You are on page 1of 12

1919-1930

Câu 1 (301-2018): Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư
bản Pháp ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp hóa chất. B. Chế tạo máy.
C. Luyện kim. D. Khai thác mỏ.
Câu 2 (301-2018): Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên phát động và thực hiện là
A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối.
B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.
C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.
D. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.
Câu 3 (301-2018): Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm
1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Lao động Việt Nam
C. Đảng Dân chủ Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 4 (302-2018): Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết
nhất với lực lượng xã hội nào?
A. Thợ thủ công. B. Nông dân. C. Tiểu thương. D. Tiểu tư sản.
Câu 5 (302-2018): Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương
chính trị tháng
10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. B. Đề ra phương hướng
chiến lược.
C. Xác định phương pháp đấu tranh. D. Xác định giai cấp lãnh
đạo.
Câu 7 (303-2018): Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) khi
A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.
C. cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
D. kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
Câu 8 (304-2018): Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm
1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
B. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
D. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Câu 9 (MH-2018). An Nam Cộng sản đảng ra đời (8 - 1929) từ sự phân hóa của
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đảng Lập hiến. D. Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 10 (MH-2019): Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8 - 1925) là
mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam
A. bước đầu đấu tranh tự giác. B. có một tổ chức công khai lãnh đạo.
C. hoàn toàn đấu tranh tự giác. D. có một đường lối chính trị rõ ràng
Câu 11 (MH-2019): Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là
A. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản.
B. cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau.
C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển
mạnh.
D. sự tồn tại song song của khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản.
Câu 12 (MH-2020): Lực lượng xã hội nào ở Việt Nam đấu tranh chống độc quyền
cảng Sài Gòn của tư bản Pháp (1923)?
A. Tư sản và địa chủ. B. Nông dân.
C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.
Câu 13 (MH-2020): Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các
lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) được xuất bản thành tác
phẩm
A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Đường Kách mệnh.
C. Con rồng tre. D. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Câu 14 (MH-2020): Tổ chức nào sau đây được lập ra tại Hà Nội vào tháng 3-
1929?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Chi bộ Cộng sản đầu tiên.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đảng Thanh niên.
Câu 15 (MH-2020): Khi mới thành lập (1927), Việt Nam Quốc dân đảng nếu chủ
trương
A. thành lập chính quyền của quần chúng công nông.
B. làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân.
D. trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng
Câu 16 (MH-2020) Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927) đều
A. lôi cuốn đông đảo công nông tham gia cách mạng.
B. góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển.
C. chú trong xây dựng hệ thống tổ chức trên cả nước.
D. tăng cường huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
Câu 17 (MH-2020): Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành
hai tổ chức cộng sản (1929) chứng tỏ
A. việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam là cấp thiết.
B. phong trào công nhân bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.
C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn chi phối phong trào yêu nước.
D. giai cấp công nhân trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Câu 18 (MH-2021): Trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1919 đến năm
1925 ở Việt Nam, tiểu tư sản có hoạt động nào sau đây?
A. Cải cách ruộng đất. B. Xuất bản báo chí.
C. Tổng khởi nghĩa. D. Tổng tiến công.
Câu 19 (MH-2021): Sự kiện lịch sử nào sau đây đã diễn ra trong phong trào dân
tộc dân chủ từ năm 1925 đến năm 1930 ở Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Yên Bái. B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình, D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 20 (MH-2021): Trong những năm 1919-1923, phong trào đấu tranh của tự sản
Việt Nam có mục tiêu nào sau đây?
A. Đòi các quyền tự do, dân chủ. B. Giải phóng dân tộc.
C. Giành ruộng đất cho nông dân. D. Lật đổ chế độ phong kiến.
Câu 21 (MH-2021): Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá
vào Việt Nam trong những năm 1921-1929 có điểm khác biệt nào sau đây so với
chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX?
A. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
B. Giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức của thực dân.
C. Gắn vấn đề dân tộc với dân chủ, dân quyền.
D. Giành độc lập gắn với khôi phục chế độ quân chủ.
Câu 22 (MH-2021): So với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu
nước Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX có điểm mới nào sau đây?
A. Có hai khuynh hướng chính trị cùng tồn tại và phát triển.
B. Có hai khuynh hướng chính trị phát triển kế tiếp nhau.
C. Có sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội khác nhau.
D. Có quy mô rộng lớn, diễn ra ở cả trong và ngoài nước.
Câu 22 (MH-2021): Nhận xét nào sau đây là phù hợp về Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên (1925-1929)?
A. Một trong những tổ chức cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
B. Một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản
C. Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
D. Tổ chức tiền thân của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 23 (302-2019). Năm 1925, tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động nào sau
đây?
A. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. B. Chống độc quyền cảng Sài Gòn
C. Chấn hưng nội hóa. D. Thành lập Đảng lập hiến.
Câu 24 (302-2019). Sau khi tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ do
Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu Trung Quốc (1924 – 1927), phần lớn học viên
đã
A. sang Pháp hoạt động trong phog trào công nhân.
B. tiếp tục học tập tại Trường Quân sự Hoàng Phố.
C. bí mật về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc.
D. đến Liên Xô học tập tại Trường Đại học Phương Đông.
Câu 25 (302-2019). Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở
Đông Dương (1919 – 1929), về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu vì lý do gì sau đây?
A. Pháp hạn chế đầu tư vốn vào ngành nông nghiệp.
B. Phương thức sản xuất tư bản chưa được Pháp du nhập.
C. Phương thức sản xuất phong kiến vẫn được duy trì.
D. Pháp không đầu tư vốn, nhân lực và kỹ thuật mới.
Câu 26 (302-2019). Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào
sau đây đối với lịch sử Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX?
A. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang quỹ đạo cách mạng vô sản.
B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX.
C. Tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
D. Trực tiếp chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

