn trước:
+ Trong phần đầu bài thơ, thi sĩ đã bày tỏ những ham muốn táo bạo, ngông
cuồng muốn đoạt quyền tạo hoá để "tắt nắng", "buộc gió", níu giữ hương sắc
cuộc đời. Đồng thời, bày ra trước mắt người đọc một bữa tiệc xuân tràn đầy
xuân sắc và xuân tình, mời gọi chúng ta cùng thưởng thức, tận hưởng với nhà
thơ.
+ Nhưng với Xuân Diệu, "trong gặp gỡ đã có mầm li biệt", con người thơ ấy vì
quá yêu đời và khát khao sống nên lúc nào cũng lo sợ trước sự hữu hạn của thời
gian đời người và tuổi trẻ. Vì thế, nhà thơ đã giục giã chúng ta: "Mau đi thôi!
Mùa chưa ngả chiều hôm". Xuân Diệu hối thúc mọi người nhưng cũng là giục
giã chính mình. Bằng một nhịp thơ gấp gáp, dồn dập, Xuân Diệu đã bày tỏ khát
vọng chạy đua với thời gian, sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng trọn vẹn
vẻ đẹp của cuộc sống này trước khi mùa xuân cuộc đời ngả sang chiều hôm.
+ Nếu coi "vội vàng" là một triết lí sống của Xuân Diệu thì phần đầu bài thơ trả
lời cho câu hỏi: "vì sao phải sống vội vàng?" và phần cuối bài thơ là câu trả lời:
"sống vội vàng là sống thế nào?".
# Cảm nhận đoạn thơ
- "Ta muốn ôm"
• ba chữ được tách thành một dòng thơ như một lời tuyên ngôn dõng dạc của cái
tôi thi sĩ trước cuộc đời về thái độ sống, tâm thế sống, quan điểm sống của
mình.
• xưng hô "tôi" -> "ta": vẫn là tiếng nói của cái tôi cá nhân thi sĩ nhưng nó là sự
tuyệt đối hoá của cái tôi cá nhân ấy. Nhà thơ như muốn vượt thoát khỏi cái tôi
chật hẹp để vươn tới cái ta sánh ngang với trời đất, sự sống. Cái ta thật ngạo
nghễ và kiêu hãnh. Nó không đồng nghĩa với cái ta cộng đồng của văn học
trung đại: "một mảnh tình riêng, ta với ta" (BHTQ) hay "bác đến chơi đây, ta
với ta" (NK). Trong thơ Xuân Diệu, đây không phải lần duy nhất ông tuyệt đối
hoá cái tôi, mà trong những bài thơ khác, ông cũng khẳng định điều đó: "Ta là
Một. Là Riêng là Thứ Nhất/ Chẳng có chi bè bạn nổi cùng ta" (Hi Mã Lạp Sơn)
• "muốn ôm": nếu ở những câu thơ đầu, nhà thơ muốn "tắt nắng", "buộc gió",
níu giữ vẻ đẹp sự sống thì lúc này đây, nhà thơ lại muốn ôm trọn sự sống vào
mình. Động từ "ôm" biến thi nhân thành "người tình nhân cường tráng của cuộc
đời và sự sống". Với vòng tay dang rộng, Xuân Diệu như muốn "ôm", muốn
"thâu" vào mình tất cả vẻ đẹp rực rỡ trên thế gian này -> khát vọng mãnh liệt
của thi nhân - khao khát sống.
-Vẻ đẹp của sự sống thời tươi trần thế trong khát vọng của thi nhân
Nhận xét:
+Dưới con mắt xanh non,biếc rờn của thi nhân,sự sống hiện ra không chỉ là một
bữa tiệc xuân với âm thanh,sắc màu,ánh sáng mà là toàn bộ sự sống ơi cõi trần
gian đang ở độ”mơn mởn”,quyến rũ,tràn trề nhựa sống nhất vẫn là non nước
,cây cỏ ,hoa lá,chim muông...nhưng hình như tất cả tạo vật đều mang trong
mình một vẻ đẹp mới,một sức sống mới.Đó là thanh sắc của thời tươi,là vẻ đẹp
hấp dẫn thi nhân nhất,khiến thi nhân khao khát nhất
Đọc đến câu thơ này của Xuân Diệu,người ta mới hiểu vì sao Thế Lữ khẳng
định:”Lầu thơ của ông xây dựng trên một tấm lòng trần gian”.Không ở đâu và
không kết nhà thơ nào mà sức sống mùa xuân lại đẹp và quyến rũ đến thế.Trong
bài thơ “Thanh niên”,Xuân Diệu có viết:
“Ta ôm bó,cánh tay ta làm rắn
Làm dây đa,quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi,mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”
Chính tình yêu trần thế là động lực để thôi thúc khát khao sống của thi nhân.
