You are on page 1of 3

GIẢI ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI SỐNG:

I. MỞ BÀI
Cây bút hiện thực tài hoa của văn chương Vệt Nam - nhà văn Nam
Cao đã từng tâm niệm: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối,
nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng
kêu khổ đau thoát ra từ những kiếp lầm than.”. Văn học hay ở chỗ nói
đúng những gì ta đã qua những điều ta đã thấy, là bức tranh máu thịt về
cuộc đời, là tấm gương xê dịch bụi bặm của thời đại. Cái làm cho các
công trình nghệ thuật trở nên kiệt xuất là ở “ chất đời”, là ở hơi thở cuộc
sống, hơi thở thời đại mà nó toát ra. Hiểu được điều ấy, … cũng bày tỏ
quan niệm của mình rằng:……
II. THÂN BÀI
1. Giải thích:
- Xưa kia, Na-po-le-ong từng khẳng định: “ Trên thế giới có hai loại sức
mạnh: thanh gươm và cây bút. Thanh gươm thì đoạt thành chiếm đất.
Cây bút thì chinh phục lòng người. Rốt cuộc, cây bút mạnh hơn thanh
gươm!” Để chinh phục được lòng người, có lẽ văn chương cần….
- Không chỉ dừng lại ở đó….
- Tựu chung, …. đã quan niệm về/ quan niệm của … đã nhấn mạnh/ đưa
ra ý kiến về….
* Các câu lí luận có thể sử dụng:
+ Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học ( Tố Hữu )
+ “ Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc
sống viết nên”- Andersen-
+“ Nghệ thuật mà không gắn với đời sống thì nó chỉ là một bông hoa ác
mà thôi”- Nguyễn Huy Tưởng-
2. Bàn luận:
+ Đặc trưng của văn học: Mỗi áng văn, áng thơ ra đời như tơ, như mật,
như hoa quả cuối cùng của những con tằm se tợi, con ong lấy khách thể
hoa làm bản ngã của mình của những văn nhân nghệ sĩ đã lao động vất
vả trên mảnh đất màu mỡ hiện thực. Một tác phẩm sẽ còn lại những gì
khi viết về cõi bồng lai trên mây trong mộng, không có bất cứ lằn ranh gì
với cuộc đời? Xuất phát từ cuộc đời là nền móng tối thiểu để xây dựng
nên các tác phẩm văn chương.
+Hiện thực phải được phóng chiếu, nhìn nhận và được ấp ủ bởi lăng
kính và tấm lòng riêng: Hiện thực trong văn học không chỉ là một khối
hiện thực nguyên thuần, được những người thợ làm những câu thơ sao
chép, copy hay chụp ảnh nguyên xi lại. Đó phải là thứ hiện thực thấm
đẫm cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ được thổi hồn, thổi tình, thổi
máu vào trong đó. Nghệ thuật không bao giờ đòi hỏi, thừa nhận tác
phẩm của nó là hiện thực. Hiện thực hơn cả phải được nhào nặn qua đôi
bàn tay, khối óc và trái tim của người nghệ sĩ. Phải thấm nhuần trong đó
không chỉ là hơi thở của thời đại mà phải là sức sống của sự sống và tư
tưởng của người cầm bút. Văn học đồng nhất chứ không thống nhất với
cuộc đời
Điều mà nhà văn quan tâm là hiện thực ý nghĩa đối với cuộc sống con
người : giữa dòng chảy vô thủy, vô chung giữa chồng xếp của biết bao
câu chuyện, những vấn đề của hiện thưc; văn chương chỉ thấu nhận
những gì là sâu sắc nhất. Người cầm bút sẽ chỉ dừng lại tại một khoảnh
khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa nhiều ý nghĩa
nhất, một khoảnh khắc chứa đựng cả đời người, một đời nhân loại . phải
sàng lọc tự loại bỏ những điều thừa thãi. Văn chương xuất phát từ hiện
thực nhưng đó phải là hiện thực cao hơn đời thực. Từ một đống phế liệu
hoang tàn phải biết gạt bỏ đi những lớp bụi bặm, để tìm ra những thỏi
vàng, những viên kim cương đáng quý.

3. Chứng minh qua tác phẩm


A, Chí Phèo - Nam Cao-
-“ Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật”- Tô Hoài. Ta được
chứng kiến điều ấy ở nhà văn Nam Cao thông qua truyện ngắn Chí Phèo.
Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong nền văn học
hiện thực Việt Nam những năm 39-45. Được nhận xét là người tới muộn
nhưng lại là người hoàn thiện cuối cùng bức tranh hiệ thực. Chí Phèo
được sáng tác năm 1941, là một trong những tryện ngắn thành công
nhất của nhà văn.
- Phân tích bi kịch người nông dân trước cách mạng tháng 8, vượt lên
trên nỗi đâu về xiu thuế nặng nề, của cải vật chất cái ngèo, ở chí phèo ta
thấy một chất đời không thể đời hơi, một hơi thở của thời đại nhuốm
màu đau thương cho tình cảnh của người nông dân khi phải đánh mất đi
nhân hình lẫn nhân tính, bị tước đoạt quyền được làm người và quyền
được hoàn lương.; phân tích thị nở xấu nhưng có tình người,; bà cô và
bá kiến đại dieenjc ho ác bá cường hào.
- Nghệ thuật: phân tích ngôn từ, cách đặt tên tiêu đề, đề tài, tình huống
truyện, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
* Chú ý các nhận định dùng:
1. “ Văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là
con người”- Nguyễn Minh Châu-
2. “ Viết ra không phải là việc khó; cái khó là phải có những câu chuyện gì
đáng để kể, những tư tưởng gì đáng để ghi”- Jean Tharaud-( sự xuất hiện
của thị nở)
3“ Dù có bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn yêu thương trần gian điên dại
này”- Hermann Heese-
B, Tây Tiến - Quang Dũng-
4 Đánh giá bàn luận
- Lời nhận định của… thật đúng đắn,… phải kinh qua biết bao nhiêu mới
có được nhận thức sâu sắc, đúng đắn về văn c hương đến vậy. Lời quan
niệm ấy nó đã đem đến cho người cầm bút những bài học sâu sắc: anh
ta phải học cách trau dồi tình cảm tư tưởng, nhân cách; phải nhìn đời
sao cho đúng đắn nhân ái , phải mang lương tâm của thời đại, lương tâm
của loài người; Phải không ngừng thể nghiêm chiêm nghiệm để tích lũy
vốn sống , “ muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chữ
nghĩa không phải văn nói xuông. Trong bụng không có ba vạn quyển
sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm
văn được” - lê quý đôn - , Hơn cae phải hình thành cho mình một lối đi
riêng một lối đi để lại dấu ấn sâu sắc, độc nhất vô nhị với người độc giả,
lầ một nốt son không thẻ phai mờ theo thời gian. … còn là bài học với
những người tiếp nhận : trân trọng, mở lòng đón nhận, giữ gìn và phát
huy, đồng sáng tạo
5 Kết bài:
“ Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn.

Riêng những câu thơ còn xanh


Riêng những bài hát còn xanh
Và đôi mắt em như hai giếng nước.” nhạc sĩ văn cao
Vậy đấy, chỉ có những tác phẩm nghệ thuật chân chính,
thấm đẫm chất đời, hướng về con người, một tác phẩm
mang giá trị nghệ thuật vị nhân sinh thì mới còn xanh với
dòng chảy vô tình của thời gian.Văn chương chính là sự
cộng hưởng tình yêu trên đại dương hiện thực. Đó cũng là
điều mà… trăn trở, suy tư trong quan niệm nt của mình:
…..

You might also like