You are on page 1of 28

Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Chương 2

CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ

Cơ sở toán học của bản đồ là một trong những khái niệm quan trọng cùng với
các khái niệm khác như hệ thống ngôn ngữ bản đồ, thiết kế và biên tập bản đồ,
phương pháp thiết kế ký hiệu bản đồ, tất cả hợp thành để giải thích thế nào là bản đồ
học. Cơ sở toán học của bản đồ được ví như một bộ khung của một ngôi nhà, bộ
khung có vững chắc thì ngôi nhà mới bền vững.
Chương này sẽ đề cập tới những khái niệm cơ bản về cơ sở toán học của bản
đồ trong đó có tỉ lệ, cơ sở trắc địa và lưới chiếu. Tỉ lệ là mức độ thu nhỏ của bản đồ,
nó quyết định tính chi tiết, độ tin cậy và mức độ tổng quát hoá nội dung biểu thị bản
đồ. Cơ sở trắc địa cụ thể là những điểm đo đạc trắc địa, chúng đóng vai trò là các
điểm khống chế và hợp thành một lưới khống chế trắc địa nhằm đảm bảo một độ
chính xác đồng đều trên toàn bộ tờ bản đồ và hệ thống các bản đồ. Lưới chiếu bản
đồ là một mạng lưới các đường kinh tuyến và vĩ tuyến, mạng lưới này được xác định
sau khi đã định vị ellipsoid trái đất, tìm được ellipsoid quy chiếu và mặt chiếu cùng
phương trình chiếu của nó. Nhiệm vụ của phép chiếu bản đồ là lập thành lưới, dựa
trên đó để chuyển các điểm có toạ độ (ϕ, λ) trên trái đất theo đúng trật tự địa lý của
nó lên mặt chiếu. Nhiệm vụ của cơ sở trắc địa là xác định hình dạng và kích thước
trái đất, cụ thể là xác định được một ellipsoid phù hợp cho công tác thành lập bản
đồ.
Để bắt đầu, trước tiên người ta quan tâm tới các hệ toạ độ cơ bản trên cả mặt
cầu, phỏng cầu và hệ tọa độ trên mặt phẳng.

17
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

2.1. Các hệ toạ độ cơ bản

2.1.1. Hệ toạ độ trên ellipsoid trái đất


a. Hệ toạ độ địa lý
Hệ toạ độ địa lý dùng vĩ độ và kinh độ có thể được xây dựng từ thế kỷ 2
trước công nguyên do phát kiến của nhà địa lý thiên văn Hiparchus của Rhodes. Hệ
toạ độ địa lý là hệ tham chiếu vị trí cho trái đất.
Điểm P trên
mặt phỏng cầu trái đất

Vĩ tuyến đi qua điểm P trên


mặt phỏng cầu trái đất
Đường xích đạo trên mặt
phỏng cầu trái đất

Hình 2.1. Xác định toạ độ địa lý của một điểm trên bề mặt phỏng cầu
Khi trái đất được coi là thể phỏng cầu thì các giá trị vĩ độ được xác định rõ
hơn như trên hình 2.1 .

N
P r
b
ϕ a
W
N E

Hình 2.2. Xác định vĩ độ địa lý trên ellipsoid trái đất


Xác định toạ độ của điểm P trên mặt ellipsoid có phần phức tạp hơn trường
hợp coi trái đất là hình cầu. Để tiến hành, người ta dựng đường thẳng vuông góc với
tiếp tuyến tại P, đường này cắt WE và tạo với WE một góc ϕ. Đường thẳng nối P
với tâm của hình ellipsoid tạo với WE một góc ϕ'. Hai góc ϕ và ϕ' khác nhau trong
trường hợp trái đất không được coi là hình cầu. Giá trị về độ lệch giữa ϕ và ϕ' thay
đổi theo vĩ độ.

18
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Bảng 2.1 Độ dài của cung một độ kinh với toạ độ điểm giữa cung được xác định theo vĩ độ
trắc địa trên ellipsoid WGS 84 (Elements of Cartography, 1995)

Vĩ độ (°) Kilômét Dặm


0 110,57 68,71
10 110,61 68,73
20 110,70 68,79
30 110,85 68,88
40 111,04 68,99
50 111,23 69,12
60 111,41 69,23
70 111,56 69,32
80 111,56 69,38
90 111,69 69,40

b. Hệ toạ độ cực cầu nghiêng

Cung vòng tròn lớn đi


qua cực Q và điểm A

Kinh tuyến đi qua cực


cầu Q và điểm A

Hình 2.3. Hệ toạ độ cực cầu nghiêng - sự chuyển đổi cực của trái đất
Sự chuyển đổi từ hệ toạ độ địa lý sang hệ toạ độ cực cầu được thực hiện do
sự chuyển đổi từ cực địa lý P sang cực cầu Q. Trên hình vẽ, có kinh tuyến đi qua Q,
cung vòng tròn lớn qua A và Q và một kinh tuyến qua A. Các cung PQ, PA và AQ
được biểu thị thông qua trị đo góc. Hệ toạ độ cực cầu nghiêng sử dụng (a, z) là các
góc làm đơn vị đo thay cho (ϕ, λ). Hệ toạ độ địa lý là hệ toạ độ chuẩn mang tính
toàn cầu, còn hệ toạ độ cực cầu nghiêng là hệ toạ độ mang tính địa phương, cục bộ.
Bảng 2.2 Độ dài cung một độ vĩ được xác định theo vĩ độ trắc địa trên ellipsoid WGS 84
(Elements of Cartography, 1995)
VÜ tuyÕn t¹i Kil«mÐt DÆm
vÜ ®é (°)

