You are on page 1of 9

ĐỀ ÔN TẬP HKI - ĐỀ SỐ 2

MÔN: LỊCH SỬ 12
Thời gian làm bài: 45 phút
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU

 Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1945 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930.
 Luyện tập các câu hỏi ở 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Câu 1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân
Pháp đã thực hiện biện pháp gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
A. Nâng mức thuế quan với hàng nước ngoài. B. Thành lập ngân hàng Đông Dương.
C. Tăng cường thu thuế. D. Tăng cường nhập khẩu hàng hóa Pháp.
Câu 2: Số vốn Pháp đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở ngành nào?
A. Công nghiệp nhẹ. B. Thương nghiệp.
C. Công nghiệp nặng. D. Nông nghiệp.
Câu 3: Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở
Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là
A. Nông nghiệp, khai mỏ, công nghiệp nhẹ, thuế, giao thông vận tải.
B. Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, khai mỏ, thuế.
C. Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, khai mỏ, giao thông vận tải, thuế.
D. Nông nghiệp, khai mỏ, thuế, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải.
Câu 4: Người đã khởi xướng đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là ai?
A. Lưu Thiếu Kỳ. B. Đặng Tiểu Bình. C. Mao Trạch Đông. D. Tôn Trung Sơn.
Câu 5: Sau chiến tranh thế giới hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp vô sản. D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 6: Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?
A. Tháng 8/1977. B. Tháng 9/1977. C. Tháng 7/1977. D. Tháng 10/1977.
Câu 7: Tháng 10 – 1930, Trần Phú chủ trì Hội nghị
A. Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21.
B. thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
C. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. cấp cao ba nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia).

1
Câu 8: Sau chiến tranh lạnh, liên minh Châu Âu (EU) đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào
A. Trở thành đối trọng vỡi Mĩ.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Liên minh với Liên Bang Nga.
D. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 9: Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi đầu tư vào phát triển giao thông vận tải ở Việt Nam trong
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 -1929) là
A. thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng.
B. thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các vùng miền.
C. xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Việt Nam.
D. phục vụ cho mục đích của cuộc khai thác thuộc địa.
Câu 10: Đâu không phải là vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập và hoạt động của Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên?
A. Tập hợp những người dân thuộc địa trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, tạo cơ
sở cho sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
B. Nguyễn Ái Quốc là người nhìn thấy yêu cần cấp bách của cách mạng Việt Nam là cần một tổ chức quá
độ để chuẩn bị cho những bước tiến của cách mạng.
C. Trực tiếp lựa chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước, đưa họ vào tổ chức Việt Nam Cách mạng
thanh niên.
D. Trực tiếp mở lớp chính trị đào tạo họ thành cán bộ cách mạng, rồi đưa về nước hoạt động.
Câu 11: Phong trào cách mạng 1930-1931 bùng nổ và chính quyền Xô viết thành lập đã khẳng định
A. sự ủng hộ của cách mạng thế giới. B. sự lớn mạnh của giai cấp tiểu tư sản.
C. vai trò lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản. D. quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Câu 12: Giai cấp tư sản Việt Nam từ một bộ phận đã phát triển thành một giai cấp trong thời điểm lịch sử nào
dưới đây?
A. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. B. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
C. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 13: Đâu không phải là nguyên nhân khiến thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
ở Đông Dương (1919-1929)?
A. Những tổn thất nặng nề của nước Pháp trong cuộc chiến tranh thế giới.
B. Sự gián đoạn của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914).
C. Cuộc khủng hoảng thừa trong các nước tư bản sau chiến tranh làm cho nhu cầu than đá, cao su tăng cao.
D. Pháp muốn nắm lại thật chặt thị trường Đông Dương sau chiến tranh.
Câu 14: Điểm mới của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với các phong trào đấu tranh trước năm 1930 là
A. Đã thành lập được Chính phủ cách mạng lâm thời.
B. Đã lật đổ được chính quyền thực dân phong kiến.

2
C. Giai cấp công nhân đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
D. Đảng Cộng sản lãnh đạo, thành lập chính quyền Xô Viết và liên minh công - nông.
Câu 15: Việc triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời (10/1930), quyết định đổi tên Đảng Cộng
sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo thay
thế cho Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã chứng tỏ:
A. Những sai lầm của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Những sai lầm của cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
C. Tư tưởng tả khuynh, giáo điều của Quốc tế cộng sản đối với vấn đề dân tộc giải phóng ở Đông Dương.
D. Sự điều chỉnh đúng đắn, kịp thời của Đảng để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Câu 16: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp so với cuộc khai thác thuộc địa lần một
về căn bản không thay đổi vì
A. Không xây dựng các ngành công nghiệp nặng ở nước ta.
B. Tăng cường đánh thuế nặng vào các mặt hàng thiết yếu.
C. Hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng, biến Đông Dương thành thị trường độc
chiếm của Pháp.
D. Bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai thác mỏ xem đó là cơ sở phát triển kinh tế Đông Dương.
Câu 17: Từ năm 1919- 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?
A. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. B. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
C. Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc D. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 18: Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện đầu tiên trong tác phẩm
A. Đường Cách mệnh. B. Chính cương vắn tắt, sách lược văn tắt.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Luận cương chiến tranh.
Câu 19: Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút ra bài học gì về việc tập
hợp lực lượng cách mạng?
A. Phải vận động quần chúng tham gia đấu tranh. B. Cần xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Cần làm tốt công tác tư tưởng cho quần chúng. D. Phải đáp ứng quyền lợi ruộng đất cho nông dân.
Câu 20: Sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) so với Luận cương chính trị
(10/1930) là
A. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Nhấn mạnh việc thành lập Chính phủ công nông, đề cao cách mạng ruộng đất.
C. Nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp.
D. Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
----- HẾT -----

