You are on page 1of 4

Bài 22

XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC


LẦN THỨ NHẤT (1897 – 1914) CỦA THỰC DÂN PHÁP

NHẬN BIẾT
Câu 1. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam từ thời
điểm nào?
A. Bắt đầu xâm lược Việt Nam.
B. Hiệp ước Hác-măng được kí kết.
C. Khi quân nhà Nguyễn thất bại ở Nam Kỳ.
D. Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.
Câu 2. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có các giai cấp cơ bản là
A. địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.
B. địa chủ phong kiến, tư sản, nông dân.
C. địa chủ phong kiến và nông dân.
D. công nhân và nông dân, tiểu tư sản.
Câu 3. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp chú
trọng khai thác ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Công nghiệp nhẹ.
B. Công nghiệp nặng.
C. Khai thác mỏ.
D. Luyện kim và cơ khí.
Câu 4. Đội ngũ công nhân Việt Nam hình thành cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, có nguồn gốc
chủ yếu từ
A. địa chủ vừa và nhỏ bị phá sản.
B. dân nghèo thành thị.
C. nông dân bị tước ruộng đất.
D. tiểu tư sản bị phá sản.
Câu 5. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam
tập trung vào
A. nông nghiệp, công nghiệp, quân sự.
B. ngoại thương, quân sự, giao thông thuỷ bộ.
C. phát triển kinh tế nông nghiệp, công - thương nghiệp.
D. cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.
Câu 6. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh
hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước khu vực Đông Nam Á.       
B. Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp.
C. Anh, Trung Quốc, Pháp.       
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 7. Tầng lớp tư sản Việt Nam đầu tiên ra đời từ
A. một số nông dân giàu chuyển hướng kinh doanh.
B. những người đứng ra lập các hội buôn, cơ sở sản xuất.
C. những thành phần tiểu tư sản chuyển hướng kinh doanh.
D. một số ít địa chủ có tư tưởng tiến bộ chuyển hướng kinh doanh.
II. THÔNG HIỂU
Câu 8. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc đại lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 -1914), thực dân
Pháp lại coi trọng việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải?
A. Phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tư bản Pháp.
B. Xây dựng Việt Nam thành khu kinh tế tự trị.
C. Muốn nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. Phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.
Câu 9. Kinh tế Việt Nam đã chuyển biến như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp?
A. Xuất hiện nhiều đồn điền trồng lúa, cà phê và cao su do tư bản Pháp làm chủ.

1
B. Kinh tế Việt Nam không có sự chuyển biến và bị lệ thuộc vào tư bản Pháp.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam.
D. Xuất hiện một số thành thị và khu công nghiệp hoạt động sầm uất.
Câu 10. Chỗ dựa quan trọng nhất của thực dân Pháp trong quá trình thống trị nước Việt Nam là
giai cấp
A. nông dân.
B. công nhân.
C. tư sản, trí thức.
D. địa chủ phong kiến.
Câu 11. Nét nổi bật nhất trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của
thực dân Pháp ở Việt Nam là
A. chính sách cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
B. xây dựng hệ thống giao thông phục vụ khai thác.
C. khai mỏ lấy nguyên liệu phục vụ công nghiệp Pháp.
D. mở mang một số cảng biển để chuyên chở hàng hóa.
Câu 12. Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất
A. phong kiến.
B. tư bản chủ nghĩa.
C. thuộc địa.
D. thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 13. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm
A. Tư sản, nông dân và tiểu tư sản.
B. tư sản dân tộc, công nhân và địa chủ.
C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.
D. tiểu tư sản thành thị và công nhân.
Câu 14. Giai cấp mới nào xuất hiện ở Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897
– 1914) của thực dân Pháp?
A. Tiểu tư sản.
B. Tư sản dân tộc.
C. Công nhân.
D. Tư sản mại bản.
Câu 15. Trong các lực lượng mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, lực lượng có thành phần
xuất thân phức tạp nhất là
A. tư sản dân tộc.
B. giai cấp công nhân.
C. sĩ phu yêu nước.
D. tiểu tư sản thành thị.
Câu 16. Mục tiêu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Việt
Nam là gì?
A. Bóc lột tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.
B. Biến Việt Nam thành thị trường riêng của Pháp.
C. Nhằm khai thác mỏ để xuất khẩu kiếm lời.
D. Vơ vét sức người, sức của nhân dân.
Câu 17. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp, công
nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế vì
A. số lượng còn ít do mới ra đời.
B. đời sống vật chất còn thiếu thốn.
C. chưa được giác ngộ lý luận cách mạng.
D. bị sự quản lý chặt chẻ của thực dân Pháp.
Câu 18. Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là
A. phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam.
C. góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến Việt Nam.
D. du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam.

