You are on page 1of 8

II.

Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam


Xương 

1. Phân tích nhân vật Vũ Nương 

– Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp cả người lẫn nết, thể hiện qua câu văn miêu tả “tính tình
thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”

– Với “tư dung” tốt đẹp của Vũ Nương, Trương Sinh đã phải xin mẹ “đem 100 lạng vàng” để cưới
được nàng làm vợ. Chi tiết này là minh chứng rõ ràng cho vẻ đẹp và phẩm chất của nàng trong
thời kì phong kiến xưa cũ

Về ngoại hình và phẩm chất, Vũ Nương là biểu tượng của người phụ đẹp trong xã hội phong kiến.
Song để có thể hiểu rõ hơn về nhân vật, ta cần đặt Vũ Nương trong các mối quan hệ khác nhau có
trong truyện, gồm: mối quan hệ vợ chồng, mối quan hệ với mẹ chồng, mối quan hệ với con trai.

1. Nhân vật Vũ Nương trong mối quan hệ với chồng: Đối với Trương Sinh là một người vợ
thủy chung, dành tình yêu thương hết mực cho chồng

Trong cuộc sống vợ chồng: 

– Vũ Nương hiểu rằng chồng mình “có tính đa nghi”, “đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Vì vậy,
nàng rất khéo léo trong cách cư xử, luôn giữ chừng mực, giữ gìn khuôn phép để tránh vợ chồng
thất hòa.

=> Có thể thấy, trong hôn nhân, Vũ Nương là một người phụ nữ có đủ đức hạnh, sự nết na, khôn
khéo và đặc biệt hiểu tâm lý chồng. Mặt khác, sự đối lập trong tính cách của Vũ Nương và
Trương Sinh từ đầu đã dự báo mâu thuẫn giữa hai người trong cuộc sống sau này.

Khi tiễn biệt chồng đi lính:

Tính cách nhân vật Vũ Nương trong thời điểm này được thể hiện rõ qua những lời dặn dò thiết tha
tình nghĩa mà nàng dành cho Trương Sinh:
– “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về
mang theo được hai chữ bình yên”. Câu nói thể hiện rằng, Vũ Nương luôn đặt hạnh phúc gia đình
lên trên tất cả. Nàng không phải người ham những thứ vinh hoa phù phiếm mà chỉ mong có một
cuộc sống bình yên cùng chồng.

– “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao”.
Lời dặn cho thấy, Vũ Nương cảm thông cho nỗi vất vả, gian lao phía trước mà chồng sẽ phải
chịu đựng ở nơi chiến trường xa xôi

– “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn
thức tâm tình”. Câu nói thể hiện tâm trạng khắc khoải, xa nhớ chồng mà nàng sắp phải trải qua

=> Có thể thấy, qua những lời dặn mà Vũ Nương nói với Trương Sinh trước khi ra trận đã thể
hiện nàng là một người vợ thương chồng hết mực, không màng vật chất, một người phụ nữ đáng
trân trọng. 

Trong thời gian chồng đi lính:

– Trong thời gian xa chồng, Vũ Nương đã bộc lộ bản thân là một người vợ thủy chung, dành tình
yêu thương hết mực cho chồng. Nàng nhớ chồng đến nỗi “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây
che kín núi” là nàng lại cảm thấy thổn thức tâm tình, nhớ thương da diết.

– Trong nỗi nhớ khôn nguôi ấy, nàng đã cùng con trai tưởng tượng cái bóng trên tường chình là
hình ảnh người chồng, người cha của gia đình. Dường như nàng đang mơ về một tương lai bình
yên bên chồng và con trai, mơ về một ngày gia đình đoàn tụ

– Sau nhiều năm một mình nuôi con, Vũ Nương vẫn giữ được tiết hạnh. Điều này được khẳng
định trong câu nói trong buổi thanh minh: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn
từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”

=> Có thể thấy, lời văn miêu tả của Nguyễn Dữ, cùng với đó là tâm trạng nhớ thương, buồn đau
của Vũ Nương đã thay cho lời ngợi ca tấm lòng son sắc, một lòng một dạ thủy chung của nàng

Khi bị chồng nghi oan thất tiết:

Vũ Nương đã nỗ lực phân trần với hy vọng Trương Sinh có thể hiểu rõ tấm lòng thủy chung, trinh
bạch của mình. Diễn biến lời phân trần của nàng được biểu hiện như sau: 
– Ban đầu, nàng đã nhắc đến thân phận “con kẻ”, để lấy được tấm chồng giàu là điều không thể:
“Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Vậy nên khi lên duyên vợ chồng với Trương
Sinh, nàng đã xác định sẽ sống một cuộc đời bình yên, hạnh phúc bên gia đình nhỏ

