You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 Tuần 46

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: LỊCH SỬ-Lớp 11


Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ GỐC Đề gồm 04 trang.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (32 câu - 8,0 điểm)


*Câu 1. Dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, trận đánh giữ thành Hà Nội năm 1873 diễn ra
quyết liệt nhất tại
A. Ô Cầu Dền. B. Ô cửa Đông. C. Ô Đống Mác. D. Ô Thanh Hà.
*Câu 2. Trận đánh Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) giống trận đánh Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873) ở
điểm nào?
A. Cách đánh phục kích. B. Cách “đánh điểm, diệt viện”.
C. Có nhiều vũ khí mới, hiện đại. D. Có nhiều đội nghĩa dũng tham gia.
*Câu 3. Chỉ huy quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai là
A. Gác-ni-ê. B. Đờ-Cuốc-xi. C. Ri-vi-e. D. Pôn Đu-me.
*Câu 4. Chỉ huy quân đội triều đình kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai
(1882) là
A. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. B. Tổng đốc Hoàng Diệu.
C. Tổng đốc Trương Quang Đản. D. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
**Câu 5. Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt
Nam là do
A. triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
B. nước Pháp đã chuyển sang giai đoạn đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
C. các nước đế quốc đã thống nhất xong việc phân chia thị trường trên thế giới.
D. nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng cấp thiết.
**Câu 6. Sai lầm của triều đình Huế trong hai lần nhân dân ta giành chiến thắng ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất
(1873) và lần thứ hai (1883) là gì?
A. Sử dụng con đường thương lượng để Pháp rút quân khỏi Hà Nội và Bắc Kì.
B. Yêu cầu nhân dân ta bãi binh để quân Pháp nhanh chóng rút khỏi Bắc Kì.
C. Không tập trung lực lượng tiêu diệt quân Pháp mà xây dựng chiến lũy.
D. Cầu viện nhà Thanh đem quân sang giúp đỡ để đánh đuổi Pháp.
***Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng điểm tương đồng về hành động xâm lược Bắc Kì lần
thứ nhất (1873-1874) và lần thứ hai (1882-1883) của thực dân Pháp?
A. Gửi tối hậu thư cho tổng đốc thành Hà Nội, sau đó cho quân nổ súng xâm lược.
B. Sử dụng các thủ đoạn chính trị kết hợp với hành động xâm lược bằng quân sự.
C. Dùng con đường ngoại giao ép triều đình công nhận Bắc Kì là đất của Pháp.
D. Phái lực lượng gián điệp ra Bắc Kì điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
*Câu 8. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương tại
A. Kinh đô Huế. B. căn cứ Tân sở.
C. căn cứ Ba Đình. D. đồn Mang Cá.
*Câu 9. Tôn Thất Thuyết đã đưa ông vua yêu nước nào lên ngôi năm 1884?
A. Ưng Thị. B. Ưng Lịch. C. Bửu Lân. D. Vĩnh San.
*Câu 10. Vua Hàm Nghi bị rơi vào tay Pháp năm 1888 vì
A. lực lượng bảo vệ vua mỏng.
B. tên Trương Quang Ngọc chỉ điểm.
C. Thái hậu giúp Pháp đưa vua trở về.
D. quân khởi nghĩa gặp khó khăn về lương thực.
*Câu 11. Dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết, quân nổi dậy đã tấn công vào những địa điểm nào tại Huế?
A. Tòa Khâm sứ và bến Kim Long. B. Đồn Mang Cá và cầu Kim Long.
C. Đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. D.Tòa Khâm sứ và cầu Thanh Long.
*Câu 12. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Hương Khê. B. Bãi Sậy. C. Ba Đình. D. Yên Thế.
**Câu 13. Ý nào dưới đây là nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần vương (1885)?
A. Nêu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công ở Kinh thành Huế.
B. Kêu gọi nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến chống Pháp.
1/6
C. Tố cáo âm mưu và hành động xâm lược nước ta của thực dân Pháp.
D. Lên án hành động đầu hàng quân Pháp của phái chủ hòa trong triều đình.
**Câu 14. Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công Pháp ở Kinh
thành Huế (7-1885) là do
A. quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.
B. công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.
C. không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình Huế.
D. chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.
**Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Cần vương?
A. Nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân.
B. Gây khó khăn cho thực dân Pháp trong việc bình định đất nước ta.
C. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ phong trào đấu tranh của quần chúng.
D. Tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục, kéo dài.
**Câu 16. Đặc điểm nổi bật về quy mô của phong trào Cần vương trong những năm 1885 – 1888 là
A. diễn ra chủ yếu tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
B. diễn ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
C. bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là các tỉnh Nam Kì.
D. bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là các tỉnh Trung Kì, Bắc Kì.
***Câu 17. Điểm khác nhau cơ bản của phong trào Cần vương trong giai đoạn từ năm 1888 đến năm 1896
so với giai đoạn từ năm 1885 đến 1888 là
