You are on page 1of 142

Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS TRONG QUẢN LÝ


TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Phần trình bày sẽ cung cấp cho người học những thông tin cơ bản về phần mềm
ArcGIS, hướng dẫn cụ thể các bước cần thực hiện để xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
trong GIS, bao gồm dữ liệu không gian (bản đồ) và dữ liệu phi không gian (thuộc tính).
Ngoài ra, phần này cũng sẽ trình bày chi tiết một số bài toán sử dung phân tích không gian
cơ bản với dữ liệu Vector và Raster cũng như xây dựng bản đồ nhiệt từ ảnh viễn thám
Landsat 8.
Bài 1. Giới thiệu về phần mềm ArcGIS
1.1. Lý thuyết
1.1.1. ArcGIS là gì?
Phần mềm ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý của
Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI) của Mỹ. ArcGIS là hệ thống thông tin địa lý
(Geographic Information System - GIS) hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện
từ thu thập, nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các
cấp độ khác nhau như cơ sở dữ liệu (CSDL) địa lý cá nhân hay CSDL của các doanh nghiệp.
Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI là một giải pháp mang
tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên
các ứng dụng khác nhau như máy bàn (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng
dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD)... và có khả
năng tương tích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.
ArcGIS cho phép:
- Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc tính).
- Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều
cách khác nhau.
- Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính.
- Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp.
ArcGIS Desktop bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích
thông tin và xuất bản tạo nên một GIS hoàn chỉnh. ArcGIS Desktop là một bộ phần mềm
ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe.
Khi sử dụng các ứng dụng này đồng thời, người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán
ứng dụng GIS bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa
lý, chỉnh sửa và biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu. Phần mềm ArcGIS
Desktop được cung cấp cho người dùng ở 1 trong 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu khác
nhau là ArcView, ArcEditor, ArcInfo. Dữ liệu trong ArcGIS được lưu trữ ở 3 dạng: Shape
file, Coverages, Geodatabase.

1
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Shape files: Lưu trữ cả dữ liệu không gian lẫn dữ liệu thuộc tính. Về thực chất
shape file không phải một file mà là 5 - 6 file có tên giống nhau nhưng đuôi khác nhau.
Trong đó các file *.shp - chứa các đối tượng không gian (Geometry); *.dbf - bảng thuộc tính;
*.shx - chỉ số để liên kết đối tượng với bảng thuộc tính; *.pri - xác định hệ quy chiếu của
shape fileđược xem là các file quan trọng nhất.
- Coverages: Lưu trữ các dữ liệu không gian, thuộc tính và topology. Các dữ liệu
không gian được hiển thị ở dạng điểm, đường, vùng và ghi chú.
- Geodatabase: Geodatabase (GDB) là khung quản lý và lưu trữ dữ liệu chung cho
ArcGIS, bao gồm dữ liệu thuộc tính và không gian. Với một Geodatabase, tất cả dữ liệu GIS
của 1 tổ chức có thể được lưu trữ trong một vị trí trung tâm và trong một định dạng chuẩn
để tiếp cận và quản lý dễ dàng. Geodatabase hỗ trợ tất cả các dạng dữ liệu GIS khác nhau
mà có thể dùng trên ArcGIS, chẳng hạn như dữ liệu thuộc tính, đối tượng địa lý, ảnh vệ tinh
và ảnh hàng không, dữ liệu CAD, dữ liệu 3D hay mô hình bề mặt, hệ thống mạng lưới giao
thông vận tại và cơ sở hạ tầng, hệ quy chiếu GPS và các phép đo khảo sát. Là một tập hợp
dữ liệu địa lý của nhiều loại khác nhau trong một file thư mục hệ thống chung, một cơ sở dữ
liệu Microsoft Access, hay một mối quan hệ đa người dùng DBMS (chẳng hạn như Oracle,
Microsoft SQL Server, PostgreSQL, Informix, hay IBM DB2). Geodatabase có thể đóng gói
nhiều kích cỡ, có số người sử dụng truy cập, cập nhật dữ liệu khác nhau và có thể có quy mô
phù hợp với môi trường 1 người dùng hay đa người dùng tiếp cận và biên tập. Geodatabase
được lưu trữ dưới định dạng 1 file có đuôi là *.mdb.
Trong Geodatabase có 1 hay nhiều Feature Dataset. Feature Dataset là một nhóm các
loại đối tượng có chung một hệ quy chiếu và hệ tọa độ. Một Feature Dataset có thể chứa một
hoặc nhiều Feature Class. Ví dụ Feature Dataset ‘CSHT_QLHienTrangXayDungDoThi’ bao
gồm các Feature class ‘BaoTonDiTich’, ‘Nha’, ThuaDat’, ‘CoSoTonGiaoTinNguong’.
Feature Class là tập hợp các đối tượng có cùng loại hình học (điểm, đường hay vùng), hay
hiểu một cách cụ thể hơn chính là đơn vị chứa các đối tượng không gian của bản đồ và tương
đương với 1 layer trong ArcMap. Ví dụ như Feature class ‘đường bộ’ chứa các đối tượng có
đặc tính hình học là đường (line). Một Feature Class sẽ được gắn với 1 bảng thuộc tính
(Attribute Table) ngay sau khi tạo Feature Class. Ngoài ra trong Geodatabase còn có một
dạng dữ liệu đáng quan tâm, đó là Realtionship Class (lớp quan hệ). Đây là một mục trong
Geodatabase lưu trữ thông tin về mối quan hệ giữa các lớp dữ liệu không gian với không
gian, không gian với thuộc tính hoặc thuộc tính với các thuộc tính (ví dụ một lớp thửa đất
có thể có liên quan đến bảng chủ sở hữu nhà (tài sản) bởi số hiệu thửa.
ArcGIS có thể làm được gì?
- Đọc và tạo dữ liệu trong ArcGIS từ các phần mềm khác như: Mapinfo,
Microstation, AutoCAD, Access, dBASE file, Excel…
- Nội suy, phân tích không gian. Có thể phối hợp các kỹ thuật phân tích phức tạp với
nhau để tạo ra các mô hình chi tiết.
- Tạo ra những bản đồ với chất lượng cao và có khả năng kết nối nhanh với nhiều loại
dữ liệu khác nhau như biểu đồ, bảng thuộc tính, ảnh và các dạng file khác.

2
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Chồng xếp các lớp dữ liệu: Khi chồng xếp các lớp dữ liệu sẽ tạo ra lớp dữ liệu mới.
Có nhiều kiểu chồng xếp dữ liệu (union, intersect, merge, dissolve, clip…) nhưng nhìn chung
là kết hợp hai lớp dữ liệu có sẵn thành một lớp (tập hợp) dữ liệu mới.
ArcGIS tổ chức và lưu trữ thông tin dưới dạng các lớp dữ liệu không gian (Layer).
Mỗi một lớp dữ liệu bao hàm các trường thuộc tính giống nhau. Dữ liệu trong ArcGIS được
chia thành các dạng:
- Mô hình dữ liệu Vector (shape, CAD, Geodatabase…)
- Mô hình dữ liệu dạng Raster (ảnh số, ảnh quyét và các file ảnh…)
- Mô hình dữ liệu TIN (Triangular Irregular Networks);
- Dữ liệu dạng bảng.
ArcGIS cho phép kết nối trực tiếp với các dữ liệu dạng bảng và kết nối dữ liệu không
gian với dữ liệu bảng biểu (thuộc tính). Dữ liệu trong 1 shape file
thuộc 1 trong 3 dạng chính sau: điểm (point), đường (lines) và vùng (polygons). Khi tạo
shape file trong ArcMap cần chỉ rõ kiểu dữ liệu.
1.1.2. Giao diện phần mềm ArcGIS Desktop
Phần mềm ArcGIS desktop bao gồm 3 ứng dụng chính (application): ArcMap,
ArcCatalog, và ArcToolbox.

Hình 1. Giao diện ba ứng dụng ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox trên ArcGIS Desktop
* ArcMap: Dùng để xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ. ArcMap cung
cấp khả năng: Tạo các bản đồ từ rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau; Truy vấn dữ liệu không
gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa các đối tượng không gian; Tạo các biểu đồ; Hiển
thị trang in ấn.
* ArcCatalog: Dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý. ArcCatalog
cung cấp khả năng: Tạo mới một cơ sở dữ liệu; Explore và tìm kiếm dữ liệu; Xác định hệ
thống tọa độ cho cơ sở dữ liệu.

3
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

* ArcToolbox: Cung cấp các công cụ để xử lý không gian, phân tích GIS, xuất -
nhập các dữ liệu từ các định dạng khác như MapInfo, MicroStation, AutoCAD…
Trong khuôn khổ này, chúng ta tập trung vào khai thác các tính năng của ArcMap.
ArcMap hiển thị dữ liệu thông tin địa lý như một tập hợp các lớp thông tin và các yếu tố
khác của bản đồ trong cửa sổ trình bày bản đồ.
Mỗi một bản đồ trong ArcMap được gọi là Map Document, được lưu trữ dưới dạng
một file với đuôi là (.mxd). Ví dụ: Ban do Viet Nam.mxd. Một Map Document có thể có 1
hay nhiều Data frames.
Data frame là là một nhóm các lớp (Data layer) cùng được hiển thị trong một hệ
quy chiếu. Thông thường một bản đồ đơn giản chỉ có 1 Data Frame và nếu cần in thêm bản
đồ phụ trên 1 mảnh bản đồ chính thì cần thêm 1 Data frame.
Table of content (TOC - bảng mục lục): Bảng TOC nằm ở bên trái của cửa sổ
ArcMap, liệt kê danh sách các lớp bản đồ và hiển thị các đối tượng của mỗi lớp được
hiển thị.

Hình 2. Giao diện của cửa sổ bản đồ


Phía bên trái TOC là cửa sổ hiển thị nội dung bản đồ chính có thể ở dạng Data View
(hiển thị cửa sổ bản đồ dữ liệu) hoặc Layout View (cửa sổ hiển thị bản đồ trang in). Trong
Data View chỉ hiển thị các feature - các đối tượng nội dung chính của bản đồ (nhiều layer).
Trong Layout View hiển thị bản đồ trong chế độ trang in bao gồm ngoài các yếu tố chính của
bản đồ (feature) còn có các yếu tố khác của bản đồ (như khung bản đồ, thước tỷ lệ, tiêu đề bản
đồ) được sắp xếp hoàn chỉnh trên 1 trang để in ấn. Trong Data view chúng ta có thể làm việc
với 1 Data Frame tại 1 thời điểm, có thể chỉnh sửa, biên tập, còn trong Layout View chúng ta
có thể làm việc đồng thời với nhiều Data Frame, sắp xếp vị trí các yếu tố của bản đồ.

4
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 3. Cửa sổ trang in bản đồ Layout view trên ArcMap


Mỗi một lớp bản đồ (Layer) có thể tắt hoặc bật chế độ hiển thị trên màn hình bằng
cách đánh dấu vào ô vuông phía bên trái (checkbox). Trình tự sắp xếp các layer trong TOC
tương ứng theo thứ tự sắp xếp các lớp trên bản đồ, chúng ta có thể thay đổi thứ tự sắp xếp
các Layer này bàng cách kéo các lớp lên hoặc xuống tùy theo tình huống.
Trong mỗi Layer, các feature được hiển thị bằng các ký hiệu (symbol) khác nhau
tùy theo dạng điểm (point), đường (polyline) và vùng (polygon). Chúng ta có thể thay đổi
cách thức hiển thị các đối tượng này (màu sắc, kích thước...).
Thông tin thuộc tính của các đối tượng (feature) được lưu trữ trong các bảng dữ liệu
tuộc tính Attribute table. Mỗi lớp bản đồ (feature class/shapefile) có 1 bảng dữ liệu thuộc tính.
Mỗi bảng được tạo bởi các dòng (record) và các cột/trường (column/field). Một đối tượng
feature có 1 record ở trong attribute table. Để xem bảng dữ liệu thuộc tính của 1 layer nào đó,
ta bấm chuột phải vào tên của layer đó trong TOC và chọn Open Attribute table.

Hình 4. Bảng dữ liệu thuộc tính

Có hai thanh công cụ thường sử dụng là Toolbar Tool và Standar Tool.

5
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Thanh Toolbar chứa các công cụ cơ bản để có thể thao tác trên cửa sổ bản đồ Data
View như phóng to/thu nhỏ (Zoom in/ Zoom out), di chuyển (Pan), quay về màn hình đầy đủ
(Full extent), thiết lập mức độ phóng to thu nhỏ (Fixed zoom in, Fixed zoom out), Quy về lại
thiết lập giới hạn trước đó (Go back to previous extent), Đến thiết lập giới hạn tiếp theo (Go
to next extent), Chọn đối tượng (Select feature), Đo đạc (Measure)...

Hình 5. Thanh công cụ Tools

- Nút lệnh phóng to (Zoom In): Cho phép phóng to một vùng trên bản đồ. Chọn nút
lệnh trên thanh công cụ sau đó nhấp chuột, kéo và vẽ một vùng hình chữ nhật bao quanh khu
vực muốn phóng to rồi nhả chuột ra. Vùng hình chữ nhật sẽ được phóng to chiếm toàn bộ
phần màn hình hiển thị nội dung bản đồ. Nếu không vẽ vùng hình chữ nhật mà chỉ nhấp
chuột, bản đồ sẽ được phóng to và điểm được nhấp chuột sẽ trở thành điểm trung tâm của
vùng hiển thị mới.
- Nút lệnh thu nhỏ (Zoom Out): Cho phép thu nhỏ phần hiển thị trên bản đồ. Chọn
nút lệnh và nhấp chuột vào khu vực cần thu nhỏ. Nội dung bản đồ sẽ được thu nhỏ và điểm
được nhấp chuột sẽ là điểm trung tâm trong vùng hiển thị mới. Có thể dùng con lăn của
chuột giữa để phóng to, thu nhỏ phần hiển thị bản đồ.
- Nút lệnh di chuyển vùng nhìn (Pan): Cho phép di chuyển vùng nhìn trên màn hiển
thị tới một vùng khác trên bản đồ. Sau khi chọn lệnh trên thanh công cụ, nhấp chuột lên vùng
nhìn bản đồ và kéo tới vị trí mong muốn. Có thể nhấn và giữ chặt chuột giữa rồi kéo chuột
đi cũng có tác dụng như lệnh Pan.
- Nút lệnh hiển thị toàn bộ nội dung bản đồ (Full Extent): Cho phép hiển thị toàn bộ
nội dung bản đồ lên vùng nhìn.
- Nút lệnh phóng to cố định (Fixed Zoom In): Có tác dụng giống như nút lệnh phóng to
trong trường hợp chỉ nhấp chuột, nhưng không cần phải nhấp chuột lên vùng hiển thị bản đồ.
Điểm trung tâm của vùng nhìn được giữ nguyên sau khi phóng to.
- Nút lệnh thu nhỏ cố định (Fixed Zoom Out): Có tác dụng giống như nút lệnh thu
nhỏ nhưng không phải nhấp chuột trên vùng hiển thị bản đồ. Điểm trung tâm của vùng nhìn
được giữ nguyên sau khi thu nhỏ.
- Nút lệnh trở về vùng nhìn trước (Go back to previous extent): Cho phép chuyển về
vùng nhìn của bản đồ mà đã duyệt trước đó.
- Nút lệnh chuyển tới vùng nhìn kế tiếp (Go to next extent): Khi đã chuyển về vùng nhìn
trước rồi, nút lệnh này cho phép chuyển tới vùng nhìn kế tiếp theo thứ tự duyệt.
- Nút lệnh lựa chọn đối tượng (Select Features): Cho phép lựa chọn các tượng trên bản
đồ. Nhấp chuột vào nút lệnh này rồi nhấp chuột lên đối tượng cần lựa chọn. Có thể nhấp, kéo và
vẽ một vùng hình chữ nhật để lựa chọn nhiều đối tượng trong phạm vi hình chữ nhật đã vẽ.
Ngoài ra, khi nhấp vào mũi tên xổ xuống, ta có thể chọn cách lựa chọn các đối tượng theo những

6
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

cách khác: lựa chọn trong phạm vi đường cong, trong phạm vi một đa giác, trong phạm vi một
đường tròn hoặc trên một đường thẳng.
- Nút lệnh bỏ chọn các đối tượng (Clear Selected Features): Cho phép bỏ lựa chọn
các đối tượng đã được chọn bằng công cụ Select Features.
- Lựa chọn các phần tử đồ họa (Select Elements): Công cụ này cũng dùng để lựa chọn
giống như đối với nút lệnh lựa chọn đối tượng nhưng không dùng để lựa chọn đối tượng mà
dùng để lựa chọn các phần tử đồ họa, text… được vẽ thêm vào bản đồ.
- Nút lệnh xem nhanh thông tin của đối tượng bản đồ (Indentify): Công cụ này cho
phép người dùng có thể tham chiếu nhanh các thông tin của một đối tượng. Sau khi chọn
công cụ này, nhấp chuột vào bất cứ đối tượng nào trên bản đồ, các thông tin chi tiết về đối
tượng được chọn sẽ được hiển thị thông qua một hộp thoại.
- Nút lệnh liên kết (Hyperlink): Cho phép truy cập vào các tài liệu hoặc trang Web
có liên quan đến đối tượng. Hyperlink cho phép bạn cung cấp thêm thông tin về các đối
tượng cho những người sử dụng bản đồ của bạn trong ArcMap.

