You are on page 1of 8

CẤU TRÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang bìa

BÁO CÁO KỸ THUẬT / DỰ ÁN

TÊN BÁO CÁO/ DỰ ÁN (IN HOA + ĐẬM)

(Tên tiêu đề cụ thể, phù hợp với nội dung của báo cáo.
VD: CẢI TIẾN HỆ THỐNG NƯỚC NÓNG NĂNG
LƯỢNG MẶT TRỜI)

Người thực hiện/ SVTH:


Người hướng dẫn/ GVHD: (nếu có)

TP. Hồ Chí Minh, tháng năm 20…

Trang Mục lục


- Liệt kê các đề mục chính và số trang

1
Ví dụ:
Tóm tắt.....................................................................................................1
1. Giới thiệu ............................................................................................1
2. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................3
(Nên thực hiện mục lục tự động. Tìm kiếm từ khóa “tạo mục lục tự động trong
word…)
Trang Danh mục hình (nếu có)
Hình 1: Sơ đồ mạch điện đèn cầu thang.....................................................................................4

Trang Danh mục bảng (nếu có)


Bảng 1: Hiệu chỉnh thông số hàn FCAW...................................................................................4

Trang Các từ viết tắt (nếu có)

2
Tóm tắt nội dung dự án
- Mục đích: cung cấp ngắn gọn về nội dung của báo cáo, tập trung vào những việc
kỹ sư đã làm, cách làm, kết quả chính đạt được và tầm quan trọng của công việc.
- Tóm tắt được viết thành 1 hoặc 2 đoạn văn khoảng 100 đến 250 từ. Tóm tắt bao
gồm các nội dung: Giới thiệu chủ đề của báo cáo (1 đến 2 câu); Cách tiếp cận/
phương pháp để thực hiện nhiệm vụ; Kết quả chính của thiết kế/ dự án/ cuộc điều
tra…; Ý nghĩa của kết quả.
1. Giới thiệu
- Giới thiệu về bối cảnh liên quan đến chủ đề/ tầm quan trọng của chủ đề. Ai đã giải
quyết? Giải quyết đến đâu? Còn tồn tại gì?
- Giải thích vấn đề và tính cấp thiết của dự án/ nghiên cứu (Hiện nay đang gặp phải
vấn đề gì? Vấn đề đó cần giải quyết cấp thiết như thế nào? Ai đã giải quyết? Giải
quyết đến đâu? Còn tồn tại gì?)
- Nêu mục tiêu của dự án (kết quả của dự án này đạt được là gì?)
- Nêu mục đích của báo cáo (báo cáo này để làm gì?)
- Phác thảo ngắn gọn cấu trúc của báo cáo (Báo cáo gồm các nội dung sau:..)
(Mỗi phần phát triển thành 1 đoạn văn)
2. Nội dung
Tùy theo chủ đề cần sắp xếp nội dung logic để người đọc dễ theo dõi
Gợi ý thứ tự trình bày nội dung
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.2. Phương pháp nghiên cứu/ thiết kế/ cải tiến
2.3. Cơ sở thực tiễn/ Nội dung thiết kế/ Nội dung cải tiến
2.4. Thảo luận/ Đề xuất biện pháp/ Kết quả thiết kế/ Kết quả cải tiến/ Phân
tích số liệu/ kết quả thảo luận
Trình bày hình ảnh, bảng biểu, công thức
Bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ, công thức thường được sử dụng trong báo cáo kỹ
thuật để làm rõ nội dung. Khi trình những thông tin này cần lưu ý:
- Trình bày hình ảnh: hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, lưu đồ
(Nên sử dụng cách đánh số hình tự động)

3
 Tất cả các hình đều được đánh số thứ tự kèm theo tên của hình ảnh (Nên sử
dụng cách đánh số hình tự động, tham khảo https://blogdaytinhoc.com/tao-
muc-luc-hinh-anh-trong-word-2010-2013-2016-22 ).
 Vị trí số thứ tự của hình và tên hình nằm phía dưới hình
Ví dụ:

Hình 1: Sơ đồ mạch điện đèn cầu thang


- Trình bày bảng biểu
 Tất cả các hình đều được đánh số thứ tự kèm theo tên của bảng biểu (Nên sử
dụng cách đánh số hình tự động, tham khảo https://quantrimang.com/tao-
danh-muc-bang-bieu-trong-word-131729 )
 Vị trí số thứ tự của bảng và tên bảng nằm phía trên bảng biểu
Ví dụ:
Bảng 1: Hiệu chỉnh thông số hàn FCAW
Cở dây Hàn phẳng Hàn vị trí nghịch
Dòng điện Điện áp Dòng điện Điện áp
1.2 150 – 225 22 – 26 125 – 200 22 - 25
1.6 175 – 275 25 – 28 150 – 200 24 – 27
2.0 200 – 375 26 – 30 175 – 225 25 - 29

