You are on page 1of 3

1.

Khái niệm
Vùng phân bố tắt nguồn từ gốc Latinh - Area có nghĩa là diện tích nên còn
được gọi là phương pháp khoanh diện tích hoặc là phương pháp diện tích
giới hạn.
Thường được dùng để biểu hiện những đối tượng hiện tượng phân bố theo
diện tích nhưng không đều khắp và liên tục trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng
vùng từng diện tích riêng lẻ nhất định.
(Ví dụ thể hiện sự phân bố của các loài động vật thực vật cụ thể trên bản đồ
động vật và địa thực vật. Ở các bản đồ kinh tế xã hội như các bản đồ sử dụng
đất sự phân bố đất cày đồng cỏ hoặc sự phân bố các cây trồng khác nhau.)
Phương pháp vùng phân bố thường được dùng những đối tượng, hiện tượng
phân bố theo diện tích nhưng không đều khắp và liên tục trên lãnh thổ mà chỉ
có từng vùng, từng diện tích đơn lẽ nhất định. Ví dụ bản đồ thể hiện lưu vực
sông Mê Kông,…
Bản chất có tính nguyên tắc của phương pháp vùng phân bố là nêu lên sự
phổ biến của một đối tượng, hiện tượng riêng lẽ nhất định nào đó
dường như tách hẳn với các đối tượng hiện tượng khác xung quanh, sự
tách rời đó được xác định bằng những đường giới hạn.
2. Hình Thức Thể Hiện
Các đối tượng hiện tượng được thể hiện trên bản đồ có thể là các vùng tuyệt
đối hoặc tương đối, tập trung hoặc phân tán
Vùng tuyệt đối là vùng mà hiện tượng được biểu hiện chỉ phổ biến ở một khu
vực không lặp lại ở khu vực khác. Ví dụ như khu vực sinh sống của loài gấu
trắng.
Vùng tương đối là vùng những hiện tượng được biểu hiện có sự phân bố dày
đặc liên tục trong khu vực. Ví dụ như khu vực của một loại khoáng sản
Vùng tập trung là vùng mà những hiện tượng được biểu hiện có sự phân bố
dày đặc, liên tục trong khu vực.
Vùng phân tán là vùng hiện tượng biểu hiện không liên tục xen kẽ hiện tượng
khác.

Khả năng thể hiện:

Phương pháp vùng phân bố cũng có thể phản ánh được đặc trưng số lượng và
động lực của đối tượng thông qua sự kết hợp với dấu hiệu phụ:
· Số lượng đối tượng có thể phản ánh bằng các chỉ số số lượng hoặc kí hiệu bản
đồ trong cac vùng phân bố. Trong trường hợp này các biểu đồ được xây dựng
như phương pháp bản đồ biểu đồ và như vậy có thể nêu ra cả cấu trúc và đối
tượng.

· Động lực của đối tượng được thể hiện bằng những đường viền có màu khác
nhau đặc trưng cho các thời gian khác nhau. Song sự kết hợp này không phổ
biến vì bản chất phương pháp các vùng phân bố là biểu hiện đặc trưng số lượng.

Ưu điểm – Nhược điểm:

1. Ưu điểm:

- Giúp người đọc tìm được các vùng phân bố những đối tượng, hiện tượng mức
độ địa lí khác nhau.

- Phương pháp vùng bản đồ sẽ cho biết vùng có đối tượng, đằng sau kí hiệu đó
ẩn dấu một diện tích nhất định.

- Có khả năng thể hiện tất cả các đặc tính: số lượng, cấu trúc, chất lượng, động
lực, …

2. Nhược điểm:

- Số lượng phải chính xác chi tiết đối với từng đối tượng phân bố.

- Không có sự quan hệ giữa các kí hiệu và đối tượng nghiên cứu mà kí hiệu ở
đây tương trung cho sự có mặt của đối tượng trên toàn vùng.

Khả năng kết hợp với các phương pháp khác:

- Phương pháp vùng phân bố rát dễ nhầm lẫn với các phương pháp nền chất
lượng và đồ giải nhưng về bản chất thì chúng khác nhau:

· Phương pháp đồ giải: Biểu hiện cường độ trung bình (về lượng) của hiện
tượng.
· Phương pháp nền chất lượng: Biểu hiện đặc tính (về chất) của hiện tượng.

· Phương pháp vùng phân bố: Biểu hiện cụ thể các hiện tượng phân bố phân tán,
riêng lẻ.

® Ngoài phân tích về bản chất, chúng ta còn có thể tìm thấy ở phương pháp
vùng phân bố sự chồng chéo của các đường ranh giới hoặc phân bố không liên
tục ….

VÍ DỤ ALAT:

Câu hỏi phương pháp vùng phân bố dễ nhầm lẫn với phương pháp nào ?

A. Phương pháp kí hiệu


B. Phương pháp chấm điểm
C. Phương pháp nền chất lượng
D. Phương pháp đường đẳng trị
Đáp án C

You might also like