You are on page 1of 8

TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

1. Thực trạng chính sách chi trả cổ tức của một công ty cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
2. Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại một công ty cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
3. Thực trạng quản trị tiền mặt tại một công ty cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
4. Thực trạng quản trị khoản phải thu tại một công ty cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
5. Thực trạng cấu trúc vốn tại một công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Các nhóm bắt thăm lựa chọn 1 trong 5 chủ đề trên.
Quy định làm bài nhóm 3 sv. Có bảng phân công nhiệm vụ rõ ràng của các thành
viên tham gia. Tỷ lệ đóng góp của các thành viên trong bài tiểu luận.
Thời gian nộp bài tiểu luận nhóm 3-1.2020. Hình thức nộp bài qua hệ thống trực
tuyến của trường qua khóa học. Đúng 24g ngày 3/1/2020 hệ thống tự đóng không
nhận bài qua mail hay zalo cá nhân.
Quy định về cấu trúc bài tiểu luận nhóm
PHẦN 1: QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY BÁO CÁO

1. Đánh số trang: Tiểu luận quy định số trang tối thiểu là 10 trang (tính từ phần
mục lục đến hết phần tài liệu tham khảm). Các nội dung trước phụ lục đánh số trang i, ii,
iii…. Riêng phần phụ lục (nếu có) thì đánh số trang là PL1, PL2,….
2. Khổ giấy: Khổ giấy A4 (21 x 29,7cm) in một mặt,
3. Canh lề: lề trái: 3,0 cm; Lề phải: 2,0 cm; Lề trên: 2,0 cm; Lề dưới: 2,0 cm,
4. Font chữ: sử dụng font Times New Roman, bộ mã Unicode, cỡ chữ 13, khoảng
cách dòng là 1,5 lines. Mỗi phần phải được bắt đầu một trang mới, chỉ sử dụng số Á Rập
(1,2,...) được viết hoa, in đậm. Số trang canh giữa ở cuối mỗi trang.
5. Mục: Các tiểu mục của báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số,
nhiều nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương. Tại mỗi nhóm tiểu mục
phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục
2.1.2 tiếp theo.
Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Á Rập sát lề
trái, chữ thường, in đậm.
Mục cấp 2: Được đánh theo mục cấp 1, số thứ tự Á Rập, cách lề trái 0,5cm, chữ
thường, in đậm.
Mục cấp 3: Được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Á Rập, cách lề trái 1 cm, chữ
thường, in đậm.
6. Đoạn: Có thể dùng dấu gạch ngang, hoa thị, số hoặc theo mẫu tự thường, cách
lề 1cm, chữ thường, in nghiêng.
7. Hình: Hình vẽ, hình chụp, đồ thị, bản đồ, sơ đồ... phải được đặt theo ngay sau
phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Tên gọi chung các loại trên là hình,
được đánh số Á Rập theo thứ tự. Nếu trong hình có nhiều phần nhỏ thì mỗi phần được
đánh ký hiệu a, b, c,... Số thứ tự của hình và tựa hình được đặt ở phía dưới hình. Mỗi hình
đều được bắt đầu bằng chữ "Hình" (sau đó là số chương, số thứ tự hình), được đặt giữa,
chữ thường, in đậm. Nếu hình được trích từ tài liệu thì tên tác giả và năm xuất bản được
viết trong ngoặc đơn và đặt theo sau tựa hình. Nếu hình được trình bày theo khổ giấy nằm
ngang, thì đầu hình phải quay vào chỗ đóng bìa. Thường thì hình được trình bày gọn
trong một trang riêng. Nếu hình nhỏ thì có thể trình bày chung với bài viết.
8. Bảng: Sinh viên phải có trách nhiệm về sự chính xác của những con số trong
bảng. Bảng phải được đặt tiếp theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần
đầu tiên. Nguyên tắc trình bày bảng số liệu theo nguyên tắc thống kê. Đánh số bảng: Mỗi
bảng đều được bắt đầu bằng chữ "Bảng" (sau đó là số chương, số thứ tự bảng), được đặt
giữa, chữ thường, in đậm. Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa
đựng nội dung, thời gian, không gian mà số liệu được biểu hiện trong bảng. Tựa bảng
được đặt ngay sau số bảng, chữ thường, in đậm. Số thứ tự của bảng và tựa bảng được đặt
ở phía trên bảng.
 Đơn vị tính:
- Đơn vị tính dùng chung cho toàn bộ số liệu trong bảng thống kê, trường
hợp này đơn vị tính được ghi góc trên, bên phải của bảng.
- Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong cột, trong trường hợp này đơn vị tính
sẽ được đặt dưới chỉ tiêu của cột.
- Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong hàng, trong trường hợp này đơn vị tính
sẽ được đặt sau chỉ tiêu theo mỗi hàng hoặc có thêm cột đơn vị tính.
 Cách ghi số liệu trong bảng: Số liệu trong từng hàng (cột) có cùng đơn vị
tính phải nhận cùng một số lẻ. Số liệu ở các hàng (cột) khác nhau đơn vị tính
không nhất thiết có cùng số lẻ với hàng (cột) tương ứng.
 Một số ký hiệu qui ước ghi trên bảng số liệu
- Gạch ngang “-”: không có dữ liệu;
- Dấu 3 chấm “...”: số liệu còn thiếu, sẽ bổ sung sau;
- Gạch chéo “x”: hiện tượng không có liên quan đến chỉ tiêu đó, nếu ghi số
liệu vào ô đó sẽ vô nghĩa hoặc thừa.
 Phần ghi chú ở cuối bảng: được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, dùng để
giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng:
- Nguồn tài liệu: nêu rõ thời gian, không gian.
- Các chỉ tiêu cần giải thích.
Thường thì bảng được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu bảng ngắn có thể
trình bày chung với bài viết. Không được cắt một bảng trình bày ở 2 trang. Trường hợp
bảng quá dài không trình bày đủ trong một trang thì có thể qua trang, trang kế tiếp không
cần viết lại tựa bảng nhưng phải có tựa của các cột.
Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào chỗ
đóng bìa.
9. Viết tắt: Nguyên tắc chung, trong bài báo cáo hạn chế tối đa viết tắt. Nhưng
trong một số trường hợp đặc biệt, cụm từ quá dài và được lập lại nhiều lần trong bài báo
cáo thì có thể viết tắt. Tất cả những chữ viết tắt, không phải là chữ thông dụng, thì phải
được viết nguyên ra lần đầu tiên và có chữ viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn. Chữ viết tắt
lấy các ký tự đầu tiên của các từ, bỏ giới từ, viết hoa. Nếu báo cáo thực tập tốt nghiệp có
nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC).
Không được viết tắt ở đầu câu.
10. Tài liệu tham khảo: Liệt kê theo thứ tự a, b, c...
 Nếu là sách theo trình tự sau: Tên tác giả (năm xuất bản), Tên sách, Nhà xuất
bản, Nơi xuất bản.
Ví dụ: Bùi Văn Dương (2009), Kinh tế vi mô, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 Nếu là bài báo theo trình tự sau: Tên tác giả (năm), Tên bài báo, Tên tạp chí, số,
trang.
Ví dụ: Tạ Quang Thảo (2011), Giáo dục kỹ năng mềm trong các trường Đại
học, Cao đẳng và dạy nghề, Tạp chí Lao động xã hội, số 407, tr 26-27.
 Nếu là tài liệu trên Internet: Tên tác giả, Tên tài liệu, Địa chỉ Website, đường
dẫn tới nội dung trích dẫn, thời gian trích dẫn (thời gian công bố).
Ví dụ: Ánh Hồng, Nếu tiền dồn dập ra thị trường, http://tuoitre.vn/Kinh-
te/Tai-chinh-Chung-khoan/507555/Neu-tien-don-dap-ra-thi-truong.html, trích dẫn
20/8/2012.
11. Trình tự sắp xếp các nội dung trong tiểu luận
1. Bìa chính (bìa cứng bản chính cuối cùng);
2. Bìa phụ;
3. Lời cam đoan;
4. Danh mục từ viết tắt (nếu có);
5. Mục lục;
6. Danh mục bảng;
7. Danh mục hình (hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ,…);
8. Nội dung chính của BCTTTN;
9. Tài liệu tham khảo;
10. Phụ lục (nếu có).
Bìa chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP


KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

<TÊN SINH VIÊN>


Mã số SV:

TIỂU LUẬN

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA MỘT CÔNG TY
CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Chuyên ngành:…..
Trình độ:….
Lớp:

Đồng Tháp, <năm>


Bìa phụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA MỘT CÔNG TY
CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Người thực hiện: ghi cụ thể tên SV – Lớp SV


GVHD:

Chuyên ngành:…..
Trình độ:….
Lớp:

Đồng Tháp, <năm>


LỜI CAM ĐOAN

…………………………..…………………………..…………………………..
…………………………..…………………………..
…………………………..…………………………..…………………………..
…………………………..…………………………..
…………………………..…………………………..…………………………..
…………………………..…………………………..
…………………………..…………………………..…………………………..
…………………………..…………………………..

Ngày …. tháng …. năm …


Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
MỤC LỤC
Trang
BÌA PHỤ.................................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................
MỤC LỤC.............................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................
Chương 1: Những vấn đề cơ quản về ….
Ví dụ: Chủ đề 1 sẽ đặt Chương 1: những vấn đề cơ bản về chính sách cổ tức của
công ty cổ phần.
Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức tại công ty …
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1. Giới thiệu về công ty
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.3. Ngành nghề và đại bàn kinh doanh, các sản phẩm chính của công ty
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
2.1.5. Những thành tựu mà công ty đạt được
2.2. Thực trạng chính sách cổ tức tại công ty …
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả….
Tài liệu tham khảo

You might also like