You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ CƯƠNG THI GIỮA KÌ II

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN MÔN HÓA HỌC – LỚP 10


NĂM HỌC 2021-2022

Chương 6: OXI VÀ LƯU HUỲNH


Chương 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

Câu 1 Có năm lọ đựng riêng rẽ các dung dịch sau: KOH, HCl, H2SO4, BaCl2 và K2SO4. Chỉ được dùng thêm
phenolphtalein (các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ), trình bày phương pháp hóa học để nhận biết năm lọ
trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2 Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho H 2S lần lượt tác dụng với: dung dịch KMnO 4/
H2SO4; dung dịch Fe2(SO4)3; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch FeCl2.
Câu 3 Hoàn thành các sơ đồ phản ứng hóa học sau:
(a) SO2 + KMnO4 + H2O (b) Fe3O4 + dung dịch H2SO4 đặc, nóng
(c) Fe3O4 + dung dịch H2SO4 loãng (d) FeS + dung dịch H2SO4 loãng
(e) FeS + dung dịch H2SO4 đặc, nóng (g) CuSO4 + H2S
(h) SO2 + dung dịch NaOH dư (i) SO2 dư + dung dịch NaOH
(k) SO3 + dung dịch H2SO4 98%. (l) SO3 + dung dịch BaCl2
(m) Oleum H2S3O10 + H2O (n) Fe(OH)2 + dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Câu 4 Từ KMnO4, NaHCO3, Fe, CuS, NaHSO3, FeS2 và dung dịch HCl đặc có thể điều chế được những khí
gì? Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Câu 5 Sục khí A vào dung dịch chứa muối B được chất C màu vàng và dung dịch D gồm muối E và chất F.
Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi
thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chất G có mặt dung dịch chất Y tạo
dung dịch hai muối và chất C. Khí H sinh ra khi đốt cháy C có thể dùng dung dịch chất G để nhận biết. A tác
dụng được với dung dịch Y đậm đặc. Xác định A, B, C, X, F, G, H và Y. Viết phương trình hóa học của các
phản ứng.
Câu 6 Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau (mỗi mũi tên là một phương trình):

Câu 7 Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 , tỉ khối của A so với H2 là 20. hỗn hợp khí B gồm CO, H2, tỉ khối của B
so với H2 là 3,6. Xác định số mol A cần dùng để đốt cháy hết hoàn toàn 1 mol B.
Câu 8 Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm CH3NH2 và C2H5NH2 có tỉ
khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO 2, H2O
và N2, các chất khí đo ở cùng đk t0, áp suất). Xác định tỉ lệ V1 : V2.
Câu 9 Đốt cháy hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg bằng hỗn hợp khí Y chứa O 2 và O3 thu được
18,2 gam oxit. Biết tỉ khối đối Y với hiđro là 20. Xác định thành phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp X.
Câu 10 Hỗn hợp X gồm 0,2 mol FeS2 và a mol Cu2S. Đốt hỗn hợp X trong khí O2 thu được hỗn hợp oxit Y và
khí SO2. Oxi hóa SO2 thu được SO3. Cho SO3 hợp nước thu được dung dịch Z. Cho Y vào Z thu được dung dịch
chứa 2 chất tan. Xác định giá trị của a.
Câu 11 Đun nóng m gam hỗn hợp gồm bột Zn và bột S trong bình kín không có không khí, thu được chất rắn
X. Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí Y ở đktc (d Y/H2 = 9) và 1,6 gam chất
rắn Y không tan. Xác định hiệu suất của phản ứng tạo thành X.
Câu 12 Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí),
thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một
phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Xác định giá trị của V.
Câu 13 Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 28. Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X vào
bình kín có V2O5 rồi nung nóng đến 4500C. Sau một thời gian phản ứng, làm nguội bình rồi cho toàn bộ các chất
thu được đi qua dung dịch BaCl2 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 17,475 gam kết tủa. Xác định hiệu
suất của phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3.
Câu 14 Sục từ từ 2,24 lít khí SO 2 (đktc) vào 150 ml dung dịch X chứa NaOH 0,5M và KOH 0,5M, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu
được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.