- Nút lệnh HTML Popup: xem nhanh thông tin của đối tượng bản đồ bằng cách
hiển thị thông tin dưới dạng bảng (Style Sheet). Nút lệnh này về cơ bản cũng giống như nút
lệnh Indentify/nhưng hiển thị đẹp và gọn hơn.
- Nút lệnh đo khoảng cách (Measure): Sử dụng nút lệnh này để đo khoảng cách giữa
hai điểm. Sau khi chọn công cụ này, nhấp chuột vào các điểm kế tiếp, giá trị khoảng cách
của các đoạn sẽ được hiển thị trên thanh trạng thái của cửa sổ.
- Nút lệnh tìm kiếm (Find): Cho phép tìm kiếm một đối tượng thỏa mãn một điều
kiện tìm kiếm nào đó.
- Nút lệnh tìm tuyến đường (Find Route):/cho phép tính toán các tuyến đường đi
chính xác.

- Nút lệnh Go To XY: di chuyển màn hình hiển thị tới 1 vị trí dựa theo tọa độ
nhập trong bảng Go To XY.
- Nút lệnh Open Time Slider Window: Cho phép mở một của sổ để làm việc với các
layer có sự thay đổi về thời gian.
- Nút lệnh Create Viewer Window: Tạo một cửa sổ hiển thị con. Sử dụng nút lệnh
này để vẽ một hình chữ nhật xung quanh vùng cần hiển thị riêng, lúc này một cửa sổ xuất
hiện, cửa sổ này chỉ hiển thị các đối tượng trong vùng vừa vẽ.
Thanh Standar chứa các công cụ cơ bản để mở, tạo mới cửa sổ (New), copy, paste,
Print, add layer, mở đến các ứng dụng khác như ArcTool Box, ArcCataloge… Ngoài ra trên
công cụ này có hiển thị thông tin tỷ lệ bản đồ.

Hình 6. Thanh công cụ Standard

7
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

1.1.3. Các mô đun mở rộng trong ArcGIS


ArcGIS cung cấp các mô đun mở rộng cho phép thực hiện các chức năng chuyên sâu
như phép phân tích Raster, phân tích 3 chiều, phân tích mạng lưới… Vào
Customize…Extenxion. Các mô đun mở rộng bao gồm:
Mô dun Giải thích
3D Analyst Quan sát và phân tích 3 chiều
ArcScan Chuyển đổi dữ liệu bản đồ ảnh thành vector
Data Interoperability Đọc, chuyển đổi và xuất các dạng dữ liệu trực tiếp
Công cụ thống kê cho việc phân tích, mô hình hóa và nội
Geostatistical analyst
suy
Thể hiện nhãn và chú thích trên bản đồ tự động với chất
Maplex
lượng cao
Network analyst Công cụ phân tích mạng lưới
Publisher Xuất bản dữ liệu GIS và bản đồ
Tự động tạo ra mô hình mạng nguyên lý từ các số liệu có
Schematics
tính mạng lưới
Phân tích không gian nâng cao sử dụng phương pháp
Spatial Analyst
raster và vector
Tracking Analyst Quan sát và phân tích dữ liệu thay đổi theo thời gian
1.2. Thực hành làm quen với cơ sở dữ liệu bản đồ trong ArcGIS
1.2.1. Mở lớp bản đồ/thêm các lớp dữ liệu bản đồ
Khởi động phần mềm ArcMap 10.2.2 bằng nhấn biểu tượng chạy phần mềm nằm ở
Desktop . Giao diện cùng hộp thoại ArcMap xuất hiện.

Hình 7. Hộp thoại giao diện ArcMap

8
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Trong đó:
- Existing Maps: Mở một bộ dữ liệu bản đồ đã có sẵn trong đường dẫn máy tính.
- New Maps: Mở một bộ dữ liệu bản đồ mẫu có sẵn, bằng cách chọn các templates
hoặc tạo ra một bộ dữ liệu bản đồ rỗng nếu chọn Blank Map.
Chọn Cancel.
a. Mở từ bản đồ có sẵn
Vào File/Open, Chọn thư mục Course 1/Bai 1/Ban do Viet Nam.mxd

Hình 8. Hộp thoại mở file bản đồ có sẵn

Nhấn Open, xuất hiện bản đồ

Hình 9. Bản đồ Việt Nam

b. Mở từ lớp bản đồ trống


Hoặc có thể mở cửa sổ bản đồ mới để thêm các lớp bản đồ (layer): File/New/Blank
map, xuất hiện cửa sổ bản đồ trống.

Hình 10. Cửa sổ bản đồ trống

9
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Thêm các lớp thông tin bằng nút Add data . Chọn tất cả các lớp có trong thư
mục Course 1/Bai 1/

Hình 11. Hộp thoại mở các lớp bản đồ

Chọn Add

Hình 12. Các lớp bản đồ mở ra từ cửa sổ bản đồ trống

Lưu lại bản đồ bằng cách: File/Save và đặt tên cho bản đồ mới.

Hình 13. Lưu file bản đồ mớ

c. Mở từ ứng dụng ArcCatalog


Hoặc chúng ta có thể Add các lớp dữ liệu bản đồ bằng ArcCatalog. Kích chọn nút
phần ứng dụng ArcCatalog .

10
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 14. Mở lớp bản đồ từ ArcCatalog

Xuất hiện cửa sổ ArcCatalog, chọn Connect to Folder để mở đến đường dẫn thư
mục chứa dữ liệu cần mở

Hình 15. Hộp thoại Connect to Folder

Chọn OK trên cửa sổ ArcCatalog sẽ hiển thị phần dữ liệu cần mở. Kéo rê chuột
lớp cần mở sang thả cửa sổ mục lục TOC bên ArcMap. Lớp dữ liệu tương ứng sẽ được
hiển thị trên cửa sổ bản đồ của ArcMap.
1.2.2. Phân tích hiển thị bản đồ với công cụ Tools
Sử dụng các công cụ Tools trên thanh Toobar để xem các đối tượng trên bản đồ

Phóng to hay thu nhỏ: Ở thanh công cụ Tools, chọn button Zoom in và Zoom out
và di chuyển chuột trên bản đồ, nhấp chuột 1 lần trên bản đồ để phóng to hoặc thu nhỏ
bản đồ. Kiểm tra tỷ lệ thay đổi trên cửa sổ bản đồ.
Di chuyển bản đồ: Chọn button bàn tay (pan) trên thanh công cụ Tools, di
chuyển chuột trên bản đồ, nhấp và rê chuột đến vi trí ta muốn di chuyển trên khắp cửa sổ
bản đồ.

11
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Xem toàn bộ dữ liệu trên cửa sổ bản đồ: Chọn nút Zoom full extent trên thanh
công cụ Tools để hiển thị lại toàn bộ các đối tượng trên cửa sổ bản đồ.
Hiển thị bản đồ ở một tỷ lệ cố định: Gõ tỷ lệ bản đồ trên hộp tỷ lệ của thanh Standard
và nhấn Enter
Xác định khoảng cách trên bản đồ: Dùng công cụ Measure trên thanh công cụ Tools
. Có thể sử dụng tính toán khoảng cách, đo diện tích vùng bằng cách dùng chuột vẽ
đường, vùng, để kết thúc lệnh ta click đúp, giá trị phép đo sẽ hiển thị trên hộp thoại Measure

Hình 16. Hộp thoại đo đạc trên bản đồ

Xem thông tin của các đối tượng với công cụ Identify . Nhấp chuột vào đối tượng
cần xem thông tin, ví dụ vùng hành chính bất kỳ, cửa sổ identify sẽ xuất hiện. Cửa sổ này sẽ
hiện thị tất cả các thông tin về đối tượng ở lớp trên cùng <Top-most-layer>

Hình 17. Hộp thoại tra cứu thông tin

Xem cửa sổ phóng đại và cửa sổ tổng quát với Overview và Manifier: Trong
ArcMap cung cấp chức năng xem bản đồ dạng tổng quát và dạng phóng đại đối tượng. Cửa
sổ tổng quát hiển thị cho ta toàn bộ dữ liệu bản đồ, trên đó có 1 hộp hiển thị ví trí hiện tại
khu vực hiển thị trên bản đồ. Nếu ta di chuyển bản đồ thì hộp này cũng di chuyển tương ứng.
Cửa sổ phóng đại có chức năng như kính lúp, khi di chuyển cửa sổ này trên bản đồ, trên cửa
sổ phóng đại này cũng hiển thị tương ứng phóng đại vị trí bản đồ dưới cửa sổ. Để mở cửa sổ
tổng quát Windows/Overview. Rê chuột, thu nhỏ hoặc phóng lớn hộp trong cửa sổ để thay
đổi màn hình bản đồ trong Active data frame. Để mở cửa sổ phóng đại Windows/Magnifier.
Khi cửa sổ phóng đại xuất hiện, kéo rê nó lên cửa sổ bản đồ tại các vị trí muốn phóng đại.

12
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 18. Chức năng hiển thị bản đồ với Overview và manifier

1.2.3. Làm việc với bảng mục lục Table of Content (TOC)
Mỗi một bản đồ (.mxd) có 1 TOC, trên TOC hiển thị các layer mà bản đồ chứa,
một TOC có thể có nhiều hơn 1 Data Frame. Trong TOC có thể cho ta thao tác thêm/xóa,
tắt/mở, sắp xếp thứ tự các layer hiển thị. Để hiển thị TOC, chọn Menu Windows/Table of
Contents.

Hình 19. Hình cửa sở mục lục - TOC của bản đồ

TOC bao gồm 4 chế độ hiển thị: List by Drawing order , List by Source , List
by Visibility , List by Selection . Hai chế độ thường sử dụng đó là List by Drawing
order: Hiển thị tên các Layer, List by Source: Hiển thị đường dẫn lưu các Layer.
Tắt/bật các lớp đối tượng (layer) ở bản checkbox và kiểm tra các lớp bản đồ.
Copy/past: Ta có thể xây dựng nhiều bản đồ từ một nguồn dữ liệu. Click phải các
layer muốn copy, chọn copy, click phải chuột trong Data frame khác và chọn patse.
Detele layer: Ta thể xóa layer trên bản đồ mà không làm thay đổi dữ liệu nguồn trên
đĩa. Trên TOC, click phải vào layer muốn xóa và chọn Remove.
Di chuyển thứ tự sắp xếp các layer: Để ở chế độ hiển thị List by Drawing order.
Click chuột trên Layer và kéo rê chúng lên hoặc xuống theo trật tự cần sắp xếp và thả chuột
đến vị trí mới mà layer cần sắp xếp.

13
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Thay đổi tên của Dataframe: Nhấp chuột 2 lần, chọn Layer, chỉnh sửa tên: Ban do
Viet Nam. Hoặc bấm chuột phải vào rồi chọn Properties/General, trong mục Name gõ tên
mới “Ban do Viet Nam” để đổi tên của Data Frame.

Hình 20. Thay đổi tên của Data Frame

Thay đổi tên hiển thị của layer: Thông thường khi add layer vào bản đồ, tên của
layer add vào là tên của file trên ổ đĩa sẽ không hiển thị hết ý nghĩa của tên lớp bản đồ. Vì
vậy trong ArcGIS chúng ta có thể mô tả tên lớp thông qua thay đổi tên Layer. Trong TOC,
chọn Layer muốn thay đổi, click thêm 1 lần nữa sẽ thấy một khung bao quanh dòng chữ tên
Layer, gõ vào tên cần thay đổi. Ngoài ra trong mỗi lớp còn có nhiều đối tượng, chúng ta
cũng có thể thay đổi tên của các đối tượng bằng cách tương tự.

Hình 21. Thay đổi tên lớp bản đồ

Chọn layer muốn phóng to bằng cách chọn Zoom to layer. Bấm chuột phải vào
layer VNM_adm2 (đơn vị hành chính khu vực), chọn Zoom to layer và xem sự thay đổi.

Hình 22. Chức năng phóng to đến lớp bản đồ yêu cầu

Hiển thị Map Tips (khi di chuyển trên cửa sổ bản đồ sẽ hiển thị thuộc tính của lớp
xác định. Vào TOC, chọn vào layer muốn hiển thị Map Tips, click chuột trái, chọn
Properties. Display và đánh dấu vào hộp Show Map Tips using the display expression, chọn
Trường (Field) muốn hiển thị).

14
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 23. Hộp thoại thực hiện chức năng maptips

1.2.4. Xem thông tin hệ tọa độ địa lý và đơn vị của bản đồ


Thông thường các Layer trên bản đồ có chung 1 lưới chiếu. Khi add một layer vào
Data Frame thì layer đó sẽ được xác định lưới chiếu tương ứng với lưới chiếu mà layer tham
chiếu. Ta cũng có thể thay đổi lưới chiếu cho các layer nếu cần thiết. Để xem hệ tọa độ mà
Data frame tham chiếu: Ở TOC, click chuột phải lên Data Frame Properties/Coordinate
System để xem các thông tin chi tiết.

Hình 24. Thông tin hệ quy chiếu hệ tọa độ trên data frame

Để xem lưới chiếu của từng layer, chọn layer muốn xem thông tin lưới chiếu,
click chuột phải/Properties...

Hình 25. Thông tin hệ quy chiếu hệ tọa độ trên lớp bản đồ

15
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Để thiết lập đơn vị hiển thị cho bản đồ, kích phải chuột Data Frame “Ban do Viet
Nam”, xuất hiện bảng Data Frame Properties/General và thiết lập đơn vị meters để hiển thị
tọa độ dưới dạng mét (hoặc có thể hiển thị tọa độ dưới dạng độ - phút - giây)

Hình 26. Hiển thị đơn vị bản đồ

1.2.5. Chọn đối tượng (Select a feature)


Trước khi làm việc với 1 đối tượng hay nhóm đối tượng, chúng ta cần phải chọn
chúng.

Hình 27. Menu selection

Chúng ta có thể thiết lập chọn lựa trên thanh menu Selection

Hình 28. Thiết lập chức năng lựa chọn

16
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Chọn đối tượng thông qua chức năng Select a feature trên thanh Toolbar

Hình 29. Thanh công cụ lựa chọn đối tượng

Có nhiều cách lựa chọn đối tượng khác nhau:


Select by rectangle: Chọn theo hình chữ nhật;
Select by polygon: Chọn theo hình đa giác;
Select by lasso: Chọn theo hình dây thòng lọng;
Select by circle: Chọn theo hình tròn;
Select by Line: Chọn theo đường.
Muốn tắt chế độ chọn Selection/Clear selected feature. Ví dụ, khi chọn đối tượng
hành chính sẽ nổi lên đường viền màu xanh (theo thiết lập).