19
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

0 111,32 69,17
10 109,64 68,13
20 104,65 65,03
30 96,49 59,95
40 85,39 53,06
50 71,70 44,55
60 55,80 34,67
70 38,19 23,73
80 19,39 12,05
90 0,00 0,00

Trong hệ toạ độ cực cầu nghiêng, cùng với sự chuyển đổi của cực địa lý P là
sự chuyển đổi của mạng lưới các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Mạng lưới kinh
tuyến và vĩ tuyến trong hệ toạ độ địa lý được chuyển sang mạng lưới của các vòng
thẳng đứng và các vòng đồng cao. Sự chuyển đổi được thực hiện theo công thức
lượng giác trong tam giác cầu, chủ yếu là công thức theo định luật hàm số sin.
2.1.2. Hệ thống lưới kinh tuyến và vĩ tuyến trên mặt phẳng chiếu
Như đã biết, các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bề mặt cầu trái đất là hệ
thống lưới. Khi biểu diễn trên mặt phẳng chiếu bản đồ, hệ thống lưới này thay đổi
theo các phép chiếu khác nhau và đây chính là đặc tính hình học của phép chiếu.
Đặc tính hình học này cũng được sử dụng làm cơ sở để giải quyết cho các vấn đề
liên quan tới khoảng cách, hướng và diện tích khi đo đạc, tính toán và xác định
phương hướng trên bản đồ.
2.2 Cơ sở trắc địa và tỉ lệ của bản đồ

2.2.1 Thế nào là đo đạc trắc địa và điểm trắc địa


Phép đo có nghĩa là thực hiện phép so sánh với những cái được chọn làm đơn
vị ví dụ như phép đo chiều dài được thực hiện khi so sánh với đơn vị đo chiều dài
được chọn là mét, phép đo độ góc được thực hiện khi đem góc đó so sánh với đơn vị
góc được chọn là 1 phần 360 của một hình tròn.
Phép đo đạc trắc địa là phép đo thực hiện trên bề mặt trái đất với các đại
lượng cần đo như góc, khoảng cách và độ cao. Khác với các phép đo thông thường
được thực hiện trên mặt phẳng, bề mặt để thực hiện đo đạc trắc địa là bề mặt trái đất
với đặc tính cong và thay đổi từ điểm này qua điểm khác, thêm nữa chúng đều mang
tính phương hướng vì thế một trong những nguyên lý quan trọng trong đo đạc trắc
địa là bảo đảm tính phương hướng của chúng.

20
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Điểm trắc địa hay còn gọi là các điểm khống chế trắc địa chính là các điểm
có được sau khi thực hiện đo đạc trắc địa.
2.2.2. Lưới khống chế mặt bằng và độ cao
Mỗi quốc gia được bao trùm bởi một mạng lưới các điểm được biết tới một
cách chính xác về toạ độ địa lý và độ cao. Mỗi một điểm được xác định trên bề mặt
trái đất sau đó được hiệu chỉnh độ cao để chúng nằm trên bề mặt ellipsoid trái đất.
Chúng được gọi là những điểm khống chế trắc địa. Mạng lưới các điểm khống chế
trắc địa hợp thành lưới khống chế trắc địa.
Lưới khống chế trắc địa được hình thành nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:
Xây dựng lưới khống chế trắc địa nhà nước nhằm nghiên cứu xác định hình dạng
và kích thước trái đất cùng với công việc định vị ellipsoid để tìm ra một ellipsoid
thích hợp nhất khớp lên phần lãnh thổ của quốc gia đó.
Xây dựng lưới khống chế trắc địa nhà nước để dùng làm cơ sở để đo vẽ và thành
lập một hệ thống bản đồ có độ chính xác đồng đều trên cả nước.
Xây dựng lưới khống chế trắc địa nhà nước để dùng làm chỗ dựa phát triển lưới
trắc địa khu vực cho công tác đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn, khảo sát thiết kế và thi công
các công trình như các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp, các khu quy
hoạch đô thị mới, sân bay, cầu, cảng v..v...Một trong những công việc quan
trọng nhất phải kể đến là việc dùng loại lưới khống chế được phát triển này trong
việc xác định ranh giới quốc gia.
Các nhà trắc địa đã thiết kế lưới khống chế trắc địa nhà nước theo hai phương
pháp tuỳ theo điều kiện thực địa và thiết bị đo. Phần kỹ thuật thiết kế không được
trình bày chi tiết ở đây.
2.2.3. Tỉ lệ bản đồ
Tỉ lệ của bản đồ được định nghĩa là một tỉ số giữa một đơn vị chiều dài nằm
ngang ở trên bản đồ và khoảng cách nằm ngang tương ứng ngoài thực địa. Trong
bản đồ học cần phân biệt tỉ lệ chung (hay tỉ lệ nguyên lý) và tỉ lệ riêng.
Trên các bản đồ tỉ lệ lớn, khoảng cách và hướng trên bản đồ là gần đúng trên
thực tế. Các bản đồ tỉ lệ nhỏ biểu diễn một vùng lớn thì sự sai lệch được ấn định bởi
đặc tính sai số của lưới chiếu một cách cố ý. Những hình cụ thể theo tỉ lệ đã cho chỉ
đúng với các điểm, đường và vùng do tính chất của lưới chiếu quy định.
Tỉ lệ của bản đồ được thể hiện theo ba cách: theo tỉ lệ số ví dụ 1:25.000, diễn
đạt bằng lời ví dụ "4 cm ứng với 1 km" hay dùng tỉ lệ xích tức là biểu diễn đồ hoạ
khoảng cách trên thực tế tại tỉ lệ bản đồ.
Tỉ lệ của bản đồ xác định mức độ thu nhỏ giữa bề mặt bản đồ và phạm vi
tương ứng mà nó biểu thị nhưng tỉ lệ bản đồ không hoàn toàn áp dụng cho các ký
21
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

