You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY VÀ VIẾT BÀI TẬP LỚN

MÔN HỌC/MÔ ĐUN: MARKETING TRỰC TUYẾN


ĐỐI TƯỢNG: CAO ĐẲNG
(Dành riêng cho các môn học thuộc khoa Kinh tế & quản lý)
Phần 1: Quy cách trình bày bài tập lớn
1.1. Các quy định về soạn thảo văn bản
1.1.1. Đối với hình thức đánh máy
- Trình bày bài tập lớn trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng.
- Font chữ: TimesNewRoman.
- Cỡ chữ (Font size): 13.
- Kiểu chữ: Regular.
- Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ, dãn
dòng (line spacing) đặt chế độ 1.5 lines.
- Định dạng lề (margins):
+ Lề trên, lề dưới: 2.0 cm.
+ Lề trái: 3.0 cm.
+ Lề phải: 1.5 cm.
- Đánh số trang đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang giấy.
- Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang
- Độ dài của bài tập lớn không quá 10 trang (Không tính bìa, phụ lục, tài liệu tham khảo)
- Tiêu đề đầu trang, cuối trang
+ Đầu trang (Header): Góc trái: Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
+ Cuối trang (Footer):Góc trái: Mã sinh viên, Họ và tên, lớp, khóa.
Ví dụ: 192120123_Nguyễn Văn A_CQK19.4_CĐK19
1.1.2. Đối với hình thức viết tay
- Trình bày trên khổ giấy A4, có in sẵn chấm dòng hàng ngang dãn dòng sẵn chế độ 1.5 lines
(hoặc kẻ dòng kẻ mờ bằng bút chì 1cm) (Xem mẫu ở phụ lục)
- Định dạng lề
+ Lề trên, lề dưới: 2.0 cm.
+ Lề trái: 3.0 cm.
+ Lề phải: 1.5 cm.
- Đánh số trang đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang giấy (mẫu ở phần phụ lục)
- Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang.
- Độ dài của bài tập lớn không quá 15 trang (Không tính bìa, phụ lục)
- Tiêu đề đầu trang, cuối trang:
+ Đầu trang (Header): Góc trái: Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
+ Cuối trang (Footer):Góc trái: Mã sinh viên, Họ và tên, lớp, khóa
Ví dụ: 192120123_Nguyễn Văn A_CQK19.4_CĐK19
1.2. Thứ tự trình bày các mục trong bài tập lớn
Bài tập lớn được trình bày theo thứ tự như sau:
- Trang bìa: Trình bày theo mẫu ở phụ lục
- Mục lục: bao gồm các đề mục lớn và đề mục nhỏ của bài. Mục lục có thể gồm tối đa là bốn
cấp tiêu đề. Trong cùng một cấp tối thiểu phải có 2 tiêu đề con cùng cấp.
- Danh mục chữ viết tắt: Chỉ viết tắt những từ ngữ, cụm từ, những thuật ngữ sử dụng nhiều
lần trong bài.
- Phần 1: Tóm tắt đề bài bài tập lớn
+ Nêu sơ lược các ý chính (thể hiện mỗi ý một dòng)
+ Liệt kê các yêu cầu đề ra.
- Phần 2: Thực hiện giải bài tập theo yêu cầu
+ Đặt vấn đề cơ sở nội dung lý thuyết thuộc phần nào trong môn học để thực hiện: Nêu
lên được lý thuyết chính liên quan đến đề tài. Các nội dung trọng tâm cần ôn tập:
 Chương 1, mục 1.4_Các hình thức của marketing trực tuyến
 Chương 2, mục 2.2 Các bước lập kế hoạch chiến lược marketing trực tuyến
 Chương 3, mục 3.1_Chính sách về sản phẩm trong marketing trực tuyến
 Chương 3, mục 3.3_Chính sách phân phối trong marketing trực tuyến
 Chương 3, mục 3.4_Chính sách truyền thông trong marketing trực tuyến (Giáo
trình marketing trực tuyến – CĐKTCNHN)
+ Phân tích và đánh giá thực trạng: Tùy vào yêu cầu của đề bài, sinh viên phân tích và
đánh giá thực trạng của doanh nghiệp cho trước hoặc doanh nghiệp tự chọn theo đề tài của
bài tập lớn.
 Giới thiệu doanh nghiệp: quá trình hình thành và phát triển; Cơ cấu tổ chức và
