You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN


KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Môn học: Giao tiếp trong kinh doanh
Báo cáo chuyên đề và thuyết trình

HƯỚNG DẪN HÌNH THỨC TRÌNH BÀY


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VÀ THỰC HIỆN BUỔI THUYẾT TRÌNH

A. QUY ĐỊNH CHUNG


- Tổng số trang: (chỉ tính từ Phần Mở Đầu đến Lời Kết Luận)
o Số trang của LVTN: 40 trang ± 10% (Áp dụng 45 trang nếu có 5 hình ảnh trở
lên)
- Báo cáo chuyên đề môn học là hình thức trình bày nội dung báo cáo về vấn đề
chuyên môn liên quan đến môn học Nhập môn ngành và kỹ năng mềm trong lĩnh
vực kinh doanh. Tập trung vào các chủ đề kinh tế, doanh nghiệp, hoạt động kinh
doanh, kỹ năng mềm.
- Giới hạn môn học, sinh viên tập trung 2 nội dung trong chuyên đề báo cáo:
1. Nghiên cứu về Khoa Kinh tế số, ngành quản trị kinh doanh ứng dụng trên nền tảng
số và chuyên ngành Digital Marketing
2. Kỹ năng mềm và ứng dụng trong học tập, công việc tại trường.
- Hướng đề tài tập trung vào những nội dung mang tính thực tiễn được cập nhật trên
các thông tin truyền thông đại chúng. Sinh viên tìm hiểu, đúc kết thành nội dung
theo hướng đề tài mình chọn.

B. HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY


Cách sắp đặt kết cấu các trang trong báo cáo theo trình tự sau:
1. Trang bìa chính : xem mẫu kèm theo
Bìa giấy cứng và giấy kiếng (màu bìa quy định màu xanh)
2. Trang bìa phụ: trình bày giống trang bìa chính
3. Trang Lời cảm ơn: Lời cảm ơn cần chân thành, không khuôn sáo, chỉ nên dành cho
những người thực sự giúp đỡ việc hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp, do đó không
nên liệt kê ra quá nhiều người, làm mất ý nghĩa của lời cảm ơn.
4. Trang nhận xét của Giảng viên hướng dẫn: GVHD nhận xét các vấn đề:
Sự chuyên cần trong quá trình học tập và làm đề tài
Kết cấu, phương pháp trình bày
Cơ sở lý luận
Tính thực tiễn và khả năng phân tích/ứng dụng của đề tài
Các bài học rút ra để sinh viên tự học về kiến thức kinh doanh, về kỹ năng thuyết
trình và kỹ năng quan sát, xử lý vấn đề để có thể tiếp tục phát triển cao hơn.
Kết quả: Đạt (hoặc không đạt) ở mức Giỏi – Khá – Trung bình… (Không cho
điểm vào trang nhận xét này
5. Trang Mục lục: khoảng 2 trang A4
6. Trang Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị: xem hướng dẫn ở mục C
7. Trang Danh mục các từ viết tắt (nếu cần): Cụm từ viết viết tắt là các chữ cái và các ký
hiệu hay chữ được viết liền nhau, để thay cho một cụm từ có nghĩa thường được lặp nhiều
lần trong văn bản hoặc được mọi người mặc nhiên chấp nhận.
9. Lời mở đầu
Lời mở đầu khác Lời cám ơn. Đây là phần mà các em sẽ đề cập đến vai trò, ý nghĩa của
nội dung mình nghiên cứu. Từ đó, dẫn đến giới thiệu tên đề tài.
10. Nội dung chính của đề tài: theo kết cấu 3 phần như sau:
PHẦN 1. NỘI DUNG PHẦN 1
PHẦN 2. KỸ NĂNG
PHẦN 3. KẾT LUẬN
11. Trang Lời kết luận: khoảng 1 trang A4.
12. Tài liệu tham khảo: bắt buộc phải ghi, đưa vào sau Phụ lục, xếp theo thứ tự ABC theo
tên tác giả.
13. Phụ lục: nếu có từ 2 phụ lục trở lên, SV cần đánh số và đặt tên mỗi phụ lục.
C. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
Đóng cuốn: bằng đinh bấm, bọc gáy, không được đóng bằng lò xo - đục lỗ
Giấy khổ A4, in một mặt.
Font chữ: Times New Roman, size: 13, line spacing: 1,3 – 1,5 lines (trừ các tiêu đề).
Định lề trang giấy:

Top : 2,0 cm Bottom : 2,0 cm


Left : 3,0 cm Right : 2,0 cm
Header : 1,0 cm Footer : 1,0 cm
Gutter : 1,5 cm
Số thứ tự trang: đánh máy ở chính giữa (hoặc ở lề phải) và phía dưới mỗi trang;
được tính là 1 khi bắt đầu Lời mở đầu, còn các phần trước đó và sau đó đánh số
thứ tự trang theo i, ii, …

Viết theo chương, mục, các tiểu mục. (không viết theo phần rồi mới đến chương,
mục, tiểu mục,…)
Cách đánh chương mục: đánh theo số Ả Rập (1, 2, 3, …) (không được dùng cách
đánh số La Mã I, II, III, …) và nhiều cấp (thường tối đa 4 cấp), ví dụ như sau:
PHẦN 1:
TIÊU ĐỀ CẤP 1 SIZE 16

1.1 TIÊU ĐỀ CẤP 2 SIZE 13 (IN ĐẬM – CHỮ IN)


1.1.1 Tiêu đề cấp 3 size 13 (in đậm – chữ thường)
1.1.1.1 Tiêu đề cấp 4 size 13 (in đậm - nghiêng – chữ thường)

Ghi chú:

· Chữ số thứ nhất: chỉ thứ tự chương


· Chữ số thứ hai: chỉ thứ tự mục trong chương
· Chữ số thứ ba: chỉ thứ tự các tiểu mục
· Chữ số thứ tư: chỉ thứ tự các nội dung trong tiểu mục.