-Vẻ đẹp trần thế được thể hiện qua tính từ”mơn mởn”,”rạng”,”đã đầy”,”chếnh
choáng”,”no nê”,”tươi”,”hồng ”.Một loạt tính từ được tác giả sử dụng với tần
suất cao,cường độ mạnh như đang cực tả vẻ đẹp sự sống trần thế và sự đắm
say,khao khát của thi nhân.Còn gì đẹp hơn và quyến rũ hơn là sự sống mới bắt
đầu mơn mởn,còn gì làm người ta si mê hơn là thanh sắc của “thời
tươi”,là”xuân hồng”,là ở “cỏ rạng”,đến hương thơm và ánh sáng cũng khiến thi
nhân”chếnh choáng”,”đã đầy”.Với cái nhìn xanh non,biếc rờn ấy,cuộc đời như
một thiếu nữ trẻ trung ,đang ở độ căng tràn nhựa sống nhất,khiến thi nhân ngây
ngất,đắm say
-Tâm trạng,cảm xúc của nhà thơ
+Điệp ngữ”Ta muốn” được lặp đi lặp lại trong đoạn thơ như một sự hô ứng với
điệp từ “này đây” ở đoạn thơ đầu.Nếu điệp từ”này đây”tựa như một sự mời mọc
vẫy gọi của thi nhân với chúng ta đến tận hưởng vẻ đẹp bữa tiệc xuân trên trần
gian thì điệp ngữ”ta muốn” là sự hưởng ứng đầy hăm hở nhiệt tình với lời mời
gọi ấy.Mỗi lần cụm từ”ta muốn” xuất hiện là một lần khát vọng sống,sự thụ
hưởng của nhà thơ tăng thêm một bậc
+Động từ liên tiếp”riết”,”say”,”thâu”,”cắn”... là những động từ mạnh chỉ trạng
thái yêu đương theo quan hệ tăng tiến.Hình như lòng yêu sự sống của Xuân
Diệu gắn liền với khát vọng nhục thể,thức nhọn mọi giác quan của người đọc để
tận hưởng cuộc sống một cách tối đa nhất
Sự sống vốn bao la,vô tận,vô hình nhưng với Xuân Diệu thì sự sống đã nổi
hình,nổi sắc,có thể”ôm”,”riết”,”say”,”thâu”,”cắn”.Với Xuân Diệu,cuộc đời
không chỉ định nghĩa bằng tốc độ sống mà còn bằng cường độ sống:”Cho no nê
thanh sắc của thời tươi”
Nhịp sống vội vàng,gấp gáp của Xuân Diệu không tỉ lệ nghịch với chất lượng
sống mà ngược lại,nó tỉ lệ thuận với cường độ sống.Sống vội vàng không có
nghĩa là bỏ qua những giá trị sống mà sống vội vàng là sống được tối đa nhất
-Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ:
“Hỡi xuân hồng,ta muốn cắn vào ngươi”
Đây là một trong những câu thơ táo bạo nhất,mới mẻ nhất của Xuân Diệu và
phong trào Thơ mới.Trong cái nhìn của nhà thơ,mùa xuân như một thiếu nữ với
đôi má hồng,đôi môi mọng quyến rũ mà nhà thơ không nén nổi lòng yêu.Vì thế
động từ”cắn” được sử dụng hết sức táo bao,nó diễn tả sự thụ hưởng đến tuyệt
đối.Nhà thơ muốn chiếm lĩnh cái đẹp,ngấu nghiến trong vòng tay ôm chặt của
mình.Chỉ có vẻ đẹp của sự sống mới hấp dẫn thi nhân như thế này
Đây là một quan điểm thẩm mĩ mới của thi nhân:con người trở thành chuẩn
mực của mọi cái đẹp.Thơ ca truyền thống lấy thiên nhiên làm chủ thể vẻ đẹp
thẩm mĩ thì đến Thơ mới,đến Xuân Diệu thì quan niệm về cái đẹp hoàn toàn
thay đổi,chỉ có con người mới xứng đáng là trung tâm,là thước đo mọi vẻ
đẹp.Hơn một lần thi sĩ đã thể hiện điều đó:
“Lá liễu dài như một nét mi
Trăng,vú mộng của muôn đời thi sĩ
Hơi gió thở như ngực người yêu dấu
Mây đa tình như thi sĩ thuở xưa”
Chính điều này đã đưa Xuân Diệu trở thành nhà thơ mới nhất trong phòng
trào,trong những nhà Thơ mới
=>Những câu thơ cuối bài “Vội vàng” không chỉ thể hiện quan niệm nhân sinh
mới mẻ mà bài thơ như một thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi tới người
đọc.Đời người là hữu hạn,tuổi xuân không trở lại bao giờ nhưng sự sống “chẳng
bao giờ chán nản” nên phải vội vàng,phải khẩn trường,phải chạy đua với thời
gian để được sống một cách trọn vẹn nhất,tối đa nhất.Hãy trân quý từng giây
phút được sống,được có mặt trên cuộc đời tươi đẹp này và đừng lãng phí tuổi
Xuân
-Nhận xét
Nhận xét về quan niệm sống của Xuân Diệu: đoạn thơ đã thể hiện quan niệm
sống tích cực,tiến bộ mới mẻ của Xuân Diệu.Trong khi tất cả những nhà thơ
cùng thời,nhiều nhà thơ muốn chạy trốn vào quá khứ, đi vào chốn bồng lai tiên
cảnh hay quay lưng với thực tại. Như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Tôi có chờ đâu,có đợi đâu
Đem chi xuân đen gợi thêm sầu”
thì quan niệm sống của Xuân Diệu là một quan niệm sống tích cực,nó đánh
thức,làm cho con người bừng tỉnh để nhận ra: con người chỉ được sống một lần
mà thời gian thì chảy trôi vô tận,nếu không thể cưỡng lại qui luật thời gian thì
chạy đua với nó để giành lấy sự sống
-Quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu không đồng nghĩa với quan niệm
sống gấp,sống thử của giới trẻ ngày nay khi sống mà không trân trọng giá trị
sống,chỉ mong thụ hưởng vật chất,không lao động,cống hiến,tận hưởng sự sống
một cách trọn vẹn
3.Kết bài
-Đánh giá về bài thơ:đây là bài thơ hay nhất,tiêu biểu nhất cho hồn thơ,phong
cách thơ,cá tính,thể hiện quan niệm,nhãn quan của nhà thơ
-Liên hệ:bài thơ đã ít nhiều giục giã trong ta một nhịp sống khẩn trương hơn
nhưng cũng đầy đủ hơn,trọn vẹn hơn

You might also like