You are on page 1of 10

1919-1925

Câu 1 (102-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Nhận xét nào sau đây không đúng
về của khởi nghĩa Yên Bái năm 1930?
A. Chấm dứt phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. Khẳng định tinh thần yêu nước của tư sản dân tộc.
C. Chấm dứt phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. Chứng tỏ sự non yếu của giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 2 (102-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Tháng 6 năm 1919, Nguyễn Ái
Quốc đã gửi tới hội nghị Vec - xai văn kiện nào dưới đây?
A. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
B. “Đường Cách mệnh”.
C. “Bán chế độ thực dân Pháp”.
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Câu 3 (102-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Cuộc đấu tranh của công nhân Ba
son (8 - 1925) là mốc đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân
Việt Nam vì
A. lần đầu tiên đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động.
B. đấu tranh có tổ chức, có mục tiêu chính trị và tinh thần đoàn kết quốc tế.
C. đòi các quyền lợi về kinh tế và được thực dân Pháp đáp ứng hoàn toàn.
D. có quy mô rộng lớn, sử dụng hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.
Câu 4 (102-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Những giai cấp nào sau đây được
hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
A. Địa chủ và nông dân. B. Tư sản và tiểu tư sản.
C. Địa chủ và công nhân. D. Công nhân và nông dân
Câu 5 (102-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Trong những năm 1921 - 1924,
Nguyễn Ái Quốc có vai trò gì đối với dân tộc Việt Nam?
A. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở Việt
Nam.
B. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là con đường cách mạng vô
sản.
C. Trực tiếp đào tạo cán bộ chuẩn bị cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở Việt
Nam.
D. Chuẩn bị về chính trị và tổ chức cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở Việt
Nam.
Câu 6 (102-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Sự thất bại của các khuynh hướng
cứu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đặt ra yêu cầu phải
A. đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu.
B. tăng cường khối liên minh công - nông.
C. kiên trì đấu tranh chỉ bằng phương pháp vũ trang.
D. tìm ra con đường cứu nước mới.
Câu 7 (102-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Điểm khác biệt cơ bản giữa con
đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20
của thế kỉ XX) so với các con đường cứu nước trước đó là về
A. mục tiêu trước mắt. B. đối tượng cách mạng.
C. khuynh hướng chính trị. D. lực lượng cách mạng.
Câu 8 (101-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Sự kiện nào chứng tỏ phong trào
công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?
A. Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập (3/1929).
B. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8/1925).
C. Ba tổ chức Cộng sản ra đời năm 1929.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930.
Câu 9 (101-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã chuẩn bị
A. lực lượng chính trị, vũ trang cho cách mạng Việt Nam.
B. lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
C. nhân lực, vật lực tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 10 (101-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Tổ chức cách mạng theo khuynh
hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam là
A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Tâm tâm xã.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 11 (101-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra đối với xã hội Việt Nam là gì?
A. Nông dân phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.
B. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
C. Công nhân bị sa thải, đồng lương ít ỏi.
D. Số đông tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh.
Câu 12 (101-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Thủ đoạn nào thâm độc nhất của
Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân.
C. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
D. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch.
Câu 13 (101-THPT Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc): Sự kiện đánh dấu bước đầu
thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản là
A. sự thành lập các tổ chức cách mạng.
B. sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. sự ra đời các tổ chức cộng sản năm 1929.
D. sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
Câu 14 (301-THPT Đồng Đậu-Vĩnh Phúc): Trong giai đoạn 1919-1925, cuộc vận
động người Việt Nam chỉ dùng hàng Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ
ngoại hóa” là hoạt động đấu tranh của giai cấp nào dưới đây?
A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Tiểu tư sản.
Câu 15 (301-THPT Đồng Đậu-Vĩnh Phúc): Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên KHÔNG có hoạt động nào dưới đây?
A. Ám sát cá nhân. B. Thực hiện “vô sản hóa”.
C. Xuất bản báo Thanh niên. D. Mở lớp huấn luyện.
Câu 16 (301-THPT Đồng Đậu-Vĩnh Phúc): Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo
trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với những người đi
trước là ở
A. cách thức tìm đến với chân lí cứu nước.
B. thời điểm xuất phát, bản lĩnh cá nhân.
C. ý chí đánh đuổi giặc Pháp, cứu Tổ quốc.
D. mục đích ra đi tìm con đường cứu nước.
Câu 17 (301-THPT Đồng Đậu-Vĩnh Phúc): Yếu tố nào dưới đây KHÔNG tác động
đến sự lựa chọn con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vào năm
1920?
A. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc, chứa đựng nhiều mâu thuẫn
nội tại.
B. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm mâu thuẫn dân tộc thêm gay
gắt.
C. Sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản.
D. Hạn chế trong chủ trương của các tiền bối, ưu điểm trong luận cương của Lê-
nin.
Câu 18 (301-THPT Đồng Đậu-Vĩnh Phúc): Trong những năm 20 của thế kỉ XX,
phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam
A. bắt đầu tiếp thu tư tưởng tư sản làm vũ khí chống Pháp.
B. bắt đầu tiếp thu tư tưởng tư sản và vô sản làm vũ khí chống Pháp.
C. tiếp tục tiếp thu tư tưởng tư sản làm vũ khí chống Pháp.
D. sử dụng vũ khí tư tưởng duy nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 19 (THPT Ngô Gia Tự-Vĩnh Phúc): Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận
thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là
A. cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc.
B. cần phải sang nước Pháp để hiểu rõ bản chất của kẻ thù, sau đó đánh đuổi
chúng.
C. cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập dân tộc.
D. ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng
bị áp bức bóc lột dã man.
Câu 19 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Đây là kết luận
của Nguyễn Ái Quốc sau khi
A. tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B. gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
C. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D. đọc bản Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc .
Câu 20 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Giai cấp công nhân Việt Nam có đặc
điểm gì?
A. Chịu ba tầng áp bức bóc lột.
B. Chịu hai tầng áp bức bóc lột.
C. Phân hóa thành hai bộ phận.
D. Có quyền lợi gắn với Pháp.
Câu 21 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức
Cộng sản năm 1929 có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung.
B. Chuẩn bị tất yếu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
C. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối khoa học, sáng tạo.
D. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 22 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Trong những năm 1926 -1929, chủ
nghĩa Mác - Lênin được truyền bá mạnh mẽ vào Việt Nam chủ yếu là do
A. tác động tích cực từ Quốc tế cộng sản.
B. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam.
C. hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. sự phát triển của phong trào ”Vô sản hóa” năm 1928.
Câu 23 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu
chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác được đánh dấu bằng sự kiện
nào?
A. Công nhân Ba Son (Sài Gòn) bãi công tháng 8/1925.
B. Công hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.
Câu 24 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc
từ một người Việt Nam yêu nước trở thành người đảng viên Cộng sản?
A. Gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. Tham gia sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
C. Gửi đến hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
D. Đọc bản sơ thảo về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
Câu 25 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn
đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?
A. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng còn non yếu.
C. Khởi nghĩa nổ ra bị động.
D. Đế quốc Pháp còn mạnh.
Câu 26 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp ở
Việt Nam có điểm mới nào?
A. Đầu tư vốn lớn, tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.
C. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
D. Tăng cường đầu tư vào công nghiệp khai thác mỏ.
Câu 27 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Con đường đi tìm chân lí cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của các vị tiền bối đi trước là gì?
A. Sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B. Dựa vào các nước Phương Đông.
C. Đi theo tấm gương Nhật Bản.
D. Dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến.
Câu 28 (301-THPT Yên Lạc 2- Vĩnh Phúc) Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh
hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?
A. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ.
B. Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách
mạng vô sản.
C. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối
liên minh công nông.
D. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.
Câu 29 (132-THPT Đồng Đậu-Vĩnh Phúc) : Dưới tác động của chương trình khai
thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng
mới nào?
A. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản.
B. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.
C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
D. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản
Câu 30 (132-THPT Đồng Đậu-Vĩnh Phúc): Nối nội dung cột A cho phù hợp với cột B