Hình 30. Đối tượng trên bản đồ được lựa chọn

Ngoài ra chúng ta có thể chọn theo thuộc tính Select by Attribute hoặc theo sự phân
bố không gian Select by Spatial Location (sẽ nghiên cứu khi nâng cao).
1.2.6. Xem bảng dữ liệu thuộc tính Attribute Table
Mỗi lớp có 1 bảng thuộc tính liên kết để mô tả các đối tượng trong lớp. Mở bảng
thuộc tính của lớp VN_HC_tinh.
Nhấp cuột phải vào layer VN_HC_tinh trong bảng TOC và chọn Open Attribute
Table. Bảng thuộc tính của lớp dữ liệu được mở ra hình dưới:

17
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 31. Bảng dữ liệu thuộc tính

Cấu trúc của bảng thuộc tính


- Các bản ghi/hàng và các trường/cột.
- Các loại cột có thể lưu trữ dữ liệu dạng số, chữ viết, ngày.
- Tên cột là duy nhất (không có hai cột tên trùng nhau).
- Các kiểu trường khác nhau lưu trữ các loại giá trị khác nhau.
- Chọn đúng kiểu trường cho các giá trị.
- Các kiểu trường tùy theo cấu trúc bảng dữ liệu.
Để xem bảng thuộc tính của các Feature class. Nhấp chuột phải vào Feature class
muốn xem thông tin chọn Open Attribute Table. Ngược lại, để tắt bảng chọn nút Close trên
góc trên bên phải của màn hình để đóng cứa sổ của bảng thuộc tính.
Để hiển thị đúng font chữ, chọn nút ở góc trái phía trên của bảng, Appearance và
thiết lập

18
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

1.2.7. Làm việc với công cụ Bookmarks


Bookmarks là công cụ dùng để đánh dấu lại vị trí bản đồ, giúp cho người đọc dễ dàng
tìm đén những vị trí đó. Cách sử dụng Bookmarks để đánh dấu vị trí như sau:
- Zoom bản đồ đến vị trí cần đánh dấu.
- Trên menu Bookmarks>Create Bookmarks.
- Hộp thoại Create Bookmark hiện ra, nhập tên cho Bookmarks.

Hình 32. Hộp thoại Bookmark bản đồ

- Nhấn OK. Đã đánh dấu được vị trí bản đồ. Khi muốn di chuyển màn hình về vị trí
đó thì nhấp chuột trái vào Bookmarks trên menu lệnh và chọn vị trí bản đồ theo tên
Bookmarks đã đặt. Ngoài ra còn có mục Manage dùng để quản lý các Bookmarks.

Hình 33. Lựa chọn đến các Bookmark đã thiết lập

1.2.8. Hiển thị chế độ trang in Layout view


Layout View là trang dùng để hiển thị và trình bày kết quả bản đồ. Để chuyển chế độ
hiển thị từ Data View sang chế độ hiển thị của Layout View. Trên Menu, nhấp chuột trái vào
thực đơn View/Layout. Khi đó màn hình sẽ hiển thị như hình sau:

Hình 34. Chế độ hiển thị trang in trên Layour View

Có thể vào thực đơn View/Data View để quay trở lại chế độ hiển thị Data View trước đó

19
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

1.2.9. Thêm mới và xóa một Data Frame


Thêm mới một Data Frame: Insert/Data Frame khi đó xuất hiện trong TOC. Lúc
này các Layer của Data Frame “Ban do Viet Nam” không hiển thị trên màn hình nữa (do
trong chế độ Data view, ArcMap chỉ hiển thì 1 Data Frame trong một thời điểm, đó là Active
Frame – tên của nó được viết bằng chữ đậm trong TOC). Ta có thể chọn hệ quy chiếu khác
cho New Data Frame này.
Để làm việc với các Data Frame nào trong TOC thì nhấp chuột phải vào Data Frame
rồi chọn Activate. Ở Data Frame này chúng ta có thể add thêm lớp World_country để xây
dựng bản đồ phụ thể hiện Việt Nam trong Đông Nam Á.
Để xóa một Data Frame, trong TOC nhấp chuột phải vào Data Frame vừa tạo rồi
chọn Remove.

Hình 35. Cửa sổ bản đồ thể hiện New Data Frame

Bài 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ


Có 2 định dạng ArcGIS dùng để lưu trữ dữ liệu là shape files và personal
geodatabase (gọi tắt là geodatabase). Shape file đơn giản hơn Geodatabase song chức năng
của nó lại ít hơn. Shape file lưu trữ cả dữ liệu không gian lẫn dữ liệu thuộc tính.
Tùy thuộc vào loại đối tượng không gian mà nó lưu trữ, Về thực chất shape file không
phải là 1 file mà là 5-6 file có tên giống nhau nhưng đuôi khác nhau (xem trong Windows
Explorer).
3 file quan trọng nhất của shape file là các file có đuôi:
*.shp- chứa các đổi tượng không gian (geometry)
*.dbf- bảng thuộc tính
*.shx- chỉ số để liên kết các đối tượng vào bảng thuộc tính
Nếu có file *.prj thì nó sẽ xác định hệ quy chiếu của shape file.
Để nhập dữ liệu hay chỉnh sửa các đối tượng không gian cần khởi động công cụ
Editor. Công cụ này sử dụng để vẽ các đối tượng bản đồ.

20
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 36. Công cụ biên tập đối tượng bản đồ

Để tạo các lớp dữ liệu mới tiến hành trong ArcCataloge.


2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
Vào thư mục Bai 2, file “Bản đồ phan bo VQG.mxd”
2.1.1. Tạo mới shp đối tượng không gian
a. Tạo mới điểm
Khởi động ArcCatalog. Vào thư mục chứa Bai 2, kích chuột phải, chọn New

Hình 37. Tạo mới shp từ ArcCataloge

Nhấp New/Shape file

Hình 39. Thiết lập hệ quy chiếu hệ tọa độ


Hình 38. Thiết lập cho shp mới

Name: Đặt tên lớp


Feature type: Point
Chọn Edit để xác định lưới chiếu

21
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Trong trường hợp này, dữ liệu nền ở lưới chiếu hệ tọa độ địa lý (Geoggraphic
Coordinate System). Chọn Geographic Coordinate System/World/WGS84/OK. Xuất hiện
bên TOC lớp dữ liệu VQG mới.
Để bắt đầu biên tập, cần Editor/Start Editing. Chọn lớp cần biên tập. Mở cửa sổ tạo
đổi tượng: Editing Windows/Create Features.

Hình 40. Mở cửa sổ tạo đối tượng

Chọn vào Point bên cửa sổ Create Feature

Hình 41. Cửa sổ tạo đối tượng Create Feature

Tạo đối tượng điểm bằng cách di


chuyển chuột vào cửa sổ bản đồ, kích
chuôt phải, chọn Absolute X, Y, nhập
giá trị tọa độ và nhấn nút enter, sẽ tạo
ra điểm VQG Pù Mát ở Nghệ An

Hình 43. Nhập giá trị tọa độ

Hình 42. Tạo điểm băng Absolute X, Y

22
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 44. Điểm VQG mới được tạo trên cửa sổ bản đồ

Tương tự có thể tạo các điểm VQG còn lại theo thông tin ở bảng.
Name Longitude Latidude
Pù Mát 104.76 19.30
Tam Đảo 105.82 21.96
Ba Vì 105.86 21.22
Cúc Phương 105.53 20.47
Bên En 105.51 19.97
Vũ Quang 105.33 18.40
Ba Bể 105.70 22.43
Xuân Sơn 104.86 21.43
Hoàng Liên 103.11 22.41
Sau khi tạo xong Editor/Save editing và muốn kết thúc Stop Editing
b. Tạo điểm từ dữ liệu Excel
Giả sử có dữ liệu Excel các điểm VQG. Để dữ liệu có thể đưa vào ArcMap, cần thiết
lập giá trị kinh độ là X, và vĩ độ là Y.

Hình 45. Dữ liệu excel chứa tọa độ các điểm VQG Hình 46. Hộp thoại Add X, Y data

Vào File/Add Data/Add X, Y data. Chọn dữ liệu và add

23
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 47. Hộp thoại mở dữ liệu

Hình 49. Chọn tương ứng dữ liệu


Hình 48. Add sheet chứa dữ liệu và giá trị cột X, Y

Kết quả đã tạo ra hệ thống điểm phân bố vị trí VQG trên lãnh thổ Việt Nam. Để xuất
dữ liệu để lưu: Data/Export Data

Hình 50. Xuất dữ liệu với Data Export

Hình 53. Mở lên cửa sổ như 1 lớp bản


đồ mới

Hình 51. Xuất dữ liệu Hình 52. Tạo file dữ liệu mới

c. Thay đổi chế độ hiển thị của điểm:


Chọn vào ký hiệu điểm ở bảng TOC, xuất hiện hộp thoại Symbol Selector. Chọn các
kiểu ký hiệu, màu sắc… phù hợp. Tương tự, chúng ta có thể vận dụng xây dựng đối tượng
đường (polyline), đối tượng vùng (polygon) trên bản đồ như cách tạo đối tượng điểm.

24
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Đối với đối tượng vùng thì chọn công cụ Polygon hoặc rectange…. , khi kết thúc lệnh
kích phải để Finish Sketch.

Hình 54. Biên tập đối với đối tượng vùng

Hình 55. Biên tập đối với đối tượng đường

Khi kết thúc nhớ lưu và kết thúc biên tập Save Editing/Stop editings
2.1.2. Xuất dữ liệu không gian từ cơ sở dữ liệu có sẵn
Từ lớp VN_HC_tinh, tiến hành xuất ra Vùng hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mở bảng dữ liệu thuộc tính lớp VN-HC_tinh. Chọn hàng chứa tên Thừa Thiên Huế
(nổi bật màu xanh).

Hình 56. Chọn đối tượng hành chính muốn xuất

25
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Nhấp chuột phải vào lớp VN_HC_tinh và xuất dữ liệu với Data/Export Data. Lớp
Thuathienhue mới sẽ được mở ra.

Hình 57. Xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu bản đồ có sẵn

2.1.3. Cắt và ghép các lớp đối tượng trong ArcMap


a. Công cụ Clip
Chỉ giữ lại phần nằm trong đường bao của các đối tượng ở lớp dữ liệu dùng để cắt (clip).

Hình 58. Mô tả công cụ clip

Add lớp Giao thong.shp từ cơ sở dữ liệu Bai 1. Tiến hành cắt lớp giao thông theo
ranh giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo ra từ bước 2.1.2. Chọn trên thanh
Menu/Geoprocessing/Clip.

Hình 59. Hộp thoại công cụ clip

Input feature: Song


Clip feature: Thuathienhue
Output Feature class: Chọn đường dẫn lưu/OK

26
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 60. Các đối tượng giao thông cắt theo ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế

b. Công cụ Merge - Ghép


Add lớp VN-HC_tinh, xuất các tỉnh thuộc Khu vực Bắc Trung Bộ thành 1 lớp
Data/Export data).
Mở bảng dữ liệu thuộc tính của lớp mới tạo. Ghép các tình lại thành 1 khu vực.
Editor/Start Editing, chọn hết các tỉnh ở bảng dữ liệu thuộc tính Editor/Merge

Hình 61. Lớp dữ liệu mới Bắc Trung Bộ chứa các tỉnh rời rạc

Chọn tỉnh làm gốc để ghép và OK.

Hình 62. Chọn tỉnh làm gốc để ghép

27
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

2.1.4. Phương pháp hiển thị dữ liệu bản đồ


Dữ liệu có thể được hiển thị trên bản đồ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương
pháp được đặc trưng bởi ký hiệu, màu sắc, lực nét, đường bao… Tùy theo loại dữ liệu và mục
đích sử dụng mà người dùng chọn cách hiển thị cho phù hợp. ArcMap hỗ trợ nhiều phương
pháp hiển thị dữ liệu.
a. Single Symbol
Tất cả các đối tượng đều được hiển thị theo cùng một kiểu. Phương pháp này được
dùng để hiển thị các dữ liệu đơn giản hay dùng để nghiên cứu mật độ phân bố các đối tượng
dạng điểm.
b. Categories
Các đối tượng được hiển thị bằng màu sắc hay ký hiệu khác nhau dựa trên giá trị của
một (hay nhiều) thuộc tính nào đó. Có các chế độ hiển thị bằng Categories: Unique values;
Unique values, many field; Match to symbols in style. Trong đó Unique values là hay được
sử dụng nhất chẳng hạn như để hiển thị các loại hình sử dụng đất bằng các màu sắc khác
nhau, hay trên bản đồ hành chính các địa phương được tô màu khác nhau. Match to symbols
in style dùng để hiển thị bằng các style đặt trước.
c. Quantities
Các đối tượng được hiển thị bằng màu sắc hay ký hiệu khác nhau dựa trên giá trị của
một (hay nhiều) thuộc tính nào đó.
Trong đó:
- Graduated color: Các khoảng giá trị được hiển thị bằng màu sắc khác nhau.
- Graduated symbols: Các khoảng giá trị được hiển thị bằng ký hiệu có kích thước
khác nhau.
- Proportional symbol: Mỗi giá trị được hiển thị bằng ký hiệu có kích thước tỷ lệ với
giá trị đó.
- Dot Density: Thuộc tính được thể hiện bằng các điểm có mật độ khác nhau. Giá trị
càng cao thì mật độ càng lớn.
d. Chart
Giá trị của một tập hợp các thuộc tính dạng số được thể hiện dưới dạng biểu đồ. Hai
loại biểu đồ chính thường được sử dụng là biểu đồ dạng cột (bar/ column) và biểu đồ dạng
bánh (pie).
Thực hành với các phương pháp hiển thị dữ liệu lớp VN_HC_tinh
2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính
Mở bảng dữ liệu thuộc tính Vuon_Quoc_Gia tạo ở bước 2.1.1.
2.2.1. Thêm Field
Để thêm trường dữ liệu trước chúng ta phải tắt chế độ biên tập Feature class. (Vào
Editor chọn Stop Editing). Nhấp chuột vào biểu tượng Table Option/add field, xuất hiện hộp
thoại add field.

28
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 63. Hộp thoại thêm trường dữ liệu (add field)

Tại ô Name nhập tên trường (cho phép tên có độ dài tối đa: 9 ký tự)
Type nhập kiểu trường (có 6 kiểu: Short Integer, Long Integer, Float, Double,
Text, Date).
Precision độ rộng của trường.
Scale số chữ số sau dấu phẩy (với Float, Double là: Number), lưu ý rằng: độ lớn
của trường Scale luôn luôn phải nhỏ hơn độ lớn của trường Precision ít nhất 2 giá trị.

type Precision (field length) Scale (decimal places)

1–5 (Oracle, SQL Server,


Short
PostgreSQL, Netezza); 5 0
integer*
(DB2, Informix)

6–10 (Oracle and


PostgreSQL); 6–9 (DB2,
Long integer 0
Informix, Netezza, and SQL
Server)

Float 1–6 1–6

Double 7+ 0+

Range Data type Precision (field length) Scale (decimal places)

0 to 99 Short integer 2 0

-99 to 99* Short integer 3 0

0 to 32,767* Short integer 5 0

32,768 to 99,999 Long integer 5 0

29
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Range Data type Precision (field length) Scale (decimal places)

0.001 to 0.999 Float 4 3

1,000.00 to
Float 6 2
9,999.99

-123,456.78 to 0* Double 9 2

0 to 1,234.56789 Double 9 5

Thực hành: Tạo thêm các trường dữ liệu với các thông số sau:
Name Type Precision Scale
Nam_thanhlap Short Integer
Dientich Float
Donvi_HC Text
Kinhdo Float
Vi do Float
2.3.2. Xóa field
Chọn 1 field dữ liệu cần xoá. Click chuột phải vào field cần xóa, chọn Delete Field.