– Sau đó, để khẳng định tấm lòng chung thủy, son sắt, trong trắng và vẹn nguyên của mình, Vũ
Nương đã bộc bạch rằng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”. Nghĩa là trong 3 năm xa chồng, tuy
cô đơn nhưng chưa bao giờ nàng nghĩ đến việc lừa dối chồng, vẫn một lòng một dạ với lời hứa
trước khi xa chàng.

– Cuối cùng, Vũ Nương cầu xin chồng lắng nghe lời bày tỏ của mình để ngừng nghi oan và hiểu
lầm: “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”.

=> Khi bị chồng nghi ngờ, Vũ Nương đã hết sức nhún nhường, tha thiết mong được hàn gắn hạnh
phúc gia đình. Thông qua những lời bộc bạch tha thiết đó, có thể thấy, Vũ Nương vô cùng trân
trọng chồng mình và gia đình nhà chồng, luôn đặt hạnh phúc gia đình lên hàng đầu.

Khi không thể thuyết phục được Trương Sinh, Vũ Nương trở nên mất hy vọng, sự đau đớn và thất
vọng thể hiện qua các chi tiết miêu tả:

– Trước kia, hạnh phúc gia đình chính là “thú vui nghi gia, nghi thất” của Vũ Nương. Nhưng sau
khi bị chồng nghi oan và không tin tưởng, những niềm vui, mơ ước về cuộc sống yên bình hạnh
phúc cả đời đã tan vỡ.

– Những hình ảnh ước lệ trong câu văn: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao,
liễu tàn trước gió” thể hiện tình yêu của cuộc đời nàng giờ đây đã lụi tàn, không thể hàn gắn

– Bi kịch của Vũ Nương khiến nàng thậm chí không thể có được nỗi đau chờ chồng của “cổ
nhân”: “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”

=> Sau bao nỗ lực, cố gắng thì tình yêu, hạnh phúc gia đình giờ đã không còn ý nghĩa. Vũ Nương
mất đi động lực sống và tồn tại bấy lâu nay của mình.

Nàng bị cự tuyệt quyền yêu, quyền được hạnh phúc, nàng dường như đã bị cự tuyệt quyền tồn tại,
không còn lý do nào để tiếp tục sống nữa.

– Vũ Nương đến bến Hoàng Giang với mong muốn giải tỏa nỗi lòng mình, những lời nàng chỉ
mong được chồng thấu hiểu. Nàng thề rằng bản thân vẫn còn trinh bạch, sống không thẹn với
lương tâm, chết không thẹn với trời đất: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào
nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa
chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ”

Vũ Nương tìm đến cái chết sau tất cả sự cố gắng phân trần với chồng nhưng không thành

=> Để bảo vệ phẩm giá cũng như chứng minh cho sự trong sạch của mình, Vũ Nương quyết định
trẫm mình tự vẫn. Đối với nàng – một người con gái thủy chung, đức hạnh và giàu đức hi sinh
ấy, phẩm giá quan trọng hơn sự sống.

2. Nhân vật Vũ Nương trong Thời gian sống dưới thủy cung:

Ở chốn cung nước, nàng vẫn một lòng hướng về chồng con, hướng về gia đình nhỏ, tuy đã gieo
mình xuống sông tự vẫn nhưng thực chất vẫn khao khát giấc mơ đoàn tụ. Biểu hiện rõ nhất qua
lần nàng gặp Phan Lang – một người cùng làng:

– Khi nghe Phan Lang kể về chuyện gia đình nơi trần thế, nàng không kìm được lòng mà ứa nước
mắt xót thương

– Khao khát lớn nhất của nàng là được trả lại phẩm giá, danh dự. Vì vậy, nàng gửi chiếc thoa
vàng cho Phan Lang, nhờ anh nhắn tới chồng để lập đàn giải oan cho mình

– Mặc dù rất thương nhớ chồng con, mong muốn gia đình đoàn tụ nhưng Vũ Nương quyết ở lại
thủy cung, cùng sống chết bên Linh Phi. Điều này minh chứng nàng rõ ràng cho việc là một người
trọng tình, trọng nghĩa, cho dù có chết cũng không bao giờ lừa dối bất kỳ ai.

