You are on page 1of 13

Kết hợp “lạ hóa” trong thơ ca và "Từ điển kết hợp lạ” trong thơ ca Việt

Chủ nhật - 06/06/2021 11:09


Trong ngôn ngữ nghệ thuật có thể xuất hiện những cấu trúc ngữ nghĩa cú pháp
không bao giờ có thể đánh giá theo lô gíc của ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ giao
tiếp thông thường. Nếu một người bình thường nói: “Tôi muốn ăn trăng” hay
“Tôi mặc áo trăng” chắc chắn đó là một triệu chứng của bệnh lí về tư duy và
ngôn ngữ. Nhưng trong thơ ca những kết hợp bất thường như vậy lại được chấp
nhận như một lối biểu hiện đặc biệt.

1. Dẫn nhập

Nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến những kết hợp bất ngờ, mới lạ và coi đó là
“sức hút” của thơ. Phan Ngọc đề cao tính chất “quái đản” trong sự sắp xếp của ngôn
ngữ thơ. Hữu Đạt trong công trình nghiên cứu Ngôn ngữ thơ Việt Nam cũng khẳng
định: “Cách làm việc của thơ là lắp ghép các mảng chứa đựng yếu tố bất ngờ”(1, tr.
22). Cũng trong công trình này, tác giả đã nhấn mạnh phương thức để kiến tạo những
hình ảnh, biểu tượng thơ mới mẻ, độc đáo là phương thức lựa chọn và kết hợp các đơn
vị ngôn ngữ.

Việc khai thác các khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa
chọn và thao tác kết hợp. Thao tác lựa chọn cho phép người nghệ sĩ lựa chọn một đơn
vị trong hàng loạt các đơn vị có giá trị tương đương với nhau, có thể thay thế nhau trên
trục dọc. Thao tác kết hợp cho phép nhà nghệ sĩ, sau khi đã lựa chọn có thể tạo ra
những kết hợp bất ngờ, sáng tạo dựa trên những tiền đề vật chất mà ngôn ngữ dân tộc
cho phép(…) Lựa chọn là một việc rất cần thiết thì kết hợp cũng là một công việc vô
cùng sáng tạo của thi ca. Cái hay của thơ thường bộc lộ qua việc các nhà nghệ sĩ biết
lựa chọn các đơn vị như thế nào và tổ chức chúng lại theo cách như thế nào (1, tr. 65)

Trong tiếng Việt, là phổ biến các kết hợp như:lưỡi cưa, lưỡi dao, lưỡi rìu, lưỡi hái
nhưng là hạn chế những kết hợp (của một số nhà thơ đương đại) như lưỡi lửa, lưỡi gió,
lưỡi trăng, lưỡi nến, lưỡi sóng…; là bình thường những kết hợp chót lưỡi đầu
môi,miệng lưỡi thế gian, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo… nhưngsẽ là bất
thường những kết hợp như chùm lưỡi dìu nhau đứt cuống (Mai Văn Phấn), Lưỡi bị
hành hình trong một tuyên ngôn và cộng sinh lưỡi (Trần Quang Quý), Giấc mơ của
lưỡi (Phan Huyền Thư), lưỡi chạm đáy mềm Âu Cơ (Vi Thùy Linh)…

Các kết hợp bình thường là vũng nước, vũng máu, nhưng sẽ là bất thường với những
kết hợp kiểu như: vũng cô liêu, vũng hồn ta, vũng mây, vũng trăng (Hàn Mặc Tử).

Trong ngôn ngữ nghệ thuật có thể xuất hiện những cấu trúc ngữ nghĩa cú pháp không
bao giờ có thể đánh giá theo lô gíc của ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ giao tiếp thông
thường. Nếu một người bình thường nói: “Tôi muốn ăn trăng” hay “Tôi mặc áo trăng”
chắc chắn đó là một triệu chứng của bệnh lí về tư duy và ngôn ngữ. Nhưng trong thơ
ca những kết hợp bất thường như vậy lại được chấp nhận như một lối biểu hiện đặc
biệt:

* Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói

Gió trăng có sẵn làm sao ăn?