Hình 64. Xóa trường dữ liệu

2.3.3. Điều chỉnh các field


a. Thay đổi độ rộng của cột (Field)
- Đưa chuột tới tiêu đề của fied muốn thay đổi độ rộng.
- Click và rê chuột tới vị trí mong muốn.
- Thả gờ của field tại vị trí đó.
b. Sắp xếp lại các cột (Field) trong bảng
- Click vào tiêu đề của cột muốn sắp xếp.

30
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Click và rê tiêu đề đó tới vị trí muốn sắp xếp.


- Thả tiêu đề tại vị trí đã chọn.
c. Sắp xếp các Record
Sắp xếp lại các Record cho phép hình dung các thông tin một cách có quy luật hơn.
Ví dụ khi có một số lượng thông tin lớn thì việc xem hết các giá trị thông tin sẽ mất nhiều
thời gian. Sau khi sắp xếp lại các thông tin theo giá trị tăng dần hay giảm dần, sẽ thấy được
giá trị lớn hay nhỏ nhất trong một trường (Field).
- Nhấp chuột phải trên trường cần để chọn kiểu sắp xếp Sort Ascending (tăng dần)
hoặc Sort Descending (giảm dần).

Hình 65. Sắp xếp các record

d. Xoá các Record


Chọn 1 hoặc nhiều record dữ liệu cần xoá.

Vào menu Editor… trong của sổ Table, chọn Delete Selected


2.3.4. Tính toán trên trường dữ liệu
a. Tính toán giá trị kinh độ, vĩ độ của điểm
Mở lớp Vuon_quoc_gia. Tạo mới hai trường dữ liệu mới: Kinh do, Vi do. Nhấp chuột
phải vào trường cần tính Calculate Geometry.

Hình 66. Tính toán đẵc trưng hình học Geometry Hình 67. Hộp thoại Calculate Geometry

b. Tính toán đặc trưng hình học cho đối tượng vùng
Mở bảng dữ liệu thuộc tính VN-HC_tinh. Tạo trường dữ liệu Dientich.

31
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Nhấp chuột phải vào trường Dientich, tính diện tích, chu vi, trung tâm của vùng… với
Calculate Geometry.

Hình 68. Tính toán đặc trưng hình học cho vùng

Xuất hiện cảnh báo

Hình 69. Cảnh báo về hệ quy chiếu hệ tọa độ

Để tính toán được diện tích, chiều dài, chu vi cần phải chuyển từ GCP sang PGC.
Data Management Tools/Projection and Transformations/Project (dùng cho đối tượng
vector)

Hình 70. CHuyển đổi hệ quy chiếu hệ tọa độ từ GCS sang PCS

c. Tính toán các công thức toán học trong 1 field


Mở bảng thuộc tính của lớp cần thực hiện phép tính. Nếu muốn tính toán trên một số
Record thì chọn nó. Ngược lại ArcMap sẽ tính toán trên toàn bộ các Record.
Nhấp chuột phải ở phần trên của cột cần tính giá trị. Chọn Field Caculate xuất hiện hộp
thoại Field Calculator.

32
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 71. Tính toán trường với Filed Calulator

Ví dụ tích toán trường Matdo: Danso/Dientich. Sử dụng Fields và Function để thành


lập câu lệnh, đối với những câu lệnh đơn giản có thể đánh trực tiếp, ví dụ như: cộng, trừ,
nhân, chia. Chọn OK.

Hình 72. Hộp thoại Field Calculator

d. Tính tổng của dữ liệu và thống kê và trong một trường


Sử dụng chức năng tính tổng Summarize
Nhấp chuột vào thanh tiêu đề của cột cần tính tổng, chọn Summarize. Chọn trường
cần tính ở thanh cuộn 1, chọn các phương pháp tính của trường ở thanh cuộn 2, Chọn đường

33
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

dẫn và tên của bảng xuất ở biểu tượng và OK. Chọn Yes nếu đưa bản ghi xuất được vào bản
đồ đang mở.

Hình 73. Tính toán trường với Summarize

Sử dụng chức năng thống kê Statistics:


Chọn Statistics. Số liệu thống kê sẽ hiện ở bảng bên.

Hình 74. Thống kê dữ liệu của trường

e. Cập nhật thông tin Field từ mối quan hệ không gian với Join and relates
Để cập nhật thôn tin thuộc tính cấp đơn vị hành chính mà các VQG thuộc
vào, sử dụng phân tích không gian với Join abd Relates…
Nhấp chuột phải lớp Vuon Quoc Gia/Joins and relates/Joins. Và thiết lập lựa chọn
Join data from another layer based on spatial location

Hình 75. Liên kết dữ liệu với Joins and relates

34
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 76. Hộp thoai Join data

Hình 77. Kết quả dữ liệu thuộc tính đã được cập nhậ

35
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bài 3. Biên tập 1 trang in bản đồ


Trên bản đồ trình bày các yếu bản đồ có thể phân thành hai loại: các yếu tố cơ bản
và các yếu tố phụ.
Các yếu tố cơ bản của bản đồ đó là tiêu đề, chú giải, bản đồ, kim chỉ nam, ngày tháng,
tác giả, thước tỷ lệ, khung bản đồ.
Các yếu tố phụ của bản đồ bao gồm: khung trong bản đồ, lưới địa lý, nguồn tài liệu,
nguồn trích dẫn tài liệu, logo (biểu tượng tổ chức), đồ thị, tranh ảnh, số bản đồ (nếu seri bản
đồ), biểu bảng, bản quyền, lưới chiếu, bản đồ phụ, văn bản mô tả. Không phải tất các yếu tố
này sẽ xuất hiện trên mọi bản đồ. Trong khuôn khổ bài giảng này chỉ trình bày các yếu tố
thường gặp trong thực tế.

Hình 78. Các yếu tố cấu thành trên trang in bản đồ - layout

36
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hình 79. Bản đồ biên tập trên Mapinf

3.1. Trình bày và hiển thị các lớp dữ liệu

3.1.1. Cửa sổ Data Frame bản đồ chính:


Add các lớp thông tin từ dữ liệu Bài 1: Quoc gia, VN_HC_tinh, Hoangsa, Hoangsa2.
Add các lớp thông tin Phan_vung_DLVN_2020 từ dữ liệu Bài 3.

3.1.2. Cửa sổ bản đồ phụ: Chứa các quần đảo Trường Sa


Insert/Data Frame xuất hiện trên TOC New Data Frame
Add các lớp thông tin từ dữ liệu Bài 1: Truongsa, Truongsa1, Truongsa2.

37
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

3.2. Thiết lập chế độ hiển thị các lớp thông tin trên cửa số Data View
3.2.1. Lớp VN_HC_tinh
Lớp này làm lớp nền, thể hiện bên dưới nên không đổ màu nền.
Dán nhãn các lớp địa danh hành chính tỉnh.
Kích chuột phải vào lớp VN_HC_tinh, Properties/Labels

38
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Tích chọn Label features in this layer


Lable field: Chọn trường dữ liệu chứa thông tin địa danh hành chính: Ten_hc
Chọn kiểu chữ và màu chữ/OK

3.2.2. Lớp Quocgia


Chỉ hiển thị phần biển có màu, những phần đất liền màu xanh nước biển
Kích phải lớp Quocgia, chọn Properties/Symbology
Show: Categogies/Unique value
Value field: QUOC_GIA
Add all values

39
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Đổi các màu của các quốc gia không màu, phần không có thông tin (biển) thiết lập
màu xanh biển bằng cách kích chuột hai lần vào phần màu bên phải các Value

OK

40
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

3.2.3. . Lớp Phan_vung_DLVN_2000


Lớp này hiển thị trên cùng, đổ màu theo cá phân vùng du lịch.
Kích phải lớp Phan_vung_DLVN_2000, chọn Properties/Symbology
Tương tự như cách đổ màu cho lớp Quoc Gia, thiết lập

41
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

OK

42
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Tuy nhiên để trong mỗi vùng du lịch có hiển thị ranh giới các tỉnh tương ứng thì cần thiết
lập chế độ Transparent
Properties/Display/Transparent: 50%

43
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

OK

44
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

3.2.4. Lớp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Chọn màu nền hiển thị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Kích chuột chọn vào ký hiệu tương ứng của lớp

3.3. Thiết lập chế độ hiển thị trên trang in bản đồ - Layout View

Chọn chế độ hiển thị trên Layout View . Để trình bày bản đồ
được đẹp và phù hợp với mục đích in ấn, người sử dụng nên đặt trang in cho bản đồ trước
khi biên tập trên trang Layout. Ngay tại trang in này người dùng có thể thay đổi kích thước
khung Data Frame hiển thị của bản đồ cho vừa, bằng cách đưa chuột đến gần 1 trong 8 hình
vuông nhỏ và kéo khung hiển thị bản đồ giãn ra.
Sử dụng thanh công cụ Layout để điều chỉnh hiển thị trên trang in

Thanh công cụ Tools để điều chỉnh các đối tượng trên trang in

Thanh Standard để điều chỉnh tỷ lệ các trang Data Frame

Thanh Draw để chọn các Data Frame, vẽ thêm các đối tượng, text…

45
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Di chuyển từng cửa sổ Data Frame sao cho cân đối trên bản đồ.

3.3.1. Thiết lập tỷ lệ bản đồ


Trên thanh công cụ menu nhấp chọn View/Data Frame Properties… Cửa sổ Data
Frame Properties hiện ra, nhấp chọn thẻ Data Frame, chọn mục Extent là Fixed Scale, chọn
Scale theo tỷ lệ muốn đặt (Ví dụ bản đồ Active chính là 7.000.000)
Hoặc có thể thiết lập tỷ lệ bằng cách gõ giá trị tỷ lệ trên thanh Standard.
Thiết lập tỷ lệ Bản đồ chính: 6.500.000; bản đồ Quần đảo Trường Sa: 1:18.000.000
Để bản đồ hiển thị theo đúng giới hạn không gian xác định, chúng ta có thể thiết lập
View/Data Frame Properties.
Giới hạn bản đồ chính: 8-24 độ vĩ, 102-113 độ kinh
Giới hạn bản đồ phụ thể hiện quần đảo Trường Sa: 5-11 độ vĩ, 110-118 độ kinh

46
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Mỗi khi đã thiết lập giới hạn không gian bản đồ hiển thị, khi đưa ra trang layout chúng ta
không thể điều chỉnh di chuyển các đối tượng bản đồ. Lúc này thanh công cụ Tools không
hoạt động.

3.3.2. Tạo lưới chiếu bản đồ


Vào menu View chọn Data Frame Properties. Cửa sổ Data Frame Properties hiện
ra nhấp chọn thẻ Grids/New Grid để tạo mới lưới chiếu cho bản đồ.
ArcGIS cung cấp cho người sử dụng ba kiểu lưới chiếu. Tùy từng mục đích sử dụng
mà chọn kiểu lưới chiếu cho phù hợp.
Nhập các thông số của lưới chiếu sao cho phù hợp. Ngoài ra, ArcGIS cũng cung cấp
cho người dung các công cụ để chỉnh sửa lưới chiếu. Ví dụ chọn giới hạn khoảng cách các
đường lưới 2 độ kinh và 2 độ vĩ.
Chọn cách thể hiện đường lưới theo các kiểu đường lưới, text, dấu chữ thập…, lưu ý
chọn màu nền nhẹ nhàng.
Thiết lập giá trị tọa độ sao cho có thể hiển thị rõ trên trang Layout khi in ra (chúng
ta có thể thiết lập giá trị tọa độ tự động hoặc tự gõ các text trên thanh Draw để tùy chỉnh theo
cách riêng).

47
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Dùng công cụ Draw với Text để tạo giá trị


tọa độ thủ công (tắt đi chế độ Label giá trị tọa độ của lưới Grid). Chọn View/Data Frame
Properties/Grid/Chọn Gratucule (lưới), thiết lập tắt phần Labels các trục

48
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

3.3.3. Tạo khung bản đồ, chèn thước tỷ lệ, tiêu đề bản đồ, mũi tên chỉ hướng, chữ
Các yếu tố đưa lên trang in Layout bản đồ như Khung bảng đồ, thước tỷ lệ, tên tiêu
đề bản đồ, mũi tên chỉ hướng Bắc Nam… được chèn vào bằng cách trên thanh menu nhấp
Insert chọn các công cụ tương ứng.
+ Neatline: Để tạo khung bản đồ.
+ North Arrow: Chèn mũi tên hướng Bắc Nam.
+ Scale Bar: Chèn thước tỷ lệ.
+ Title: Chèn tiêu đề của bản đồ.
+ Text

Tên bản đồ: Insert/Tittle

Thiết lập lại kiểu chữ bằng cách kích chuột 2 lần vào đối tượng chữ

Khung bản đồ: Insert/Neatline

49
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Mũi tên chỉ phương hướng (kim chỉ nam): Insert/North Arrow

Thước tỷ lệ: Insert/Scale bar


Tương ứng với tỷ lệ bản đồ: 1:7.000.000, có nghĩa 1 cm bằng 70 km ngoài thực địa

50
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Tạo đối tượng text trên trang in: Insert/Text hoặc chữ A trên thanh Draw
Các đối tượng chữ trên trang in cần phải có là thông tin về tỷ lệ bản đồ, nguồn dữ
liệu, người biên tập, các địa danh…
Đối với các địa danh quốc gia giáp ranh, tên các quần đảo chúng ta có thể tạo trên
trang layout sẽ hiển thị đẹp và điều chỉnh thuận tiện hơn.
Chọn công cụ A trên thanh Draw, có nhiều tùy chọn loại chữ, xuất hiện chữ text, tiến
hành gõ chữ.

Để thiết lập kiểu chữ, kích chọn đối tượng chữ, Properties/Change Symbol/ Chọn
kiểu font chữ, màu sắc. Để thiết lập nâng cao các kiểu chữ, chọn Edit Symbol, vào các thẻ
trong Editor.
Ví dụ: Quần đảo Trường Sa, và điều chỉnh chế độ hiển thị cong

51
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Tên quần đảo: Tên quốc gia: Kiểu chữ Tên quốc gia:
Dạng kiểu chữ cong: giãn cách Kiểu chữ nghiêng góc

Thông tin nguồn dữ liệu, tác giả, người biên tập

3.3.4. Thiết lập bảng chú giải


Tạo chú giải tự động từ các lớp dữ liệu đã có trên bản đồ cũng là một thế mạnh trong
biên tập bản đồ của ArcGIS. Khi cách hiển hị dữ liệu được thay đổi thì chú giải cũng tự động
cập nhật theo. Trên menu Insert, chọn Legend.
Thiết lập các tùy chỉnh bên trong như cỡ chữ, kích thước, tiêu đề chú giải.
Lưu ý để nội dung chú giải được đẹp và thể hiện giá trị giải thích, cần biên tập ở
TOC cho đối tượng cần làm chú giải.
Chú giải
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ
Vùng ĐBSH và duyên hải Đông Bắc
Vùng Bắc Trung Bộ
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Tây Nguyên
Vùng Đông Nam Bộ
Vùng ĐB sông Cửu Long

52
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Kết quả hoàn thiện trình bày trang in bản đồ, lưu trang bản đồ hoàn chỉnh File/Save và đặt
tên Bản đồ phân vùng DLVN 2020.mdx

3.4. In ấn và xuất bản đồ thành file ảnh


Sau khi bản đồ trình bày hoàn chỉnh ở trang Layout, bản đồ có thể in ấn trực tiếp trong
phần mềm thông qua chức năng File/Print

53
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Để xuất thành file ảnh thuận tiện trong quá trình chèn vào các đề tài nghiên cứu, báo cáo…
sử dụng chức năng File/Export Map

Lưu ý: Chọn định dạng ảnh lưu và độ phân giải của ảnh phù hợp.

