You are on page 1of 5

ĐÁP ÁN LỊCH SỬ - LẦN 4

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C C B A B C A D A B B C A D C A D C A D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A B C B C B C B B C C C B B A C A B D C

ĐÁP ÁN CHI TIẾT


Câu 1: Đáp án: C
- Mục đích của LHQ: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới; Phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia trên thế giới.
- Công cụ để duy trì trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ hai: Liên hợp
quốc.
Câu 2: Đáp án: C
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù vẫn có những mâu thuẫn giữa các nước nhưng biện pháp
giải quyết không phải là gây ra một cuộc chiến tranh ác liệt như chiến tranh thế giới thứ hai trước đó
bởi các nước hiểu rõ: nếu có chiến tranh thì sẽ thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với quyền lợi có được. Đặc
biệt từ những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng đối đầu giữa các nước chuyển sang đối thoại, thế giới
sau khi Liên Xô sụp đổ đang hình thành thế giới mới theo hướng đa cực.
Câu 3: Đáp án: B
Trong những quyết định của Hội nghị Ianta, những nước thắng trận như có một vai trò chi phối
trên “bàn cờ” quốc tế, phân phát phạm vi ảnh hưởng ở các nơi trên thế giới. Thậm chí, sau Chiến tranh
thế giới thứ 2, nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập nhưng vẫn bị kìm kẹp trong những cụm từ
“thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây, đơn cử châu Á. Như vậy, trong Hội nghị Ianta
chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận, còn những nước thuộc địa vẫn phải tiếp tục đấu tranh đòi
các quyền dân tộc cơ bản.
Câu 4: Đáp án: A
Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là: 2 năm
Câu 5: Đáp án: B
- Năm 1975, Mô dăm bích và Ăng gô la giành thắng lợi, đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu
Phi cơ bản bị tan rã.
- Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân nước: Thắng lợi của nhân Mô-dăm-bich, Ăng-
gô-la.
Câu 6: Đáp án: C
Chính sách đối ngoại "Trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc" là
đường lối ngoại giao của: Ấn Độ.
Câu 7: Đáp án: A
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở châu Á, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ
ra mạnh mẽ nhất ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
Câu 8: Đáp án: D
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của:
Các thực dân phương Tây.
Câu 9: Đáp án: A
Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
là: từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
Câu 10: Đáp án: B
- Từ 1967-1975, ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế; Từ
1976 đến nay: Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á kí kết (2/1976) - Hiệp ước Bali, nhằm
xác định nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước, mở ra thời kì phát triển mới trong
hợp tác của Asean.
- Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện kí kết
Hiệp ước Bali được kí kết (1976).
Câu 11: Đáp án: B
Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (10 - 1949) cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
có những điều kiện thuận lợi: Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên xô và các nước xã hội
chủ nghĩa.
Câu 12: Đáp án: C
Tháng 12 - 1989, tại cuộc gặp không chính thức trên đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo
M. Goócbachốp và G. Busơ (cha) cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Câu 13: Đáp án: A
- Sau khi chiến tranh lạnh, trật tự hai cực tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành
theo hướng đa cực; Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế; Hòa
bình thế giới được củng cố…
- Bước sang TK XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển, các dân tộc hy vọng
về một tương lai tốt đẹp.
- "Chiến tranh lạnh" chấm dứt đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới đó là nhiều cuộc xung
đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng, hoà bình.
Câu 14: Đáp án: C
- Chiến tranh lạnh là: chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước phương
Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực
từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa tư tưởng… ngoại trừ chưa có sự xung đột trực tiếp bằng quân
sự giữa hai siêu cường…
- Đáp án C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn luôn ở
trong tình trạng chiến tranh" thực hiện "chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh"
Câu 15: Đáp án: C
Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long -
Hương Cảng (Trung Quốc)
Câu 16: Đáp án: A
Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí
Nguyễn Ai Quốc khởi thảo, đó là: làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên
chủ nghĩa cộng sản.
Câu 17: Đáp án: D
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực
dân Pháp, ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam
còn có đặc điểm riêng:
- tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
- được kế thừa truyền thống yêu nước.
- có quan hệ mật thiết với nông dân.
- sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin…
Câu 18: Đáp án: C
- Đáp án A,B,C,D đều là ý nghĩa của sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam.
- Việc thành lập Đảng cộng sản là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam: Từ đây, cách mạng
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản
Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán
bộ đảng viên kiên trung nguyện suốt đời hy sinh cho lý tưởng Đảng, vì độc lập dân tộc và tự do cho
nhân dân; Sự ra đời của Đảng với tổ chức thống nhất đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường
lối, về giai cấp lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Từ đây cách mạng Việt
Nam bước lên một con đường mới, con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và hướng tới chủ nghĩa
xã hội.
- Đáp án C.Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là: Chấm dứt thời kì khủng
hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
Câu 19: Đáp án: A
- Cương lĩnh chính trị do NAQ soạn thảo được thông qua Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) là
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, tuy còn vắn tắt nhưng là một Cương lĩnh giải phóng dân tộc
sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của
cương lĩnh.
- Đáp án A.Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Độc lập dân tộc và tự do.