=> Với vai trò là một người vợ, Vũ Nương là một người phụ nữ chung thủy, mẫu mực, lí tưởng
trong xã hội phong kiến. Trong trái tim của người phụ nữ ấy chỉ có tình yêu, lòng bao dung và sự
vị tha.

3. Nhân vật Vũ Nương quan hệ với mẹ chồng trong Chuyện người con gái Nam
Xương: Nàng thể hiện hình ảnh người con dâu hiếu thảo

– Kể từ ngày chồng đi vắng, Vũ Nương không những đã thay chồng làm tròn trách nhiệm của
người con, mà còn phụ trách công việc của người trụ cột trong gia đình. Khi mẹ chồng ốm đau,
nàng cũng hết mực chăm sóc: “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật”. Thấy mẹ già phải xa con trai,
nàng “lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” để mẹ bớt lo lắng.
– Tuy không chung máu mủ ruột thịt nhưng mẹ chồng mất, Vũ Nương thương xót vô cùng. Nàng
lo liệu ma chay chu toàn như cha mẹ ruột của mình

– Nhận thấy tình cảm con dâu dành cho nhà chồng, trước khi mất, mẹ chồng đã nhắn nhủ “Xanh
kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Lời trăng trối của bà mẹ là minh chứng
cho lòng hiếu thảo và tình cảm chân thành mà Vũ Nương đã dành cho gia đình nhà chồng. Qua
đó thấy được công lao to lớn và sự trân trọng của Vũ Nương đối với gia đình. 

4. Nhân vật Vũ Nương trong mối quan hệ với con trai: Nàng dành trọn tình cảm cho con và
yêu thương con hết lòng

– Dù thiếu vắng Trương Sinh, Vũ Nương vẫn cố gắng một mình sinh con. Hơn nữa, nàng còn
dành nhiều thời gian để nuôi nấng và dạy dỗ con khôn lớn.

– Vì phải xa chồng ngay lúc gần hạ sinh, Vũ Nương sau đó không chỉ mang trọng trách của một
người mẹ, mà còn phải gánh trọng trách của cả người cha. Làm sao để con trai luôn cảm thấy hình
ảnh một người cha yêu thương con hết mực luôn bên cạnh, để con luôn sống với tình cảm gia đình
đủ đầy, đầm ấm. 

– Là một người mẹ tâm lý, sợ con lớn lên thiếu thốn tình cảm từ cha, nàng sớm đã vẽ lên trước
mắt người con về một mái ấm gia đình hoàn hảo với cả cha và mẹ. Để làm được điều đó, nàng chỉ
vào cái bóng của mình trên vách vào buổi đêm mà bảo đó là cha của Đản.

=> Tóm lại, Vũ Nương trong cả 3 mối quan hệ với gia đình là chồng, mẹ chồng và con trai đều
hết sức tận tụy và chu toàn. Nàng hoàn thành tốt trọng trách của một người vợ. Nàng là một người
con dâu hiền lành và hiếu thảo. Với vai trò là người mẹ, nàng luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho
con của mình. Qua những công lao đó, đáng lẽ nàng phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc
viên mãn. Thế nhưng, đau lòng thay, cánh cửa hạnh phúc đã đóng lại với số phận của nàng.

2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương trong
Chuyện người con gái Nam Xương

a. Nguyên nhân trực tiếp 

– Chiếc bóng mà con trai tưởng tượng là cha trên vách. Do trước đó, Vũ Nương đã chỉ vào chiếc
bóng trên vách và bảo đó là cha Đản khiến bé Đản vô tình tin rằng đó là cha mình. Cho đến khi
Trương Sinh trở về, Đản đã không nhận ra và vô tình khiến mẹ bị oan.
b. Nguyên nhân gián tiếp 

– Hôn nhân không cân xứng và sự đối lập trong tính cách: Vũ Nương vốn là “con kẻ khó” nhưng
lại được hỏi cưới bằng “trăm lạng vàng”. Sự đối lập gia cảnh cùng với tính “đa nghi” của Trương
Sinh là tiền đề dẫn đến những hành động gia trưởng với Vũ Nương.

– Trương Sinh không có sự tin tưởng và tình thương dành đối với vợ của mình

– Lễ giáo phong kiến quá hà khắc: Chế độ nam quyền đã khiến cho người đàn ông tùy tiện thể
hiện thói độc đoán, gia trưởng, áp đặt định kiến lên người phụ nữ.