54
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

55
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

56
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bài 4. Chuyển đổi giữa các định dạng dữ liệu

4.1. Chuyển dữ liệu từ các phần mềm khác vào ArGIS


Trước khi chuyển định dạng dữ liệu cần phải khảo sát dữ liệu có những lớp thông tin
gì, ở hệ tọa độ nào, phục vụ cho mục đích gì… khác sang định dạng Shapefile của ArcGIS.
Trong ArcGIS cho phép chúng ta chuyển đổi dữ liệu từ các định dạng phần mềm
khác sang ArcGIS như: Feature Class to Feature Class, Export Data, Quick Import, Feature
Class to Shapfile.
Kích hoạt ứng dụng mở rộng (Extentions): Vào menu Customize/Extension… Chọn
Data Interoperability và Close
Dữ liệu thực hành: Bai 4.
4.1.1. Chuyển đổi dữ liệu từ MapInfo
a. Mở file dữ liệu định dạng Mapinfo và ArcMap bằng cách:
Cách 1: Mở toàn bộ nội dung file, bao gồm tất cả các định dạng (Line, Point,
Polygon, Text): Nhấp chuột trái vào nút Add Data, chọn lớp dữ liệu PV DL_VN_2010.TAB.

Cách 2: Mở một định dạng dữ liệu: Nhấp đúp chuột trái vào file PV DL_VN_2010.TAB,
chọn file dữ liệu sử dụng đất dạng vùng, VQG_2015.tab Polygon, rồi nhấn Add.

57
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

b. Chuyển đổi định dạng Mapinfo (*.tab) sang Shapefile (*.shp):


Cách 1: Chuyển đổi định dạng trực tiếp trên TOC bằng công cụ Export Data:
Từ lớp dữ liệu MapInfo được mở ra trực tiếp trên ArcGIS (bảng TOC), sử dụng chức
năng Export Data trên lớp muốn đổi.
Cách 2: Sử dụng công cụ Feauture Class to Shapefile (multiple)
Để chuyển đổi dữ liệu từ định dạng Mapinfo sang Shapefile, sử dụng công cụ
Conversion Tools/To Shapefile/Feature Class to Shapfile (multiple).

Cách 3: Sử dụng công cụ Feature Class to Feauture Class để chuyển đổi:


- Nhấp chuột trái vào công cụ Feature Class to Feature Class theo đường dẫn
Conversion Tools/To Geodatabase/Feature Class to Feature Class.
- Chọn các thông số cần thiết. Lưu ý ta có thể chuyển đổi toàn bộ dữ liệu, hoặc một
phần dữ liệu sang định dạng Shapefile bằng cách là trong ô Expression có thể viết điều kiện
để lựa chọn đối tượng cần chuyển đổi.
- Nhấp OK để tiến hành chuyển dữ liệu.

58
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Cách 4: Sử dụng chức năng Quick Import để chuyển đổi


- Sử dụng công cụ Data Interoperability Tools/Quick Import:

- Input Dataset, chọn nút … và nhập các thông số vào hộp thoại Specify Input Data
+ Format và chọn định dạng Mapinfo (*.tab)
+ Dataset, chọn đường dẫn đến lớp dữ liệu PV DL_VN_2010.TAB
+ Thiết lập Coordinate system hoặc để mặc định Read from Source
- Output Staging Geodatabase chọn đường dẫn đầu ra và đặt tên file là
PVDL2010.gdb.

4.1.2. Chuyển đổi định dạng dữ liệu MicroStation (*.dgn).


a. Đọc dữ liệu Microstation trong ArcMap
Thư mục chứa dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Huế định dạng phần
mềm Microstation: Microstation_LUHue05: Thanhphohue .dgn. ArcGIS sẽ phân loại dữ liệu
dựa theo kiểu không gian của đối tượng (Point, Polyline, Polygon, Annotation, MultiPatch)
chứ không phân loại theo Layer/Level. Những thông tin quản lý về cách thức hiển thị đối
tượng được ArcGIS quản lý trong bảng thuộc tính (Entity, Level, Layer, Color, Linetype,
Fill…).

59
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Cách 1: Đọc toàn bộ nội dung của file: Nhấp chuột trái vào nút Add Data, chọn
đường dẫn đến file thanhphohue.dgn và chọn Add thì toàn bộ dữ liệu ở các định dạng Point,
Polygon, Annotation, MultiPatch sẽ được hiển thị trong ArcMap.

- Cách 2: Đọc riêng một định dạng (Point, Polygon, Annotation, MultiPatch): Nếu
muốn chỉ chọn một định dạng nhất định để thêm vào ArcMap thì nhấp đúp chuột trái vào file
Thanhphohue .dgn để chọn định dạng đó.

Có thể điều chỉnh hiển thị các lớp dữ liệu Microstation trên ArcGIS

60
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Nhấp chuột phải vào lớp muốn kiểm tra thông tin,
Cũng giống như dữ liệu Mapinfo, dữ liệu Microstation được đưa vào ArcMap chỉ để
đọc (read-only), không thể chỉnh sửa được. Để chỉnh sửa được cần chuyển nó sang định
dạng Shapefile hoặc Geodatabase như cách chuyển dữ liệu trên MapInfo.
- Mở bảng thuộc tính của file “16b_dc.dgn Point” để xem các thông tin lưu trữ trong
bảng.
Có rất nhiều trường thuộc tính trong bảng, tuy nhiên chỉ cần lưu ý những trường
thuộc tính sau: Shape, Level, RefName.
 Chuyển đổi lớp dân cư sang định dạng Shapefile :
- Để chuyển đổi dữ liệu lớp dân cư từ định dạng của Microstation sang định dạng
Shapefile, sử dụng công cụ Feature Class to Feature Class theo đường dẫn Conversion
Tools/To Geodatabase/Feature Class. Công cụ này cho phép thực hiện chọn các đối tượng
muốn chuyển đổi sang Shapefile.
- Hộp công cụ Feature Class to Feature Class hiện ra, chọn các thông số. Nếu chuyển
đổi toàn bộ dữ liệu sang ArGIS thì ở Expression để trống, nếu chỉ chuyển đổi một phần thì trong
ô Expression viết điều kiện để lựa chon các đối tượng được chuyển đổi.
- Nhấp OK để thực hiện chuyển đổi.
Việc chuyển đổi hệ tọa độ cho dữ liệu từ Microstation sang dạng Shapefile cũng
tương tự như phần trên.

61
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bài 3. Chuyển đổi và chỉnh sữa dữ liệu bản đồ từ phần mềm Microstation vào ArcGIS
Bài toán đặt ra: Để phục cụ cho công tác xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất hoặc có
được dữ liệu đầu vào cho các bài toán phân tích đa chỉ tiêu thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu
hiện trạng sử dụng đất có các dữ liệu thuộc tính đi kèm là rất cần thiết. Tuy nhiên dữ liệu
hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên phần mềm Microstation, khi chuyển đổi sang
phần mềm MapInfo hay chuyển đổi thông thường sang định dạng shp bên ArcGIS thường
mất dữ liệu thuộc tính. Chính vì vậy phần hướng dẫn này hướng đến các bước cơ bản chuyển
đổi dữ liệu từ Microstation sang ArcGIS thông qua xây dựng Geodatabase.
3.1. Mở dữ liệu CAD trong ArcGIS
Ở đây trường hợp vận dụng là dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Liên
Chiểu 2015 bên Microstation.

lienchieu.dgn

- Khởi động phần mềm ArcGIS

- Add layer Lienchieu.dng

62
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- OK, dữ liệu sẽ được mở ra:

Trên cửa sổ Table of content chứa các layer CAD ở dạng các nhóm
+ lienchieu.dgn Annotation: Đối tượng text
+ lienchieu.dgn Point: Đối tượng điểm
+ lienchieu.dgn Polyline: Đối tượng đường
+ lienchieu.dgn Polygone: Đối tượng vùng
+ lienchieu.dgn MultiPatch: Đối tượng
3.2. Tạo Geodatabase chứa dữ liệu GIS hiện trạng sử dụng đất

Vào ArcCataloge : Xuất hiện cửa sổ Catalog bên phải màn hình

Connect to folder:

63
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Chọn đến đường dẫn chứa/muốn xây dựng dữ liệu:

OK
Từ thư mục cần xây dựng Geodatabase, kích chuột phải, chọn New/File
Geodatabase:

Đặt tên Geodatabase mới: HientrangLienChieu

64
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Kích chuột phải vào Geodatabase mới tạo New/Feature dataset

Đặt tên Feature dataset mới

Next. Chọn đến hệ quy chiếu, lưới chiếu bản đồ cần thành lập, ở đây chọn Đà
Nẵng múi 3 độ

65
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bảng 1: Kinh tuyến trục của các bản đồ 63 tỉnh thành

STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ

1 Lai Châu 103000' 33 Tiền Giang 105045'


2 Điện Biên 103000' 34 Bến Tre 105045'
3 Sơn La 104000' 35 TP. Hải Phòng 105045'
4 Kiên Giang 104030' 36 TP. Hồ Chí Minh 105045'
5 Cà Mau 104030' 37 Bình Dương 105045'
6 Lào Cai 104045' 38 Tuyên Quang 106000'
7 Yên Bái 104045' 39 Hoà Bình 106000'
8 Nghệ An 104045' 40 Quảng Bình 106000'
9 Phú Thọ 104045' 41 Quảng Trị 106015'
10 An Giang 104045' 42 Bình Phước 106015'
11 Thanh Hoá 105000' 43 Bắc Cạn 106030'
12 Vĩnh Phúc 105000' 44 Thái Nguyên 106030'
13 Đồng Tháp 105000' 45 Bắc Giang 107000'
14 TP. Cần Thơ 105000' 46 Thừa Thiên - Huế 107000'
15 Bạc Liêu 105000' 47 Lạng Sơn 107015'
16 Hậu Giang 105000' 48 Kon Tum 107030'
17 TP. Hà Nội 105000' 49 Quảng Ninh 107045'
18 Ninh Bình 105000' 50 Đồng Nai 107045'
19 Hà Nam 105000' 51 Bà Rịa - Vũng Tàu 107045'
20 Hà Giang 105030' 52 Quảng Nam 107045'
21 Hải Dương 105030' 53 Lâm Đồng 107045'
22 Hà Tĩnh 105030' 54 TP. Đà Nẵng 107045'
23 Bắc Ninh 105030' 55 Quảng Ngãi 108000'
24 Hưng Yên 105030' 56 Ninh Thuận 108015'
25 Thái Bình 105030' 57 Khánh Hoà 108015'
26 Nam Định 105030' 58 Bình Định 108015'
27 Tây Ninh 105030' 59 Đắk Lắk 108030'

66
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ

28 Vĩnh Long 105030' 60 Đắc Nông 108030'


29 Sóc Trăng 105030' 61 Phú Yên 108030'
30 Trà Vinh 105030' 62 Gia Lai 108030'
31 Cao Bằng 105045' 63 Bình Thuận 108030'
32 Long An 105045'

Next

Next

67
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Finish. Kết quả hiển thị trên cửa sổ ArcCataloge

3.3. Chọn lọc dữ liệu Hiện trạng sử dụng đất từ CAD sang Geodatabase
Trước khi tiến hành chọn lọc dữ liệu từ CAD sang Geodatabase mới xây dựng,
chúng ta cần phải hiểu các quy định về phân lớp: Phụ lục 4 KÝ HIỆU VÀ PHÂN LỚP
CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 02/06/2014 Ban
hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất)
Bảng 2: Bảng phân lớp (level), màu, tên kiểu ký hiệu trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
THỂ HIỆN TRONG PHẦN MỀM
MICROSTATION

STT Tên đối tượng Tên, kiểu ký hiệu


Lớp Màu
(Level) (Color) Linestyle cell

I TRÌNH BÀY KHUNG BẢN ĐỒ


Tên bản đồ, tên địa danh ngoài khung bản
1 59 0
đồ và chữ, số thể hiện tỷ lệ bản đồ
2 Khung bản đồ 61 0
3 Lưới ki lô mét và lưới kinh, vĩ độ 62 207

68
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

THỂ HIỆN TRONG PHẦN MỀM


MICROSTATION

STT Tên đối tượng Tên, kiểu ký hiệu


Lớp Màu
(Level) (Color) Linestyle cell

4 Giá trị lưới ki lô mét và lưới kinh, vĩ độ 62 0


5 Nguồn tài liệu 56 0
6 Đơn vị xây dựng 57 0
7 Chú dẫn và sơ đồ vị trí 56 0
8 Tên nước (Việt Nam) và tên quốc gia lân cận 58 0
Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
9 và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 58 0
ương lân cận
Tên huyện, quận, thị xã, thành phố trực
10 thuộc tỉnh và tên huyện, quận, thị xã, thành 36 0
phố trực thuộc tỉnh lân cận
Tên xã, phường, thị trấn và tên xã, phường,
11 37 0
thị trấn lân cận
12 Tên thôn xóm, ấp, bản, mường, … 38 0
13 Ghi chú tên riêng 39 0
BIÊN GIỚI, ĐƯỜNG ĐỊA GIỚI HÀNH
II
CHÍNH
14 Biên giới quốc gia xác định 1 0 BgQGxd
15 Biên giới quốc gia chưa xác định 1 215 BgQGcxd
16 Đường địa giới hành chính cấp tỉnh xác định 2 0 RgTxd
Đường địa giới hành chính cấp tỉnh chưa
17 2 215 RgTcxd
xác định
Đường địa giới hành chính cấp huyện xác
18 3 0 RgHxd
định
Đường địa giới hành chính cấp huyện chưa xác
19 3 215 RgHcxd
định
20 Đường địa giới hành chính cấp xã xác định 4 0 RgXxd
21 Đường địa giới hành chính cấp xã chưa xác 4 215 RgXcxd

69
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

THỂ HIỆN TRONG PHẦN MỀM


MICROSTATION

STT Tên đối tượng Tên, kiểu ký hiệu


Lớp Màu
(Level) (Color) Linestyle cell

định
III ĐỊA HÌNH
22 Bình độ và độ cao bình độ cái 26 206 BdCai
23 Bình độ cơ bản 27 206 BdCoBan
24 Điểm độ cao, ghi chú điểm độ cao 29 0 CDDC
25 Ghi chú dải núi, dãy núi 29 0
26 Ghi chú tên núi 29 0
GIAO THÔNG VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ
IV
LIÊN QUAN
27 Đường sắt 10 0 DgSat
28 Quốc lộ nửa theo tỷ lệ 11 0, 214 DgQlo
29 Đường tỉnh nửa theo tỷ lệ 13 0,254 DgT
30 Đường hầm 15 0 DgHam
31 Đường huyện nửa theo tỷ lệ 16 0 DgH
32 Đường liên xã nửa theo tỷ lệ 17 0 DgLxa
33 Đường đất nhỏ nửa theo tỷ lệ 18 0 DgXa
34 Đường mòn 19 0 DgMon
35 Cầu sắt 20 0 CauSat
36 Cầu bê tông 20 0 CauBT
37 Cầu phao 20 0 CauPhao
38 Cầu treo 20 0 CauTreo
39 Cầu tre, gỗ dân sinh 20 0 CauTam
40 Ghi chú đường giao thông 20 0
THỦY HỆ VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN
V
QUAN
41 Thủy hệ vẽ theo tỷ lệ 21 207 Tv2nét

70
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

THỂ HIỆN TRONG PHẦN MỀM


MICROSTATION

STT Tên đối tượng Tên, kiểu ký hiệu


Lớp Màu
(Level) (Color) Linestyle cell

42 Thủy hệ vẽ nửa theo tỷ lệ 22 207 Tv1nét


43 Tên biển 23 207
44 Tên vịnh 23 207
45 Tên cửa biển, cửa sông 23 207
46 Tên hồ, ao, sông, suối, kênh, mương 23 207
47 Ghi chú tên quần đảo, bán đảo 43 0
48 Ghi chú tên đảo 43 0
49 Ghi chú hòn đảo 43 0
50 Ghi chú tên mũi đất 43 0
51 Đê vẽ nửa theo tỷ lệ 22 0 DeNTL
52 Đập 24 0 Dap
53 Cống 24 0 Cong
VI RANH GIỚI
54 Khoanh đất 5 0 RgLdat
55 Khu dân cư nông thôn 6 41 RgSD
56 Đất đô thị 12 42 RgSD
57 Đất khu công nghệ cao 14 55 RgSD
58 Đất khu kinh tế 25 54 RgSD
59 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 28 84 RgSD
60 Đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học 31 30 RgSD
61 Đất có mặt nước ven biển 32 104 RgSD
62 Hộ gia đình cá nhân 34 0 RgSD
63 Tổ chức trong nước 40 0 RgSD
64 Tổ chức kinh tế 41 0 RgSD
65 Cơ quan, đơn vị của Nhà nước 42 0 RgSD

