You are on page 1of 2

LƯU Ý ÔN THI HỌC KÌ II – MÔN VĂN 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM VÀ ĐỌC-HIỂU TỰ LUẬN NGẮN (15-20P)


1. Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án chính xác.
2. Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, mỗi ý hỏi viết một gạch đầu dòng.
3. Phạm vi ôn: bài 8 (văn bản nghị luận xã hội) và bài 9 (truyện ngắn) + tiếng Việt.
Một số dạng bài cụ thể:
* Xác định thể loại: văn bản nghị luận xã hội (làm sáng tỏ một ý kiến về một vấn đề xã hội)/
truyện ngắn (kể về một câu chuyện, một tình huống cụ thể).
* Phương thức biểu đạt (gắn với thể loại)
- Văn bản nghị luận xã hội: phương thức chính là nghị luận.
- Truyện ngắn: phương thức chính là tự sự (kết hợp miêu tả, biểu cảm).
* Đặc trưng văn bản nghị luận xã hội: phân biệt lí lẽ và bằng chứng
+ Lí lẽ: là những nhận xét, phân tích, đánh giá dựa trên suy luận.
+ Bằng chứng: là những số liệu, sự việc cụ thể.
* Đặc trưng truyện ngắn:
- Ngôi kể: phân biệt ngôi kể thứ nhất (người kể chuyện xưng tôi) và ngôi kể thứ ba (gọi tên
nhân vật để kể chuyện).
- Nhân vật: là những nhân vật (là người, là loài vật…) xuất hiện trong truyện (phân biệt nhân
vật xuất hiện trực tiếp và nhân vật xuất hiện gián tiếp qua lời kể của nhân vật khác).
- Phân biệt lời nhân vật (lời trò chuyện của nhân vật) và lời người kể chuyện (lời dẫn, lời kể).
- Các phương diện khắc họa nhân vật:
+ Ngoại hình, hình dáng (vẻ bên ngoài, trang phục…)
+ Ngôn ngữ, lời nói (lời trò chuyện của nhân vật với nhân vật khác)
+ Tâm trạng (tình cảm, cảm xúc vui, buồn, giận hờn… của nhân vật)
+ Suy nghĩ (ý nghĩ diễn ra trong đầu của nhân vật)
+ Hành động (việc làm, cư xử của nhân vật với nhân vật khác)
- Nhận xét về nhân vật (Là người như thế nào?). Ví dụ:
+ Hoàn cảnh: đáng thương/ khá giả
+ Phẩm chất: có tấm lòng nhân hậu, thương người/ hiền lành/ tốt bụng…
+ Tính cách: hài hước/ nghịch ngợm…
* Nêu bài học: Trả lời cho câu hỏi “Nên làm gì?”/ “Không nên làm gì?”
* Tiếng Việt
- Nhận diện các đơn vị tiếng Việt: từ Hán Việt, trạng ngữ, từ ghép, từ láy, biện pháp tu từ…
- Tác dụng.
* Liên hệ, so sánh với tác phẩm, văn bản được học: Học thuộc tên văn bản, tên tác giả của 2
bài 8, 9.
II. VIẾT ĐOẠN VĂN CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ/ ĐOẠN THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ,
MIÊU TẢ (25-30P)
1. Bố cục đủ mở đoạn – thân đoạn (cảm nhận chung, cảm nhận chi tiết) – kết đoạn (ý nghĩa).
* Mở đoạn: Tên tác giả, tên tác phẩm + khái quát cảm nhận (ấn tượng/ thích thú/ yêu mến/ xúc
động…) + nội dung chủ đề của bài thơ.
* Thân đoạn:
- Cảm nhận chung:
+ Về nghệ thuật: thể thơ, yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ, biện pháp nghệ thuật nổi bật.
+ Về nội dung: Bài thơ/ đoạn thơ viết về nội dung gì?
- Cảm nhận chi tiết:
+ Cảm nhận lần lượt từng khổ thơ/ từng dòng thơ
+ Có thể nhấn mạnh vào chi tiết nổi bật bản thân ấn tượng
* Kết đoạn: nêu ý nghĩa bài thơ/ đoạn thơ (Đoạn thơ/ bài thơ gợi tình cảm gì cho người đọc?)
2. Cảm nhận cả nội dung và nghệ thuật bài thơ.
3. Trích dẫn thơ.
1
4. Đánh số câu.
5. Một số cách diễn đạt
- Tạo liên kết:
+ Mở đầu bài thơ/ đoạn thơ là hình ảnh…
+ Những câu thơ tiếp theo/ Khổ thơ tiếp theo cho ta thấy….
+ Kết thúc đoạn thơ/ bài thơ là…
- Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ người viết:
+ Đọc những câu thơ, ta như hình dung ra hình ảnh…/ tưởng tượng ra…
+ Thật xúc động làm sao/ bất ngờ làm sao/ ấn tượng làm sao…
+ Ôi/ Chao ôi…
III. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống (40-45p)
1. Bố cục đủ Mở bài – thân bài – kết bài.
2. Xác định đúng hiện tượng đời sống và phạm vi bàn luận.
3. Hệ thống ý thân bài: giải thích, thực trạng – nguyên nhân – hậu quả - giải pháp và liên hệ
bản thân (mỗi ý tách thành 1 đoạn văn):
- Giải thích, thực trạng:
+ Hiện tượng đó là gì?
+ Hiện tượng đó xảy ra như thế nào? Có những biểu hiện cụ thể là gì? Mức độ diễn ra nhiều/ ít/
trầm trọng?...
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân do bản thân người gây ra hiện tượng – do ý thức cá
nhân).
+ Nguyên nhân khách quan (nguyên nhân từ những người xung quanh, từ môi trường gia đình,
nhà trường, xã hội…).
- Hậu quả:
+ Đối với bản thân người gây ra hiện tượng. (nhân cách, sự phát triển, bị mọi người ghét bỏ, xa
lánh…)
+ Đối với mọi người xung quanh, ảnh hưởng đến xã hội, ảnh hưởng đến tập thể…
- Giải pháp và liên hệ bản thân:
+ Giải pháp (gắn với nguyên nhân)
+ Liên hệ bản thân: Bản thân em nên làm gì/ không nên làm gì trước hiện tượng đó.
Lưu ý: Phân bố thời gian hợp lí; chữ viết, trình bày sạch sẽ.

You might also like