* Áo ta rách rưới trời không vá

Mà bốn mùa trăng mặc vải trăng

(Hàn Mặc Tử)

Trường ca Nhân chứng của một cái chết của Nguyễn Quang Thiều có những kết hợp
từ hết sức lạ lùng: bình minh máu rực rỡ, da thịt tối tăm, sự im lặng khổng lồ, những
chiếc thuyền phờ phạc, những tháng năm bóng tối nham nhở, nóng nhão óc, lạnh vỡ
xương, những nấm mộ hoan hỉ, những nấm mộ tươi sáng…Những kết hợp bất thường
về nghĩa này không đơn thuần nhằm tạo ra sự tân kì, mà là khúc xạ của một cách tri
nhận mới mẻ về cuộc sống. Sắc thái mạnh của các tính từ, sự khác biệt về trường nghĩa
giữa tính từ với danh từ mà nó làm định ngữ chính là sự phản chiếu những phản ứng
dữ dội của tâm hồn nghệ sĩ trước tính chất dang dở và đầy mâu thuẫn của thế giới thực
tại.

Các nhà thơ trẻ hiện nay cũng đang có nhiều quyết tâm sáng tạo và làm mới những kết
hợp từ. Chẳng hạn, Phan Huyền Thư có: Dũa nỗi buồn, mùi học đòi, cơn lốc hót, khâu
đợi chờ, tròng trành nhung nhớ, ủ men ái tình hương cốm, mùi ái ân, ngụm mây, tiết
điệu hạt mưa, chiếc bánh đêm, mùa thu non, khóc úng chiều, pha những thớ buồn ba
chỉ, tắm gội nỗi buồn, mùa trở dạ, mùi vụng trộm, đông cứng nỗi buồn, tung toé tuổi
dậy thì, hè đồng tính, nàng gió hồi xuân, sự phải lòng, phụ tình đêm, ướt đẫm nỗi hồng
nhan, nỗi hai chồng, nỗi vó bè, một ái ân, giọt khóc, nỗi buồn trưởng giả, cuộc sẹo
truân chuyên, mưa sữa… Vi Thuỳ Linh có:xâu những hạt mưa, xanh lạc lõng, lửa
trắng, miền anh, vầng mây anh, con đường anh, đêm chăn, bầy nắng, thật thiếu phụ,
bóng tối mới tinh, lưỡi mưa, mặt trời cuồng, thế kỉ hoan lạc và đau đớn, người đàn bà
nắng lên, lau nắng, tiếng rên nguyên sinh cánh rừng, giọt tâm hồn… Bình Nguyên
Trang có:giọt buồn đau, trái tim màu kim loại, quả tim rét, những chùm đau… (Tất
nhiên không phải tất cả kết hợp lạ của các nhà thơ ấy đều có giá trị tu từ).

“Muốn cho một câu thơ có tính hình tượng thì quan hệ kết hợp giữa các từ trong câu
phải có sự bất ngờ về cấu trúc ngữ nghĩa”(1, tr.. 107) Điều đó phụ thuộc vào quá trình
lao động sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ. Nếu những kết hợp đi chệch chuẩn mực
ngữ pháp thông thường, lạ hoá, bất ngờ, nhưng đóng vai trò tạo ý nghĩa cho câu thơ,
tạo một liên tưởng mới, thì lúc đó “lạ hoá” mới có giá trị, có sức hút đối với người
đọc.

2. Một số thủ pháp “lạ hóa”

Có thể lạ hóa theo con đường ngữ pháp và con đường từ vựng - ngữ nghĩa.

Đi theo con đường ngữ pháp, thường thấy hai thủ pháp: đảo trật tự từ và chuyển (từ)
loại.

Với con đường từ vựng - ngữ nghĩa, thường gặp hai thủ pháp: mở rộng phổ kết hợp và
ẩn dụ ý niệm.