bộ máy quản lý; Khái quát ngành nghề kinh doanh; Tình hình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp; nhận xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
 Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, bám sát đề tài của bài tập
lớn. Nhận xét, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp (ưu điểm, nhược điểm/cơ
hội, thách thức)
+ Đề xuất giải pháp: Nêu rõ định hướng phát triển của doanh nghiệp, đề xuất các giải
pháp để cải thiện, phát triển cho doanh nghiệp, chú ý bám sát vào đề tài của bài tập lớn.
- Tài liệu tham khảo: Sắp xếp riêng theo từng khối ngôn ngữ (Ví dụ Tiếng Việt, tiếng Anh,
tiếng Đức...) Cần phải giữ nguyên bản không được dịch, không được phiên âm các tài liệu
nước ngoài này. Thứ tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo theo từng ngôn ngữ theo
nguyên tắc A,B,C của tên tác giả (tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo họ, kể cả các
tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt). Thông tin tài liệu tham khảo trình bày
theo thứ tự sau: Số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu (bài báo), nguồn (tên tạp chí, tập, số,
năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản...
Ví dụ: 1. Nguyễn Văn A, Giáo trình Marketing trực tuyến, 2015, NXB Thế Giới
- Phụ lục: bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung của
bài như: mẫu biểu, tranh ảnh, số liệu điều tra. Phụ lục cần đánh số theo tên của phụ lục đính
kèm (phụ lục số 1, phụ lục số 2...)
Phần 2: Quy định về quá trình thực hiện
1. Nhận đề bài thông qua giáo viên giảng dạy
Thời gian được thông báo trên kế hoạch thi.
2. Làm bài thi
HSSV tự làm tại nơi cư trú theo thời gian quy định.
3. Nộp bài thi:
Hoàn thành bài thi và nộp bài theo đúng hạn theo quy định của Nhà trường, khoa, bộ
môn và giáo viên giảng dạy.
- Ghi chép lại địa chỉ Email nộp bài mà thầy cô cung cấp.
- Hoàn thành bài thi trên Word chuyển bài thi qua định dạng file PDF hoặc file Ảnh
đối với bài viết tay.
- Đặt tên file PDF hoặc file Ảnh bài tập lớn: Mã HSSV - Họ và tên (Ví dụ
202280015- Nguyễn Đức Hùng)
- Tiêu đề Email nộp bài ghi đúng, ghi rõ: Ngày thi/Môn thi/ Trình độ đào
tạo.Khóa/lớp/Mã HSSV/Họ và tên (Ví dụ 25-5-2021/Marketing trực
tuyến/CĐK20/9306060-CQK20.1/202280015/ Nguyễn Đức Hùng)
- Gửi về địa chỉ Email thầy cô đã cung cấp.
- Lưu giữ thông tin nộp bài (ngày giờ và địa chỉ nộp bài) để làm căn cứ xử lý nếu phát
sinh vướng mắc trong quá trình chấm thi.
- HSSV hoàn toàn chịu trách nhiệm với việc nộp bài không đúng: Bài thi có dấu hiệu
sự sao chép giống nhau; Email, thời gian, tiêu đề và tiêu thức Email không theo hướng dẫn
của môn thi đó và phải nhận điểm: 0 (không).
PHỤ LỤC

1. Mẫu giấy A4 in dòng kẻ sẵn cho hình thức viết tay


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………......................
2. Mẫu bìa TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BÀI TẬP LỚN /TIỂU LUẬN


MÔN:...............................................................
ĐỀ TÀI: “ ………………………………….” (đối với tiểu luận,và bài tập lớn không
phải là bài tập tính toán)

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên (học sinh) thực hiện:
Lớp:
Khóa:
Mã sinh viên:

Ngày......tháng.......năm 2021
HÀ NỘI – 20...

You might also like