You are on page 1of 3

BÀI 12.

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919-1925)

Câu 1: Nhân tố nào tác động tới cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
B. Sự thành lập của Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) (1919).
C. Sự ra đời của Đảng cộng sản Pháp (1919).
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Câu 2: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương được tiến hành trong khoảng thời
gian nào?
A. 1896-1914. B. 1914-1929. C. 1919-1929. D. 1919-1933.
Câu 3: Đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương không tồn tại
trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?
A. Đầu tư vốn với quy mô lớn và tốc độ nhanh. B. Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
C. Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. D. Thu thuế và các loại phí khác.
Câu 4: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, chúng đã tập trung đầu
tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Thương mại.
Câu 5: Bộ phận giai cấp nào không có tinh thần dân tộc chống Pháp và là thế lực phản động tay sai?
A. Địa chủ. B. Đại địa chủ. C. Tư sản. D. Tiểu, trung địa chủ.
Câu 6: Bộ phận giai cấp nào là đối tượng (kẻ thù) của phong trào dân tộc?
A. Tư sản. B. Tư sản dân tộc. C. Tư sản mại bản. D. Địa chủ.
Câu 7: Lực lượng của phong trào dân tộc dân chủ (1919-1929) không bao gồm bộ phận giai cấp nào?
A. Tư sản dân tộc. B. Tư sản mại bản. C. Tiểu tư sản. D. Công nhân.
Câu 8: Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời
A. trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. B. trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. D. trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 9: Đặc điểm nào không đúng khi nói về giai cấp công nhân (vô sản) Việt Nam?
A. Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
B. Là đồng minh tự nhiên của nông dân Việt Nam.
C. Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
D. Ngay từ khi ra đời đã lãnh đạo cách mạng.
Câu 10: Trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội là
A. nông dân với địa chủ.
B. công nhân với tư sản đế quốc.
C. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.
D. nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và tư sản người Việt.
Câu 11: Đảng Lập hiến được thành lập năm 1923 đại diện cho giai cấp nào trong xã hội Việt Nam lúc bấy
giờ?
A. Tư sản dân tộc. B. Tư sản và đại địa chủ. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản và trí thức.
Câu 12: Hoạt động nào không phải là hoạt động của giai cấp tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ
(1919-1925) ở Việt Nam?
A. Tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều. B. Chống độc quyền ở cảng Sài Gòn.
C. Xuất bản báo chí tiến bộ. D. Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì.
Câu 13: Tầng lớp tiểu tư sản trí thức không tiến hành hoạt động này trong phong trào dân tộc dân chủ
(1919-1925) ở Việt Nam.
A. Xuất bản báo chí tiến bộ. B. Thành lập các tổ chức chính trị.
C. Bãi công đòi quyền tự do, dân chủ. D. Đòi Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu.
Câu 14: Bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai để đòi về các
quyền gì?
A. Tự do, độc lập cho dân tộc Việt Nam.
B. Độc lập, tự do, hạnh phúc cho Việt Nam.
C. Tự do, dân chủ, bình đẳng và độc lập dân tộc cho Việt Nam.
D. Tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Câu 15: Hãy điền cụm từ thích hợp vào dấu … để hoàn thành câu sau: “Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc
đọc bản… của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân Đạo của Đảng Xã hội Pháp”.
A. Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
B. Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa
C. Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
D. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
Câu 16: Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực
lượng của bản thân mình” sau sự kiện nào?
A. Trở lại Pháp (1917) sau khi bôn ba khắp nơi trên thế giới.
B. Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
C. Yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận.
D. Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari (1921).
Câu 17: Sự kiện đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước là
A. gia nhập Đảng xã hội Pháp (1919).
B. đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin
(7/1920).
C. bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
D. lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921).
Câu 18: Mục đích của việc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari nhằm
A. tập hợp tất cả những người dân thuộc địa trên thế giới cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
B. tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân.
C. tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống ở Pari cho cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược.
D. tập hợp người dân lao động các nước thuộc địa sống ở Pháp và nhân dân bị áp bức Pháp chống lại chủ
nghĩa thực dân.
Câu 19: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari là báo
A. Nhân đạo. B. Đời sống công nhân. C. Người cùng khổ. D. Thanh niên.
Câu 20: Nội dung mà Nguyễn Ái Quốc tuyên truyền và giáo dục cho thanh niên tại Quảng Châu, Trung
Quốc là
A. lí luận chủ nghĩa Mác. B. lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
C. lí luận cách mạng. D. lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.

--------------------HẾT------------------

You might also like