You are on page 1of 2

[ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN HÓA THÁI NGUYÊN 2021]

Câu 1: (2,25 điểm)

Nguyên tố A là một phi kim. Hợp chất khí của A với hidro và oxit cao nhất của A có công thức hóa học
lần lượt là HA (B) và A 2O7 (T).
a. Tìm nguyên tố A. Biết khối lượng mol phân tử của T gấp 5,0137 lần khối lượng mol phân tử B.
b. Biết phân tử A2 là đơn chất tạo bởi nguyên tố A. Xác định công thức hóa học của các chất: X, Y, E,
F, G, H, D (không cần giải thích) và viết PTHH của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (mỗi mũi tên
tương ứng với một PTHH):

Câu 2 (1,5 điểm)


Cho ba hidrocacbon A, B và D đều ở thể khí trong điều kiện thường, phân tử của chúng có cùng số
nguyên tử cacbon.
a. Xác định công thức cấu tạo của chất A, B và D. Biết B và D đều làm mất màu dung dịch brom, từ D
có thể điều chế axit axetic bằng hai phản ứng. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Trong phòng thí nghiệm, quá trình điều chế khí D thường bị lẫn SO2. Để loại bỏ SO2 ra khỏi hỗn
hợp khí gồm D và SO2, có thể dùng dung dịch chứa chất nào trong các chất (riêng biệt) sau đây: BaCl 2,
Ca(OH)2, Br2 và K2SO4. Giải thích và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Câu 3 (1,0 điểm)

Xác định các chất X1, X2,…,X8, X9 và hoàn thành PTHH của các phản ứng sau. Biết X8 là một muối
trung hòa.
o
t
(1) X1 + X2 ⎯⎯ → X3 + H2 O (2) X3 + X4 + H2O → HCl + H 2SO4
(3) X4 + X5 → Fe2(SO4)3 + FeCl3 (5) X8 + X9 → Na2SO4 + (NH4)2SO4 + CO2 + H2O
o
t
(4) X6 + X7 + H2SO4 ⎯⎯ → X4 + Na2SO4 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Câu 4 (1,0 điểm)

Cho các lọ mất nhãn chứa các dung dịch và chất lỏng riêng biệt sau: pentan, dung dịch glucozo, etyl
axetat, ancol etylic, dung dịch axit axetic. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch và
chất lỏng trên, viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Câu 5 (1,0 điểm)


Nung a gam hỗn hợp A gồm KClO3 và KMnO4 thu được O2 và chất rắn B gồm KCl, K2MnO4, MnO2,
KMnO4. Trong B có 2,98 gam KCl chiếm 19,893% về khối lượng. Trộn toàn bộ lượng O2 ở trên với
không khí theo tỉ lệ thể tích lần lượt là 1 : 4 thu được hỗn hợp khí D. Đốt cháy hết 1,056 lít gam cacbon
bằng hỗn hợp khí D, thu được hỗn hợp khí E gồm ba khí O2, N2, CO2 có tỉ khối so với E bằng 16,04.
Biết trong không khí có 80% N 2 và 20% O2 theo thể tích, các khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và
áp suất. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của a.

Câu 6 (1,0 điểm)


[ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN HÓA THÁI NGUYÊN 2021]

Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp X gồm hai oxit của hai kim loại A,
B (trong mỗi oxist, kim loại chỉ có một hóa trị duy nhất), sau phản ứng còn lại chất rắn X1 trong ống sứ
và hỗn hợp khí X2 đi ra khỏi ống sứ. Dẫn khí X2 vào cốc đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được
5,91 gam kết tủa. Cho X1 tác dụng với dung dịch H2SO4 10% vừa đủ, không thấy có khí thoát ra, còn
lại 1,92 gam kim loại không tan và tạo ra dung dịch X3 có nồng độ 11,243%. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn.
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Xác định tên kim loại A, B và công thức hóa học của các oxit
đã dùng.
b. Hòa tan hết X vào dung dịch HCl. Sau phản ứng, nồng độ % của hai muối trong dung dịch thu được
bằng nhau. Tính m và % theo khối lượng mỗi oxit trong X.

Câu 7 (1,0 điểm)


Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A mạch hở, thể khí ở điều kiện thường bằng một lượng vừa đủ khí
oxit, thu được tổng thể tích khí và hơi bằng 7 : 6 tổng thể tích các khí tham gia phản ứng (thể tích các
khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A.
b. Cracking hoàn toàn 3,3 gam A thu được hỗn hợp B (chỉ gồm hai hidrocacbon). Dẫn toàn bộ hỗn hợp
B từ từ qua bình chứa 62,5 ml dung dịch Br2 aM, phản ứng xong, thấy dung dịch brom mất màu hoàn
toàn, khí D thoát ra khỏi bình chứa brom có tỉ khối so với H2 là 9,5. Tính giá trị a.

Câu 8 (1,0 điểm)


Hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ X1, X2. Cho m gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch
NaOH 2M. Sau phản ứng thu được hai muối CxH2x+1COONa, CyH2y+1COONa và một ancol C z H2z+1OH.
Lấy toàn bộ lượng ancol cho phản ứng hết với Na, thu được 3,36 lít khí H 2. Mặt khác, khi đốt cháy
hoàn toàn p gam hỗn hợp A cần dùng vừa đủ 6,496 lít O2, thu được 5,824 lít CO 2. Biết thể tích các khi
đều đo ở đktc. Xác định công thức cấu tạo của X1, X2.

Câu 9 (1,0 điểm)


Có năm lọ thủy tinh riêng biệt được đánh số thứ tự từ (1) đến (5) mỗi lọ đựng một trong các dung dịch
sau: Na2SO4, (CH3COO)2Ba, Al2(SO4)3, NaOH và Ba(OH) 2. Người ta tiến hành các thí nghiệm dưới
đây:
Thí nghiệm 1: rót dung dịch trong lọ (4) vào lọ (3) hoặc lọ (5) đều tạo ra kết tủa
Thí nghiệm 2: rót từ từ đến dư dung dịch trong lọ (2) vào lọ (1) thì có kết tủa, sau đó kết tủa tan dần
tạo dung dịch trong suốt.
Thí nghiệm 3: rót từ từ đến dư dung dịch trong lọ (5) vào lọ (1) thì có kết tủa, sau đó kết tủa tan một
phần.
Xác định chất tương ứng trong mỗi lọ, viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Câu 10 (1,0 điểm)


Người ta điều chế ancol etylic từ tinh bột bằng phương pháp lên men, với hiệu suất toàn bộ quá trình là
90%. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra khi lên men x gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được
165 gam kết tủa và dung dịch A. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch A đến dư, thu thêm được 60
gam kết tủa. Tính giá trị của x và thể tích ancol etylic 37,5 0 thu được. Biết khối lượng riêng của ancol
etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.

You might also like