71
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

THỂ HIỆN TRONG PHẦN MỀM


MICROSTATION

STT Tên đối tượng Tên, kiểu ký hiệu


Lớp Màu
(Level) (Color) Linestyle cell

66 Tổ chức sự nghiệp công 44 0 RgSD


67 Tổ chức khác 45 RgSD
68 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 46 0 RgSD
69 Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao 47 0 RgSD
70 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài 55
71 Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo 48 0 RgSD
72 Cộng đồng dân cư 49 0 RgSD
73 Cơ sở tôn giáo 50 0 RgSD
74 Ủy ban nhân dân cấp xã 51 0 RgSD
75 Tổ chức phát triển quỹ đất 52 0 RgSD
76 Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác 53 0 RgSD
77 Màu loại đất 30
78 Mã loại đất 33 0
79 Mã đối tượng sử dụng đất 60 0
80 Số thứ tự khoanh đất 35
81 Diện tích khoanh đất 54
VII ĐỐI TƯỢNG KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI
82 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 8 0 UB.T
83 Ủy ban nhân dân cấp huyện 8 0 UB.H
84 Ủy ban nhân dân cấp xã 8 0 UB.X
85 Sân bay 9 0 SB
86 Đình, chùa, miếu, đền… 9 0 CHUA
87 Nhà thờ 9 0 NT
88 Đài phát thanh, truyền hình 9 0 PTTH
89 Sân vận động 9 0 SVD

72
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

THỂ HIỆN TRONG PHẦN MỀM


MICROSTATION

STT Tên đối tượng Tên, kiểu ký hiệu


Lớp Màu
(Level) (Color) Linestyle cell

90 Trường học 9 0 TH
91 Bệnh viện, trạm y tế 9 0 BVTX
92 Bưu điện 9 0 BD

Bảng 3: Màu loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Thông số màu loại đất


ST LOẠI ĐẤT Mã
Số màu Red Green Blue

1 Đất nông nghiệp NNP 1 255 255 100


1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2 255 252 110
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3 255 252 120
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4 255 252 130
1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 5 255 252 140
1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 6 255 252 150
1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN 7 255 252 180
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 11 255 240 180
1.1.1.3.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 12 255 240 180
1.1.1.3.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 13 255 240 180
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 14 255 210 160
1.1.2.3. Đất trồng cây lâu năm khác LNK 17 255 215 170
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 18 170 255 50
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 19 180 255 180
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 24 190 255 30
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 29 110 255 100
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 34 170 255 255
1.4 Đất làm muối LMU 37 0 0 0

73
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Thông số màu loại đất


ST LOẠI ĐẤT Mã
Số màu Red Green Blue

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 38 245 255 180


2 Đất phi nông nghiệp NNP 39 255 255 100
2.1 Đất ở OCT 40 255 180 255
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 41 255 208 255
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 42 255 160 255
2.2 Đất chuyên dùng CDG 43 255 160 170
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 45 255 170 160
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 52 255 100 80
2.2.3 Đất an ninh CAN 53 255 80 70
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 44 255 160 170
2.2.2.1 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 48 250 170 160
2.2.2.2 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 69 255 170 160
2.2.2.3 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 80 255 170 160
2.2.2.4 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 72 255 170 160
2.2.2.5 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 75 255 170 160
2.2.2.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 78 255 170 160
2.2.2.7 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH 79 255 170 160
2.2.2.8 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 82 255 170 160
2.2.2.9 Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác DSK 83 255 170 160
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 54 255 160 170
2.2.5.1 Đất khu công nghiệp SKK 55 250 170 160
2.2.5.2 Đất cụm công nghiệp SKN 61 250 170 160
2.2.5.3 Đất khu chế xuất SKT 55 250 170 160
2.2.5.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 62 250 170 160
2.2.5.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 56 250 170 160
2.2.5.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 57 205 170 205
2.2.5.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 58 205 170 205

74
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Thông số màu loại đất


ST LOẠI ĐẤT Mã
Số màu Red Green Blue

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 59 255 170 160
2.2.6.1 Đất giao thông DGT 60 255 170 50
2.2.6.2 Đất thủy lợi DTL 63 170 255 255
2.2.6.3 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 84 255 170 160
2.2.6.4 Đất danh lam thắng cảnh DDL 94 255 170 160
2.2.6.5 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 68 255 170 160
2.2.6.6 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 70 255 170 160
2.2.6.7 Đất công trình năng lượng DNL 66 255 170 160
2.2.6.8 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 67 255 170 160
2.2.6.9 Đất chợ DCH 81 255 170 160
2.2.6.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 85 205 170 205
2.2.6.11 Đất công trình công cộng khác DCK 95 255 170 160
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 87 255 170 160
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 88 255 170 160
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà
2.5 NTD 89 210 210 210
hỏa táng
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 91 160 255 255
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 92 180 255 255
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 93 255 170 160
3. Đất chưa sử dụng CSD 97 255 255 254
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 98 255 255 254
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 99 255 255 254
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 100 230 230 200
4 Đất có mặt nước ven biển (chỉ tiêu quan sát) MVB 101 180 255 255
4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT 102 180 255 255
4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 103 180 255 255
4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK 104 180 255 255

75
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Ở đây, chúng ta cần quan tâm đến lớp hiện trạng sử dụng đất:
+ Lớp (Level) 30 màu loại đất.
+ Mã màu loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3.3. Chuyển đổi dữ liệu từ CAD sang Geodatabase
Cách 1: Từ chọn lọc dữ liệu hiện trạng sử dụng đất Select by Attribute
Từ dữ liệu Lienchieu.dng mở trên ArcMap mở, tiến hành lọc dữ liệu:
- Vào ArcMap/Selection/Select by Attribute
- Chọn tên lớp dữ liệu: Ở đây các lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất sẽ ở dạng
vùng (polygon): lienchieu.dgn Polygon: Chọn level 30 (màu sử dụng đất)

Kết quả các khoanh vi hiện trạng sử dụng đất được lựa chọn trên cửa sổ bản đồ

76
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Sau khi chọn dữ liệu, tiến hành xuất/chuyển đổi dữ liệu


- Kích chuột phải vào lớp lienchieu.dgn Polygon ở cửa sổ Table of content,
Data/Export Data…

- Chọn đường dẫn cho dữ liệu chuyển đổi

77
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Save. Khi chuyển xong, sẽ xuất hiện thông báo có muốn mở lớp bản đồ mới
chuyển đổi hay không trên cửa sổ bản đồ

Yes

Cách 2: Chuyển đổi dữ liệu Hiện trạng sử dụng đất vào Geodatabase đã xây dựng
Trong AcrCatalog, từ Lienchieu.dgn/Polygon/Kích phải lớp polygon/Export/To
Geodatabase (single)…

78
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Xuất hiện hộp thoại

- Output location: Chọn đường dẫn đến Geodatabase đã xây dựng


HientrangLienChieu/Hientrang2015/Add

79
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Output feature class: Đặt tên lớp chuyển Hientrang2015


- Expression: SQL thiết lập lệnh lựa chọn : Level = 30

OK

80
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

OK
Lớp dữ liệu hiện trạng 2015 sẽ được mở

3.5. Kiểm tra và tinh chỉnh dữ liệu hiện trạng sử dụng đất chuyển đổi
- Mở bảng dữ liệu thuộc tính và kiểm tra mã màu của lớp hiện trạng sử dụng
đất.
- Kích phải chuột vào lớp Hientrang2015 ở cửa sổ Table of Content/Open
Attribute table.

Trong đó, chúng ta quan tâm đến trường (field) Color, trong đó giá trị các mã
màu sẽ tương ứng với từng loại hình hiện trạng sử dụng đất (bảng 3).
Ví dụ: Màu số 6 sẽ tương ứng với Đất trồng lúa nước còn lại. Do đó trước khi
thiết lập dữ liệu thuộc tính, chúng ta cần phải kiểm tra và thống kê dữ liệu các loại
hình sử dụng đất hiện có trên lãnh thổ như thế nào.

Từ bảng dữ liệu thuộc tính, chọn nút /Select by Attribute

81
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Chọn Trường cần thống kê Color/Get Unique Values: Sẽ xuất hiện danh sách
các mã màu có trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tham chiếu với bảng 2, để thống
kê các loại hình sử dụng đất trên lãnh thổ (Bảng 3). Lưu ý trong quá trình kiểm tra đối
chiếu, sẽ xuất hiện các lỗi mã màu không khớp, cần kiểm tra và loại bỏ.
Bảng 4. Các loại hình sử dụng đất chuyển đổi

S Mã Mã Loại hiện trạng S Mã Mã Loại hiện


TT màu sử sử dụng đất TT màu sử trạng sử dụng
(Color) dụng (Color) dụng đất
đất đất
1 2 SX Đất sản xuất 1 68 DS Đất sinh
N nông nghiệp 1 H hoạt cộng đồng
2 6 LU Đất trồng lúa 1 70 DK Đất khu vui
K nước còn lại 2 V chơi, giải trí
công cộng
3 12 BH Đất bằng trồng 1 91 SO Đất sông,
K cây hàng năm khác 3 N ngòi, kênh,
rạch, suối
4 19 RS Đất rừng sản 1 92 M Đất có mặt
X xuất 4 NC nước chuyên
dùng

82
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

5 42 OD Đất ở tại đô thị 1 95 DC Đất công


T 5 K trình công cộng
khác
6 45 TS Đất xây dựng trụ 1 98 BC Đất bằng
C sở cơ quan 6 S chưa sử dụng
7 48 DT Đất xây dựng trụ 1 209 Buf Đối tượng
S sở của tổ chức sự 7 fer buffer ranh giới
nghiệp
8 55 SK Đất khu chế xuất
T
9 62 T Đất thương mại,
MD dịch vụ
1 66 DN Đất công trình
0 L năng lượng

Kiểm tra dữ liệu thấy đối tượng có mã màu 209 chính là lớp Buffer, do đó chúng
ta có thể xóa

83
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Đối tượng buffer tương ứng được chọn và hiển thị trên cửa sổ bản đồ

84
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Một vấn đề lưu ý khi kiểm tra dữ liệu là trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất khi
chuyển sang có nhiều đối tượng vùng bị sót do quá trình biên tập, người biên tập bản
đồ không đưa vào lớp 30 mà đưa vào lớp khác.

Do đó có một thủ thuật chuyển đổi bên FME để lọc thêm các khoanh vi bị thiếu
và bổ sung dữ liệu thuộc tính bằng phần mềm FME Quick translator.

85
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Chọn Translate
- Format: Chọn định dạng dữ liệu gốc: Bentley Microstation Design (V7)
- Dataset: Chọn dữ liệu Lienchieu.dgn

- Coord.System: Chọn lưới chiếu Vn2000 Đà Nẵng múi 3 độ, kinh tuyến trục
107045'

86
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

OK
- Format: Esri Shapefile
- Dataset: Chọn thư mục cần lưu

Select folder

87
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

OK. Dữ liệu sẽ được chuyển đổi.

Mở dữ liệu kiểm tra các lớp bản đồ vừa chuyển từ FME sang, nó sẽ tách theo
các lớp theo quy định như trong Microstation, kiểm tra thấy lớp 30_solid chính là lớp
chứa các dữ liệu còn thiếu.
Mở dữ liệu gốc bên Microstation hoặc bên Mapinfo để đối chiếu đó là loại hình
sử dụng đất gì để có thể biên tập, cắt ghép qua lớp HT2015 và xây dựng dữ liệu thuộc
tính cho nó.

88
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

89
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

3.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính cho lớp hiện trạng sử dụng đất từ mã màu sử
dụng đất
a. Xây dựng trường dữ liệu thuộc tính Landuse

Kích phải chuột vào lớp/Open attribute table. Chọn vào , Add field/ Đặt

tên và OK
b. Nhập dữ liệu thuộc tính Landuse
Chọn các đối tượng có giá trị màu 2

Ở bảng dữ liệu thuộc tính, chọn phần được chọn

90
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Vào kích hoạt chức năng biên tập trên ArcGIS:

Start editing

Chọn vào trường Landuse, kích phải Field Calculator

91
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Nhập mã sử dụng đất vào

OK. Tương tự các loại hình khác.


Kết quả

92
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

c. Xóa các trường dữ liệu khác không cần thiết


Tắt đi chế độ Editing khi muốn tạo mới hay xóa các trường dữ liệu thuộc tính
Kích phải vào trường dữ liệu ở bảng dữ liệu thuộc tính và xóa

93
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Yes.
3.7. Sửa lỗi typology cho lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
a. Khái quát typology
Để có thể thực hiện các lệnh phân tích không gian trong ArcGIS thì yêu cầu lớp dữ
liệu hiện trạng sử dụng đất trên ArcGIS phải được sửa lổi Typology. Có nghĩa là giữa
các khoanh vi đất phải có sự tiếp biên lẫn nhau, không được chồng lên nhau cũng
như không có khoảng hở giữa các thửa.
Để thực hiện được lệnh Typology thì đòi hỏi dữ liệu người dùng phải được lưu trữ
trong các Feature class (chúng ta đã thực hiện xây dựng ở bước 2. Tùy theo kiểu dữ
liệu đầu vào của người sử dụng (point, polyline, polygon) mà ArcGIS cung cấp các
quy tắc Typology để sử dụng.
Đối với dữ liệu point

Đối với dữ liệu polyline

94
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Đối với dữ liệu polygon

95
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

b. Thiết lập typology cho dữ liệu hiện trạng sử dụng đất


Để thiết lập quy tắc sửa lỗi typolpgy cho dữ liệu, tiến hành trogn ArcCatalog:
- Đến Feature dataset ta đã xây dựng ở bước 2
- Kích phải chuột New/Typology

96
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Next

97
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Next. Chọn lớp cần sửa lỗi (Do đó cần phải chuyển đổi tất cả các lớp hiện trạng 2015,
2005 vào trước sau đó tiến hành sửa lỗi 1 lần).

Next

98
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Next

Add rule để thiết lập các nguyên tắc sửa lỗi typology cho dữ liệu

99
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Ok

Tiếp tục Add Rule… để thêm nguyên tắc khác

100
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

OK

Next

101
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Finish
Sẽ thiết lập typolpgy

Yes, lúc này trong feature dataset sẽ xuất hiện typology vừa mới tạo

c. Kiểm tra lỗi typology


Thực hiện trên ArcMap
Mở lớp typology vừa mới tạo bàng cách kéo từ cửa sổ ArcCatalog sang cửa sổ table of
content bên ArcMap, sẽ xuất hiện trên cửa sổ bản đồ

102
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Những phần bôi đỏ chính là những phần lỗi, chúng ta phải loại bỏ các phần lỗi đó.
Kích hoạt công cụ Editor/Start Editing…

Công cụ Typolopgy

103
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Trên thanh công cụ Typology chon Error Inspector

Bỏ tùy chọn Visible Extent only và nhấn Search now sẽ xuất hiện hộp thoại hiển thị
danh sách các đối tượng bị lỗi

Sẽ xuất hiện các lỗi có trên dữ liệu

104
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Tiến hành sửa từng lỗi


Kích 2 lần vào lỗi thứ nhất

Tương ứng trên cửa sổ bản đồ khoanh vi bị lỗi sẽ được chọn


Trên công cụ Typology chọn công cụ sửa lỗi Fix Typology Error Tool

Đưa chuột đến đối tượng cần sửa lỗi, kích chuột phải

105
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Có nhiều lựa chọn tùy theo lỗi dữ liệu: Create feature: tạo đối tượng mới, substract:
xóa vùng lỗi và merge: gộp vào đối tượng khác.
Chọn create feature: tạo đối tượng khác.
Sau khi chọn, trên bản đồ sẽ mất đi phần đỏ ở vị trí đã sửa lỗi

Tiếp tục sẽ tự động qua lỗi tiếp theo, chọn công cụ sửa lỗi Fix Typology Error Tool
đến sửa các lỗi khác đến khi hết màu đỏ trên dữ liệu có nghĩa là hoàn thành.

