You are on page 1of 2

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Tài liệu học trực tuyến

Môn: LỊCH SỬ
Khối: 8
Tuần: 31, 32
Tiết 31, 32: CHỦ ĐỀ: NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
A. Nội dung bài học:
I. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp: (đã học)
II. Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam
Dưới tác động của khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi:
1. Ở nông thôn có hai giai cấp cũ
- Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp, ngày càng đông.
- Giai cấp nông dân cực khổ, làm tá điền, làm phu đồn điền, làm công nhân; có ý thức
dân tộc, tham gia các cuộc đấu tranh.
2. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam ra đời và phát triển, nên xuất
hiện tầng lớp mới là tiểu tư sản thành thị, tư sản và công nhân
- Tầng lớp tư sản: chủ hãng buôn bán nhỏ; chưa hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: chủ xưởng thủ công nhỏ, viên chức, sinh viên; có ý thức
dân tộc, tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.
- Đội ngũ công nhân xuất thân từ nông dân bị bóc lột, có tinh thần đấu tranh.
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
Tư tưởng dân chủ tư sản do ảnh hưởng của cuộc Duy Tân ở Nhật Bản truyền vào Việt
Nam qua sách báo của Trung Quốc.
B. Bài tập:
Câu 1: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam
như thế nào?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
Câu 2: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những
bậc nào?
A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.
B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học
C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.
D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông.
Câu 3: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì?
A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam
B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.
C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho
Pháp.
D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Tài liệu học trực tuyến

Câu 4: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và khổ
cực trăm bề?
A. Giai cấp tư sản dân tộc
B. Tầng lớp tiểu tư sản.
C. Giai cấp công nhân làm thuê.
D. Giai cấp nông dân.
Câu 5: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp nông
dân Việt Nam như thế nào?
A. Nông dân bị phá sản, họ bị bần cùng hóa, không lối thoát.
B. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, cơ cực trăm bề.
C. Nông dân đều lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, không lối thoát.
D. Nông dân bị bần cùng hóa, không lối thoát.
Câu 6: Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế
kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?
A. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.
B. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.
C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp ra sức bóc lột, áp bức nông dân.
D. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam.
Câu 7: Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện đó là?
A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.
B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
C. Những nhà thầu khoán, đại lý.
D. Chủ xí nghiệp, chủ hàng buôn bán.

----------

You might also like