A. phát triển mạnh.
B. lan rộng ở Bắc Kì và Trung Kì.
C. lãnh đạo chủ yếu là sĩ phu, văn thân.
D. diễn ra không có sự chỉ đạo của triều đình.
***Câu 18. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Thực dân Pháp có ưu thế hơn Việt Nam về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
B. Không biết cách tập hợp lực lượng để xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc.
C. Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, bế tắc về đường lối đấu tranh.
D. Hình thức đấu tranh đơn độc, chỉ có khởi nghĩa vũ trang là duy nhất.
*Câu 19. Thực dân Pháp quyết định tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam khi đã
A. hoàn thành bình định Việt Nam bằng quân sự.
B. chuẩn bị đầy đủ tiềm lực kinh tế cho cuộc khai thác.
C. mua chuộc được giai cấp địa chủ phong kiến tay sai.
D. cơ bản hoàn thành bình định Việt Nam bằng quân sự.
*Câu 20. Năm 1897, Chính phủ Pháp đã có quyết định quan trọng nào ảnh hưởng đến Việt Nam?
A. Chấm dứt chương trình bình định ở Việt Nam.
B. Giảng hòa với phong trào khởi nghĩa Yên Thế.
C. Cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương.
D. Chấm dứt đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
*Câu 21. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, ngành công nghiệp nào không được thực dân Pháp chú
trọng phát triển?
A. Công nghiệp nhẹ.
B. Công nghiệp khai thác mỏ.
C. Công nghiệp phục vụ đời sống.
D. Công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất.
*Câu 22. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, giai cấp mới lần đầu xuất hiện ở Việt
Nam là
A. tư sản. B. nông dân.
C. công nhân. D. tiểu tư sản.
*Câu 23. Đại diện tiêu biểu nhất trong phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở
Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là
A. Phan Bội Châu và Lương Văn Can.
B. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
C. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng.
2/6
D. Phan Bội Châu và Ngô Đức Kế.
**Câu 24. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897-1914), thực dân Pháp coi trọng
việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì
A. phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tư bản Pháp.
B. muốn xây dựng Việt Nam thành khu kinh tế tự trị.
C. muốn nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.
**Câu 25. Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897-1914) của thực dân Pháp đã
A. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.
B. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.
C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp.
D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản.
***Câu 26. So với giai cấp công nhân ở các nước phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có điểm khác biệt
gì?
A. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.
B. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cách mạng.
C. Sống tập trung, có tổ chức kỉ luật và đấu tranh triệt để.
D. Xuất thân chủ yếu từ nông dân và bị ba tầng áp bức bóc lột.
***Câu 27. Điểm khác biệt căn bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu so với Phan Châu Trinh là
A. xu hướng và phương pháp thực hiện.
B. khuynh hướng cứu nước.
C. chủ trương và xu hướng cứu nước.
D. công tác tuyên truyền, tập hợp lực lượng.
***Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam?
A. Tài nguyên vơi cạn, Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
B. Làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới (tầng lớp tư sản, tiểu tư sản…)
C. Quan hệ sản xuất phong kiến bị thay thế bởi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Dẫn tới sự xuất hiện con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
* Câu 29. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân đã có bước tiến bộ đáng
kể ở việc đấu tranh
A. đòi quyền lợi kinh tế.
B. đòi quyền lợi kinh tế, chính trị.
C. đòi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang.
D. đòi quyền lợi chính trị với bạo động vũ trang.
*Câu 30. Nối thời gian với hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1918):
Những hoạt động cứu nước ban đầu Thời gian
1. Ra đi tìm đường cứu nước. a. Tháng 7 – 1911.
2. Đến cảng Mác-xây, sau đó qua nhiều nước và làm nhiều công việc khác b. Tháng 12 – 1917.
nhau. c. Tháng 6 – 1911.
3. Trở lại Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu
nước.
A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-c, 2-a, 3-b. C. 1-a, 2-c, 3-b. D. 1-c, 2-b, 3-a.
***Câu 31. Khi ra đi tìm đường cứu nước (1911), mục đích của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất
Thành là đến
A. nước Mĩ để tìm hiểu tư tưởng tự do độc lập.
B. nước Nhật theo lời khuyên của các bậc tiền bối.
C. nước Anh để tìm hiểu thêm về ách áp bức với thuộc địa.
D. nước Pháp để tìm hiểu con đường về giúp đồng bào mình.
***Câu 32. Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917) so với những người đi trước là ở
A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.
B. mục đích ra đi tìm đường cứu nước.

