You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN


TỐT NGHIỆP

Năm 2023
1. Hình thức của Khóa luận tốt nghiệp (KLTN):
- KLTN phải được trình bày rõ ràng, sạch đẹp theo thứ tự sau:
BÌA CHÍNH (Hình thức trình bày như Phụ lục 1 và theo quy định ở mục “4. Số lượng bản
nộp”)
BÌA PHỤ là giấy thường (Hình thức trình bày như Phụ lục 1)
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC: lấy đến mục 03 chữ số (ghi rõ số thứ tự trang), mỗi mục nhỏ hơn phải được trình
bày lùi vào bên phải so với mục lớn.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: Xếp theo alphabet, có giải nghĩa tiếng nước ngoài và
và nghĩa tiếng Việt
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT KHÓA LUẬN: Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp được trình bày trong khoảng 200-
250 chữ, tóm tắt chủ đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung
chính và đóng góp của tác giả trong khóa luận (Xem Phụ lục 2)
PHẦN MỞ ĐẦU: Nên bao gồm các mục theo thứ tự sau:
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu: nêu rõ phạm vi nghiên cứu về nội dung,
thời gian, không gian
4. Phương pháp nghiên cứu: nêu rõ PPNC định tính hay định lượng, dữ liệu sử dụng là
gì?
5. Cấu trúc của Khóa luận.
Ghi chú: Không có Lời cảm ơn trong phần mở đầu
PHẦN NỘI DUNG: Sinh viên có thể tham khảo hai kết cấu thường được sử dụng sau đây

● Kết cấu truyền thống gồm 3 chương:

❖ CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận về ... /Cơ sở lý luận về ... (Nên trình bày cô

đọng cơ sở lý luận và căn cứ lý thuyết/khoa học liên quan đến nội dung chính của đề
tài)

❖ CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng (Sử dụng dữ liệu thu thập được cùng phương

pháp nghiên cứu đã lựa chọn để phân tích và tìm ra những kết quả chính của đề tài)

❖ CHƯƠNG 3: Định hướng và đề xuất giải pháp/bài học kinh nghiệm (Nêu định

hướng của cơ quan, tổ chức, quốc gia, đối tượng nghiên cứu, kết hợp với các kết quả
nghiên cứu về thực trạng của đối tượng nghiên cứu ở Chương 2 để đề xuất các giải
pháp cải thiện tình hình thực tế (nếu có). Các giải pháp có thể chia theo cấp độ Vi mô,
Vĩ mô hoặc chia theo chủ thể nghiên cứu, hoặc các nhóm đề xuất)

● Kết cấu theo bài báo quốc tế 5 chương:

❖ CHƯƠNG 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu (Nêu vắn tắt, ngắn gọn nhưng cần đủ ý

về lý do lựa chọn đề tài, khoảng trống nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu)

❖ CHƯƠNG 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu (Tóm tắt các kết quả nghiên cứu đã

được thực hiện liên quan đến nội dung chính của đề tài, để từ đó xác định được
khoảng trống nghiên cứu cho đề tài lựa chọn. Đây cũng là phần có thể giúp xác định
đóng góp của nghiên cứu, tính mới của nghiên cứu)

❖ CHƯƠNG 3: Cơ sở lý thuyết (Nên trình bày cô đọng cơ sở lý luận và căn cứ lý

thuyết/khoa học liên quan đến nội dung chính của đề tài)

❖ CHƯƠNG 4: Phương pháp/mô hình nghiên cứu và kết quả (Trình bày cụ thể

phương pháp thu thập số liệu, các phương pháp nghiên cứu (định lượng hay định tính
hay kết hợp) và/hoặc mô hình dự định sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập được.
Trình bày các kết quả nghiên cứu sau khi phân tích gồm: thống kê mô tả dữ liệu, kết
quả phân tích định lượng, định tính, thảo luận về kết quả nghiên cứu)

❖ CHƯƠNG 5: Hàm ý chính sách, giải pháp (Trình bày nhận xét – đánh giá của tác

giả khóa luận về thực trạng đã phân tích. Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình
thực tế (nếu có). Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với tình hình và nguyên nhân đã
được phân tích ở phần hiện trạng và phù hợp với pháp luật hiện hành)

KẾT LUẬN: trình bày đóng góp của khóa luận (điểm mới), hạn chế của khóa luận và hướng
nghiên cứu tiếp theo. Độ dài từ 2-3 trang.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (Xem mục “3. Cách sắp xếp danh mục tài liệu
tham khảo”)
PHỤ LỤC (nếu có)

- KLTN được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297mm, in một mặt bằng mực đen), có số
lượng khoảng 80 trang (+/- 10%) kể từ Phần mở đầu đến hết Kết luận.