2.1. Thủ pháp ngữ pháp

2.1.1. Đảo trật tự từ trong cấu trúc thông thường

Ngôn ngữ nghệ thuật có cấu trúc khác với ngôn ngữ thông thường. Đôi khi đảo trật tự
kết hợp thì thành thơ mà để nguyên thì là lời nói thường. Chẳng hạn: hoa xoan đã nở,
gió lao xao, hương ngan ngát, chùm hoa tim tím,… là những kết hợp bình thường,
nhưng sẽ là thơ nếu như viết:

Đường tình đã nở hoa xoan


Lao xao gió gợn, hân hoan lá chờ

Trời cao ngan ngát hương đưa

Em ơi tim tím mơ mờ chùm hoa

(Xuân Diệu)

Chúng ta thử so sánh:

Ngôn ngữ thông thường

Ngôn ngữ nghệ thuật

Giọt (nước mắt)lã chã

(Nhìn càng)lã chã giọt hồng (Nguyễn Du)

Lòng người nao nao

(Thiệt lòng mình cũng) nao nao lòng người (Nguyễn Du)

Trời cao lồng lộng

(Nàng rằng) “Lồng lộng trời cao” (Nguyễn Du)

Hương trầm thoang thoảng

(Hãy còn) thoang thoảng hương trầm chưa phai (Nguyễn Du)

Người Cha mái tóc bạc phơ

Bạc phơ mái tóc người Cha(Tố Hữu)


Trăm ngả sầu

(Thuyền về nước lại) sầu trăm ngả (Huy Cận)

Hương đưa ngan ngát

(Cây bưởi sau nhà)ngan ngát hương đưa (Phan Thị Thanh Nhàn)

2.1.2. Chuyển (từ) loại

Thi sĩ dân gian đã rất thành công khi tạo ra những kết hợp trong bài ca dao: Anh phong
tôi chi/ Anh hoa tôi chi/ Anh tuyết nguyệt tôi chi/ Nay anh phong hoa/ Mai anh tuyết
nguyệt/ Nay anh lần lần/ Mai anh lữa lữa còn gì là duyên tôi.Phong, hoa, tuyết nguyệt
vốn là danh từ (nói đến cái thú của văn nhân tài từ hoặc khách phong tình thuở xưa,
đón gió, ngợi hoa, vịnh trăng, ngắm tuyết…) không thể làm vị ngữ trong câu. Nhà thơ
dân gian vô danh xưa đã biến những danh từ đó thành động từ hoàn toàn tự nhiên.
Chuyển (từ) loại của từ, ở đây là vị từ hóa, cũng tức là tạo ra nghĩa mới cho từ.

Sự tỉnh lược từ ngữ trong thơ có thể biến chức năng của danh từ thành chức năng của
tính từ hoặc động từ, tạo thành những kết hợp lạ tạo điểm nhấn nghệ thuật, chẳng hạn,
câu thơ “tạo sinh” sau đây của Lê Đạt:

Thu rất em và xanh rất cao

Em rất (giống) mùa thu? Mùa thu rất (giống) em? Em rất (yêu) mùa thu? Mùa thu rất
(quý) em? Người đọc có thể điền vào chỗ trống những “tính từ” của mình, do mình
sáng tạo. Bởi nhà thơ “giấu” tính từ nên câu thơ có khả năng biến ảo, và đó là một
trong những cách tạo sinh của thơ Lê Đạt.

2.2. Thủ pháp từ vựng - ngữ nghĩa


2.2.1.Mở rộng phổ kết hợp

Sau đây, chúng ta thử khảo sát kĩ một vài trường hợp cụ thể, điển hình về sự phong
phú trong mở rộng phổ kết hợp.

Chẳng hạn, thông qua các kết hợp khác nhau, thông qua những liên tưởng, phát hiện
của nhà thơ, nắng đã hiện lên với đủ sắc màu, dáng vẻ, hình hài và hành động.