1
Câu 15 Cho 36 gam hỗn hợp X chứa Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% (loãng) thu
được 80 gam hỗn hợp muối. Xác định khối lượng dung dịch H2SO4 20% đã dùng.
Câu 16 Một hỗn hợp X gồm M và oxit MO. X tan vừa đủ trong 0,2 lít dung dịch H 2SO4 0,5M, cho 1,12 lít khí
H2 (đktc). Biết rằng khối lượng của M trong hỗn hợp X bằng 0,6 lần khối lượng của MO. Xác định kim loại M.
Câu 17 Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A chứa Na, Na 2O, NaOH và Na2CO3 bằng một lượng vừa đủ dung
dịch H2SO4 40%, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro là 16,75 và dung dịch Y có nồng
độ 46,254%. Cô cạn Y thu được 85,2 gam muối khan. Xác định giá trị của m và thành phần % khối lượng mỗi
chất có trong hỗn hợp A.
Câu 18 Hòa tan hết 2m gam kim loại M trong lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, thu được V lít khí SO 2.
Mặt khác, hòa tan hết m gam hợp chất X (X là sunfua của kim loại M) trong lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc,
nóng cũng thu được V lít khí SO 2. Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của các quá trình trên, các thể tích khí
được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định kim loại M và công thức của hợp chất X.
Câu 19 Để hòa tan hoàn toàn a mol một kim loại M cần một lượng vừa đủ a mol H 2SO4, sau phản ứng thu
được 31,2 gam muối sunfat và khí X. Toàn bộ lượng khí X này làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br 2 0,2
M. Xác định tên kim loại M.
Câu 20 Cho 29,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39,2 gam
hỗn hợp A (gồm CuO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4). Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(a) Xác định số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng
(b) Xác định khối lượng muối sunfat thu được.
Câu 21 Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít khí SO2 (đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là
1,147 gam/ml. Xác định nồng độ phần trăm các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 22 Cho m gam hỗn hợp Fe, Al và Zn phản ứng hết với dung dịch H 2SO4 loãng dư thì thu được dung dịch
X chứa 61,4 gam muối sunfat và 5m/67 gam khí H2. Xác định giá trị của m.
Câu 23 Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với 250 ml dung dịch H 2SO4 x mol/l (loãng) thu được
72,2 gam hỗn hợp muối và 12,32 lít khí (đkc). Xác định thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn
hợp X.
Câu 24 Cho 1,72 gam hỗn hợp X gồm Ag và Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, sau khi phản ứng
kết thúc, toàn bộ khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được tác dụng với nước clo dư, dung dịch thu được cho
tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 3,495 gam kết tủa. Xác định thành phần % khối lượng của Ag và Cu
có trong hỗn hợp X.
Câu 25 Cho 1,26 gam hỗn hợp Mg và Al (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2) tác dụng với dung dịch H 2SO4
đặc, nóng vừa đủ thu được 0,015 mol một sản phẩm khử X duy nhất. Xác định công thức của X.
Câu 26 Cho a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp X có khối lượng 37,6 gam
gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp X phản ứng hết với dung dịch H 2SO4 đặc nóng thu được 3,36 lít khí
SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Xác định giá trị của a và số mol H 2SO4 đã phản ứng.
Câu 27 Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm FeS2 và Cu2S vào 120 gam dung dịch H 2SO4 73,5% đun nóng thu
được dung dịch X và 14,56 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung
dịch X thu được 109,79 gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
Câu 28 Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị II). Lấy 12,1 gam X chia thành hai phần bằng nhau. Phần
thứ nhất cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít khí. Phần thứ hai cho tác dụng với dung
dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,8 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích các khí đều đo ở đktc. Xác
định kim loại M và thành phần % khối lượng của mỗi kim loại có trong X.
Câu 29 Xét cân bằng hóa học của một số phản ứng:
(1) Fe2O3 (r) + 3 CO(k) 2 Fe (r) + 3 CO2 (k)
(2) CaO (r) + CO2 (k) CaCO3 (r)
(3) N2O4 (k) 2 NO2 (k)
(4) H2 (k) + I2 (k) 2 HI (k)
(5) 2 SO2 (k) + O2 (k) 2 SO3(k).
Khi tăng áp suất, trong các hệ phản ứng trên có sự chuyển dịch như thế nào? Giải thích.
Câu 30 Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:
CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k) (H > 0)
Cho biết khi hệ cân bằng chịu sự tác động của mỗi yếu tố dưới đây thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?
Giải thích.
(a) Tăng nhiệt độ; (b) Thêm một lượng hơi nước;
(c) giảm áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác;
(e) thêm một lượng CO2.
---HẾT---

You might also like