3
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.B 2.D 3.C 4.B 5.A 6.B 7.C 8.D 9.D 10.A
11.D 12.A 13.B 14.D 15.C 16.C 17.D 18.A 19.B 20.C

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 77.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), về tài chính, ngân hàng Đông Dương nằm quyền
chỉ huy nền kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.
Chọn B.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Sgk Lịch sử, trang 77.
Cách giải:
Số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam là 4 tỉ phrăng, trong đó vốn đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất, chủ yếu là
cho các đồn điền cao su… Do nhu cầu thị trường thế giới sau chiến tranh, nhất là Pháp, giá cao su tăng lên nhanh
chóng, do đó các nhà tư bản Pháp đổ xô vào kiếm lời trong kinh doanh cao su. Chỉ tính 2 năm 1927-1928, các đồn
điền cao su được đầu tư 600 triệu Phơ-răng. Diện tích đồn điền cao su mở rộng không ngừng: năm 1919, diện tích
là 15.850ha; 1925 là 18.000ha; 1930 là 78.620 ha. Các hoạt động kinh doanh cao su tập trung chủ yếu quanh 3
công ti lớn là: Công ti đất đỏ, Công ty trồng cây nhiệt đới, Công ty Michelin. Sản lượng mủ cao su ngày càng tăng:
năm 1919 là 3.500 tấn; 1924 là 6.796 tấn; năm 1929, riêng số cao su xuất khẩu là 10.000 tấn.
Chọn D.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 76 - 77.
Cách giải:
Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương
(1919 – 1929) lần lượt là: Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, khai mỏ, giao thông vận tải, thuế.
Chọn C.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc.
Cách giải:
Người đã khởi xướng đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình.

4
Chọn B.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 33.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc
Đại phát triển mạnh mẽ. Trong đó, Đảng Quốc Đại là đảng của giai cấp tư sản, ban đầu đấu tranh theo con
đường ôn hòa.
Chọn A.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 7.
Cách giải:
Từ tháng 9-1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Chọn B.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 94.
Cách giải:
Tháng 10 – 1930, Trần Phú chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Chọn C.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 46-49.
Cách giải:
- Giai đoạn 1945 - 1850: Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Giai đoạn từ 1950 – 1973: tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng cố gắng đã phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại.
- Giai đoạn 1973 – 1991: Kí kết hiệp đinh về cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức, tham gia đinh ước
Henxinki.
- Giai đoạn 1991 – 2000: Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trơ thành đối trọng của
Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Các nước Tây Âu đều chú trọng mở rộng quan hệ không chí đối
với các nước tư bản phát triển khác mà còn đối với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực
Mĩ Latinh, các nước ở khu vực Đông Âu và SNG.
Chọn D.

5
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 77, suy luận.
Cách giải:
- Đáp án A loại vì Pháp không muốn kinh tế Việt Nam phát triển, Pháp muốn kinh tế Việt Nam lệ thuộc chặt
chẽ vào kinh tế Pháp.
- Đáp án B loại vì Pháp không muốn kinh tế Việt Nam phát triển nên việc Pháp khi đầu tư vào phát triển giao
thông vận tải ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 -1929) không nhằm thúc đẩy giao
lưu buôn bán giữa các vùng miền.
- Đáp án C loại vì Pháp tiến hành khai thác thuộc địa để thu lợi ích cho mình chứ không phải phát triển các cơ
sở hạ tầng cho Việt Nam.
- Đáp án D đúng vì mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi đầu tư vào phát triển giao thông vận tải ở Việt
Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 -1929) là phục vụ cho mục đích của cuộc khai thác
thuộc địa.
Chọn D.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A chọn vì thành viên Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đều là những thanh niên Việt Nam yêu nước chứ
không phải những người dân thuộc địa trên đất Pháp.
B, C, D loại vì ba phương án đều là vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập và hoạt động của Hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Chọn A.
Câu 11 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 95, suy luận.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930-1931 bùng nổ và chính quyền Xô viết thành lập đã khẳng định quyền lãnh đạo
của Đảng Cộng sản.
Chọn D.
Câu 12 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tư sản mới chỉ là tầng lớp.

