You are on page 1of 3

Câu 1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ( 1897-1914); tư bản Pháp ở

Việt Nam tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào?


A. Công nghiệp hóa chất
B. Đồn điền cao su
C. Chế tạo máy
D. Khai thác mỏ
Câu 2: Lĩnh vực mà thực dân Pháp không quan tâm đầu tư trong cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta là?
A. Chế tạo máy
B. Nông nghiệp
C. Giao thông vận tải
D. Khai thác mỏ
Câu 3: Những lực lượng xã hội mới nào xuất hiện ở Việt Nam do tác động từ cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914)?
A. Công nhân, nông dân, tư sản
B. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản
C. Nông dân, địa chủ, bình dân thành thị
D. Tiểu tư sản, địa chủ, công nhân

Câu 4: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa từ thời điểm nào?

A. Bắt đầu xâm lược Việt Nam.         

B. Hiệp ước Hác- măng được ký kết.

C. Khi quân nhà Nguyễn thất bại .               

D. Khi Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.

Câu 5: Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông
Dương?

A. Ri-vi-e C. Pôn Đu-me


B. Gác-ni-ê D. Bô-la-me

Câu 6:  Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897
- 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp?

A. công nhân.                         

B. tư sản.             

C. tiểu tư sản.                

D. nông dân.

Câu 7: Trước năm 1897, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

A. địa chủ phong kiến và tiểu tư sản

B. địa chủ phong kiến và tư sản

C. địa chủ phong kiến và nông dân

D. công nhân và nông dân

Câu 8: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở
Đông Dương khi

A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.         

B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C. cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

D. cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Câu 9: Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm
A. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.                        

B. tư sản dân tộc, công nhân và địa chủ.

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.                   

D. tiểu tư sản thành thị và công nhân

Câu 10: Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được
đề cập đến trong đoạn trích sau: “Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất
nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng”?

A. Công nhân.               

B. Bình dân thành thị.             

C. Nông dân.                 

D. Tiểu tư sản.

You might also like