hiệu. Tại bất kỳ tỉ lệ nào thì các ký hiệu cũng phải có kích cỡ nhỏ và mang tính
tương phản để người đọc bản đồ có thể nhận thức và nhận dạng được.
Có một số những yêu cầu tối thiểu về tính dễ đọc mà không chú ý tới tỉ lệ của
bản đồ trong đó khẳng định các ký hiệu không thể làm nhỏ một cách đơn giản khi
thu nhỏ bằng tỉ lệ bản đồ. Nói cách khác mặc dầu tỉ lệ chung là hằng số thì sự xử lý
nội dung không chỉ là hàm liên quan tới kích cỡ của đối tượng mà còn đòi hỏi phải
đảm bảo tính dễ đọc và sự nhấn mạnh.
2.3 Sự biến dạng khi chuyển các đối tượng trên lưới chiếu - Hình chỉ thị
Tissot

2.3.1. Chiếu các đối tượng được quan tâm lên mặt chiếu
2.3.1.1 Khoảng cách trên mặt cầu và khái niệm vòng tròn lớn
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm là một đường thẳng. Trên bề mặt cong
của trái đất với không gian ba chiều thì điều này là không thể được. Khoảng cách
ngắn nhất trên mặt cầu là một cung. Cung này nằm trên giao tuyến được tạo bởi mặt
phẳng đi qua hai điểm và tâm cầu trái đất với bề mặt cầu và chia hình cầu trái đất
làm hai bán cầu. Đối với bề mặt cầu trái đất, giao tuyến có dạng tròn và được gọi là
vòng tròn lớn. Đường xích đạo hoàn toàn là một vòng tròn lớn. Tất cả các đường
kinh tuyến là một nửa của vòng tròn lớn và một cặp kinh tuyến lệch nhau 180° tạo
thành một vòng tròn lớn.
Độ daì cung của vòng tròn lớn D trên mặt cầu giữa hai điểm A và B bất kỳ
được tính bằng công thức lượng giác cầu:
cosD = (sina sinb)+(cosa cosb cosδλ)
trong đó a và b vĩ độ địa lý của điểm A và B tương ứng, và δλ là trị tuyệt đối của
hiệu hai kinh độ giữa A và B. Chú ý rằng nếu A và B nằm ở hai bên của đường xích
đạo thì tích (sina x sinb) sẽ mang dấu âm.
Ngoài khái niệm vòng tròn lớn còn có khái niệm vòng tròn nhỏ. Tất cả các
đường vĩ tuyến trừ đường xích đạo là vòng tròn nhỏ. Chu vi của chúng được tính từ
công thức sau:
C=R.2Π.cosθ
trong đó θ là góc đo vĩ độ tại điểm xác định trên vòng tròn nhỏ.
2.3.1.2. Phương hướng
Phương hướng trên bề mặt trái đất hoàn toàn khó xác định vì không có sự bắt
đầu và kết thúc. Theo kinh điển, hướng bắc - nam được định nghĩa dọc theo kinh
tuyến, hướng đông - tây được định nghĩa theo vĩ tuyến. Trong sự sắp xếp mạng của
hệ thống, hai hướng này luôn vuông góc với nhau trừ hai điểm cực trái đất. Những
22
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