Cùng một hiện thực “ánh nắng mặt trời”, nhưng với Xuân Diệu là nắng mới, nắng đào,
nắng mọc, nắng thiêu, nắng trở chiều…; Huy Cận là nắng thơ, nắng phới, nắng chia,
nắng xế ngậm ngùi…; Hàn Mặc Tử là nắng hàng cau, nắng mới, nắng hường, nắng
chang chang…; Chế Lan Viên là nắng bọc muôn hình xác, nắng sớm, nắng chiều
tươi…

Nắng kết hợp với các tính từ làm định ngữ đã cho rất nhiều màu khác nhau: nắng tía,
nắng vàng, nắng hồng, nắng đỏ, nắng hường, nắng xanh, nắng pha lê, nắng trong thuỷ
tinh…

Những động từ vốn thường chỉ kết hợp với các từ chỉ sự vật cụ thể, nay cũng thường
“lấn sân” sang các từ chỉ sự vật trừu tượng.

Chúng ta thử xem xét một số ví dụ cụ thể sau đây:

“Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cômúc ánh trăng vàng đổ đi

(Ca dao)

Chiều xô bóng ngã vào đêm

Chị ngồi không gió ngoài thềm lặng trôi

(Trần Anh Thái - Chị tôi)


Khi tao khóc trong gió Lào nóng bỏng

Bạn tao làmthơ ru ngọn suối đầu nguồn

(Nguyễn Hữu Quý – Con mèo đến ở phòng tôi)

Cóai muốn giương cung nhằm kí ức

Ta đã tránh và mũi tên dần trượt

Vẫn nghe lòng chao chát những mùa thu

(Nguyễn Trọng Hoàn –Còn lại với mùa thu)

Chiếc thuyền nanúp mặt vào ngơ ngác

Nhưvỏ cau khônhớ tiếc một thời trầu

(Nguyễn Ngọc Phú – Đám mây màu vảy cá)

Mây trôi đi lấp vội

Chân trời vừamai táng bóng đêm

(Mai Văn Phấn –Linh hồn đã bay)

Anh lẫn vào em có những hạt cỏ quê

Cỏ cũng mọc tốt tươi khi bén rễ thị thành hút màu từ cám dỗ

(Trần Quang Đạo –Cánh đồng)

Những chú chimgác mỏ vào trời bằng cơn mưa rỉa hạt

Và tiếng velặn vào kí ức


(Trần Quang Quý, Những chiếc lá ngụ ngôn)

Chịchôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền

(Hữu Thỉnh - Đường tới thành phố)

Trong thơ ca, “Những kết hợp bất ngờ bao giờ cũng làm tiền đề cho việc tạo ra tính
hình tượng. Cho nên xét cho cùng, cái làm nên tính hình tượng của câu thơ chính là do
mối quan hệ kết hợp giữa các đơn vị trong một câu thơ tạo thành” (1, tr.131)

“Nỗi”cũng là một trường hợp lạ. “Nỗi” là danh từ thường kết hợp với các tính từ nhằm
chỉ sự tình, sự thể không hay xảy ra, tác động đến tình cảm con người. Từ “nỗi”
thường kết hợp với những từ mang ý nghĩa tiêu cực, trong khi đó, từ “niềm” thường
kết hợp với những từ mang ý nghĩa tích cực, chẳng hạn nỗi buồn - niềm vui; nỗi thất
vọng - niềm hi vọng; nỗi bất hạnh - niềm hạnh phúc; nỗi đau khổ - niềm sung sướng…

Trong thơ Phan Huyền Thư xuất hiện nhiều cấu trúc theo kiểu “nỗi + danh từ”: nỗi
thượng tuần, nỗi vó bè, nỗi hai chồng, nỗi hồng nhan... Trong số đó có nhiều sáng tạo
kết hợp đem lại giá trị thẩm mĩ:

Chép nguẩy/ Ngã banỗi hai chồng/ Táo bà mòn răng/ Còn nghiến

(Hai Mươi ba tháng Chạp)

Kết hợp “nỗi hai chồng” đã thể hiện cái bi kịch trong đời sống hôn nhân của “Táo bà”,
nó chất chứa bao nỗi đắng cay, oan trái của người đàn bà phải sống cảnh chồng chung.