– Chiến tranh phong kiến khiến Vũ Nương phải xa cách chồng, con xa cách cha. Sự xa cách như
ngọn lửa âm ỉ chỉ trực cơ hội bùng lên, tàn phá hạnh phúc gia đình, phá hỏng cuộc đời của một
người phụ nữ.

3. Một vài chi tiết đặc sắc trong tác phẩm Chuyện người con gái
Nam Xương

a. Các chi tiết kì ảo trong tác phẩm

– Khi Phan Lang nằm mơ thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng. Ngay sáng hôm sau đã
được người phường chài đem biếu con rùa mai xanh. Nhớ lại giấc mơ, Phan Lang liền thả rùa đi.

– Phan Lang bị chết đuối. Tuy nhiên, vì có công nên được cứu sống bởi Linh Phi. Sau đó gặp Vũ
Nương (người cùng làng) dưới thủy cung. Về sau được rẽ nước đưa về trần gian

– Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ tại bến Hoàng Giang nơi Vũ Nương tự vẫn. Vũ Nương về,
loáng thoáng xuất hiện giữa dòng, biến mất sau khi nói lời từ biệt.

b. Ý nghĩa các chi tiết đặc sắc

– Thể hiện tính chất của thể loại truyền kì

– Tạo sự li kì, hấp dẫn cho câu chuyện và kích thích người đọc tưởng tượng 

– Giúp tăng thêm giá trị hiện thực và tính nhân văn của tác phẩm

– Thể hiện mong muốn của con người về sự bất tử, cái thiện, cái đẹp luôn thắng
– Thể hiện khao khát một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những phụ nữ trong xã hội cũ 

– Giúp hoàn thiện vẻ đẹp tính cách của nhân vật Vũ Nương: cho dù ở một thế giới khác, nàng vẫn
luôn hướng về gia đình và khát khao được giải oan

4. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo rút ra sau tác phẩm
Chuyện người con gái Nam Xương

a. Giá trị hiện thực

– Phản ánh chân thực số phận bất hạnh, chênh vênh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến 

– Lên án xã hội phong kiến đương thời với đầy những bất công: tạo điều kiện cho chế độ nam
quyền khiến người phụ nữ có tiếng nói, không thể bảo vệ nhân phẩm của chính mình

– Lên án chiến tranh phong kiến khiến gia đình ly biệt, đời sống người dân rơi vào bế tắc, cùng
cực

b. Giá trị nhân đạo

– Trân quý và tôn trọng vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ

– Bộc lộ niềm tin vào tương lai tốt đẹp: gửi gắm những niềm tin ngàn đời của nhân dân ta vào
giáo trị nhân văn “ở hiền thì gặp lành”

– Tác phẩm thể hiện sự cảm thông, xót xa của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội phong
kiến

– Là lời tố cáo chế độ độ phong kiến hà khắc cùng chế độ nam quyền, thứ đã dồn ép người phụ nữ
đến đường cùng và khiến nhiều gia đình tan vỡ.

III. Tổng kết chung phân tích Chuyện người con


gái Nam Xương Ngữ Văn 9

1. Về nội dung
– “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm giàu ý nghĩa, trong đó rõ ràng nhất là niềm
cảm thương sâu sắc trước số phận đáng thương của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phong
kiến. Qua đó làm nổi bật những vẻ đẹp phẩm chất quý báu của họ.

– Tác phẩm còn được xem như một thông điệp tới tương lai: phụ nữ cần có quyền bình đẳng để
phát huy phẩm chất và năng lực tốt đẹp của mình. Có như vậy thì xã hội mới tiến đến văn minh,
tiến bộ

2. Về nghệ thuật

– Tác phẩm sở hữu tình huống truyện mới lạ, độc đáo: cao trào nằm ở sự ngộ nhận ngây thơ ở
lời nói của bé Đản. Trong đó, hình ảnh cái bóng chính là điểm mấu chốt của tình huống truyện.
Từ đó, mạch truyện được thắt nút, mở nút đầy hấp dẫn, kích thích sự tò mò của người đọc.

– Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: tác giả đã dẫn dắt tình huống rất hợp lý khi để lời thoại của
nhân vật đan xen với lời kể của tác giả. Đặc biệt, điểm nhấn nghệ thuật thể hiện qua sự kết hợp
hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo.

– Kết hợp hài hòa các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm giúp tác phẩm trở nên bớt khô
khan hơn mà vẫn mang lại cảm xúc cho người đọc

You might also like