hướng này được gọi là hướng địa lý hay là những hướng thực để phân biệt chúng
với hai hướng khác: hướng từ và hướng lưới ô.
2.3.2 Sự biến dạng khi chuyển các đối tượng lên lưới chiếu
2.3.2.1 Sự biến dạng khi chuyển các đối tượng lên lưới chiếu
Bất kỳ một lưới chiếu nào khi dùng để chuyển vẽ các đối tượng trên mặt cầu
đều mang lại sự biến dạng. Tất cả các mối quan hệ hình học trên mặt cầu như vĩ
tuyến song song, kinh tuyến hội tụ, sự vuông góc giữa kinh tuyến và vĩ tuyến không
hoàn toàn được sao chép lại trên lưới chiếu. Sự lựa chọn về yếu tố bị biến dạng cần
được cân nhắc giữa góc, diện tích, khoảng cách hay là hướng. Bây giờ chúng ta hãy
xem xét kỹ hơn những biến dạng quan trọng này.
2.3.2.2 Không có biến dạng góc
Khi chuyển đổi góc, khoanh vi gốc xuất hiện như nhau tại mỗi điểm trên bề
mặt cầu (trừ hai cực). Có nghĩa là tại mỗi điểm này những hướng chính luôn tạo với
nhau một góc 90°. Đây là tính chất có thể bảo toàn khi giữ lại chính xác những góc
được biểu thị. Lưới chiếu này được gọi là đồng góc hoặc trực giao.
2.3.2.3 Không có biến dạng về diện tích
Cũng có thể giữ lại những biểu diễn diện tích trên lưới chiếu có nghĩa là tất
cả các vùng được giữ lại với mối tương quan không đổi về diện tích. Lưới chiếu này
được gọi là đồng diện tích hoặc lưới chiếu tương đương. Để nhận được tính chất
này, lưới chiếu phải được xếp đặt sao cho tích của nhân tố theo hai hướng chính
bằng 1 tại mọi điểm (nghĩa là ab = 1) (ab được giải thích trên hình chỉ thị Tissot).
Khi nhân tố tỉ lệ biến đổi trên mọi hướng khác nhau tại từng điểm thì lưới chiếu
không phải là đồng góc.
Về mặt toán học mà nói, rõ ràng nếu đảm bảo cả hai yêu cầu đồng góc (a=b)
và đồng diện tích (ab=1) tại tất cả các điểm thì thật là mâu thuẫn; điều kiện a=b=1.0
chỉ gặp tại điểm chuẩn hoặc tại mọi điểm trên đường chuẩn. Kết quả là không có
lưới chiếu bản đồ nào có thể vừa đồng góc lại vừa tương đương. Vì vậy tất cả mọi
sự chuyển đổi đồng góc sẽ mang lại những vùng của trái đất với kích cỡ không bằng
nhau và tất cả mọi chuyển đổi tương đương sẽ phá vỡ đa số các góc trên trái đất.
2.3.2.4 Không có biến dạng về khoảng cách
Sự tái hiện khoảng cách một cách chính xác là sự việc bảo toàn tỉ lệ một cách
phù hợp có nghĩa là khoảng cách giữa hai điểm sẽ được thể hiện bằng chính nó trên
lưới chiếu. Tỉ lệ đảm bảo đồng nhất dọc theo đường kéo dài giữa hai điểm đó. Tỉ lệ
này chính là tỉ lệ nguyên lý.
Nhân tố tỉ lệ bằng 1 có thể được bảo toàn theo một hoặc hai vĩ tuyến nhưng
chỉ dọc theo các vĩ tuyến này và chúng được gọi là đường chuẩn hay vĩ tuyến chuẩn.
23
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Nhân tố tỉ lệ bằng 1 có thể được bảo toàn theo các hướng từ một vị trí trở lên nhưng
các vị trí khác thì không. Lưới chiếu tạo ra được gọi là đồng khoảng cách và những
vị trí này cũng được gọi là những điểm chuẩn.
2.3.2.5 Sự biến đổi hướng
Thật khó tái hiện toàn bộ khoảng cách với một tỉ lệ bản đồ phù hợp và thật
khó tái hiện toàn bộ các hướng một cách chính xác. Điều có thể làm được là sắp đặt
sao cho cung của vòng tròn lớn được biểu thị là đường thẳng. Nhưng không một
lưới chiếu nào có thể biểu thị toàn bộ vòng tròn lớn là đường thẳng với cùng một
tương quan về góc trên hệ thống lưới bản đồ. Khi cắt qua các đường kinh tuyến, góc
mà chúng tạo ra trên mặt cầu là không đổi. Nếu thử nghiệm với suy nghĩ hướng
được biểu thị chính xác trên lưới chiếu là vòng tròn lớn và hình ảnh của nó là đường
thẳng, tại điểm bắt đầu trên cả mặt cầu tham chiếu và lưới chiếu, đường này sẽ được
thiết lập từ kinh tuyến với cùng một góc phương vị (hoặc góc bất kỳ). Nếu những
điều trên đã có thì có thể thấy rõ vòng tròn lớn chứa các điểm có thể được thể hiện
bằng đường thẳng là hiếm. Góc tạo bởi vòng tròn lớn và kinh tuyến (góc phương vị)
sẽ không được biểu thị một cách chính xác.
2.3.3 Hình chỉ thị Tissot
Tissot sử dụng thiết bị đồ hoạ, hình chỉ thị để minh hoạ sự biến dạng góc và
diện tích xuất hiện tại những điểm là kết quả của sự chuyển đổi. Tại bất kỳ điểm nào
trên quả cầu, nếu nhân tố tỉ lệ thông qua định nghĩa là giống nhau theo mọi hướng
có nghĩa là nhân tố tỉ lệ bằng a, bằng b hay chính bằng 1.0.

B'

