You are on page 1of 4

Họ và tên: … BÀI 25.

NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC


Lớp: …. CHỐNG TD PHÁP (1946 – 1950)
Yêu cầu: Đọc SGK, mục I, II Bài 25. Hãy khoanh vào 1 phương án đúng đối với mỗi câu hỏi sau:
I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946)
1. Hoàn cảnh lịch sử
a. Hành động của TD Pháp
Câu 1. Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động
gì?  
A. Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định.
B. Chuẩn bị rút quân về nước.
C. Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam.
D. Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang với ta.
Câu 2. Sự kiện trực tiếp nào dưới đây đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng
chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946)?
A. Pháp cho quân đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ (đêm 22 rạng sáng 23/9/1945)
B. Pháp cho quân đánh chiếm một số vị trí của ta ở Lạng Sơn, Hải Phòng (11/1946)
C. Pháp gây hấn ở Hà Nội: đốt nhà Thông tin, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính (12/1946)
D. Pháp gửi tối hậu thư, đòi ta giao quyền kiểm soát Thủ đô (18/12/1946)
Câu 3. Ngày 18/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu
và trao quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội cho chúng, chứng tỏ
A. thực dân Pháp đã lộ rõ ý đồ muốn chiếm đóng Hà Nội.
B. điều kiện đấu tranh hòa bình của ta không còn nữa.
C. thực dân Pháp đã thay đổi thái độ và muốn đàm phán với ta.
D. hành động xâm lược Việt Nam của Pháp đã quá rõ ràng.
b. Đảng ta phát động toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến chống Pháp của ta
- Đảng ta phát động toàn quốc kháng chiến
Câu 4. Ngay khi hành động xâm lược Việt Nam của Pháp đã quá rõ ràng, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương
ĐCS Đông Dương (từ 18-19/12/1946 tại Hà Đông) đã ra quyết định?
A. Phát động toàn quốc (toàn dân) kháng chiến. B. Phát động phong trào thi đua yêu nước.
C. Phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”. D. Phát động cuộc kháng chiến ở Nam Bộ,
Câu 5. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào ngày
A. 19/12/1946         B. 20/12/1946         C. 30/12/1946            D. 8/3/1946
Câu 6. Ngày 19/12/1946 đã diễn ra sự kiện gì trong tiến trình lịch sử Việt Nam?
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, hội đồng nhân dân trên cả nước.
B. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với chính phủ Pháp bản “Tạm ước”.
D. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu.
Câu 7. Cùng với Ban Thường vụ Trung ương Đảng, ngay tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. ra bản chỉ thị toàn dân kháng chiến. B. phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
C. ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến". D. phát động toàn quốc kháng chiến.
Câu 8. Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân
Pháp đã đến giới hạn cuối cùng?
A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh.
B. “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 9. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do
A. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.
B. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.
C. ta không muốn sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp.
D. thực dân Pháp đã lộ rõ bộ mặt xâm lược.
Câu 10. Đảng ta đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xuất phát từ lí do chủ yếu nào
dưới đây?
A. Pháp không thực hiện Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
B. Pháp khiêu khích ta ở Hà Nội.
C. Nền độc lập chủ quyền nước ta bị đe dọa nghiêm trọng.
D. Chúng ta muốn hòa bình xây dựng đất nước.
- Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta
Câu 11. Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta được thể hiện trong những văn kiện nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Kháng chiến nhất định thắng lợi.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
Câu 12. Các văn kiện “Chỉ thị Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Kháng chiến
nhất định thắng lợi” có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Chỉ ra đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Chỉ ra ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
C. Chỉ ra ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
D. Chỉ ra ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mĩ
Câu 13. Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 –
1954) của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và liên minh quốc tế.
B. Toàn dân, đánh nhanh thắng nhanh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ, đoàn kết với cách mạng quốc tế.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 14. “Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người
Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn trích trên trong “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến” của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tư tưởng của cuộc kháng chiến là
A. toàn diện. B. trường kì. C. toàn dân. D. tự lực.
Câu 15. “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân
Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!...” là một phần nội dung của văn kiện nào dưới
đây?