- Số thứ tự của trang đặt ở chính giữa, phía dưới của trang giấy và bắt đầu đánh số trang từ
Phần mở đầu đến hết phần Kết luận.
- Viết tắt:  Không lạm dụng việc viết tắt trong khóa luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc
thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong khóa luận. Không viết tắt những cụm từ dài, những
mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong khóa luận. Tất cả chữ viết tắt được
sử dụng trong khóa luận phải được liệt kê trong bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo
thứ tự ABC) ở phần đầu của KLTN.

2. Trình bày Nội dung của KLTN


⬥ Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 13, cách dòng 1.5 lines (không dùng After, Before),
lùi đầu dòng 1 cm khi sang paragraph mới. Footnote (nếu có): cỡ chữ 10
⬥ Cách lề: trên: 2.5 cm; dưới: 2.4 cm; trái 3.5 cm; phải 2 cm.

⬥ Bố cục:
+ Tên chương: Viết chữ in hoa, đậm, căn giữa, cỡ chữ: 16
+ Đề mục: Các tiểu mục của KLTN được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số,
nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 1.1.1.2 chỉ tiểu
mục 2, nhóm tiểu mục 1, mục 1, chương 1); không có chấm sau khi kết thúc số thứ
tự đề mục và không có dấu hai chấm sau khi kết thúc tên đề mục:
. mục cấp 1 ( ví dụ 1.1) được viết thường, đậm
. mục cấp 2 (ví dụ 1.1.1) được viết đậm, nghiêng
. mục cấp 3 (1.1.1.2) được viết nghiêng
. mục cấp 4 không đánh số bằng nhóm chữ số mà chuyển sang dùng chữ cái
a, b, c (viết thường), không chia nhỏ hơn mục cấp 4
Ví dụ:

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


1.1       Một số khái niệm cơ bản
1.1.1      Khái niệm về tiền tệ
1.1.1.1    Khái niệm
1.1.1.2     Quá trình hình thành và phát triển các hình thái tiền tệ
a. Hóa tệ không kim loại
b. Hóa tệ kim loại
1.1.2. Chức năng của tiền tệ
- Bảng biểu: phải được đánh số theo từng loại và bao gồm luôn cả thứ tự của chương. Số đầu
tiên là số thứ tự của chương, số tiếp theo là số thứ tự bảng trong chương đó. Ví dụ: Bảng 1.1
là bảng đầu tiên của Chương 1.

+ Tên bảng: đặt phía trên của bảng, đơn vị (nếu có),

+ Nội dung bảng,

+ Nguồn tham khảo hoặc Ghi chú đặt ở dưới cùng của bảng, căn lề phải, in nghiêng

Bảng 1.2 Bộ chỉ tiêu xã hội và kinh tế số của Cộng đồng châu Âu
Nhóm chỉ tiêu Nhóm chỉ tiêu phụ Chỉ tiêu cụ thể
Phạm vi bao phủ băng thông rộng cố định
Băng thông rộng cố định
Không gian băng thông cố định
Phạm vi bao phủ 4G
Băng thông rộng di động Không gian băng thông di động
Mức độ sẵn sàng cho 5G
Kết nối
Phạm vi bao phủ băng thông nhanh
Băng thông rộng nhanh
Không gian băng thông nhanh
Phạm vi bao phủ băng thông siêu nhanh
Băng thông siêu nhanh
Không gian băng thông siêu nhanh
Chỉ tiêu giá băng thông Chỉ tiêu giá băng thông
Kỹ năng kỹ thuật số cơ bản tối thiểu
Kỹ năng sử dụng Internet Kỹ năng kỹ thuật số trên cơ bản
Kỹ năng phần mềm cơ bản tối thiểu
Nhân lực
Chuyên gia CNTT&TT
Kỹ năng bậc cao và phát triển Chuyên gia CNTT&TT nữ
Người tốt nghiệp CNTT&TT
Nguồn: Nguyễn Trí Duy và Nguyễn Minh Anh (2021)

- Hình, đồ thị, sơ đồ... phải được đánh số theo từng loại và bao gồm luôn cả thứ tự của
chương. Số đầu tiên là số thứ tự của chương, số tiếp theo là số thứ tự hình trong chương
đó. Ví dụ: Hình 2.1. là hình đầu tiên của Chương 2.