Câu 27 (303-2019):Trong cuộc khai thác thuộc địa lẳn thứ hai ở Đông
Dương (1919-1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào

A. công nghiệp luyện kim. B. công nghiệp hóa chất.

C. chế tạo máy. D. khai thác mỏ.

Câu 28 (303-2019): Tháng 3-1929, tổ chức nảo được thành lập tại số nhà
5D, phố Hàm Long (Hà Nội)?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Chỉ bộ Cộng sản đầu tiên.


C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 29 (303-2019):Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trẻo công nhân
Việt Nam trong những năm 1928-1929?

A. Phát triển mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.

B. Có sức quy tụ và dẫn đầu phong trảo yêu nước.

C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã đủ sức lãnh đạo cách mạng.

D. Có tính thông nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đăn.

Câu 30 (303-2019): Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp (1919-1929) đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội
Việt Nam. Đó là mâu thuẫn giữa

A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ.

C. giai cấp vô sản với chế độ phản động thuộc địa.

D. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

Câu 31 (303-2019):Nội dung nào sau đây là hệ quả của cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) đối
với Việt Nam?

A. Làm cho quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ.

B. Làm cho cơ cấu kinh tế phát triển cân đối.

C. Dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhãn.

D. Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới.


Câu 32 (301-2020): Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong
những năm 1919-1923 là

A. triệu tập Hội nghị hợp nhất của các tổ chức cộng sản

B. soạn thảo Chính cương của Đảng Cộng Sản Đông Dương

C. tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari

D. soạn thảo sách lược của Đảng Cộng Sản Đông Dương
Câu 33 (301-2020): Một trong 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm
1929 là

A. Hội Phục Việt. B. Việt Nam Quốc Dân Đảng.

C. Đông Dương Cộng Sản Đảng. D. Đảng dân chủ Việt Nam.

Câu 34 (302-2020): Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên 1925-1929 có hoạt
động nào sau đây?

A. Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh. B. Xuất bản báo Thanh niên

C. Phát động nhân dân tổng khởi nghĩa D. Phát động khởi nghĩa Yên Bái

Câu 35 (302-2020): Trong thời kì 1919- 1930, Nguyễn Ái Quốc đã

A. thành lập Nha Bình dân học vụ.

B. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

D. thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 36 (302-2020): Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở
Đông Dương (1919-1929) có tác động nào sau đây đến Việt Nam?
A. Tạo cơ sở cho khuynh hướng tư sản xuất hiện.

B. Tạo điều kiện cho giai cấp công nhân ra đời.

C. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.

D. Cơ cấu xã hội chuyển biến sâu sắc hơn.

Câu 37 (302-2020): Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến
năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước
chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?

A. Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền cộng sản.

B. Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.

C. Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới.

D. Gây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nòng cốt.

Câu 38 (302-2020): Một trong 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm
1929 là

A. Đảng dân chủ Việt Nam. B. Việt Nam Quốc Dân Đảng.

C. Đông Dương Cộng Sản Đảng. D. Hội Phục Việt.

Câu 39 (302-2020): Trong thời kì 1919- 1930, Nguyễn Ái Quốc đã

A. ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

B. thành lập Nha Bình dân học vụ.

C. chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

D. thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


Câu 40 (302-2020): Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến
năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước
chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?

A. Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền cộng sản.

B. Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới.

C. Trang bị lí luận cách mạng cho đội ngũ cán bộ nồng cốt.

D. Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 41 (303-2020): Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) có hoạt
động nào sau đây?

A. Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh. B. Phát động khởi nghĩa Yên Bái.

C. Phát động phong trào “vô sản hóa”. D. Phát động nhân dân tổng khởi nghĩa.

Câu 42 (303-2020): Tháng 8-1929, An Nam Cộng sản Đảng ra đời từ sự phân hóa
của tổ chức cách mạng nào sau đây?

A. Đảng Dân chủ Việt Nam B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 43 (303-2020): Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong
những năm 1919-1923 là

A. soạn thảo Sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương

B. triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

C. soạn thảo Chính cương của Đảng Cộng sản Đông Dương

D. gửi yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai
Câu 44 (303-2020): Trong thời kì 1919-1930 Nguyễn Ái Quốc đã

A. thành lập Nha Bình dân học vụ B. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

C. ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến D. thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 45 (303-2020): Cuộc khai thác thuộc đại lần thứ hai của thực dân Pháp ở
Đông Dương 1919-1929 có tác động nào sau đây đến Việt Nam?

A. Tạo cơ sở cho khuynh hướng tư sản xuất hiện .

B. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển biến rõ nét hơn.

C. Tạo điều kiện cho giai cấp công nhân ra đời.

D. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.

Câu 46 (304-2020): Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong
những năm 1919-1923 là

A. triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

B. soạn thảo Chính cương của Đảng Cộng sản Đông Dương

C. tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp

D. soạn thảo Sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 47 (304-2020): Tháng 6-1929, Đông Dương Cộng sản đảng ra đời từ sự phân
hóa của tổ chức cách mạng nào sau đây?

A. Hội Liên hiệp thuộc địa B. Đảng Dân chủ Việt Nam

C. Việt Nam Quốc dân đảng D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Câu 48 (304-2020): Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) có hoạt
động nào sau đây?
A. Phát động nhân dân tổng khởi nghĩa.

B. Mở các lớp đào tạo cán bộ cách mạng

C. Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh

D. Phát động khởi nghĩa Yên Bái

Câu 49 (304-2020): Trong thời kì 1919-1930 Nguyễn Ái Quốc đã

A. ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

B. xác định được con đường cứu nước đúng đắn

C. thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

D. thành lập Nha Bình dân học vụ

Câu 50 (304-2020): Cuộc khai thác thuộc đại lần thứ hai của thực dân Pháp ở
Đông Dương 1919-1929 có tác động nào sau đây đến Việt Nam?

A. Tạo điều kiện cho giai cấp công nhân ra đời.

B. Tạo cơ sở cho khuynh hướng tư sản xuất hiện.

C. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.

D. Cơ cấu giai cấp chuyển biến sâu sắc hơn


.

You might also like