2
Câu 19. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân
Pháp đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới vì
A. làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
B. làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.
C. tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.
D. du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta.
Câu 20. Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 –
1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào?
A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa.
B. Phương thức bóc lột phong kiến.
C. Phương thức bóc lột thực dân.
D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa.
Câu 21. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã gây ra hậu quả gì đối
với nền kinh tế Việt Nam?
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam.
B. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân bị bóp nghẹt, không có điều kiện để phát triển.
C. Các ngành nghề kinh tế vẫn như cũ, thiếu máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất.
D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì, nền kinh tế què quặt bị lệ thuộc Pháp.
Câu 22. Cuối thế kỉ XIX giai cấp công nhân Việt Nam sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống
thực dân Pháp vì
A. họ đại diện cho giai cấp tiên tiến nhất.
B. họ là lực lượng hăng hái nhất ở Việt Nam.
C. họ bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột nặng nề nhất.
D. họ là lực lượng cách mạng đông đảo nhất ở Việt Nam.
Câu 23. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp
chú trọng xây dựng các công trình giao thông nhằm
A. phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân ta.
B. phát triển kinh tế, văn hóa ở vùng sâu vùng xa.
C. thực hiện khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
D. phục vụ nhu cầu khai thác và đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Câu 24. Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất (1897 -1914) của thực dân Pháp là
A. mâu thuẫn giữa vô sản với sản.
B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
C. mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân Pháp.
D. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
III. VẬN DỤNG
Câu 25. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng tình hình của Việt Nam trước khi thực dân Pháp
tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914)?
A. Thực dân Pháp đã bình định được Việt Nam và hoàn thiện bộ máy cai trị.
B. Việt Nam từ nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
C. Thực dân Pháp đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
D. Phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra quyết liệt.
Câu 26. Biến đổi bao trùm lên xã hội Việt Nam do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 -
1914) của thực dân Pháp là
A. xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
B. trong xã hội đã xuất hiện thêm nhiều giai cấp, tầng lớp mới.
C. khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện, lãnh đạo các phong trào yêu nước.
D. phong trào yêu nước được bổ sung thêm các lực lượng đấu tranh mới.
Câu 27. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng chuyển biến xã hội Việt Nam dưới tác
động cuộc khai thác lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp?
A. Cơ cấu xã hội không thay đổi, hai giai cấp cơ bản vẫn là nông dân và địa chủ.
B. Một bộ phận nông dân bị mất đất phải bán sức lao động và trở thành công nhân.
C. Cơ cấu xã hội biến đổi, bên cạnh hai giai cấp cũ, xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới.
D. Đời sống của các tầng lớp giai cấp rất khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

3
Câu 28. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng sự chuyển biến kinh tế Việt Nam dưới tác động
của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, xuất hiện nhiều ngành nghề mới.
B. Cơ cấu vùng kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, có nhiều vùng kinh tế mới hình thành.
C. Kinh tế có bước chuyển biến tích cực nhưng mang tính cục bộ, lệ thuộc Pháp.
D. Xuất hiện nhiều thành phần kinh tế mới, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Câu 29. Ý nào dưới đây phản ánh đúng sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) so với trước?
A. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội tư bản chủ nghĩa.
B. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa, phong kiến.
C. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
D. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 30. Ý nào dưới đây phản ánh đúng sự chuyển biến về giai cấp xã hội Việt Nam sau cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) so với trước?
A. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, địa chủ)
B. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, công nhân, địa chủ)
C. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân)
D. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tiểu tư sản, nông dân)
Câu 31. Một trong những cơ sở quan trọng tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải
phóng dân tộc ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX là
A. sự nảy sinh những lực lượng xã hội mới.
B. những chuyển biến trong cơ cấu nền kinh tế.
C. chính sách khai thác bóc lột tàn bạo của Pháp.
D. sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 32. Nhận xét nào dưới đây về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực
dân Pháp ở Việt Nam là không đúng?
A. Diễn ra trên quy mô lớn, tốc độ nhanh vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam.
B. Kinh tế có bước chuyển biến tích cực nhưng mang tính cục bộ, lệ thuộc Pháp.
C. Xã hội xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân).
D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam.
Câu 33. Nhận xét nào dưới đây về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực
dân Pháp ở Việt Nam là đúng?
A. Diễn ra trên quy mô lớn, tốc độ nhanh vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam.
B. Cơ cấu xã hội không thay đổi, hai giai cấp cơ bản vẫn là nông dân và địa chủ.
C. Kinh tế có bước chuyển biến tích cực và phát triển nhanh chóng ở nhiều ngành.
D. Là một cơ sở dẫn đến sự ra đời của khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.
Câu 34. Đâu là đặc trưng nổi bật của giai cấp công nhân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX mà giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay cần kế thừa và phát huy?
A. Nhiệt huyết yêu nước.
B. Kỷ luật lao động nghiêm túc.
C. Quan hệ gắn bó với nông dân.
D. Ý thức giai cấp cao.

You might also like