+ Nội dung hình/đồ thị/sơ đồ

+ Tên Hình/đồ thị/sơ đồ: đặt phía dưới của bảng, đơn vị (nếu có),

+ Nguồn tham khảo hoặc Ghi chú đặt ở dưới cùng của hình/đồ thị/sơ đồ, căn lề phải,
in nghiêng


to Hình 1.1. Những làn sóng chuyển đổi số
n
la Nguồn: Katz, 2017

S
Làn sóng đầu tiên Làn sóng thứ Làn sóng thứ
- Số liệu phải được (máy tính,hàng
phân cách haidấu
băngnghìn bằng (Internet,
chấm (.) và phânba (IoT,
cách dấudữthập phân bằng
thông rộng, viễn mạng xã hội, liệu lớn, học
dấu phẩy (,), Ví dụ:thông)
1.025,45 (Một nghìn không
điệntrăm haiđám
toán mươ lăm phẩy
máy,bốnAI)lăm)
mây)
- Không để bảng, biểu, đồ thị…bị cắt thành hai trang.

- Có thể dùng footnote để giải thích một số cụm từ trong bảng, hình, đồ thị, sơ đồ (hạn chế
trích nguồn), cỡ chữ 10

3. Trình bày trích dẫn và Danh mục tài liệu tham khảo1

3.1. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài viết được thực hiện theo hình thức ghi tên tác giả
và năm xuất bản ngay sau nội dung đã tham khảo (cung cấp thông tin số trang nếu trích dẫn từ
sách). Cụ thể:

o Đối với các ấn phẩm có một tác giả, cần trích dẫn họ của tác giả (nếu là tác giả nước
ngoài), Tên của tác giả (nếu là tác giả Việt Nam) và năm xuất bản (Tác giả, Năm xuất
bản). Ví dụ: Bình (2021) hoặc (Smith, 2021)

o Đối với ấn phẩm có hai tác giả, cần trích dẫn Họ của cả hai tác giả (nếu là tác giả nước
ngoài), Tên của cả hai tác giả (nếu là tác giả Việt Nam) (Tác giả thứ nhất & Tác giả
thứ hai, Năm xuất bản). Ví dụ: Bình & Anh (2021) hoặc (Smith & Brandel, 2021)

o Đối với các ấn phẩm có từ ba tác giả trở lên, hãy trích dẫn Họ của tác giả đầu tiên (đối
với tác giả nước ngoài), Tên của tác giả đầu tiên (đối với tác giả Việt Nam), sau đó là
“& cộng sự” (Tên tác giả đầu tiên & cộng sự, Năm xuất bản).Ví dụ: Bình & cộng sự
(2021) hoặc (Depp & cộng sự, 2021)

o Tất cả các tài liệu tham khảo cần phải được trích dẫn trong văn bản và ngược lại.

3.2. Danh mục tài liệu tham khảo

- Tài liệu được xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước (không đánh
số):
Các tài liệu tham khảo đến các ấn phẩm khác phải theo phong cách Harvard (theo hướng dẫn
của Tạp chí Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Ngoại thương). Các tài liệu tham khảo cần
được kiểm tra cẩn thận về tính đầy đủ, chính xác và nhất quán. Các tài liệu tiếng Việt cần viết
bằng tiếng Việt, tài liệu tiếng nước ngoài viết bằng tiếng nước ngoài.

- Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự sau:

1
Xem cụ thể hơn tại đây: https://tapchi.ftu.edu.vn/quy-định-chính-sách2/hướng-dẫn-dành-cho-tác-giả-2/227-
tailieuthamkhao.html
+) Tạp chí:

Họ, Tên viết tắt. (năm), “Tên bài báo”, Tên Tạp Chí, Số, Tập, trang. (Tác giả nước ngoài)

Tên, Họ viết tắt. (năm), “Tên bài báo”, Tên Tạp Chí, Số, Tập, trang. (Tác giả Việt Nam)

Ví dụ: 

Ecarnot, F., Seronde, M.F., Chopard, R., Schiele, F. and Meneveau, N. (2015), “Writing a
scientific article: A step-by-step guide for beginners”, European Geriatric Medicine,
Elsevier Masson SAS, Vol. 6 No. 6, pp. 573–579.

