You are on page 1of 7

DẠ CỔ HOÀI LANG

I. LÝ DO CHỌN BÀI HÁT

Lý do để nhóm chúng em chọn bài hát này là vì bài hát là câu chuyện có thật
của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cho nên nó truyền đến cho em những cảm nhận,
những cảm xúc chân thật nhất, và hôm nay em sẽ trình bày sâu hơn về nội dung
của bài hát để mọi người cùng chiêm nghiệm và thưởng thức nó.

Nhà nghiên cứu âm nhạc, GTTS Trần Văn Khê: “Trong số cổ nhạc Việt
Nam, chưa có bài bản nào được như bản “Dạ cổ hoài lang” biến thành vọng cổ;
từ một sáng tác cá nhân biến thành sáng tác tập thể, sanh ra từ đầu thế kỷ, lớn
lên sống mạnh, biến hóa thiên hình vạn trạng, mà sẽ còn sống mãi trong lòng
người Việt khắp năm châu”

II. NỘI DUNG

1.1. Bối cảnh

Dạ cổ hoài lang được ra đời trong bối cảnh khi xã hội còn nhiều định kiến,
những lễ giáo ràng buộc, những áp đặt cổ hủ về hôn nhân trong gia đình, đặc
biệt là việc sinh con nối dõi tông đường mà trách nhiệm đặt nặng lên người phụ
nữ (Định kiến rằng là nếu người vợ không sinh được con để nối dõi cho gia
đình, thì những bậc trưởng bối, ví dụ như bậc cha, mẹ sẽ ép người chồng lập
thêm vợ hoặc phải từ bỏ cuộc hôn nhân đó, vì người xưa quan niệm rằng:
Không có con là điềm xui, “ Cây độc không trái, gái độc không con”). Và đó
cũng là hoàn cảnh cuộc hôn nhân của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Cao Văn Lầu là một
người rất thương vợ. Nhưng sau 3 năm lấy nhau về, 2 vợ chồng ông vẫn không
có con. Cha mẹ cũng vì thế nên buộc ông phải thôi vợ (tam niên vô tự bất thành
thê). Vì thương vợ, ông đã đưa vợ đi xa. Được sự cưu mang của một gia đình
tốt, sau bao khó khăn trắc trở thì họ cũng có con. Bài hát này ra đời cũng như
câu chuyện của chính ông được kể lại. Bài hát là số phận tình yêu trắc trở của
vợ chồng nhạc sĩ, một mối lương duyên khiến người ta thương xót vì thương
nhau mà phải chia cách vì một lý do không chính đáng.
Tên bài hát “Dạ cổ hoài lang”: “Hoài” - nhớ, “lang” - chồng. “Hoài lang” -
nhớ chàng. “Dạ”: đêm, “cổ”:trống => tiếng trống về đêm. Nói về tâm sự người
vợ nhớ chồng lúc về đêm.