106
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

4.2. Chuyển đổi giữa hệ quy chiếu - hệ tọa độ VN-2000 và WGS84 quốc tế
theo 7 tham số của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bài toán đặt ra:


Để phân tích biến động đường bờ Hà Tĩnh, đề tài đã sử dụng dữ liệu ảnh Landsat 8
OLI/TIRS miễn phí. Tuy nhiên giữa dữ liệu ảnh Landsat 8 và dữ liệu bản đồ nền tỉnh Hà
Tĩnh có sự sai lệch do khác nhau về hệ quy chiếu hệ tọa độ. Chính vì vậy cần phải chuyển
đổi hệ quy chiếu hệ tọa độ về một hệ thống nhất (Hệ quy chiếu hệ tọa độ VN-2000).
Bài thực hành số 2 có Dữ liệu ảnh Landsat 8 đã được xử lý ảnh hưởng nhiểu của khí
quyển ở hệ quy chiếu hệ tọa độ WGS84 l8_cal_radimt.img (đuôi định dạng của phần mềm
Erdas Imagine). Dữ liệu nền khu vực tỉnh Hà Tinh: Dia_phan_tinh.shp,
Doan_duong_sat.shp, Doan_tim_duong_bo.shp (đuôi định dạng của phần mềm ArcGIS).

4.2.1. Lý thuyết
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000
về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000; Tổng cục Địa chính có Thông
tư số 973/2001/ TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và
hệ toạ độ quốc gia VN-2000.
Kể từ năm 2000, hệ thống các bản đồ số Việt Nam được xây dựng trên hệ quy chiếu
hệ tọa độ VN-2000, trong khi đó dữ liệu GIS và viễn thám miễn phí trên thế giới theo hệ
WGS quốc tế (dữ liệu ảnh Landsat, dữ liệu Google map, Open street map...). Chính vì vậy
cần phải có chuyển đổi dữ liệu từ hệ quy chiếu hệ tọa độ VN-2000 với hệ quy chiếu hệ tọa
độ WGS 84 để hội nhập với quốc tế. Cục đo đạc và bản đồ thuộc Bộ tài nguyên và Môi
trường năm 2007 đã ban hành hướng dẫn Số 1123/ĐĐBĐ-CNTĐ sử dụng các tham số tính
chuyển từ Hệ tọa độ quốc tế WGS84 sang Hệ tọa độ quốc gia VN2000 và ngược lại.

107
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bảng 1: Tham số dịch chuyển từ hệ tọa độ WGS-84 sang Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và
ngược lại (Bộ TN&MT, 2007)
STT Tham số Ký hiệu Trên ArcGIS WGS84-VN2000 VN2000-WGS84
X axis
1 Δx0 191.90441429 -191.90441429
Translation
Tham số
Y axis
2 dịch chuyển Δy0 39.30318279 -39.30318279
Translation
gốc tọa độ
Z axis
3 Δz0 111.45032835 -111.45032835
Translation
4 ω0 (omega) X axis rotation 0.00928836 -0.00928836
Góc xoay
5 φ (phi) Y axis rotation -0.01975479 0.01975479
trục tọa độ
6 ε (epsilon) Z axis rotation 0.00427372 -0.00427372
1.00000025290627
Hệ số tỷ lệ 0.99999974709
7 k Scale difference 8
chiều dài 3722

4.2.2. Thực hành trên ArcGIS


a. Mở cửa sổ bản đồ mới

File/New Document:

Add các lớp bản đồ tham chiếu Hà Tĩnh với hệ quy chiếu hệ tọa độ VN-2000
(viết tắt là VN-2000) cần chuyển sang.

108
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Add lớp ảnh viễn thám Landsat 8 với hệ quy chiếu, lưới chiếu quốc tế WGS84 (viết
tắt là WGS84) bao trùm lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh. Theo măc định, dữ liệu raster sẽ tự động
chuyển về hiển thị theo hệ quy chiếu hệ tọa độ của lớp bản đồ đã mở sẵn (VN2000) nhưng
về bản chất vẫn là hệ WGS84. Chính vì vậy chúng ta phải thực hiện thao tác chuyển đổi thực
sự về 1 hệ quy chiếu hệ tọa độ thống nhất.
Tiến hành thay đổi cách tổ hợp các kênh ảnh trên Landsat 8, thay đổi màu nền của
lớp Diaphantinh, Doantimduongbo để kiểm tra độ lệch của dữ liệu.

b. Thiết lập chuyển đổi từ WGS84-VN2000 theo 7 tham số chuyển đổi


Kích chuột phải vào lớp dữ liệu raster Landsat 8 cần chuyển đổi trong cửa sổ các lớp
bản đồ TOC (Table of Content)/Properties.

109
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Chọn Transformations… Xuất hiện hộp thoại Geographic Coordinate System


Transformations:

Thiết lập chuyển đổi:


Convert from: WGS84 VN2000
Into: vn2000
Using (choices are sorted by suitability for the layer’s extent): New
Method: Position Vector

110
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Nhập 7 tham số dịch chuyển theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường số
1123/ĐĐBD-CNTĐ, Cục đo đạc bản đồ, Bộ tài nguyên và MT, Hướng dẫn Sử dụng các
tham số dịch chuyển từ hệ tọa độ WGS-84 sang Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và ngược lại.
Nhập các tham số dựa vào thông tin bảng sau:

STT Tham số Ký hiệu Trên ArcGIS WGS84-VN2000


1 Δx0 X axis Translation 191.90441429
Tham số dịch
2 Δy0 Y axis Translation 39.30318279
chuyển gốc tọa độ
3 Δz0 Z axis Translation 111.45032835
4 ω0 (omega) X axis rotation 0.00928836
Góc xoay trục tọa
5 φ (phi) Y axis rotation -0.01975479
độ
6 ε (epsilon) Z axis rotation 0.00427372
Hệ số tỷ lệ chiều
7 k Scale difference 0.999999747093722
dài

111
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Chọn OK

Chọn OK

112
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Apply/OK

Sau khi thực hiện lệnh, kiểm tra kết quả dữ liệu đã thấy sự khớp nối hoàn toàn

113
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

c. Xuất dữ liệu nắn chỉnh

Kích chuột phải lớp dữ liệu Landsat 8 cần xuất Data/Export Data:

Khai báo các thiết lập:


Location: Thiết lập đường dẫn lưu file

114
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Add/Save

Yes

Ngoài ra có thể tạo công thức chuyển đổi hệ tọa độ VN-2000 sang WGS84 và ngược
lại sử dụng công cụ Create custom geographic transformation trong ArcToolbox/Data
management Tools và khai báo 7 tham số chuyển đổi tương ứng.

115
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bài 5. Phân tích không gian với Spatial Analysis

5.1. Phân tích không gian với dữ liệu vector


Bài toán: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Để đánh giá mức độ thích nghi đất đai cho một loại cây trồng cụ thể (cây cao su, cây
lúa…) phục vụ phát triển nông lâm nghiệp thì việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là rất cần
thiết.
Định nghĩa đơn vị đất đai (Land Units - LU) là một khoanh hoặc vạt đất được xác
định trên bản đồ ĐVĐĐ với những đặc tính và chất lượng tính chất đất đai riêng biệt thích
hợp cho từng loại sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản
xuất và cải tạo đất. Mỗi ĐVĐĐ có chất lượng riêng và nó thích hợp với một loại sử dụng đất
nhất định (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008). Bản đồ đơn vị đất đai thường thành lập để phục
vụ cho đánh giá đất đai. Các đơn vị đất đai sẽ được so sánh với các loại hình sử dụng đất để
tiến hành phân cấp mức độ thích hợp. Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng trên cơ sở chồng
xếp các bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai. Các
khoanh đất được thể hiện trên bản đồ đơn vị đất đai sau khi chồng xếp được gọi là ”đơn vị
bản đồ đất đai - LMU).
Các bản đồ đơn tính phục vụ để xây dựng bản đồ đơn vị đất thường dùng trong GIS
là: Bản đồ đất (thổ nhưỡng); bản đồ địa hình (bản đồ độ dốc); bản đồ khí hậu; bản đồ tài
nguyên nước, chế độ nước; bản đồ thảm thực vật; bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Trong khuôn khổ bài thực hành này, việc chồng xếp chỉ tiến hành mô phỏng cho vài
chỉ tiêu liên quan đến đất và thảm phủ. Trong thực tế, việc thành lập bản đồ đơn vị đất đai
tùy thuộc vào dữ liệu, đối tượng đánh giá thích nghi để chọn lựa các chỉ tiêu/lớp bản đồ cho
việc chồng xếp.
Quy trình chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai thực hiện như sau:

CHUẨN BỊ MAP LAYERS CHỒNG XẾP

XỬ LÍ THUỘC TÍNH MAP LAYERS

OVERLAY LAYER DAT VÀ HTSDD

NHÓM GỘP CÁC ĐỐI TƯỢNG

XỬ LÝ THÔNG TIN CHO CÁC ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI

116
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bước 1. Chuẩn bị các lớp chồng xếp


- Cắt các lớp theo khu vực nghiên cứu
Ví dụ: Trích xuất khu vực nghiên cứu (Xã Vĩnh Chấp) từ Bản đồ Hành chính chung
của Quảng Trị

+ Xuất khu vực được chọn để tạo thành 01 lớp dữ liệu mới

- Cắt các lớp dự kiến chồng xếp theo khu vực nghiên cứu vừa mới tạo (Xã Vĩnh
Chấp)
Analysis Tool/Extract/Clip
Tiến hành cắt Layer dat va htsdd

117
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hoàn tất cắt 02 Layer phục vụ cho việc chồng xếp.

Bước 2. Xử lý dữ liệu thuộc tính các Layer trước khi Overlay


2.1. Layer htsdd
* Chuyển Code hiện trạng sang Kí hiệu
Code hiện trạng Hiện trạng Kí hiệu
3 Sông suối MNC
6 Đất chưa sử dụng CSD
24 Rừng trồng _ Thông RT
26 Rừng trồng _Phi lao RT
28 Rừng trồng _ Keo RT
29 Cây lâu năm - vườn VT

118
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

31 Lúa nước LUC


32 Cây cạn ngắn ngày _ công nghiệp CHN
34 Cây cạn ngắn ngày CHN
- Tạo trường dữ liệu htsdd: Add field/ đặt tên htsdd

- Tìm code hiện trạng để chuyển mã sang field htsdd:


Select by attributes/CODE_TV (1)

Click chuột phải ở field: htssd/ Field Calculator/String/Replace/ok (2)

119
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Thực hiện theo Bước (1) và (2) cho tất cả các code còn lại.

2.2. Layer dat


- Xóa các field không cần thiết: Click chuột phải lên Layer trong TOC/Open Attribute
Table

120
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Click chuột phải lên Field cần xóa/Delete

Lưu ý: Để lại các Field như hình bên dưới

121
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bước 3. Overlay Layer dat và htsdd


- Analysis/Overlay/Union

- Add các input layer theo thứ tự/ Sau đó chọn Save/Oke

- Tiến hành tách các đối tượng đã combine trước đó sang single part

122
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bước 4. Nhóm gộp các đối tượng bằng công cụ editing


Sau khi chồng xếp sẽ xuất hiện nhiều khoanh vi nhỏ, không cần thiết nên phải tiến hành
nhóm gộp
- Editor/Start editing
- Xem thuộc tính của 02 khoanh vi cần nhóm gộp để xem sau khi nhóm gộp sẽ lấy
thuộc tính của 01 khoanh vi “trội” . Tức là những khoanh vi có những thuộc tính/đặc
điểm quan trọng/khó thay đổi trong thực tế đối với quy hoạch đất đai.

123
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Tiến hành gộp 02 khoanh vi lân cận: Chọn 02 khoanh vi/Editor/Merge

Tương tự làm cho tất cả những khoanh vi có diện tích nhỏ còn lại

Bước 5. Xử lý thông tin cho các Đơn vị đất đai


Tất cả những khoanh vi cùng các đặc điểm/thuộc tính thì được đánh số như nhau)
- Tiến hành xử lý thuộc tính trên file Excel
+ Xuất File sau kho Overlay (Layer dat_htsdd_single)
sang File Excel (name: dat_htsdd_union) và nhóm gộp các đổi tượng cùng thuộc tính, sau
đó đánh số như nhau.

124
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Tiến hành Join excel table (name: dat_htsdd_union) sau khi xử lý với Layer
dat_htsdd_single:
+ Add 02 file tiến hành Join vào Arcgis
+ Click Layer name dat_htsdd_single/Joins and Relates/Join

+ Tiến hành điền thông tin vào của sổ Join Data/Oke

- Hiển thị Đơn vị đất đai vừa Join:


+ Click chuột phải lên Name Layer: dat_htsdd_single/Layer Properties….

125
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

+ Gán nhãn Hiển thị Code Đơn vị đất đai:


Layer Properties/Lables/Code1

+ Sử dụng chức năng Dissolve để nhóm gộp các đơn vị đất đai như nhau nằm liền kề
thành 01 khoanh vi

Bài toán phân tích biến động sử dụng đất

5.2. Phân tích không gian với dữ liệu Raster


Bài toán: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ an toàn của tuyến giao thông
(chủ yếu do sạt lở, xói mòn đất). Phương pháp tính toán dựa vào OVERLAY RASTERS

5.2.1. Sơ lược Bài toán đánh giá mức độ an toàn của các tuyến giao thông
Bảng 1. Phân cấp các tiêu chí ảnh hưởng đến sự an toàn
Lớp dữ liệu/Tiêu
STT Phân cấp tiêu chí Điểm số
chí
Cấp 1 (Rất an toàn): 0 - 3° 1
1 Độ dốc (a)
Cấp 2 (An toàn): 3 - 8° 3

126
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Cấp 3 (Khá an toàn): 8 - 15° 5