- Trình bày công thức


 Hàm số, công thức format theo chế độ canh giữa
 Thứ tự công thức được đặt trong dấu ngoặt đơn ()

4
Ví dụ:
Công thức tính hiệu điện thế
U = I.R (1)
Công thức tính điện trở của mạch nối tiếp
R = R1 + R2 + … + Rn (2)
Kết luận và khuyến nghị
Kết luận và khuyến nghị có thể viết chung (trường hợp báo cáo ngắn) và viết riêng
(trường hợp báo cáo dài).
Kết luận tổng hợp các điểm chính của báo cáo. Phần này nên viết:
- Có liên quan trực tiếp đến các mục tiêu của dự án đã nêu trong phần giới thiệu.
- Chỉ ra mức độ đạt được của mục tiêu
- Tóm tắt lại những phát hiện, kết quả đạt được hoặc thông tin chính cho báo cáo.
- Chỉ ra hạn chế và đề xuất cách khắc phục công việc trong tương lai
- Làm nổi bật tính ý nghĩa và thực tiễn của dự án.
Khuyến nghị đề cập đến:
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo
- Những điều kiện liên quan đến việc thực hiện dự án
- ….
Tài liệu tham khảo
Liệt kê tất cả tài liệu tham khảo, số liệu, sơ đồ, bản đồ,… sử dụng để viết dự án.
Cách viết tài liệu tham khảo như sau:
 Khi viết phải theo một cách thống nhất trong tài liệu.
 Chia theo ngữ hệ:
 Tài liệu tiếng Việt
 Tài liệu tiếng nước ngoài
 Các website
 Sắp xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả là người Việt và họ của tác giả là
người nước ngoài.
 Phương pháp viết tài liệu cá nhân
 Sách có 1 tác giả: Tên tác giả (năm), Tựa sách, Nxb., Nơi xuất bản, số trang
(nếu có).

5
Ví dụ: Đặng Thị Diệu Hiền (2016), Kỹ năng xây dựng kế hoạch, NXB. Đại học Quốc
gia, Tp.HCM.
 Sách có nhiều tác giả: Tên tác giả thứ nhất, thứ 2,.. và thứ n (năm), Tựa sách,
Nxb., Nơi xuất bản.
Ví dụ:
Nguyễn Văn Tuấn, Phan Long và TS. Võ Thị Ngọc Lan (2008), Tài liệu bài giảng
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường ĐH SPKT Tp.HCM.
 Nếu sách do 1 nhóm tác giả có chủ biên: Tên tác giả (chủ biên) (năm), Tựa
sách, Nxb., Nơi xuất bản.
 Nếu sách biên dịch: Tên tác giả (năm), Tựa sách, Tác giả (biên dịch), Tên tác
phẩm biên dịch. Nxb. Nơi xuất bản.
 Tài liệu đăng trên báo, tạp chí: Tên tác giả (năm), “Tên bài báo”, Tên tạp chí,

số, trang.
Ví dụ:
Đặng Thị Diệu Hiền (2018), “Ảnh hưởng của các phương pháp đánh giá trong giáo
dục đến một số chiến lược của sinh viên tại các trường cao đẳng và đại học”, Tạp chí
Khoa học giáo dục, số. 63, Iss. 3, tr. 27-39.
 Tài liệu trên Internet: Tên tác giả (nếu có). Tên bài (nếu có). Tên địa chỉ đầy
đủ của web, ngày truy cập.

Wilson L. O. (2016), Anderson and Krathwohl – Bloom’s Taxonomy


Revised_Understanding the New Version of Bloom’s Taxonomy,
https://thesecondprinciple.com/teaching-essentials/beyond-bloom-cognitive-
taxonomy-revised/, truy cập ngày 30/11/2018.

6
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (đính kèm kế hoạch)

7
Phụ lục
Nhằm bổ sung thêm thông tin để làm rõ nội dung chính của dự án.
Mỗi phụ lục phải được dán nhận bằng một số (hoặc chữ cái) và tiêu đề.
Ví dụ:
Phụ lục 1 (hoặc Phụ lục A): Minh chứng lấy ý kiến của GV ….

You might also like