Binh, H.X. (2021), “The Spillover Effects of Foreign Direct Investment on Domestic
Enterprises in Savannakhet Province, Laos”, Journal of Contemporary Issues in
Business and Government, Vol. 27 No. 5, pp. 452–469.

Giang, P.H., Anh, T.T. and Oanh, L.T.N. (2021), “Chương trình giảng dạy bằng tiếng nước
ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh Covid - 19: ‘mô hình’ lựa chọn của người học”, Nghiên
Cứu Chính Sách và Quản, Tập 37, Số 1, tr. 83–96.

+) Sách:

- Sách nước ngoài: Họ, Tên viết tắt. (năm), Tên Sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.

- Sách tiếng Việt: Tên, Họ viết tắt. (năm), Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.

Ví dụ: 

Ranjit, K. (2019), Research Methodology: A Step-by-Step Guide for Beginners (Fifth edit),
SAGE Publications Inc.

Bình, H.X. (2020), Giáo Trình Kinh Tế Vĩ Mô Cơ Bản, Tái bản lần 2, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Việt Nam.

+) Các chương sách:

Họ, Tên viết tắt. (năm), “Tên chương”, Họ của biên tập viên, Tên viết tắt, Tên sách, Nhà xuất
bản, Nơi xuất bản, số trang. (Tác giả nước ngoài)

Tên, Họ viết tắt. (năm), “Tên chương”, Họ của biên tập viên, Tên viết tắt, Tên sách, Nhà xuất
bản, Nơi xuất bản, số trang. (Tác giả Việt Nam)

Ví dụ: 
Nam, V.H., Anh, N.T.T. and Hung, D.Q. (2020), “Kaizen for Small and Medium sized
enterprises in Vietnam”, in Hosono, A., Page, J. and Shimada, G. (Eds.), Workers,
Managers, Productivity – Kaizen in Developing Countries, Palgrave MacMillan
Publisher, pp. 247–267.

Carmines, E.G. & McIver, J.P. (1981), “Analysing Models with Unobserved Variables:
Analysis of Covariance Structures”, in Bohrnstedt, G.W. & Borgatta, E.F. (Eds.), Social
Measurement: Current Issues, Sage Publications, Beverly Hills, pp. 78-100.

+) Công trình nghiên cứu:

Họ, Tên viết tắt. (năm), “Tên công trình”, Loại công trình Mã số, Cơ quan hoặc tổ chức, Nơi
tổ chức, ngày tháng. (Tác giả nước ngoài)

Tên, Họ viết tắt. (năm), “Tên công trình”, Loại công trình Mã số, Cơ quan hoặc tổ chức, Nơi
tổ chức, ngày tháng. (Tác giả Việt Nam)

Ví dụ: 

Anh N. T. T. (2018), “Improving financial mechanism to attract private sector’s investment in


road transport projects in the form of PPPs”, funded by Ministry of Education, 2017-
2018

Tên họ tác giả 1, Tên tác giả 1. and Tên họ tác giả 2, Tên tác giả 2. (Year), “Title of Article”,
Working Paper No. 100, ABC University Business School, University of DEF, March.

+) Bài viết kỷ yếu hội thảo đã xuất bản:

Họ, Tên viết tắt. (năm xuất bản), “Tên Bài Báo”, Tiêu đề của hội thảo có thể bao gồm địa
điểm và (các) ngày tổ chức, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, số trang. (Tác giả nước ngoài)

Tên, Họ viết tắt. (năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tiêu đề của thủ tục đã xuất bản có thể bao
gồm địa điểm và (các) ngày tổ chức, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, số trang. (Tác giả trong
nước)

Ví dụ:

Smith, A.B. and Chang, C. (2030), “Title of Paper”, in Title of published proceedings of the
international conference in ABC, 2030, Publisher, Place of publication, pp. 100-115.

Anh, N.T.T. and Hạnh, P.T.M. (2022), “Peer-to-peer lending practices at lendingclub and
implications for platforms in Vietnam”, trong Kỷ yếu Hội thảo Xây Dựng Nền Kinh Tế
Số Nhằm Phát Triển Bền Vững và Bao Trùm, ngày 04/01/2022, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 97–115.