B B’
M'
M
B’
M M'
b
a A A'
O A A'
O

P'
P

Hình 2.4. Hình chỉ thị Tissot

24
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Tissot biểu diễn một điểm thông qua một vòng tròn vô cùng nhỏ với bán kính
bằng 1.0. Ông chứng minh rằng trong bất kỳ hệ chuyển đổi nào biên độ của a và b
sẽ khác nhau và khác 1.0 trừ những điểm chuẩn hoặc những điểm nằm trên một
đường chuẩn. Khi a khác b, vòng tròn chỉ thị chuyển sang dạng một hình ellipse với
a sẽ là bán trục lớn và b là bán trục nhỏ. Bằng cách phân tích sự thay đổi hình học
trên hình chỉ thị xuất hiện khi vòng tròn bị chuyển về dạng ellipse, sự biến dạng góc
và diện tích xuất hiện tại điểm bất kỳ có thể xác định được.
Ví dụ một hình chỉ thị biểu diễn trên hình 2.4
Trên hình, vòng tròn là hình ảnh biểu diễn một điểm trên mặt cầu. Nhân tố tỉ
lệ trên mọi hướng bằng 1.0 vì thế vòng tròn được xây dựng với bán kính r = OA = 1.
Trong sự chuyển đổi hướng OA và OB là những hướng chính hay là cặp của hai
hướng trực giao trên mặt cầu được giữ lại là hướng trực giao thông qua sự chuyển
đổi.
Vòng tròn chỉ thị được chuyển thành ellipse với bán trục lớn là OA' = a =
1.25 chỉ rõ rằng nhân tố tỉ lệ đã bị tăng lên theo hướng này, tương tự đối với bán
trục nhỏ là OB' = b = 0.80 chỉ rõ rằng nhân tố tỉ lệ đã bị giảm đi theo hướng của nó.
Sự chuyển đổi này sẽ được định nghĩa là đồng diện tích vì tích ab = (1.25)*(0.80) =
1.0 (chính bằng 1.0). Vì a khác b nên tính đồng góc sẽ không bảo toàn.
Người ta tiếp tục xem xét vòng tròn biểu thị điểm O trên mặt cầu tham chiếu
và hình dung vòng tròn này được chuyển sang hình tròn nét đứt phía ngoài. Bán trục
lớn OA' = a = 1,25 và bán trục nhỏ OB' = b = 1,25. Tích ab = (1,25)*(1,25) =
1,5625. Sự chuyển đổi này có thể là đồng diện tích nhưng có thể là đồng góc vì a
bằng b. Diện tích trên vùng lân cận của điểm O có lẽ được phóng to hơn trên lưới
chiếu với hệ số 1,5625.
Bây giờ hãy dùng hình chỉ thị Tissot để phân tích sự biến dạng về góc tại
điểm O. Đầu tiên hãy chú ý rằng tất cả mọi điểm trên chu vi của vòng tròn trên hình
2.4 được sao chép sang hình ellipse. Trên hình ellipse tạo ra bởi sự chuyển đổi đồng
diện tích, điểm A phải xê dịch sang vị trí A', B tới B', M tới M' và P tới P'. Theo
định nghĩa, không có sự phá vỡ về góc trong khi chuyển dịch A và B trên các hướng
chính vì góc BOA = B'OA' (góc được tạo bởi hai hướng chính). Khi được chiếu lên
ellipse, mọi điểm trên cung giữa B và A sẽ bị dịch đi một khoảng lớn hơn hoặc nhỏ
hơn trên hướng của chúng tính từ điểm O. Điểm ngẫu nhiên bị biến dạng lớn nhất
được nhận định là điểm M nằm trên chu vi của đường tròn và hình chiếu tương ứng
của nó là M' trên hình ellipse. Góc MOA trên hình cầu trở thành M'OA' trên lưới

25
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

chiếu. Nếu ký hiệu MOA = U và góc M'OA' = U' thì U' - U là sự sai lệch về góc lớn
nhất trong một cung phần tư, được ký hiệu là ω.
Tiếp theo nếu hình dung góc MOP có hai cạnh nằm trên hai cung phần tư và
chúng chiếm vị trí của sự sai lệch lớn nhất theo hai hướng. Góc này sẽ bị thay đổi
sang M'OP' và tự nó sẽ gây ra sự chệch hướng cực đại trên mỗi góc phần tư. Kết quả
là sự sai lệch về góc lớn nhất trở thành 2ω vì giá trị 2ω sẽ nằm từ 0 trên hướng
chính tới vị trí lớn nhất giữa chúng. Mức sai lệch dọc theo hướng chính sẽ được sử
dụng để tính toán giá trị cho ω.
Chú ý ví dụ cho trên hình 2.4 khi a = 1,25; b = 0,80 thì ω = 12°42'05'' và sự
sai lệch về góc lớn nhất 2ω = 25°24'10''. Sự thay đổi trong biểu diễn diện tích có lẽ
nảy sinh do hậu quả của sự chuyển đổi. Cũng trên hình 2.4 xem xét hình tròn nét đứt
phía ngoài là kết quả của sự chuyển đổi đồng góc. Có thể nhận ra sự thay đổi độ lớn
diện tích thông qua việc so sánh vòng tròn từ hình cầu tham chiếu với vòng tròn nét
đứt bên ngoài đó. Rõ ràng vòng tròn gốc đã được phóng to ra thành vòng tròn nét
đứt thông qua quá trình chuyển. Bán kính vòng tròn gốc bằng 1.0. Bán kính vòng
tròn nét đứt phía ngoài bằng 1.25. Sự thay đổi diện tích là (1,25)*(1,25)/1,0 =
1,5625.
Một cách tổng quát, diện tích của vòng tròn lớn là Πr2 ngược lại diện tích của
Π. Hơn nữa vì trục của ellipse dựa trên hình tròn gốc bán kính của nó
ellipse là abΠ
bằng đơn vị và vì Π là hằng số, tích ab được so sánh với đơn vị đưa ra diện tích đã
bị thay đổi. Tích ab thường được ký hiệu là S.
2.4 Khái niệm về phép chiếu bản đồ

2.4.1 Khái niệm chung về phép chiếu bản đồ


Phép chiếu bản đồ được hiểu là quá trình chuyển các điểm trên bề mặt
ellipsoid hoặc mặt cầu lên trên mặt phẳng. Phương trình chung của phép chiếu có
dạng:
x = f1(ϕ,λ)
y = f2(ϕ,λ)
Trong đó ϕ,λ là toạ độ địa lý của một điểm nào đó trên bề mặt trái đất
(được chọn hoặc là ellipsoid hoặc là bề mặt cầu)
x,y là toạ độ vuông góc của chính điểm đó (tương ứng) được
biểu thị trên mặt phẳng chiếu.
Sản phẩm của phép chiếu bản đồ là hệ thống mạng lưới thường là hệ thống
của các đường kinh tuyến và vĩ tuyến mà sau đây sẽ được gọi ngắn gọn là lưới. Lưới
chiếu bản đồ được xác định thông qua đường biểu diễn của các hàm số f1 và f2 với
26
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