Chiều nay chiều ráng/ những nàng Tô Thị bê tông/ trong thành phố ngột ngạt chờ
chồng/ dệt mộng lông ngỗng lao đao ngoài cửa sổ/ giăng mắc gì với gió/ ướt đẫm nỗi
hồng nhan

(Độ lượng)

“Hồng nhan” vốn là danh từ để chỉ những người con gái đẹp, từ thường đi kèm với nó
là “kiếp”. Người ta thường vẫn nói “kiếp hồng nhan” chứ không nói “nỗi hồng nhan”.
Nhưng chính cái kết hợp từ mới lạ này đã gây được ấn tượng đối với độc giả. Cụm từ
này khiến cho người đọc cảm nhận được sự mong manh của một thân phận tình yêu
vốn dĩ đã rất mong manh. Sự yếu đuối và bế tắc trong tâm hồn người con gái đã lên
đến đỉnh điểm, đến mức cô phải thốt lên “thôi chẳng chờ hạnh phúc” một cách đầy xót
xa.

Hữu Dụng có câu: Bàn cờ thế sự quân không động/ Mà thấy trong lòng nỗi bão giông.
Chữ nỗi bão giông là muốn nói đến nỗi niềm, nỗi lòng, nỗi đời trước cảnh gian nan,
thử thách.

Ngược lại với kết hợp lạ là kết hợp quen thuộc, đến mức sáo mòn sẽ không làm nảy
mầm cảm xúc của người đọc.

2.2.2. Ẩn dụ ý niệm

Ẩn dụ là sự ý niệm hóa và hiểu những hiện tượng loại này thông qua các hiện tượng
loại khác. Ẩn dụ ý niệm tiền giả định sự tồn tại hai miền nguồn và đích, trong đó miền
nguồn cung cấp tri thức mới và chuyển (gán) tri thức đó cho miền đích thông qua các
ánh xạ (mapping). Chẳng hạn, ý niệm CUỘC HÀNH TRÌNH là miền nguồn, các đặc
trưng của nó như con đường (dài, gập ghềnh), nhiều ngả rẽ, sử dụng nhiều loại phương
tiện, có điểm xuất phát, có đích đến, v.v., đã được gán cho ý niệm đích TÌNH YÊU,
cho nên TÌNH YÊU cũng có những nét đặc trưng đó.

Nắngđược ý niệm hóa như những vật thể, có hình hài như lúm đồng tiền, sợi chỉ thêu,
tấm thảm cong, giọt mật vàng, được hình dung như bột, hạt, sóng, sông, dòng nước lũ,
thiếu phụ đương xuân… cho nên có thểkhiêng, gom lại, rải, rây rắc, chảy, trút, trào,
tưới, dâng…

Trong thơ Nguyễn Bính, kết hợp từ nắng đã thật bất ngờ:

Hà Nội cơ hồ rộn tiếng ve

Nắng dâng làm lụtcả trưa hè


Bình thường chúng ta nói và liên tưởng “nước dâng làm lụt cả phố phường”, nhưng
kết hợp Nắng dâng làm lụtcả trưa hè đã tạo ra một ý niệm mới, hình tượng nắng đã
được ý niệm hóa thành một dòng nước lũ, dâng tràn, mạnh mẽ như muốn nhấn chìm
tất cả.

Nắng là sinh thể có thể đốt, cháy, trổ, trút, trào, ngậm, uống, đi lên, đi xuống, đi theo,
trở mình, xôn xang, nhảy nhót, ngân vang, rung, có cái nắngđột kích, nắngchuốt nhọn
mũi gai hoặc có thể lảo đảo vàcựa mình…:

Nắng lảo đảo

mái hiên say nghiêng ngả

(Phan Huyền Thư)

Hè thon congthân nắng cựa mình

(Lê Đạt)

Nắng đã được ý niệm hóa thành người: Nắng cũng say, mệt mỏi, uể oải. Nắng cũng
biết làm duyên với dáng vẻ “cong thân”, “cựa mình” yểu điệu.”

Nhưng đến kết hợp bầy nắng của Vi Thuỳ Linh lại là một bất ngờ mới. Đôi mắt của nữ
nhà thơ lọc sâu trong thảm nắng vàng, thấy từng phần tử nắng, như lũ trẻ, ùa nhau
xuống mặt đất, đem lại sự sống, niềm vui:

Nhảy lò cò bầy nắng

Căng dây mưa lảnh lót

Qua những ví dụ về các kết hợp với nắng ở trên, ta thấy được sự rung cảm rất tinh tế
và khả năng ý niệm hóa cực kì phong phú của thi sĩ.