A B

1. Địa chủ a.bao gồm học sinh,sinh viên,công chức,viên chức...

2. Nông dân b. xuất thân từ nông dân,làm việc trong các hầm mỏ,đồn
điền,xí nghiệp...

3. Tầng lớp tư sản c .là người sở hữu số lượng ruộng đất lớn,câu kết chặt chẽ
với đế quốc

4. Tầng lớp tiểu tư sản d. chiếm số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề

5. Giai cấp công nhân e. là những người làm trung gian,thầu khoán cho Pháp...

A. 1-c, 2-d, 3-e, 4-a, 5-b B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b
C. 1-b, 2-d, 3-e, 4-a, 5-c D. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c
Câu 31 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là
A. địa bàn hoạt động. B. thành phần tham gia.
C. phương pháp, hình thức đấu tranh. D. khuynh hướng cách mạng.
Câu 32 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh) : Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của giai
cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 là
A. ruộng đất cho nông dân nghèo.
B. một số quyền lợi về kinh tế.
C. một số quyền lợi về chính trị.
D. độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Câu 33 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Nhận xét nào là đúng nhất về chuyển
biến của giai cấp công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Tăng nhanh về số lượng, bị bóc lột nặng nề, tiếp thu cách mạng vô sản.
B. Hăng hái đấu tranh do đời sống vô cùng khó khăn khổ cực.
C. Là lực lượng quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam.
D. Gắn bó máu thịt với nông dân, đấu tranh chống thực dân và phong kiến
Câu 34 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Mục đích thực dân Pháp tiến hành
chương trình khai thác lần thứ nhất ở Việt Nam nhằm
A. phát triển kinh tế Việt Nam.
B. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.
C. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam
D. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
Câu 35 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Từ năm 1919 đến 1930 cách mạng Việt
Nam tồn tại những khuynh hướng cứu nước
nào?
A. Phong kiến và tư sản. B. Dân chủ tư sản và vô sản.
C. Tư sản. D. Vô sản

Câu 36 (132-THPT Hàm Thuyên-Bắc Ninh): Tổ chức cách mạng nào do Nguyễn Ái
Quốc thành lập được coi là tiền thân của đảng Cộng sản Việt nam?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Tân Việt cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đông Dương cộng sản đảng.

You might also like