A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945. D. tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”.
Câu 16. Đảng và Chính phủ ta chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1946 – 1954) chủ yếu là do
A. chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp.
B. muốn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
C. muốn kéo dài thời gian củng cố, phát triển lực lượng cách mạng.
D. cần thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Câu 17. Đâu không phải lí do vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp?
A. Ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng. B. Lực lượng kháng chiến của ta chưa đủ mạnh.
C. Hậu phương của ta chưa vững mạnh. D. Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta chưa sẵn sàng.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
Câu 18. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của ta bắt đầu vào thời gian nào? Diễn ra đầu tiên
(sớm nhất) ở đâu?
A. Từ 18/12/1946. Tại Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
B. Từ 19/12/1946. Tại Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
C. Từ 2/9/1925. Tại Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
D. Từ 23/9/1945. Tại Sài Gòn-Chợ Lớn và trên toàn miền Nam.
Câu 19. Cuộc chiến đấu ở Hà Nội diễn ra trong khoảng thời gian
A. Từ 19 – 12 -1946 đến 2 – 1947. B. Từ 19 – 12 -1946 đến 10 – 1947
C. Từ 19 – 12 -1946 đến 12 – 1947. D.Từ 19 – 12 -1946 đến 12 – 1947
Câu 20. Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc
kháng chiến?
A. Trung đoàn thủ đô. B. Việt Nam giải phóng quân.
C. Cứu quốc quân. D. Dân quân du kích.
Câu 21. Pháp chọn Hà Nội và các đô thị ở Bắc vĩ tuyến 16 làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối
năm 1946 là vì
A. lực lượng của Pháp đang tập trung ở vùng ven đô.
B. lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng.
C. Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam.
D. Đô thị là nơi Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Câu 22. Đâu không phải là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
A. Giam chân địch trong thành phố.
B. Tạo điều kiện di chuyển cơ quan đầu não, cơ sở vật chất về chiến khu an toàn.
C. Thêm thời gian để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến.
D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
Câu 23. Đâu không phải ý nghĩa của cuộc chiến đầu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
A. Giam chân địch trong thành phố;
B. Tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ, quân dân ta rút về căn cứ an toàn;
C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
D. Làm thất bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài (HS đọc thêm SGK)
IV. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947
Yêu cầu: đọc SGK mục IV, hoàn thành vào chỗ (…..) những nội dung sau
Âm mưu và hành động của Pháp Những thắng lợi tiêu biểu Kết quả, ý nghĩa
khi tấn công lên Việt Bắc của ta
- Âm mưu: + Tại Bắc Cạn …. - 19/12/1947 ……….
+ phá tan ……… …… …..
……………………. + Hướng đông: ……….. - Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000
+ tiêu diệt ……………… ………………. quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm
……….. + Hướng Tây: ………… và cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá huỷ
+ khóa chặt ………….. ……………
………………………. + Phối hợp với cuộc chiến nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu
Hành động: đấu ở Việt Bắc, …………. nhiều vũ khí
+ Ngày 7/10/1947 ………………. - Bảo vệ được ………..
…………….
- Bộ đội chủ lực của ta …………
…………….
- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch …
………………….
Câu hỏi hỗ trợ ôn tập mục IV
Câu 24. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của TW Đảng đối với chiến dịch
A. Việt Bắc. B. Biên giới. C. Tây Bắc. D. Thượng Lào.
Câu 25. Đâu không phải âm mưu của Pháp khi tấn công lên Việt Bắc vào thu – đông năm 1957?
A. Phá tan cơ quan đầu não, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
B. Khoá chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn sự liên lạc giữa ta với quốc tế.
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
Câu 26. Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ 7 - 11 đến 19 - 12.1947. B. Từ 7 - 10 đến 19 – 12 - 1947.
C. Từ 7 – 10 đến 20 – 12 -1947. D. Từ 16-8 đến 19- 12- 1947.
Câu 27. Binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhận nhiệm vụ đổ bộ bất ngờ, đánh chiếm thị xã Bắc Kạn, thị
trấn Chợ Mới, Chợ Đồn cuối năm 1947?  