1.2.Thông điệp

1.2.1. Qua lời bài hát

“Từ là từ phu tướng


Bảo kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng
Đêm năm canh mơ màng”
+ “Từ là từ phu tướng”: phu tướng ở đây có thể hiểu là tướng phu thê, ý chỉ
lời kể về một đôi vợ chồng
+ “Bảo kiếm sắc phong lên đàng”: “Bảo kiếm” là kiếm quý; “Sắc phong”
là chiếu chỉ được quyết định (chỉ dùng cho Vua)
=> lời nói của cha mẹ như sự quyết định của vua, phận con không thể
không theo
+ “Vào ra…mơ màng”: thể hiện nỗi lo lắng, chờ mong được tin người
chồng, đến cả trong giấc ngủ cũng chập chờn nỗi mong nhớ, chờ đợi tin xa.
“Em luống trông tin chàng
Cho gan vàng quặn đau í a
Đường dù xa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Còn đêm luống trông tin nhạn
Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
Vọng phu vọng luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phũ phàng”
+ “Gan vàng quặn đau í a”: gan vàng được hiểu là gan đang ở trạng thái bị
bệnh. Câu trong lời bài hát này chính là tức ý chỉ là cơn đau không thể xoa dịu
hoặc chữa trị bằng bất kỳ loại thuốc nào ngay tại thời điểm đó. Nỗi đau ở đây
chính là sự mong ngóng và chua xót cho duyên phận.
+ “Gan vàng” + “Thêm đau”: 3 trường nghĩa dựa theo bộ phận cơ thể biểu
trưng
+ Trông đợi: sốt ruột sốt gan
+ Giày vò: thắt ruột thắt gan
+ Âu lo: nát gan nát ruột
=> Qua 3 thành ngữ trên, với cách hình dung này, từ sự biểu đạt của các
thành ngữ cụ thể, chúng ta có thể khái quát thành những ẩn dụ và hoán dụ
ý niệm tương quan. Từ góc độ văn hoá, khi so sánh đối chiếu với các từ ngữ
chỉ bộ phận cơ thể người với tư cách là những đơn vị biểu trưng ngữ nghĩa,
trong các ngôn ngữ phương Đông thường dùng lục phủ, ngũ tạng để ý niệm
hoá những trải nghiệm mang tính tổng thể (phủ dĩ thông vi dụng, tạng dĩ
tàng vi chủ). Nỗi nhớ, nỗi xót xa thấm sâu vào từng bộ phận cơ thể. Không
có ruột, không có gan thì con người phải sống trong giày vò như thế nào?
Tương tự vậy, nhớ nhớ kia, nỗi xót thương cho tình mình hay cho chính
bản thân kia đã bào mòn cơ thể của hai con người số khổ khiến họ đau
đớn, khiến họ sống trong giày vò, khổ sở từng canh đêm. Đã đau lại càng
thêm đau mà hai người chỉ có thể luống chờ hình bóng nhau trong vô vọng.
=> Điều này phần nào cho thấy, Cao Văn Lầu đã linh hoạt vận dụng
những sáng tạo trong văn hoá dân gian làm phương tiện lan toả trường
cảm xúc phức tạp đan xen đến cho người tiếp nhận.
+“Nhạn” (chỉ chim Nhạn): mang hàm ý hai nghĩa. Một, nghĩa của từ tin
nhạn có nghĩa là tin tức từ xa đưa tới; hai, hình ảnh chim nhạn trong văn học có
thể nói là bắt nguồn từ TQ, thể hiện sự thủy chung, không thay đổi của nam nữ.
”: từ “tin nhạn” có nghĩa là tin tức từ xa đưa tới.
=> Nên câu mang ý chỉ trạng thái lo âu của người phụ nữ, dù trời đã về
đêm đứng ngồi không yên để ngóng trông, đợi tin tức của người chồng.
Qua đó cũng thể hiện sự tin tưởng vào lòng chung thủy của người bạn đời.
+ “Ong bướm”: ý chỉ những mối tình không chính thức. Nghĩa là dù khi xa
nhau, nếu chàng có vài mối tình vụn vặt thì cũng xin đừng cô phụ tình nghĩa của
người vợ tào khang.
=> Nếu đúng là từ Nhạn có nghĩa là sự chung thủy, tức là nói lên được
niềm tin của người vợ, nhưng ở dưới lại nhắc nhở người chồng nhớ nghĩa
xưa => Thể hiện rõ tâm trạng như tơ vò, tinh thần bất ổn.
+ “Phụ nghĩa tào khang”: trong nghĩa bóng từ tào khang là thuở nghèo khó,
được người xưa sử dụng để chỉ một định chế phải đạo, lấy sự hy sinh, chung
thủy làm đầu. Trong câu hát ý chỉ người vợ muốn gửi lời đến người chồng rằng
mong khi gần những người con gái khác, mong người cũng không quên đi ơn
nghĩa xưa, người xưa có câu “ hết tình còn nghĩa” nên người vợ hy vọng người
chồng vẫn lưu giữ chút nghĩa cuối cùng.
Chàng hỡi chàng có hay, đêm thiếp nằm luống những sầu tây?
Biết bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắc cầm đừng lạt phai í a
(Duyên sắc cầm đừng lạt phai í a)
Thiếp nguyện cho chàng
Nguyện cho chàng đặng chữ bình an
Mau trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi í a
+ “Chàng … sum vầy”: Câu hát vang lên mang ý nghĩa như một câu hỏi
không cần sự trả lời, hỏi người bạn đời mình rằng liệu người có hay biết nỗi
“sầu tây” mà em phải mang, “sầu tây” ý chỉ nỗi buồn riêng tư, nỗi sầu riêng của
người vợ. Chính vì thế mới nói đây như một câu hỏi không cần sự trả lời, mà để
nỗi sầu này mình thiếp biết.
=> Thấy được nỗi cô đơn, nỗi bất lực của người vợ vì nỗi sầu này không
thể chia sớt cùng ai và cũng không ai có thể hiểu nỗi lòng của mình.
+ “ Duyên cầm sắt”: ý chỉ sự hòa thuận của vợ chồng như sự hoà hợp của
âm nhạc. NS Cao Văn Lầu vận dụng điểm mạnh là sự hiểu biết trong âm nhạc
đem vào lời bài hát.
+ “ Thiếp nguyện cho chàng…đôi”: Sự cầu phúc bình an cho người phương
xa, cũng mong ngóng người chồng mau trở về với gia đàng, để đôi lứa không
còn chia cắt. Hình ảnh én nhạn mang ý nghĩa sum vầy, tụ họp.
=> Câu hát này mang điểm nhấn câu chuyện rằng, nhạc sĩ đặt mình để
thấu hiểu người vợ, vì lúc này chính ông bị ép phải cưới người con gái khác
để nối dõi tông đường, thì ý câu hát này chính là người vợ mong mọi bình
an, mọi điều tốt sẽ đến cả hai vợ chồng, để bậc trưởng bối không đưa ra
quyết định khiến đôi đường chia cắt, đây cũng là sự cầu mong của người vợ
mong tin dữ sẽ không đến, và mong én nhạn đừng chia xa.

