You are on page 1of 2

Nghiên cứu cấu trúc dữ liệu của bản đồ số

1.CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ


Dữ liệu bản đồ là: những mô tả theo phương pháp số các hình ảnh của bản đồ. Chúng gồm toa độ các điểm
được lưu trữ theo một quy luật hay một cấu trúc nào đó và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ
cụ thể
Qua phần mềm điều hành có thể tạo ra hình ảnh bản đồ cụ thể
Qua phần mềm điều hành của GIS có thể tạo ra hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc in ra giấy.
Cấu trúc dữ liệu GIS gồm 2 phần cơ bản là dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (dữ liệu phi
không gian).
2.DỮ LIỆU KHÔNG GIAN
Cơ sơ dữ liệu không gian là: Loại dữ liệu thể hiện chính xác vị trí trong không gian thực của đối tượng và quan
hệ giữa các đối tượng qua mô tả hình học, mô tả bản đồ và mô tả topology.
Đối tượng không gian của BĐ số gồm: Các điểm khống chế tọa độ, địa giới hành chính, các thửa đất, các lô đất,
các công trình xây dựng, hệ thống giao thông, thuỷ văn và các yếu tố khác có liên quan.
Cơ sở dữ liệu không gian chứa đựng những thông tin định vị của các đối tượng, cho biết vị trí, kích thước, hình
dạng, sự phân bố… của các đối tượng. Các đối tượng không gian được định dạng về 3 loại: đối tượng dạng
điểm, dạng đường và dạng vùng. Dữ liệu không gian có hai mô hình lưu trữ: mô hình dữ liệu raster và mô hình
dữ liệu vector.

Thông tin vị trí các đối tượng bán đồ luôn phải kèm theo các thông tin về quan hệ không gian (Topology), nó
được thể hiện qua ba kiểu quan hệ: Liên thông nhau, kề nhau, nằm trong hay bao nhau.

Ví du: Dữ liệu không gian của thửa đất chính là tọa độ các góc thừa (điểm), ranh giới thi (đường khép kín) và
miền nằm trong ranh giới. Chúng được mô tả bằng ký hiệu bản đồ dạng đường

2.1 Mô hình dữ liệu Vector:

Thông tin về điểm, đường, vùng được mã hóa và lưu dưới dạng tập hợp các tọa độ x,y. Đối tượng dạng điểm
lưu dưới dạng tọa độ (x,y). Đối tượng dạng đường như đường giao thông, sông suối… được lưu dưới dạng tập
hợp các toạ độ điểm x 1y1,x2y2, …, xnyn hoặc là một hàm toán học, tính được chiều dài. Đối tượng dạng vùng
như khu vực buôn bán, nhà cửa, thủy hệ… được lưu như một vòng khép kín của các điểm tọa độ, tính được
chu vi và diện tích vùng.

2.2 Mô hình dữ liệu Raster:

Trong cấu trúc dữ liệu Raster, đối tượng được biểu diễn thông qua các ô (cell) hay ô ảnh (pixel) của một lưới
các ô. Trong máy tính, các ô lưới này được lưu trữ dưới dạng ma trận trong đó mỗi ô lưới là giao điểm của một
hàng và một cột trong ma trận. Điểm được xác định bởi một pixel (giá trị nhỏ nhất trong cấu trúc Raster),
đường được xác định bởi một chuỗi các ô có cùng thuộc tính kề nhau có hướng nào đó, còn vùng được xác
định bởi một số các pixel cùng thuộc tính phủ lên trên một diện tích nào đó.

Mối quan hệ logic giữa vị trí của các đối tượng trong cấu trúc dữ liệu được gọi là TOLOGY. Cấu trúc dữ liệu
thuộc topology cung cấp một cách tự động hóa để xử lý việc số hóa, xử lý lỗi; giảm dung lượng lưu trữ dữ liệu.
3. DỮ LIỆU THUỘC TÍNH
CSDL thuộc tỉnh (CSDL phi không gian): Là những diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan hệ của các hình ảnh bản
đồ với vị trí địa lý của chúng.
Cần phân biệt hai loại thuộc tính sau đây:
- Thuộc tính định lượng: Kích thước, diện tích...
- Thuộc tính định tính: Màu sắc, tên, tính chất..
Thông thường các dữ liệu thuộc tính được thể hiện bằng các mã và lưu trữ trong các bảng hai chiều.
Tuỳ theo đặc điểm chuyên đề và thuộc tính của nó mà các đối tượng được xếp vào các lớp khác nhau.
Ví dụ 1: Thông tin thuộc tính của dữ liệu cơ sở hạ tầng gồm: Các loại đường, hệ thống thủy lợi, thủy văn, mạng
lưới điện, mạng lưới cấp thoát nước, các công trình cơ sở hạ tầng...
Ví dụ 2: Thông tin thuộc tính của dữ liệu địa chính gồm: Số hiệu thửa đất, diện tích, chủ sử dụng đất, địa chỉ,
địa danh, phân loại đất, phân hạng đất, giá đất, mức thuế và thông tin pháp lý.
Ví dụ 3: Thông tin thuộc tính của dữ liệu về hiện trạng rừng gồm: Số hiệu các lô rừng, tên lô, diện tích lô, trạng
thái, loài cây, trữ lượng...

You might also like