6
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp tư sản Việt Nam từ một bộ phận đã phát triển thành một
giai cấp.
Chọn A.
Câu 13 (VD):
Phương pháp:
Phân tích, suy luận.
Cách giải:
Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác thộc địa lần 2 (1919 -1929)
- Pháp là nước thắng trận, nhưng chịu tổn thất rất nặng nề, đặc biệt là sự phá hủy trong ngành kinh tế.
- Nắm thật chặt lại thị trường sau thời gian nới lỏng độc quyền cho tư bản người Việt, Hoa kiều.
- Cuộc khủng hoảng thiếu khiến Pháp trở thành con nợ lớn, vị thế cường quốc trong hệ thống TBCN bị suy
giảm nghiệm trọng.
- Nhu cầu về nguyên liệu (cao su), nhiên liệu (than đá) rất cao, thu lợi nhuận kếch sù.
Chọn B.
Câu 14 (VD):
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
- Đáp án A loại vì ta chưa thành lập chính phủ cách mạng lâm thời trong phong trào 1930 – 1931.
- Đáp án B loại vì ta mới chỉ lật đổ được chính quyền ở một số địa phương.
- Đáp án C loại vì phong trào công nhân đã bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác từ sự kiện bãi công Ba
Son (8/1925) và hoàn toàn chuyển từ tự phát sang tự giác từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Đáp án D lựa chọn vì trước năm 1930 thì Đảng chưa ra đời. Từ năm 1930 trở đi thì cách mạng nước ta đặt
dưới sự lãnh đạo thống nhất và duy nhất của Đảng. Đối với phong trào 1930 – 1931, Đảng Cộng sản lãnh đạo,
chính quyền Xô viết thành lập ở 1 số địa phương và liên minh công – nông bước đầu được hình thành. Đây là
điều khác biệt so với giai đoạn trước.
Chọn D.
Câu 15 (VD):
Phương pháp:
Phân tích, suy luận.
Cách giải:
Việc triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời (10/1930), quyết định đổi tên Đảng Cộng sản
Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo thay
thế cho Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã chứng tỏ sự ảnh hưởng của những tư
tưởng tả khuynh nhấn mạnh đấu tranh giai cấp đang tồn tại trong Quốc tế cộng sản và 1 số ĐCS anh em lúc
đó đối với vấn đề dân tộc giải phóng ở Đông Dương

7
Chọn C.
Câu 16 (VDC):
Phương pháp:
Liên hệ.
Cách giải:
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1987 – 1914), Pháp chỉ tập trung vào khai mỏ, các ngành công
nghiệp nặng khác Pháp hạn chế phát triển ngăn không cho kinh tế Việt Nam phát triển => Pháp dễ dàng khai
khác và độc chiếm thị trường Việt Nam.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), Pháp tiếp tục thực hiện chính sách như trên. Dù
Pháp có đầu tư vốn và nhân lực nhưng rất hạn chế. Kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và dần phục thuộc
vào Pháp.
=> Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp so với khai thác thuộc địa lần một về
căn bản không thay đổi.
Chọn C.
Câu 17 (VDC):
Phương pháp:
Liên hệ.
Cách giải:
*Hoạt động tại Pháp:
- Tháng 6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các quyền tự do,
dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin.
Người đã tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam.
- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập
Quốc tế 3 và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Người trở thành Đảng viên Cộng sản và là một trong
những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Người sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống
chủ nghĩa đế quốc.
- Người sáng lập, chủ bút báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sốngcông nhân”, đặc
biệt biên soạn cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925)
*Hoạt động tại Liên Xô:
Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản (1924).
*Hoạt động tại Trung Quốc:
- Tháng 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp tuyên truyền lí luận, xây dựng tổ chức cách
mạng cho nhân dân Việt Nam.
- Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

8
=> Từ năm 1919 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc.
Chọn D.
Câu 18 (VDC):
Phương pháp:
Liên hệ.
Cách giải:
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện được xuất bản thành tác phẩm
“Đường Kách Mệnh” với nội dung: Đường kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng
Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng
tháng Mười Nga là triệt để. Tác phẩm được cho là đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt
Nam là cách mạng "giải phóng dân tộc”, lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công, thương, cho rằng cách
mạng là "sự nghiệp của quần chúng", vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng "vùng
lên đánh đuổi kẻ thù". Đường kách mệnh cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại mà cần "chủ động", "tự cường", được cho là đã
khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì "cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng".
=> Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện lần đầu tiên trong
tác phẩm Đường Kách Mệnh.
Chọn A.
Câu 19 (VDC):
Phương pháp:
Liên hệ.
Cách giải:
Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút ra bài học về việc tập hợp lực lượng
cách mạng là: Phải vận động, tập hợp quần chúng tham gia đấu tranh trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
Chọn B.
Câu 20 (VDC):
Phương pháp:
So sánh, đánh giá.
Cách giải:
- Đáp án A, D loại vì đây là điểm chung của Cương lĩnh và Luận cương.
- Đáp án B loại vì điều này là hạn chế của Luận cương.
- Đáp án C lựa chọn vì nội dung này đã phản ánh sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên
(2/1930) so với Luận cương chính trị (10/1930).
Chọn C.

You might also like