Câu 20: Đáp án: D
Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam,
đó là ý nghĩa lịch sử của sự kiện: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 21: Đáp án: A
– Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong lần khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất ngày càng tăng về số lượng. Dưới ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô
sản, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo phương hướng từ tự phát đến tự giác.
– Từ năm 1919 - 1925:Các cuộc đấu tranh ngày càng nhiều, tuy vẫn còn lẻ tẻ và tự phát. Công
nhân Sài Gòn - Chợ lớn lập Công hội (bí mật) năm 1920. Tháng 8 - 1925, Công nhân xưởng đóng tàu
Ba Son bãi công, phản đối Pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Với yêu sách đòi tăng
lương 20% và phải cho những công nhân bị thải hồi trở lại làm việc, sau 8 ngày bãi công các nhà chức
trách Pháp phải chấp nhân tăng 10% lương cho công nhân. Cuộc đấu tranh này đánh dấu bước tiến mới
của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
- Sự kiện thể hiện: "Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân
và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam": Bãi công của thợ máy xưởng đóng
tàu Ba Son cảng Sài Gòn (8 - 1925).
Câu 22: Đáp án: B
Thông qua những hoạt động của NAQ từ 1919 – 1925 cho ta thấy được vai trò của Người là Người
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN, đó là con đường
cách mạng vô sản.
Câu 23: Đáp án: C
- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925) là tổ chức CM do NAQ sáng lập, ra đời và hoạt
động tại Quãng Châu – TQ, đây là tổ chức của giai cấp công nhân theo khuynh hường vô sản.
- Việt Nam quốc dân Đảng (1927) ra đời và hoạt động ở Bắc kì, là tổ chức đại diện cho tư sản dân
tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
- Sự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là
khuynh hướng cách mạng.
Câu 24: Đáp án: B
Phong trào "vô sản hoá" do tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động.
Câu 25: Đáp án: C
Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Nguyễn Ái Quốc: "Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản... ”
Câu 26: Đáp án: B
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành:
Nông nghiệp và khai thác mỏ.
Câu 27: Đáp án: C
Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp về căn bản không thay đổi là vì: Hạn chế phát
triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư
bản Pháp.
Câu 28: Đáp án: B
Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947 là: làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng
nhanh” của Pháp và buộc phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta.
Câu 29: Đáp án: B
Đáp án A là nghĩa của chiến dịch.
Đáp án C, D là kết quả không đúng.
Đáp án B. Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu -
đông 1950: Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Câu 30: Đáp án: C
Mục tiêu ta mở chiến dịch Biên giới 1950, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông
biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc.
Câu 31: Đáp án: C
Lí do cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế
và chính trị: Tránh trình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Câu 32: Đáp án: C
Quyền dân tộc cơ bản được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ là: Độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Câu 33: Đáp án: B. Trong kế hoạch Nava, Pháp tập trung lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ là chủ yếu,
lên đến 44/84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương. Trong giai đoạn hai của kế hoạch Nava, chuyển lực
lượng ra đồng bằng Bắc Bộ, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Điện Biên Phủ nằm ngoài kế hoạch dự định trước của Nava.
Câu 34: Đáp án: B
Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí được quốc tế ghi nhận các quyền: dân tộc cơ bản của nhân
dân các nước Đông Dương.
Câu 35: Đáp án: A
- Đáp án A,B,C,D là nguyên nhân của thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
- Đáp án D. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945 - 1954): Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối
chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn.
Câu 36: Đáp án: C
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) và Hiệp
định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21/7/1954) là: Không vi phạm chủ quyền quốc gia.
Câu 37: Đáp án: A.
- Trong hội nghị Giơnevơ, mặc dù hội nghị diễn ra gay go, quyết liệt do quan điểm của hai bên
khác nhau nhưng sau đó do căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực
lương giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các tranh chấp bằng
thương lượng, Việt Nam đã kí Hiệp đinh Giơnevơ ngày 21-7-1954.
- Hiện nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, trong xu thế “toàn cầu hóa”, các nước mở rộng
mối quan hệ hữu nghị, hơp tác cũng nhau phát triển. Việt Nam cần học tập tinh thần đàm phán hòa
bình và hợp tác đối ngoại từ Hiệp định Giơnevơ. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên
cần thu hút vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật của nước ngoài. Đồng thời học tập kinh nghiệm quản lí và
đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một số vấn đề chính trị liên quan đến chủ quyền lãnh
thổ, nếu như trước kia các nước giải quyết với nhau bằng chiến tranh thì giờ đây hầu hết đều giải quyết
theo luật pháp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Với vấn đề Biển Đông, Việt Nam đang kêu gọi sự ủng
hộ của cộng đồng quốc tế bên cạnh việc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là xu thế
chung của thế giới.
Câu 38: Đáp án: B
Khẩu hiệu do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Tất cả cho tiền tuyến, tất
cả để chiến thắng.
Câu 39: Đáp án: D
- Những khó khăn của đất nước ta sau CM tháng Tám là rất lớn: Khó khăn trong nước (cq cách
mạng non yếu, nạn đói, nạn dốt, tài chính…), Nạn ngoại xâm và nội phản (quân Trung Hoa dân quốc,
quân Anh, q. Nhật, thế lực phản động…) đã đặt nước ta đứng trước tình thế hiểm nghèo“ngàn cân treo
sợi tóc”.
- Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám là: Giải quyết
khó khăn về đối nội: nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
Câu 40: Đáp án: C
Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau : "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân
nhượng" (Hồ Chí Minh).

HẾT

You might also like