1.2.2. Cách bài hát truyền đạt cảm xúc


Bài hát da diết, thể hiện được nỗi nhớ của người vợ khi xa chồng mình.
Không dùng từ ngữ quá là bay bổng nhưng bộc lộ được chân thật nhất tình cảm
vợ chồng thuỷ chung son sắt. Sử dụng thang âm lên tới 7 cung => hệ thang âm
ai oán. Lối ca luyến láy truyền cảm, xen lẫn các câu hò, điệu lý: “Từ là từ phu
tướng/Báu kiếm sắc phán lên đàng”, “Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu/Vọng
- phu vọng luống trông tin chàng”

1.2.3. Cách người nhạc sĩ truyền đạt ý nghĩa


Nỗi nhớ của người vợ của NS Cao Văn Lầu không chỉ là xuất phát từ câu
chuyện có thật của mình, còn là vấn đề trong xã hội xưa mà người phụ nữ gặp
phải: Khi chiến tranh, chồng xa vợ, con xa cha, gây nên tang thương cho biết
bao gia đình. Những người phụ nữ phải chịu kiếp chồng chung vì quan niệm đa
thê được cho là bình thường trong xã hội xưa, khi không xin được con nối dõi,
người vợ phải chấp nhận chồng cưới vợ khác. Chính “tính thường” này đã khiến
lời nhạc rung cảm đến trái tim người tiếp nhận. Ngoài ra, người nhạc sĩ đã đặt
bản thân vào hoàn cảnh của vợ mình để thấu hiểu những lo âu, trăn trở của bà
ấy và mượn lời ca để cất lên tiếng khóc nặng tình.
=> Trong xã hội đầy định kiến, người phụ nữ bị trói buộc bởi giáo lý phong
kiến, bị áp đặt số phận của mình như cánh bèo trôi. Bài hát không chỉ nói
lên nỗi nhớ của người vợ cho chồng, còn là sự thương xót, xót xa, đồng cảm
của NS dành cho người phụ nữ xưa.
Hôn nhân khác tình yêu, luôn có những thử thách để 2 người phải cùng vượt
qua. Nói đến niềm tin về một tình yêu đẹp, thủy chung son sắt. Dù đường có xa
và thư chuyển đến có chậm thì người ta vẫn một lòng đợi chờ.
Trăm năm mới đặng chung thuyền
Ngàn năm mới đặng nên duyên vợ chồng
Nhớ câu phu xướng phụ tòng
Tu tâm giữ đức mặn nồng mới hay.

1.3. Liên hệ

Trong bài có câu “ngày mỏi mòn như đá vọng phu” làm gợi nhớ tới câu
chuyện “Hòn vọng phu”, tương truyền rằng có hai anh em nọ từ nhỏ gặp nạn
nên thất lạc nhau, sau đó khi lớn lên họ gặp lại nhau. Nhưng trớ trêu thay, họ
không nhận ra nhau và kết nghĩa phu thê. Cho tới một ngày, người chồng vô
tình phát hiện ra vợ mình là em gái mất tích nhiều năm. Quá đau đớn, người
chồng không từ mà biệt bỏ lại người vợ cùng đứa con thơ. Cô vợ không biết sự
thật, ngày ngày bồng con lên núi chờ chồng quay về, chờ mòn mỏi đến khi cô
hóa thành hòn đá hướng về nơi chồng đã đi. Tuy rằng hoàn cảnh khác nhau
nhưng họ đều có chung nỗi niềm, có một tấm lòng thuỷ chung, và một tình yêu
sâu sắc.
Bài hát DCHL không chỉ mang sự đồng cảm của người nghe về số phận hoàn
cảnh bản thân mà bài hát còn tạo cảm hứng để khiến cho tâm hồn nhạc sĩ khác
phải rung cảm, “ĐGHNĐHL” của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trong một đêm
trăng sáng, ngồi thuyền trên Gành Hào ông nghe được tiếng một nghệ nhân hát
bài Dạ cổ hoài lang qua radio vọng từ ghe đánh cá. Cảm xúc trong lòng dâng
trào dạt dào khiến nhạc sĩ viết nên ca khúc Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang.
Ngoài “ĐGHNĐHL”, Vũ Đức Sao Biển còn có bài hát “Điệu buồn phương
Nam” chịu ảnh hưởng/vay mượn điệu thức của “DCHL”.
=> Điều đó cho thấy DCHL không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm
của bộ phận người nghe, mà nó còn vượt qua ranh giới sự đồng cảm trong
số phận đó trở thành cảm hứng trong các sáng tác.
 KẾT CUỐI: Từ câu chuyện mang tính chất riêng tư của người nhạc sĩ,
nó đã trở thành niềm tự hào của người dân Nam Bộ, bởi vì bài hát
chính là câu chuyện có thật của nhạc sĩ nên nó mang đến những tình
cảm, cảm xúc chân thật đưa đến cho người nghe. Qua đây nhóm mình
blablo…

You might also like