You are on page 1of 3

Tài liệu được biên soạn bởi: Trương Nguyễn Ý Nhi

SĐT: 085.662.0448
Email: ynhitruongnguyen@gmail.com

KỸ NĂNG LÀM BÀI NLXH VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ


I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm:
- Thường xuất hiện dưới dạng một ý kiến, tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, một
mẩu chuyện…
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề trong cuộc sống
2. Ví dụ:
Đề 1: Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ:
“Một sự nhịn, chín sự lành” (Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2010
môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh)
Đề 2: Em hãy viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học
cuộc sống gợi ra từ câu tục ngữ: “Thương người như thương thân” (Đề thi tuyển sinh
vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh)
Đề 3: Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau:
Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a kể về cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc
thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một em
bé khoảng 4-5 tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy
ông khóc, em bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Em ngồi rất lâu và chỉ ngồi như
thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, em chỉ trả lời: “Không có gì đâu
ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”. (Theo Phép màu nhiệm của đời– NXB Trẻ, 2005)

II. DÀN Ý CHUNG


1. Mở đoạn:
- Dẫn dắt (có thể lược bỏ đối với đề giới hạn số lượng chữ)
- Giới thiệu vấn đề (ghi lại vấn đề trong đề bài)
- Trích dẫn nguyên văn ý kiến, nhận định, câu tục ngữ. (Nếu có)
* Lưu ý:
- Sau khi trích xong nhận định không viết thêm bất kỳ thông tin gì.
- Mở đoạn ngắn gọn, súc tích, tránh lan man
2. Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Giải thích các từ khóa, các vế câu.
+ Khái quát vấn đề cần nghị luận.
- Bàn luận:
+ Tìm các luận điểm phù hợp đề chứng minh cho vấn đề nghị luận.
+ Tìm dẫn chứng (bắt buộc phải có từ 1 dẫn chứng trở lên)
+ Phản biện lại vấn đề/ Mở rộng vấn đề

1
Tài liệu được biên soạn bởi: Trương Nguyễn Ý Nhi
SĐT: 085.662.0448
Email: ynhitruongnguyen@gmail.com

+ Liên hệ bản thân và bài học nhận thức.


3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

*Kỹ năng tìm luận điểm đối với bài Tư tưởng đạo lí: Để tìm luận điểm hãy trả lời
các câu hỏi:
+ Tại sao phải/ có thể nói “..(đề bài)..” ?
+ Đối với cá nhân/xã hội, TTĐL đó được biểu hiện thế nào?
+ TTĐL đó có ý nghĩa như thế nào với cá nhân, với xã hội?
+ Nếu đi ngược lại với đạo lí đó thì sẽ như thế nào?

KỸ NĂNG LÀM BÀI NLXH VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG


I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm
- Thường xuất hiện dưới dạng một tình huống, một hiện tượng, một vấn đề có ảnh
hưởng tiêu cực/tích cực đối với đời sống
- Phản ánh về thực trạng đang diễn ra trong cuộc sống
2. Ví dụ:
Đề 1: Viết đoạn văn nghị luận về thực trạng tăng giá khẩu trang mùa dịch Covid 2019
Đề 2: Viết đoạn văn nghị luận về sống "ảo"

II. DÀN Ý CHUNG


1. Mở đoạn:
- Dẫn dắt (có thể lược bỏ đối với đề giới hạn số lượng chữ)
- Giới thiệu vấn đề (ghi lại vấn đề trong đề bài)
VD: Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng ô nhiễm môi trường nước ta
⇒ Hiện nay, nước ta đang gặp rất nhiều vấn đề đáng báo động. Một trong số đó là tình
trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra hằng ngày.
- Trích dẫn nguyên văn ý kiến, nhận định (nếu có)
* Lưu ý:
- Sau khi trích xong nhận định không viết thêm bất kỳ thông tin gì.
- Mở đoạn ngắn gọn, súc tích tránh lan man
2. Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Giải thích các từ khóa, các vế câu.
+ Khái quát vấn đề cần nghị luận ⇒ nêu thực trạng chung
⇒ Chốt lại: Là hiện tượng tốt hay xấu, nên hay không nên làm?
- Bàn luận:

2
Tài liệu được biên soạn bởi: Trương Nguyễn Ý Nhi
SĐT: 085.662.0448
Email: ynhitruongnguyen@gmail.com

+ Tìm các luận điểm phù hợp đề chứng minh cho vấn đề nghị luận.
+ Tìm dẫn chứng (bắt buộc phải có từ 1 dẫn chứng trở lên)
+ Phản biện lại vấn đề/ Mở rộng vấn đề
+ Liên hệ bản thân và bài học nhận thức.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

*Kỹ năng tìm luận điểm: Để tìm luận điểm hãy trả lời các câu hỏi:
HIỆN TƯỢNG XẤU HIỆN TƯỢNG TỐT

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng …? 1. Vì sao phải làm … ?

2. Tác hại của tình trạng này đối với cuộc 2. Ý nghĩa của việc này đối với cuộc
sống? sống?

3. Biện pháp khắc phục tình trạng này? 3. Biện pháp đẩy mạnh việc này?

VD: Suy nghĩ của anh chị về tình trạng VD: Suy nghĩ của anh chị về thực trạng
nghiện game ở học sinh đọc sách ở học sinh
→ Nguyên nhân gây nên tình trạng nghiện → Vì sao phải đọc sách thường xuyên
game → Ý nghĩa của việc đọc sách thường
→ Tác hại của việc nghiện game xuyên?
→ Biện pháp khắc phục tình trạng nghiện → Biện pháp đẩy mạnh việc đọc sách
game ở học sinh thường xuyên

MỘT SỐ KĨ NĂNG KHÁC


1. Kỹ năng tìm ý phản biện/ phê phán/ mở rộng vấn đề
- Nhìn vào hình thức diễn đạt, câu chữ của đề bài từ đó phản biện lại những điểm chưa
chặt chẽ ⇒ phản đề
VD: “Học thầy không tày học bạn”; “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- Xem coi mọi người có đang sống theo TTĐL/HTĐS đó hay không ⇒ phê phán
- Xem coi ở các hoàn cảnh khác, có phải bao giờ vấn đề cũng đúng hay không
2. Kỹ năng viết phần “Liên hệ bản thân và bài học nhận thức”.
- Nên viết bài học thiết thực, gắn với cá nhân mình, tránh cách nói hô hào, khẩu hiệu,
sáo rỗng

You might also like