You are on page 1of 4

LỊCH SỬ CÔ HƯƠNG x CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2023

| BÀI TEST SỐ 1 - CHUYÊN ĐỀ 1 |

Câu 1: Vì sao Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
B. Để biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp.
C. Để khẳng định địa vị số một của mình trong giới tư bản.
D. Để bù đắp thiệt hại sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, để nhằm phục vụ công cuộc khai thác và
vận chuyển nguyên liệu, lưu thông hàng hóa, thực dân Pháp tiếp tục
A. chính sách vơ vét tài nguyên. B. phát triển giao thông vận tải.
C. độc quyền về ngoại thương. D. đặt ra nhiều loại thuế mới.
Câu 3: Nền nông nghiệp Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp có
đặc điểm là
A. do Pháp nắm độc quyền. B. được đầu tư kỹ thuật hiện đại.
C. bị kìm hãm sự phát triển. D. được đầu tư vốn lớn.
Câu 4: Trong thương nghiệp, Pháp thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương, đánh
thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì muốn
A. tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước.
B. độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
C. tạo môi trường giao lưu quốc tế thuận lợi.
D. thu thêm lợi nhuận từ các loại thuế vô lý.
Câu 5: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp so với lần thứ nhất có điểm
khác biệt gì về tác động đối với xã hội Việt Nam?
A. Hình thành giai cấp tiểu tư sản. B. Cơ cấu xã hội bắt đầu thay đổi.
C. Diễn ra sự phân hóa giai cấp. D. Phương thức sản xuất mới du nhập.
Câu 6: Giai cấp, tầng lớp nào trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường
chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân?
A. Giai cấp địa chủ phong kiến. B. Tầng lớp tư sản mại bản.
C. Tầng lớp đại địa chủ. D. Giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 7: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp ở Đông Dương, giai
cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành những bộ phận nào?
A. Đại địa chủ và tiểu địa chủ. B. Trung địa chủ và tiểu địa chủ.
C. Đại địa chủ và địa chủ tay sai. D. Đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ.
Câu 8: Giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hóa thành hai bộ phận nào?
A. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản. B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp. D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 9: Giai cấp nào là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp tiểu tư sản.
Câu 10: Giai cấp tầng lớp nào có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp công nhân. B. Tầng lớp tiểu tư sản.
C. Giai cấp nông dân. D. Đội ngũ trí thức.
Câu 11: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho nền
kinh tế Việt Nam
A. phát triển độc lập, không bị lệ thuộc vào tư bản Pháp.
B. phát triển thêm một bước nhưng lạc hậu, lệ thuộc vào Pháp.
C. phát triển thêm một bước mới toàn diện và hiện đại hơn.
D. chìm đắm trong vòng lạc hậu, lệ thuộc, không thể phát triển.
Câu 12: Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở nước ta, giai cấp
mới nào được hình thành?
A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp tư sản và công nhân.
C. Giai cấp công nhân. D. Giai cấp tiểu tư sản.
Câu 13: Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức có tinh thần hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự
do của dân tộc là do họ
A. nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước.
B. sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
C. bị giới tư sản người Việt và người Pháp bóc lột năng nề.
D. có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân và công nhân.
Câu 14: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, một số cơ sở công nghiệp nhẹ
và công nghiệp chế biến ở Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?
A. Khủng hoảng trầm trọng. B. Bị Pháp kìm hãm, chèn ép.
C. Không phát triển được. D. Phát triển một bước.
Câu 15: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất
vào ngành nào?
A. Công nghiệp chế biến. B. Nông nghiệp.
C. Khai mỏ. D. Giao thông vận tải.
Câu 16: Điểm mới trong chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp là
gì?
A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế ở Việt Nam.
B. Cướp đoạt toàn bộ ruộng đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
C. Hạn chế sự phát triển tất cả ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.
D. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn.
Câu 17: Một trong những biện pháp thực dân Pháp đã áp dụng làm cho ngân sách Đông
Dương tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ 1912-1930 là
A. tăng địa tô. B. xuất khẩu lúa gạo.
C. tăng thuế. D. mở rộng thương nghiệp.
Câu 18: Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. không cho nông dân tham gia sản xuất.
C. tước đoạt ruộng đất của nông dân.
D. thu mua nông sản với giá rẻ.
Câu 19: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) đã
A. làm cho kinh tế Việt Nam độc lập với Pháp.
B. hình thành các khu công nghiệp ở đô thị.
C. làm cho quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ.
D. xoá bỏ phương thức sản xuất phong kiến.
Câu 20: Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai?
A. Nông dân. B. Tư sản dân tộc. C. Tiểu tư sản. D. Công nhân.
Câu 21: Giai cấp, tầng lớp nào trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường
bóc lột công nhân?
A. Giai cấp địa chủ phong kiến. B. Giai cấp tư sản.
C. đại địa chủ. D. tư sản mại bản.
Câu 22: Từ khi mới ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam bị thực dân Pháp đối xử như thế nào?
A. Được thực dân Pháp dung dưỡng.
B. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.
C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề.
D. Được Pháp cho hưởng đặc quyền, đặc lợi.
Câu 23: Nội dung nào là sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế Việt Nam sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất?
A. Phụ thuộc năng nề vào nền kinh tế Pháp.
B. Hệ thống giao thông được mở rộng.
C. Nhiều hầm mỏ, đồn điền được đầu tư vốn.
D. Một số ngành kinh tế mới phát triển hơn.
Câu 24: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929),
thực dân Pháp
A. thành lập nhiều công ty khai thác than. B. chỉ phát triển công nghiệp hóa chất.
C. tập trung vào công nghiệp luyện kim. D. chỉ phát triển công nghiệp cơ khí.
Câu 25: Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là
A. đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.
B. có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
C. bị nhiều tầng áp bức, gắn bó với nông dân.
D. điều kiện lao động và sinh sống tập trung.
Câu 26: Dưới chế độ thực dân phong kiến, giai cấp nông dân Việt Nam có yêu cầu bức thiết
nhất là gì?
A. Độc lập dân tộc. B. Ruộng đất.
C. Quyền bình đẳng. D. Được giảm tô tức.
Câu 27: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách nhất quán của thực dân Pháp
trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương?
A. Không đầu tư vốn vào các ngành kinh tế có tính chất hiện đại.
B. Hạn chế tối đa nguồn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp.
C. Kinh tế thuộc địa phải phục vụ tối đa cho kinh tế chính quốc.
D. Xóa bỏ phương thức sản xuất cũ để xác lập quan hệ sản xuất mới.
Câu 28: Nhận xét nào là đúng và đầy đủ về đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ
XX?
A. Tồn tại song song hai phương thức sản xuất: TBCN và phong kiến.
B. Gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế của thực dân Pháp về quyền lợi.
C. Phương thức sản xuất phong kiến ngày càng khủng hoảng, trì trệ.
D. Nền kinh tế độc lập, tự chủ có một số chuyển biến mang tính tích cực.
Câu 29: Thái độ chính trị của tầng lớp đại địa chủ phong kiến trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai của thực dân Pháp là
A. Sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc.
B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp.
C. Sẵn sàng làm tay sai cho Pháp để hưởng quyền lợi.
D. Sẵn sàng đứng lên chống Pháp để giải phóng dân tộc.
Câu 30: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương
(1919 - 1929), Việt Nam có chuyển biến nào sau đây?
A. Giai cấp địa chủ tiếp tục phân hóa. B. Giai cấp công nhân xuất hiện.
C. Giai cấp nông dân xuất hiện. D. Nền kinh tế phát triển cân đối.

You might also like