3/6
C. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.
D. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.
B. PHẦN TỰ LUẬN (1 câu - 2,0 điểm)
Câu 33: Bằng kiến thức đã học hãy cho biết một số điểm cơ bản về khuynh hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
theo các nội dung sau đây:
Các nội dung chủ yếu Khuynh hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
Mục tiêu
Thành phần lãnh đạo
Phương thức hoạt động
Lực lượng tham gia

----------- HẾT ----------

4/6
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 Tuần 46
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: LỊCH SỬ-Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐÁP ÁN ĐỀ GỐC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (32 câu – 8,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D A C B D A C B
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án B B C D B B C D
Câu 17 18 19 20 21 22 23 24
Đáp án D C D C D C B D
Câu 25 26 27 28 29 30 31 32
Đáp án B D A C C B D C

B. PHẦN TỰ LUẬN (1 câu – 2,0 điểm)

Các nội dung chủ yếu Khuynh hướng cứu nước đầu thế kỉ XX Điểm
Mục tiêu Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, 0,5
xây dựng chế độ cộng hòa tư sản.
Thành phần lãnh đạo Tầng lớp nho học tiến bộ đang trên con đường tư sản hóa. 0,5
Phương thức hoạt động Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội , kết 0,5
hợp lực lượng bên trong và bên ngoài.
Lực lượng tham gia Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội. 0,5

-----HẾT-----

5/6
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 Tuần 46
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: LỊCH SỬ-Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ

Mã đề 111 112 113 114 115 116 117 118


Câu 1 D A A A B B B D
Câu 2 C D D B A A C C
Câu 3 A D D C B C C A
Câu 4 D A D D B C A A
Câu 5 D B A A C C C D
Câu 6 A C B C C A D C
Câu 7 A A A B B D A C
Câu 8 A B A B D B B B
Câu 9 B D C D B A A B
Câu 10 D C C D A B D D
Câu 11 B A B B D B B A
Câu 12 C C B A C B D B
Câu 13 A D C D D D C B
Câu14 D B A C A B B D
Câu 15 C B C B D B A B
Câu 16 C C B A C C D C
Câu 17 C D C C C D A B
Câu 18 A C C A A D A D
Câu 19 C B A A B D C B
Câu 20 B B C D C D A D
Câu 21 B A D A D A B C
Câu 22 B A C B B A C A
Câu 23 B C D C A C B C
Câu 24 B D D C A A D B
Câu 25 D C B C A D A D
Câu 26 C A A B D C B A
Câu 27 B D B A C C D A
Câu 28 C D A D C D B A
Câu 29 A A B D D A D D
Câu 30 A B D D A B D C
Câu 31 D C B C B A C A
Câu 32 D B D B D C C C

6/6

You might also like