điều kiện những hàm số này là đơn trị và liên tục. Đặc tính của lưới chiếu sẽ phụ
thuộc vào tính chất và đặc điểm của hàm f1 và f2. Hàm f1, f2 có thể có rất nhiều và
lưới chiếu nhận được sẽ trở nên đa dạng.
Nếu cho ϕ = constant thay vào phương trình tổng quát sẽ nhận được phương
trình kinh tuyến trên mặt phẳng chiếu F1(x,y,λ) = 0
Nếu cho λ = constant thay vào phương trình tổng qát sẽ nhận được phương
trình vĩ tuyến trên mặt phẳng chiếu F2(x,y,ϕ) = 0
Thể hiện tập hợp những đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên mặt phẳng chiếu
gọi được gọi là lưới chiếu bản đồ. Mạng lưới của các đường kinh tuyến và vĩ tuyến
có thể ở dạng đơn giản nhưng cũng có thể ở dạng phức tạp.
a- Mạng lươí này sẽ đơn giản nếu phép chiếu được ghi nhận bởi phương trình:
x = f1(ϕ)
y = f2(λ)
Trong trường hợp này đường kinh tuyến và vĩ tuyến có quan hệ vuông góc
với nhau.
b- Nếu x = f1(ϕ) và y = f2(ϕ,λ) thì vĩ tuyến được biểu thị bằng đường thẳng song
song với trục y vì hàm f1 chỉ phụ thuộc vào vĩ độ.
c- Nếu x = f1(ϕ,λ) và y = f2(ϕ) thì đường kinh tuyến được biểu thị bằng đường thẳng
song song với trục x vì hàm f2 chỉ phụ thuộc vào vĩ độ.
d- Nếu x = f1(ϕ,λ) và y = f2(ϕ,λ) có thể nhận được lưới chiếu với mạng lưới kinh vĩ
tuyến rất đa dạng phụ thuộc vào dạng của hàm f1 và f2
2.4.2 Cơ sở phân loại phép chiếu bản đồ
2.4.2.1 Phân loại phép chiếu bản đồ theo đặc tính sai số
Thông thường, các loại phép chiếu bản đồ được phân chia theo hai đặc tính
cơ bản là đặc tính sai số và đặc tính hình học. Trên thực tế khó tách biệt hai tiêu
chuẩn này vì tên gọi của một phép chiếu hình bản đồ bao giờ cũng bao gồm cả hai
đặc tính hình học và đặc tính sai số. Ví dụ như phép chiếu hình nón đứng đồng góc.
Sự phân loại này chỉ có ý nghĩa định hướng cho việc tìm kiếm xác định phép chiếu
bản đồ. Trong phần này sẽ giới thiệu phân loại phép chiếu bản đồ theo đặc tính sai
số.
Theo đặc tính sai số có thể chia phép chiếu bản đồ thành ba loại đó là phép
chiếu đồng góc, đồng diện tích và phép chiếu tự do.
Phép chiếu đồng góc
Trong phép chiếu đồng góc tỉ lệ chiều dài không phụ thuộc vào hướng và
biểu thị giống nhau ngay cả những phần vô cùng nhỏ, không có sự sai lệch về góc tỉ

27
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

lệ diện tích trong lưới chiếu là hằng số. Khi biểu thị theo lưới chiếu đồng góc, sự
thay đổi tỉ lệ chiều dài là nguyên nhân của sự sai lệch contour của vùng vì vậy dẫn
đến sự méo hình là rất lớn.
Phép chiếu đồng diện tích
Phép chiếu đồng diện tích sẽ giữ lại mối liên hệ diện tích trên lưới chiếu với
diện tích tương ứng trên ellipsoid hoặc bề mặt cầu. Mối liên hệ này không chỉ với
phần diện tích vô cùng nhỏ mà còn trên cả những vùng có hình dạng bất kỳ.
Trong phép chiếu này sự biến dạng về hình dáng của contour là kết quả của
sự sai lệch về góc.
Phép chiếu tự do
Nếu phép chiếu bản đồ không có một trong hai tính chất đồng góc hoặc đồng
diện tích thì chúng thuộc nhóm phép chiếu tự do. Trong phép chiếu này có cả sai
lệch về góc và diện tích.
Trường hợp riêng của phép chiếu tự do là phép chiếu đồng khoảng cách
trong đó giữ lại tỉ lệ chiều dài theo hướng chính.
2.4.2.2. Phân loại lưới chiếu bản đồ theo đặc tính hình học (dạng lưới kinh vĩ
tuyến)
Theo đặc tính hình học, phép chiếu bản đồ được phân loại như sau:
1. Phép chiếu hình trụ
2. Phép chiếu hình nón
3. Phép chiếu phương vị
4. Phép chiếu hình trụ giả
5. Phép chiếu hình nón giả
6. Phép chiếu nhiều hình nón
7. Phép chiếu phương vị giả
Dạng của lưới chiếu hình trụ chuẩn
Để tìm hiểu dạng của lưới chiếu hình trụ chuẩn trước hết hình dung mô hình
của trái đất có dạng hình cầu. Mặt chiếu là mặt trụ bao quanh phía ngoài của hình
cầu trái đất và tiếp xúc tại đường xích đạo. Hình trụ là một bề mặt phát triển được vì
nó có một bán kính hữu hạn. Bán kính này biểu diễn mặt cong hay chính là bán kính
của hình trụ. Còn bán kính thứ hai là vô hạn. Đó chính là lý do để có thể cắt chúng
theo một đường sinh sau khi thực hiện phép chiếu. Sau khi cắt, trải chúng lên mặt
phẳng thành tấm bản đồ. Hình vẽ sau đây minh họa quy trình để nhận được lưới
chiếu hình trụ chuẩn.