3. Kết luận
“Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị của nó mà ở diện
mạo âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu
thơ, bài thơ” (2, tr. 50).“Qui luật về trí nhớ cho ta biết, cái bình thường thì bao giờ
cũng bị lãng quên đi ngay lập tức. Muốn khắc sâu vào trí nhớ thì nó phải khác thường
hoặc về nội dung hoặc về hình thức” (7).

Những cái “khác thường đó” có thể được tạo ra bằng nhiều “chiêu”, tùy theo ngữ năng
của người nghệ sĩ ngôn từ. Thi sĩ thành công là người sáng tạo ra những “kết hợp lạ”
nhưng lại được mọi người chấp nhận. Họ tìm ra cái có lý trong kết hợp tưởng như là
vô lý. Bởi trong mọi trường hợp, người nghệ sĩ ngôn từ thường là người có cách tri
nhận thế giới khác lạ với chúng ta. Tìm hiểu những giá trị hình tượng “lạ hóa” từ góc
độ của ngôn ngữ học tri nhận sẽ là một hướng đi mở ra nhiều điều thú vị.

4. Ứng dụng từ điển học

Như trên đã thấy, các kết hợp “lạ hóa” là những ngôn phẩm tuyệt vời đáng được bảo
tồn và phát triển. Một trong những cách hữu hiệu để lưu giữ và phổ biến đó là tập hợp
chúng trong một cuốn từ điển.

Chúng tôi có ý tưởng biên soạn một từ điển, tạm gọi là “Từ điển kết hợp lạ trong thơ
Việt”, dưới đây viết tắt là: TĐKHL. Mỗi mục từ gồm từ đầu mục và nội dung.

Từ đầu mụccó thể là bất kì danh từ (dt), tính từ (tt), động từ (đgt), v.v., nếu có những
kết hợp lạ.

Nội dunggồm các dạng khả năng kết hợp, được xếp theo một trình tự nhất định. Chẳng
hạn, đối với từ đầu mục là danh từ, thì có thể có các dạng sau đây:

≈ + dt, ≈ + tt, ≈ + đgt; dt + ≈, đgt + ≈, v.v.., trong đó dấu ≈ được dùng để thay thế cho
các từ đầu mục. Trong một số trường hợp, có thể minh họa bằng các câu thơ có kèm
tên tác giả hoặc cả tên bài thơ.

Dưới đây chúng tôi thử đưa ra 3 mục từ “trăng”, “nắng” và “buồn” để minh họa, trong
đó có hai danh từ và một tính từ. (Lưu ý: buồn là tính từ nhưng cũng có thể là danh từ
khi kết hợp với từ nỗi)

trăng dt

1) ≈ + tt: ≈ rộng/ lạnh/…

2) ≈ + đgt: ≈ thương/ nhớ/ ghen/ ngã/ rụng/ quỳ/ tự tử/ tái mặt(Mở cửa nhìn trăng,
trăng tái mặt/ Khép phòng đốt nến, nến rơi châu” – Hàn Mặc Tử)…

3) dt + ≈: áo/ nàng/ vải/ vũng/ xác≈

4) đgt + ≈:gặm ≈ (Thỏ trắng gặm trăng ngực trắng – Vi Thùy Linh)

nắng dt

1) ≈ + dt: ≈ chiều tươi/ hàng cau/ thơ…

2) ≈ + tt: ≈hoe tròn/ hường/ phới/ tía/ trong (thủy tinh)/ xanh/ xôn xang…

3) ≈ + đgt: ≈ bọc (muôn hình xác)/ cháy/ chảy/ chia/ chuốt (nhọn mũi gai)/ cựa mình/
dâng/ đọng/ đốt/ đột kích/ đi/ đợi (“Bầy chim trốn rét đã về/ em không tới/ hoa gạo đỏ
đau nắng đợi” – Phan Huyền Thư)/ lảo đảo/ lùa/ mọc/ ngậm ngùi/ ngân vang/ nhảy
nhót/ rải/ rây (vàng bột)/ rung/ tưới/ theo/ thiêu/ trút/ trào/ trổ/ trở chiều/ trở mình/ say/
xuống…