+) Trình bày tại hội thảo chưa xuất bản:

Họ, Tên viết tắt. (năm), “Tiêu đề bài báo”, trình bày tại Tên hội nghị, ngày hội nghị, địa điểm
tổ chức hội nghị, có sẵn tại URL nếu có sẵn miễn phí trên internet (ngày truy cập).

Ví dụ:

Pham, H. G., Chuah S. H., Feeny S. (2020), “Coffee farmer preferences for sustainable
production: Findings from Discrete Choice Experiments in Vietnam”, presented at
The 64th Annual Conference of the Australasian Agricultural and Resource
Economics Society, 12 – 14 Feb 2020, Perth, Australia.

+) Tài liệu trữ hoặc các tài liệu chưa xuất bản khác:

Họ, Tên viết tắt. (năm), Tên tài liệu, Bản thảo chưa xuất bản, tên bộ sưu tập, biên bản kiểm
kê, tên kho lưu trữ, vị trí lưu trữ. (Tác giả nước ngoài)

Tên, Họ viết tắt, (năm), Tên tài liệu, Bản thảo chưa xuất bản, tên bộ sưu tập, biên bản kiểm
kê, tên kho lưu trữ, vị trí lưu trữ. (Tác giả Việt Nam)

Ví dụ:

Anh, P. T. Q. (2021), Kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương.

+) Nguồn điện tử:

Nếu có sẵn trực tuyến, URL đầy đủ phải được cung cấp ở cuối tài liệu tham khảo, cũng như
ngày mà tài nguyên được truy cập.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), “Xây dựng nền kinh tế số nhằm phát triển bền
vững”, https://dangcongsan.vn/khoa-hoc/xay-dung-nen-kinh-te-so-nham-phat-trien-ben-vung-
601323.html, truy cập ngày 15/09/2022.

* Có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm trích dẫn và sắp xếp Danh mục tài liệu tham khảo tự
động: Mendeley (miễn phí), Zotero (miễn phí), Endnote website (miễn phí), Endnote desktop
(tính phí). Style: Emerald Harvard

4. Số lượng bản nộp


⬥ Bản cứng: 03 bản khóa luận hoàn chỉnh, trong đó:
+ 1 bản đóng bìa cứng màu đỏ, chữ vàng và ở gáy có in tên sinh viên, tên đề tài, năm viết.
Ví dụ:

NGUYỄN VĂN
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2015
A

+ 2 bản đóng bìa mềm màu đỏ (ngoài cùng có bìa nilon) đính kèm vào bìa sau bản “Nhận xét
của giáo viên hướng dẫn” đã được cho vào phong bì dán kín, có chữ ký niêm phong của giáo
viên hướng dẫn. Nộp tại Văn phòng Khoa Kinh tế quốc tế trong thời hạn qui định.
⬥ Bản mềm: yêu cầu gửi bản mềm file word 2010 (không đặt mật khẩu) với tên file
“KLTN_K59_Họ và tên.doc” vào địa chỉ econ@ftu.edu.vn và cc cho giáo viên hướng dẫn
trong thời gian quy định.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------
(Font Times New Roman, size 17, in đậm, căn giữa)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


(Font Times New Roman, size 24, in đậm, căn giữa)

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế


(Font Times New Roman, size 18, in đậm, căn giữa)

TÊN ĐỀ TÀI SINH VIÊN THỰC HIỆN


(Font Times New Roman, size 18, in đậm, căn giữa)

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn A


Mã sinh viên: ....................
Lớp: ...............
Khóa: ................
Người hướng dẫn khoa học: (Học hàm, học
vị) Phạm Văn B
(Font Times New Roman, size 14, in đậm)

Hà Nội, tháng năm


(Font Times New Roman, size 13, in đậm, căn giữa)

(Font Times New Roman, size 14, in đậm)

Hà Nội, tháng ......năm.....


(Font Times New Roman, size 14, in đậm, căn giữa)
PHỤ LỤC 1: TRANG BÌA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHỤ LỤC 2: TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:……………………………………………………………………………
Sinh viên thực hiện:.………………………………………………..…………………
Mã sinh viên………………………….. Khóa …………………….Lớp…………….
Người hướng dẫn khoa học:..…………………………………………………………
Đơn vị công tác……………………………………………………………………….
Từ khóa (Keyword): ………………………………………………………………….
Nội dung tóm tắt:
1. Tên khóa luận
2. Chủ đề nghiên cứu trong khóa luận
3. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
4. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong khóa luận
5. Các nội dung chính và đóng góp của tác giả.

You might also like