You are on page 1of 2

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

* Hình thức:
- Đảm bảo cấu trúc của BÀI VĂN nghị luận (không giới hạn độ dài) với đủ 3 phần và xác
định đúng vấn đề nghị luận
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
* Nội dung
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Trích dẫn nếu là một câu nói
II. Thân bài
1. Giải thích
- Giải nghĩa các từ khóa trong câu nói/tư tưởng
- Giải thích ý nghĩa khái quát của cả câu
2. Bàn luận về vấn đề nghị luận
a. Nguyên nhân:
- Vì sao lại có tư tưởng đó?
- Tại sao cần hiểu câu nói/tư tưởng đó?
b. Biểu hiện
- Tư tưởng đạo lí/câu nói ấy thường xuất hiện ở những đối tượng nào?
- Biểu hiện của câu nói/tư tưởng ấy ở mỗi cá nhân (hành động, suy nghĩ,…)
c. Ý nghĩa
- Ý nghĩa với cá nhân
- Ý nghĩa với xã hội
* Tự lấy dẫn chứng phù hợp, có thể kết hợp dẫn chứng vào các phần trên
3. Mở rộng, phản đề
- Mở rộng: mở rộng nội dung của tư tưởng/câu nói khi đưa vào thực tế (nếu có)
- Phản đề: Phê phán, lên án hoặc nêu mặt trái của tư tưởng/câu nói
4. Bài học nhận thức (có thể để xuống kết bài)
- Liên hệ bản thân
- Nhận thức được tầm quan trọng của tư tưởng/câu nói với bản thân và xã hội
III. Kết bài
- Tổng kết lại vấn đề nghị luận
* Đề bài minh họa:
1. Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Cái rễ của học hành thì cay
đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”
2. Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về đức tính khiêm nhường

You might also like