Cách ghi Danh mục Bảng biểu, Sơ đồ, Đồ thị:


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH

BẢNG 1.1 – Tên bảng (đặt ở đầu bảng)

……...........................................................................

……...........................................................................

SƠ ĐỒ 1.1 – Tên sơ đồ (đặt ở cuối sơ đồ)

……........................................................................

……........................................................................

ĐỒ THỊ 3.1 – Tên đồ thị (đặt ở cuối đồ thị)

…….....................................................................

…….....................................................................

Ghi chú:

· Chữ số thứ nhất: chỉ tên chương


· Chữ số thứ hai: chỉ thứ tự bảng biểu, sơ đồ, hình,…trong mỗi chương
· Ở cuối mỗi bảng biểu, sơ đồ, hình,…trong mỗi chương phải có ghi chú,
giải thích, nêu rõ nguồn trích hoặc sao chụp,…
Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để
trang trí hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang, mỗi chương, mục,…
Chữ in màu đen; hình vẽ, đồ thị, logo của trường VKU…có thể in màu.
Các chú thích phải đánh số và viết ghi chú ở cuối mỗi trang.
Không lạm dụng từ viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…)
để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang, đưa vào
sau các trang danh mục các bảng, biểu, hình,…
Cách ghi Tài liệu tham khảo: chỉ liệt kê các tài liệu đã được người viết thực sự
tham khảo để thực hiện BCTN/LVTN và được ghi theo thứ tự ABC với chuẩn là
tên tác giả. Cụ thể như sau:
Nếu là sách:

[1] Họ tên tác giả, tên sách (chữ nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất
bản.

Ví dụ: [1] PGS.TS. ABC, Giáo trình giao tiếp kinh doanh, Nhà xuất bản Lao
Động – Xã Hội, Tp.HCM, 2009.

Nếu là bài báo trong tạp chí hoặc tập san:

Họ tên tác giả, tên bài báo (trong ngoặc kép), tên tạp chí (in nghiêng), số tạp chí,
kỳ và năm xuất bản.

Ví dụ: PGS. TS. Phạm Xuân Lan, “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách
hàng đối với sản phẩm nước chấm tại Tp.HCM”, Tạp chí ĐH Công Nghiệp
Tp.HCM, số 2 kỳ tháng 03-2011.

Nếu là tài liệu từ internet:

Họ tên tác giả, tên tài liệu (trong ngoặc kép), tên cơ quan (nếu có), ngày tháng
năm phát sinh dữ liệu, <đường dẫn tài liệu>

Ví dụ: Trần Sĩ Chương, “Lợi thế cạnh tranh chỉ có nhờ môi trường kinh doanh
tốt”, ngày 09/08/2007, http://www.saga.vn/Nghiencuutinhhuong/3440.saga
Các phụ lục: là các nội dung được ghi hoặc đính kèm theo các nội dung có liên
quan đến BCTN/LVTN nhưng không tiện để ở trong thân bài do quá dài; nếu có
nhiều hơn 2 phụ lục thì các phụ lục phải được phân biệt hoặc bằng số (Phụ lục 1,
Phụ lục 2, …) hoặc bằng chữ cái (Phụ lục A, Phụ lục B, …) và có tên. Ví dụ:
PHỤ LỤC 1: Abc
PHỤ LỤC 2:
GỢI Ý CÁCH LÀM ĐỀ CƯƠNG CÁC CHỦ ĐỀ

1. Đối với các chủ đề phần 1 theo hướng:

- Giới thiệu tổng quan về Khoa:


 Tên; Logo; Địa chỉ;
 Lĩnh vực hoạt động;
 Lịch sử hình thành;
 Sứ mệnh;
 Định hướng phát triển;
 Nguồn nhân lực

- Giới thiệu về ngành và chuyên ngành:


 Giới thiệu về ngành đang theo học tại VKU;
 Định hướng phát triển của ngành/chuyên ngành trong xã hội hiện nay
 Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này đối với các doanh nghiệp như thế nào
 Nội dung công việc của ngành/chuyên ngành ra sao?
 Sinh viên Khoa sẽ được học những nội dung gì đối với ngành/chuyên ngành này
 Định hướng công việc của sinh viên khi học ngành/chuyên ngành này? (Ví dụ Lý
do lựa chọn/ Mục tiêu học tập và làm việc?...)
- Xu hướng phát triển của lĩnh vực KTS/Digital marketing
 Giới thiệu về lĩnh vực nghiên cứu (Khái niệm)
 Vai trò của lĩnh vực KTS/DM đối với xã hội, kinh tế và các tổ chức, doanh nghiệp
 Tình hình hoạt động của lĩnh vực kinh tế sô/Digital marketing hiện nay (lịch sử
hình thành, chủ trương, xu hướng, nhu cầu của chính phủ/doanh nghiệp/xã hội…)
 Những thuận lợi và khó khăn
 Hướng giải pháp (lấy dữ liệu từ các chủ trương/hành động của chính phủ được
viết trên các trang tin chính thống.)
- Kỹ năng mềm (ở phần này, các bạn thoải mái đưa ra hướng tìm hiểu của mình để
lập nên các mục lục phù hợp. Tuy nhiên, vẫn cần những nội dung cơ bản nhất, bao
gồm: Khái niệm; Vai trò; Phân loại; Kỹ thuật; Phương pháp; Bí quyết hoặc
Những điều nên và không nên)

You might also like