4) dt + ≈ :sóng/ bầy/ đàn bà (“Ngườiđàn bà nắng lên/… Từng tế bào căng vỡ những
hạt mồ hôi anh đổ ràn nảy mầm trên tay em” – Vi Thùy Linh)/đại tiệc (“…Anh đổ
xuống đổ xuống xạ hương ấm áp muôn mùi tươi mát quý phái bao bọc đại tiệc nắng
của đêm kiêu sa …” - Vi Thùy Linh) ≈

5) đgt + ≈: gom/ khiêng(“Đàn cò áo trắng/ Khiêng nắng qua sông” - Trần Đăng Khoa)/
lau (“Bầy kiến lửa bu đầy đốt bàn tay mê man lau nắng” – Vi Thùy Linh)/ ngậm
(Hoàng hôn hoàng yến ngậm nắng – Vi Thùy Linh)/ rây rắc/ tha/ thêu (“Đất thêu nắng,
bóng tre rồi bóng phượng” –Huy Cận)≈
buồn dt/tt

1) ≈ + dt: trưởng giả/ màu rơm rạ(“Xanh mãi lên một đường chân trời/Nỗibuồn màu
rơm rạ” - Bình Nguyên Trang)/màu thánh giá (Hỡi nốt nhạc nỗi buồn màu thánh giá” –
Bình Nguyên Trang)…

2) ≈ + tt: hung hãn(Nỗibuồn hung hãn nhỏm dậy/ Con không bỏ nổi gia tài cô đơn đầy
ải – Vi Thùy Linh)/xa xa (Em thở dài/ buốt mùa đông rỗng ngực/ buồn xa xa thương
cũng xa xa – Phan Huyền Thư)/ tím ngắt (“Tôi xin lại ngày xanh/ Trả lại hôm qua nỗi
buồn tím ngắt” - Dạ Thủy)/ xám (Đừng gieo những cái nhìn tê tái/ Quầng buồn xám vỗ
cơn đói/ Đôi mắt nói rằng, em vẫn là người con gái anh yêu – Vi Thùy Linh) …≈

3) ≈ + đgt: ≈chảy (Bóng đèn cuối cùng của chung cư đã tắt/ Dò dẫm đi lên những cầu
thang ướt như buồn chảy – Phan Thị Vàng Anh)/ đông cứng…

4) dt + ≈:kí tự( Ngực vỡ ra tổ ong vò vẽ/ bay vụt đi trăm ngả/ đốt sưng trời đêm/
những kí tự buồn – Phan Huyền Thư)/ giọt/ thớ (ba chỉ)… ≈

5) đgt + ≈: dũa/ gọi(Thương mùa đi/ đỏ mắt đêm gọi buồn – Bình Nguyên Trang)/
nhốt (Thung lũngnhốt buồn/ Lứa sương vô cảm đi xiên – Phan Huyền Thư)/ phong kín
(Như không thật những mùa thu mất ngủ/ Dâng heo mayphong kín (nỗi) buồn – Bình
Nguyên Trang)/ tắm gội (tắm gội nỗi buồn/ em nằm nghiêng nhẹ/ hóa thân/ nhầm
trăng sao” – Phan Huyền Thư)…≈

TĐKHL chắc sẽ là một từ điển “lạ”, trước nay chưa từng có ở Việt Nam. Hy vọng nó
sẽ được sự đón nhận của những người yêu tiếng Việt nói chung và yêu thơ nói riêng.
Qua TĐKHL này chúng ta sẽ có thể biết được những kết hợp lạ mà hay ấy đã là bản
quyền của tác giả nào, từ đó tránh việc dùng từ bị “sái”, “cớm bóng” khi sáng tạo ngôn
từ nghệ thuật. Đấy cũng là một nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu Việt ngữ học
và ngôn ngữ học tri nhận.

TS.Hoàng Lim Ngọc

You might also like