Cấp 4 (Ít an toàn): 15 - 25° 7
Cấp 5 (Không an toàn): > 25° 9
Cấp 1 (An toàn): 2.150 mm 1
2 Lượng mưa
Cấp 2 (Khá an toàn): 2.250 mm 3
trung bình năm
Cấp 3 (Ít an toàn): 2.325 mm 5
(b)
Cấp 4 (Không an toàn): 2.425 mm 7
Cấp 1 (An toàn): Bằng phẳng 1
3
Cấp 2 (Khá an toàn): Bắc, Nam 3
Hướng sườn
Cấp 3 (Ít an toàn): Đông Nam, Tây Bắc, Đông
(c) 5
Bắc, Tây Nam
Cấp 4 (Không an toàn): Đông, Tây 7
Cấp 1 (Rất an toàn): < 10 m/km² 1
4
Cấp 2 (An toàn): 10 - 20 m/km² 3
Phân cắt sâu
Cấp 3 (Khá an toàn): 20 - 100 m/km² 5
(d)
Cấp 4 (Ít an toàn): 100 - 300 m/km² 7
Cấp 5 (Không an toàn): > 300 m/km² 9
Cấp 1 (Rất an toàn): Rừng tự nhiên 1
5
Cấp 2 (Khá an toàn): Cây bụi rậm 3
Lớp phủ
Cấp 3 (An toàn): Rừng trồng/cây lâu năm 5
(e)
Cấp 4 (Ít an toàn): Cây bụi thưa/rừng trồng mới 7
Cấp 5 (Không an toàn): Cỏ thưa, cây cạn ngắn
9
ngày và đất trống
Cấp 1 (An toàn): Cát (a), cát pha (b) 1
6 Thành phần
Cấp 2 (Khá an toàn): Sét (g) 3
cơ giới
Cấp 3 (Ít an toàn): Thịt nhẹ (c) , thịt nặng (d) 5
(f)
Cấp 4 (Không an toàn): Thịt trung bình (e) 7
Cấp 1 (An toàn): > 100 m 1
7
Độ cao Cấp 2 (Khá an toàn): 100 - 250 m 3
(g) Cấp 3 (Ít an toàn): 250 - 750 m 5
Cấp 4 (Không an toàn): < 750 m 7
Bảng 2. Ma trận so sánh cặp đôi và trọng số các tiêu chí đánh giá
Nhân tố Độ Lượng Hướng Phân Thảm Thành Độ Trọng
dốc mưa sườn cắt phủ phần cơ cao số
TB sâu giới
năm
(a) (b) (c) (d) (e) (f) (g)
(a) 1 1 9/7 9/5 9/3 9/3 9 0,250
(b) 1 1 9/7 9/5 9/3 9/3 9 0,250
(c) 7/9 7/9 1 7/5 7/3 7/3 7 0,144
(d) 7/9 7/9 1 7/5 7/3 7/3 7 0,144
(e) 5/9 5/9 5/7 1 5/3 5/3 5 0,081
(f) 3/9 3/9 3/7 3/5 1 1 3 0,081
(g) 3/9 3/9 3/7 3/5 1 1 3 0,050
CR=0,6% 1,000
- Công thức tính chỉ số an toàn:
W= 0,25*a + 0,25*b + 0,144*c + 0,144*d + 0,081*e + 0,081*f + 0.05*h (1)
- Phương pháp phân cấp mức độ an toàn: Equal Interval

127
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Các dữ liệu sử dụng để xử lý cho đánh giá (Avaiable Data)


TT Dữ liệu Để xác định chỉ Tên Layer Ghi chú
tiêu
1 Mô hình số độ Độ dốc (a) slope_dak Sử dụng
cao DEM Interpolation/Surface/Slope
2 Mô hình số độ Độ cao (g) dem_dak Cần phân cấp và cho điểm
cao DEM
3 Lượng mưa TB Lượng mưa TB mua_dak Bản đồ phân bố mưa TB
năm năm năm, cần phân cấp và cho
điểm
(b)
4 Bản đồ phân Hướng sườn aspect_mark* Đã phân cấp theo bảng 1 có
cấp hướng sườn (c) điểm số

5 Bản đồ phân Phân cắt sâu pcs_dak Chỉ phân cấp theo 05 cấp
cấp phân cắt sâu (d) chưa cho điểm số

6 Lớp phủ Lớp phủ (e) lulc_mark* Đã phân cấp theo bảng 1 có
điểm số
7 Thành phần Thành phần texture_dak Bản đồ thành phần cơ giới,
cần cho điểm số
cơ giới cơ giới
(f)
Ghi chú: Không cần xử lý, sử dụng các Layer này để chồng xếp
*

5.2.2. Xử lý các lớp dữ liệu ở Bảng 1


a. Độ dốc (a):
- Open Layer dem_dak
- Toolbox/Spatial Analysis Tools/Surface/Slope

Sau khi nội suy DEM sang Slope, tiếp tục phân cấp và cho điểm số theo bảng 1
- Spatial Analysis Tools/Reclass/Reclassify

128
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Sau đó gõ các ngưỡng giá trị ở bảng 1 ô Old Values và điểm số tương ứng ở ô New
Values
Chọn đường dẫn Save/Ok – đặt tên file là slope_mark

b. Độ cao (g)
- Open Layer dem_dak
- Spatial Analysis Tools/Reclass/Reclassify
Sau đó gõ các ngưỡng giá trị theo bảng 1 ở ô Old Values và điểm số tương ứng ở ô New
Values
Chọn đường dẫn Save/Oke – đặt tên file là dem_mark
Tương tự Open các Layer cho các chỉ tiêu còn lại và tiến hành Reclassify theo các ngưỡng
và điểm số ở Bảng 1 (Để phân biệt nên đặt tên file_mark)

5.2.3. Chồng xếp các lớp bản đồ


Sau khi đã cho điểm số các chỉ số ở Bảng 1, tiến hành tính toán theo công thức (1):
W= 0,25*a + 0,25*b + 0,144*c + 0,144*d + 0,081*e + 0,081*f + 0.05*g
Với a = slope_mark; b = mua_mark; c = aspect_mark; d = pcs_mark; e =
lulc_mark; f = texture_mark; g = dem_mark
- Spatial Analysis Tools/Map Algebra/Raster Calculator
Add tất cả các Layers nêu trên và tính toán bằng công thức (1)/Chọn đường Save/Oke
(đặt tên w_cal)

129
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

- Tiến hành phân cấp w_cal thành các cấp mức độ an toàn
Open/Layer w_cal/
- Spatial Analysis Tools/Reclass/Reclassify/Equal Interval (chọn 04 cấp)/Oke

130
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Bài 6. Chiết xuất nhiệt độ bề mặt Land Temperature Surface


(LTS) với Landsat 8 TIRS
6.1. Cơ sở lý thuyết
6.1.1. Chuyển đổi giá trị DN sang bức xạ (Conversion of DN values to at-sensor Lλ
spectral radiance)
Do dữ liệu ảnh Landsat thu nhận dưới dạng ảnh số Digital Number (DN). Do đó
cần phải chuyển đổi giá trị dữ liệu ảnh từ DN sang dữ liệu bức xạ phổ Lλ (Spectral
Radiance), là giá trị phản ánh năng lượng phát ra từ mỗi vật thể thu nhận trên kênh nhiệt.
Đối với Landsat 8, công thức chuyển đổi được sử dụng (USGS, 2016):
Lλ = ML*Qcal + AL
Trong đó:
Lλ = Spectral radiance (W/(m2 * sr * μm))
ML = Radiance multiplicative scaling factor for the band
(RADIANCE_MULT_BAND_n from the metadata)
AL = Radiance additive scaling factor for the band (RADIANCE_ADD_BAND_n
from the metadata).
Qcal = L1 pixel value in DN
6.1.2. Chuyển đổi giá trị năng lực bức xạ cảm biến Lλ sang nhiệt độ sáng cảm biến TB
(Conversion of at-sensor spectral radiance to at-sensor brightness temperature)
Công thức chuyển đổi:
𝐾2
𝑇𝐵 = 𝐾1
𝑙𝑛 𝐿 + 1
𝜆

where:
TB = TOA Brightness Temperature, in Kelvin.
Lλ = Spectral radiance (Watts/(m2 * sr * μm))
K1 = Thermal conversion constant for the band (K1_CONSTANT_BAND_n from the
metadata)
K2 = Thermal conversion constant for the band (K2_CONSTANT_BAND_n from the
metadata)

Chuyển nhiệt độ từ Kenvil sang 0C


TB (Celcious) = TB (Kenvil)-273.15

6.1.3. Ước tính phát xạ bề mặt đất (Estimation of Land surface Emissivity (LSE))

131
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Phát xạ bề mặt (ε) là không thể thiếu đối với tính toán LST. Việc điều chỉnh phát xạ
sẽ sử dụng phương pháp phát xạ từ NDVI, đề xuất bởi Sobrino và nnk (2004), trong đó phát
xạ được xác định dựa trên giá trị NDVI (Lin Liu and Y. Zhang, 2011)
ε=0.004Pv+0.986
𝑵𝑫𝑽𝑰 − 𝑵𝑫𝑽𝑰𝒎𝒊𝒏 𝟐
𝑷𝒗 = ( )
𝑵𝑫𝑽𝑰𝒎𝒂𝒙 − 𝑵𝑫𝑽𝑰𝒎𝒊𝒏
𝜹𝑵𝑰𝑹 − 𝜹𝑹𝑬𝑫
𝑵𝑫𝑽𝑰 =
𝜹𝑵𝑰𝑹 + 𝜹𝑹𝑬𝑫
Trong đó
Pv: Phần tỷ lệ thực vật
NDVI: Giá trị NDVI
NDVI min: Giá trị NDVI thấp nhất
NDVImax: Giá trị NDVI cao nhất
ρ4, ρ5: Giá trị phản xạ về mặt sau khi đã điều chỉnh lỗi khí quyển (atmospheric
correction) của kênh màu đỏ và cận hồng ngoại tương ứng
ε: Giá trị phát xạ
Phần tỷ lệ thực vật Pv được chiết xuất từ NDVI. Đối với Landsat 8 được tính toán từ
kênh màu đỏ và kênh cận hồng ngoại của kênh đa phổ Landsat 8 OLI.
6.1.4. Tính toán nhiệt độ bề mặt (Land Surface Temeperature)
Công thức tính toán nhiệt độ bề mặt được đề xuất bởi DAVID A. ARTIS and W. H.
CARNAHAN, 1982.
𝑻𝑩
𝑻𝒔 = 𝝀𝒙𝑻𝑩
𝟏+( ) 𝒍𝒏𝜺
𝝆

Trong đó:
λ: wavelength of emitted radiance – Giá trị LST bước sóng bức xạ phát xạ
TB: nhiệt độ sáng cảm biến TB
ρ: hc/δ (1.438 x 102 mK) = 14380
h: Plank’s constant *6.626 x 10-34 Js): Hằng số Plank
c: velocity of light (2.998 x 108 m/s): Tốc độ ánh sáng
δ: Boltzmann’s constant (1.38 x 108 m/s): Hằng số Boltzmann
6.2. Thực hành trong ArcGIS
Hai kênh nhiệt trong Landsat 8 TIRS là kênh 10 và 11, độ phân giải 100 m.
6.2.1. Tính chuyển giá trị pixel từ dạng số (DN) sang giá trị năng lượng bức xạ phổ (Lλ)
theo công thức:
Lλ = ML*Qcal + AL
Trong đó:
Lλ: Xác định theo đơn vị Watts/(m2.srad.µm)

132
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

ML: Giá trị năng lượng bức xạ mở rộng (Radiance Multiplier)


QCAL: Giá trị bức xạ đã được hiệu chỉnh và tính định lượng ở dạng số
nguyên
AL: Hằng số hiệu chỉnh (Radiance Add)
Bảng giá trị các tham số tính toán trong metadata của Landsat 8
Band RADIANCE_MULT_BAN RADIANCE_ADD_BAN
D_n (ML) D_n
(AL)
Band 10 3.3420E-04 0.10000
Band 11 3.3420E-04 0.10000

Tính toán: Sử dụng công cụ Raster Calculation


Spatial Analysis tool  Map Algebra  Raster Calculator
Radiance_b10.tif: 3.3420E-04* "LC81250492015024LGN00_10.TIF" – 0.1

Radiance_b11.tif: 3.3420E-04* "LC81250492015024LGN00_11.TIF" – 0.1

133
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

6.2.2. Tính chuyển giá trị giá trị năng lượng bức xạ phổ (Lλ) sang giá trị nhiệt độ bề
mặt tại cảm biến (TB)
𝐾2
𝑇𝐵 = 𝐾1
𝑙𝑛 𝐿 + 1
𝜆

where:
TB = TOA Brightness Temperature, in Kelvin. Giá trị nhiệt độ TOA ở Kelvin
Lλ = Spectral radiance (Watts/(m2 * sr * μm))
K1 = Thermal conversion constant for the band (K1_CONSTANT_BAND_n from the
metadata)
Giá trị hằng số hiệu chỉnh K1, K2 được tra trong file metadata của Landsat 8.

Bảng 3. Giá trị hằng số hiệu chỉnh (K1,K2) cho kênh 10 và 11


Hệ số Kênh 10 Kênh 11
K1 774.8853 480.8883
K2 1321.0789 1201.1442

TB (Celcious) = TB (Kenvil)-273.15
Vì vậy

134
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

𝑲𝟐
𝑻𝑩 = 𝑲𝟏 − 𝟐𝟕𝟑. 𝟏𝟓
𝒍𝒏 𝑳 + 𝟏
𝝀

Tính toán:
Satemp_B10.tif
1321.0789 / Ln(774.8853 / "Radiance_B10.tif" + 1) - 273.15

Satemp_B11.tif: 1201.1442 / Ln(480.8883 / "Radiance_B11.tif" + 1) - 273.15

Kết quả

135
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Tính giá trị nhiệt độ trung bình của cả 2 kênh nhiệt:


Spatial Analysis Tool/Local/Cell Statistics

OK

136
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Hiển thị kết quả nhiệt độ tại sensor.


Tại bảng TOC, chọn lớp Satetempe_b1011, kích chuột phải, Layer
Properties/Symbology/
Chọn màu

Kết quả

137
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

6.2.3. Tính giá trị LSE


ε=0.004Pv+0.986
𝑵𝑫𝑽𝑰 − 𝑵𝑫𝑽𝑰𝒎𝒊𝒏 𝟐
𝑷𝒗 = ( )
𝑵𝑫𝑽𝑰𝒎𝒂𝒙 − 𝑵𝑫𝑽𝑰𝒎𝒊𝒏
- Tính tỷ lệ thực vật Pv:
Square ("NDVI_L8.tif" - 0.996444 / 0.882142 - 0.996444)

Tính chỉ số phát xạ (emission):


0.004 * "Propveget.tif"+0.986

6.2.4. Tính toán nhiệt độ bề mặt LST


𝑻𝑩
𝑻𝒔 = 𝝀𝒙𝑻𝑩
𝟏+( ) 𝒍𝒏𝜺
𝝆

λ: wavelength of emitted radiance


ρ: hc/δ (1.438 x 102 mK)
h: Plank’s constant *6.626 x 10-34 Js) c: velocity of light (2.998 x 108 m/s)
δ: Boltzmann’s constant (1.38 x 108 m/s)
TB: At satellite temperature

138
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

Tính cho từng kênh ảnh nhiệt:


Band 10: "SaTemp_B10.tif" / 1 + "LC81240492015161LGN00_B10.TIF"
*("SaTemp_B10.tif" / 14380) * Ln("LSE.tif")

Band 11: "SaTemp_B11.tif" / 1 + "LC81240492015161LGN00_B11.TIF"


*("SaTemp_B11.tif" / 14380) * Ln("LSE.tif")

Kết quả

Tính giá trị nhiệt độ trung bình LST của hai kênh nhiệt:
Spatial Analysis Tool/Local/Cell Statistics

139
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

6.2.4. Cắt ảnh khu vực nghiên cứu


Cắt theo ranh giới lãnh thổ nghiên cứu:
Data management tools/raster/clip/

Kết quả

Hiển thị kết quả

140
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

141
Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Quang Việt, HUSC 2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục đo đạc và bản đồ (2007). Hướng dẫn sử dụng các tham số tính chuyển từ Hệ tọa
độ quốc tế WGS84 sang Hệ tọa độ quốc gia VN2000 và ngược lại. Số 1123/ĐĐBĐ-
CNTĐ. Bộ TN&MT. Hà Nội.
2. ERSI Việt Nam, 2013. Building Geodatabase. Editing data and Performing Analysis
with ArcGIS for Desktop. Workshop: Fundamental of using ArcGIS for Desktop.
3. Trần Hùng, 2013. Ứng dụng GIS, viễn thám và mô hình hóa lập bản đồ rủi ro trong
quản lý và giảm nhẹ thiên tai. Tài liệu hướng dẫn thực hành. Hà Nội.
4. Hà Quý Quỳnh, 2010. Ứng dụng phần mèm ArcGIS 9.2 trong bảo tồn đa dạng sinh
học. Hà Nội.
5. Tổng cục địa chính (2001). Thông tư số 973/2011/TT-TCĐC Hướng dẫn áp dụng hệ
quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000. Hà Nội, Ngày 10 tháng 6 năm 2001.

142

You might also like