28
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Hình chiếu của vĩ


tuyến trên mặt trụ

Vĩ tuyến

Đường xích đạo được


biểu diễn là chính nó
trên mặt trụ

Hình chiếu của các


đường kinh tuyến trên
mặt trụ

Hình 2.5. Phép chiếu hình trụ và lưới chiếu


Hình dung có một mặt phẳng đi qua kinh tuyến và chứa trục quau trái đất,
mặt phẳng này sẽ cắt mặt trụ theo một đường thẳng, đường thẳng này chính là hình
chiếu của kinh tuyến sang mặt trụ. Tiến hành tương tự với các kinh tuyến còn lại sẽ
được hệ thống các đường kinh tuyến.
Nếu mặt phẳng đó không chứa trục quay trái đất mà vuông góc với trục
quaythì giao tuyến của nó vơí mặt cầu sẽ chính là đường vĩ tuyến, và giao tuyến của
nó với mặt trụ là hình chiếu của vĩ tuyến lên trên mặt trụ. Cũng tiến hành tương tự ta
sẽ có hệ thống các đường vĩ tuyến.
Như trên hình vẽ, các đường kinh tuyến là những đường thẳng song song với
nhau và các đường vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với các
đường kinh tuyến. Mạng lưới của chúng là song song và trực giao.
Công thức tính toán toạ độ vuông góc trong lưới chiếu:
x = f(ϕ)
y = β.λ
trong đó β là hằng số lưới chiếu
Theo đặc tính sai số thì lưới chiếu có thể là đồng góc, đồng diện tích hoặc tự
do. Trường hợp riêng theo đặc tính sai số có thể là đồng khoảng cách theo kinh
tuyến. Dạng hàm f tìm được từ điều kiện sai số để xác định hoành độ trên lưới chiếu
(x = f(ϕ)).

29
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Hình 2.6. Phép chiếu hình trụ đứng đồng góc (Mecator)
Ghi chú: Trong phép chiếu này, tỉ lệ chiều dài nhỏ nhất nằm ở vị trí trên
đường xích đạo vì vậy khoảng cách giữa các vĩ tuyến tăng lên khi vĩ độ tăng. Cực
địa lý trong lưới chiếu không thể biểu thị được, hình ảnh của chúng ở xa vô cực.
Dạng của lưới chiếu hình nón
Để tìm hiểu dạng của lưới chiếu hình nón chuẩn trước hết hình dung mô hình
của trái đất có dạng hình cầu. Mặt chiếu là mặt nón bao quanh phía ngoài của hình
cầu trái đất và tiếp xúc tại một trong những đường vĩ tuyến. Cũng như mặt trụ, mặt
nón là một bề mặt phát triển được. Nó có một bán kính biểu diễn mặt cong hữu hạn
chính là bán kính của hình nón. Bán kính này được xác định trên đường tròn tạo bởi
giao tuyến trên mặt phẳng vuông góc với trục của hình nón và hình nón, còn bán
kính thứ hai là vô hạn. Đó chính là lý do để có thể cắt chúng theo một đường sinh
sau khi chiếu và trải chúng thành mặt phẳng bản đồ. Hình vẽ sau đây minh họa quy
trình để nhận được lưới chiếu hình nón chuẩn.
Trong phép chiếu hình nón chuẩn, kinh tuyến là đường thẳng cắt nhau tại
một điểm, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm có tâm chính là giao điểm của các
đường kinh tuyến. Hai hệ toạ độ mặt phẳng đó là hệ toạ độ vuông góc phẳng và hệ
toạ độ cực được sử dụng trong tính toán phép chiếu.
Hệ toạ độ cực:
δ = α λ (góc cực)
ρ = f (ϕ) (bán kính cực)
Hệ toạ độ vuông góc:
x = q - ρ cosδ
y = ρ sinδ
q = ρ0
Dạng hàm f cho phép xác định bán kính của vĩ tuyến theo các điều kiện bổ
sung: đồng góc, đồng diện tích hay tự do (trường hợp riêng là đồng khoảng cách

30
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

theo kinh tuyến). Hệ số tỉ lệ α xác định trị số góc cực (0<α<1). Khi α = 1 lưới chiếu
hình nón trở thành lưới chiếu phương vị.

Các đường vĩ tuyến là


cung của các đường
tròn đồng tâm (C)
Các đường kinh tuyến là
đường thẳng cắt nhau tại
một điểm (C)

Vĩ tuyến tiếp xúc (vĩ tuyến


chuẩn)

Vĩ tuyến phía nam và


đường tiếp tuyến được
chọn làm trục toạ độ

Hình 2.7. Lưới chiếu hình nón

Dạng của lưới chiếu phương vị


Kinh tuyến là những đường thẳng cắt nhau tại một điểm theo các góc tương ứng
với kinh độ, còn vĩ tuyến là những đường tròn đồng tâm có tâm chính là điểm giao
nhau của các đường kinh tuyến.

Cực bắc của trái đất tiếp


xúc với mặt chiếu
Đường vĩ tuyến và
biểu diễn của nó
trên mặt chiếu

Kinh tuyến được chọn


làm gốc và biểu diễn của
nó trên mặt chiếu như
một trục toạ độ vuông
góc
Một kinh tuyến khác vuông góc với
kinh tuyến ban đầu được chọn làm Đường xích đạo
trục vuông góc thứ hai

Hình 2.8. Phép chiếu phương vị


δ = λ (góc cực)
ρ = f (ϕ) (bán kính cực)
31
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

x = ρ cosδ
y = ρ sinδ
Dạng hàm f cho phép xác định bán kính vĩ tuyến tương ứng theo các điều kiện
đồng góc, đồng diện tích hoặc là tự do (trường hợp riêng là đồng khoảng cách theo
kinh tuyến).