A. Binh đoàn bộ binh. B. Binh đoàn thủy quân.
C. Binh đoàn dù. D. Binh đoàn hỗn hợp thuỷ - bộ.
Câu 28. Chiến thắng tiêu biểu của quân ta ở hướng Đông (trên Đường số 4), góp phần tiêu diệt cánh quân bộ
của Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 là ở
A. đèo Bông Lau. B. Khe Lau.
C. Đoan Hùng. D. Đường số 4.
Câu 29. Chiến thắng tiêu biểu của quân ta ở hướng Tây (sông Lô, sông Gâm), góp phần tiêu diệt cánh quân thủy
của Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là ở
A. Khoan Bộ, Bông Lau B. Đoan Hùng, Bông Lau.
C. Đoan Hùng, Khe Lau. D. Đoan Hùng, Đường số 4.
Câu 30. Trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947, thực dân Pháp đã sử dụng chiến thuật nào sau đây?
A. Khóa then cửa. B. Án binh bất động.
C. Gọng kìm. D. Nghi binh.
Câu 31. Đâu không phải là kết quả của chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 của ta?
A.Cuối năm 1947 (19/12/1947) đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
B. Bảo toàn được cơ quan đầu não, bộ đội chủ lực của ta được trưởng thành.
C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
D. Làm phá sản bước đầu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Câu 32. Lối đánh nào dưới đây được quân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947?
A. Đánh du kích. B. Đánh điểm, diệt viện
C. Điều địch để đánh địch. D. Đánh bóc bỏ từng lớp.
Câu 33. Chiến dịch phản công và giành thắng lợi tiêu biểu trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp (1945-1954) của quân và dân ta là
A. chiến dịch Việt Bắc. B. chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. chiến dịch Biên giới. D. chiến dịch Bắc Tây Nguyên.
Câu 34. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp phải
A. thay đổi kế hoạch chiến tranh từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
B. tìm mọi cách tiếp tục điều chỉnh lại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”.
D. thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Câu 35. Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?
A. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954. D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
Câu 36. Kế hoạch xâm lược của Pháp có sự thay đổi như thế nào sau thất bại tại Việt Bắc thu - đông (1947)?
A. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
B. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “vừa đánh vừa đàm”
C. Chuyển từ “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
D. Chuyển từ “đánh chắc tiến chắc” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
Câu 37. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã tăng cường thực hiện âm mưu (chính sách) gì?
A. “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
Câu 38. Để đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chính sách gì về quân
sự?
A. Bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh ở Nam Bộ (1948).
B. Ra tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào (1/1950).
C. Đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (7/1950).
D. Động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
Câu 39. Đâu không phải là chính sách về chính trị và ngoại giao được Đảng và Chính phủ ta đề ra để để đẩy
mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện?
A. Bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh ở Nam Bộ (1948).
B. Củng cố Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Kháng chiến hành chính các cấp ở Nam Bộ.
B. Ra tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào (1/1950).
D. Đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (7/1950).
Câu 40. Những nước đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với ta ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tuyên bố sẵn
sảng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào(14/1/1950) là
A. Trung Quốc, Mông Cổ. B. Trung Quốc, Liên Xô.
C. Liên Xô, Cộng hoà liên bang Đức. D. Liên Xô, Pháp.
Câu 41. Để đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chính sách gì về kinh
tế?
A. Bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh ở Nam Bộ (1948).
B. Ra tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào (1/1950).
C. Đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (7/1950).
D. Vừa phá hoại kinh tế của địch, vừa đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ kinh tế của ta.
Câu 42. Để đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chính sách gì về giáo
dục?
A. Bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh ở Nam Bộ (1948).
B. Ra tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào (1/1950).
C. Đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (7/1950).
D. Động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
Câu 43. Mục tiêu của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông (tháng 7/1950) của ta là
A. phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc.
B. phục vụ kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. phục vụ kháng chiến và công cuộc đổi mới đất nước.
D. phục vụ kháng chiến và kiến quốc, củng cố và phát triển nền móng giáo dục phong kiến.

You might also like