Các vòng tròn biểu


diễn đường vĩ Kinh tuyến là đường
tuyến thẳng cắt nhau tại một
điểm

Hình 2.9. Lưới chiếu phương vị

Dạng của phép chiếu hình trụ giả


Khác với phép chiếu hình trụ chuẩn, trong đó vĩ tuyến và kinh tuyến là hai hệ
thống đường thẳng song song và vuông góc với nhau, hệ thống đường vĩ tuyến trong
phép chiếu hình trụ giả là những đường thẳng song song chỉ vuông góc với một kinh
tuyến đóng vai trò là trục đối xứng cho các kinh tuyến còn lại (thường có dạng tròn
hoặc ellip). Công thức của lưới chiếu:
x = f (ϕ)
y = F (ϕ,λ)
Mạng lưới của lưới chiếu không trực giao vì vậy theo đặc tính sai số lưới
chiếu hình trụ giả chỉ có thể là đồng diện tích hoặc là tự do.

Kinh tuyến 90° đông và


tây là đường tròn, kinh
tuyến 180° đông và 180°
tây là hình ellipse. Các
đường vĩ tuyến là đường
thẳng song song và vuông
góc với kinh tuyến 0°.
Các kinh tuyến khác là
đường cong đối xứng qua
kinh tuyến 0°.
Hình 2.10. Lưới chiếu hình trụ giả
32
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Trong phép chiếu hình nón giả vĩ tuyến là những cung tròn, kinh tuyến là
những đường cong đối xứng qua kinh tuyến trục.
Theo đặc tính sai số lưới chiếu không trực giao, chúng chỉ có thể là đồng
diện tích hay tự do, tính chất trực giao giữ lại đối với một kinh tuyến chính là kinh
tuyến trục. Trong lưới chiếu này hai hệ toạ độ vuông góc phẳng được sử dụng đó là
hệ toạ độ vuông góc phẳng và hệ toạ độ cực.
Toạ độ cực
δ = F(ϕ,λ)
ρ = f(ϕ)
Toạ độ vuông góc phẳng
x = q - ρcosδ
y = ρsinδ
q = ρ0
Lưới chiếu nhiều hình nón
Trong lưới chiếu này, đường vĩ tuyến được biểu thị là những cung tròn lệch
tâm, tâm của chúng dịch chuyển trên kinh tuyến trục, kinh tuyến là những cung tròn
đối xứng qua kinh tuyến trục.
Phương trình chung của lưới chiếu này cơ bản giống phương trình của lưới
chiếu hình nón giả, chỉ khác nhau giá trị q.
δ = F(ϕ,λ)
ρ = f1(ϕ)
q = f2(ϕ)
x = q - ρ cosδ
y = ρsinδ

33
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Tâm của cung vĩ tuyến dịch Bán kính cung vĩ


chuyển trên trục X tuyến

Cung kinh tuyến

Cung vĩ tuyến

Hình 2.11. Phép chiếu nhiều hình nón

Lưới chiếu nhiều hình nón có thể khác nhau theo đặc tính sai số. lưới chiếu
nhiều hình nón đơn giản cải tiến được sử dụng để thành lập bản đồ thế giới.
Lưới chiếu phương vị giả
Dạng của đường vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, còn kinh tuyến là
những cung tròn đối xứng qua kinh tuyến trục. Phương trình chung của lưới chiếu
có dạng:
δ = F(ϕ,λ)
ρ = f(ϕ)
x = ρ cosδ
y = ρ sinδ

Hình 2.12. Lưới chiều hình nón giả


Hình 2.13. Lưới chiếu phương vị giả
2.5 Phép chiếu nghiêng và ngang

34
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Ngoài các phép chiếu chuẩn còn có các phép chiếu nghiêng và ngang. Giá trị
vĩ độ ϕ0 của điểm gốc Q trong hệ toạ độ cực cầu được dùng làm cơ sở để phân loại
phép chiếu nghiêng và ngang. Lưới chiếu chuẩn sẽ được xây dựng nếu vĩ độ của
điểm cực ϕ0 = 90°. Lưới chiếu ngang sẽ được thiết lập tại điểm cực có vĩ độ ϕ0 = 0°.
Lưới chiếu nghiêng là lưới chiếu có giá trị vĩ độ của điểm cực nằm trong khoảng từ
0°tới 90°. Trong phép chiếu chuẩn, mạng lưới của lưới chiếu bản đồ thường trùng
với đường cơ bản. Đó chính là mạng lưới của các đường kinh vĩ tuyến mà vị tri của
chúng được xác định bởi các giá trị vĩ độ và độ kinh.
Trong phép chiếu nghiêng và ngang, mạng lưới được dùng để xây dựng công
thức của phép chiếu thường không trùng với đường cơ bản mà chúng được thay thế
bằng hệ thống mạng lưới các vòng thẳng đứng vá các vòng đồng cao.
Trục của
hình trụ vuông góc với trục
quay của trái đất trong
trường hợp lưới chiếu
chuẩn, với lưới chiếu
nghiêng chúng tạo với nhau
một góc nhọn
Vị trí đường xích đạo
trong lưới chiếu chuẩn được
thay thế bằng vòng tròn lớn Hình 2.14. Phép chiều hình trụ nghiêng và ngang
trong lưới chiếu nghiêng

Vị trí của các vòng thẳng đứng trên ellipsoid hoặc bề mặt cầu được xác định
bởi góc phương vị a. Góc phương vị chính là góc tạo bởi hai mặt, mặt phẳng thẳng
đứng đầu tiên đi qua cực toạ độ và mặt phẳng thứ hai đi qua gốc toạ độ và chứa
điểm cần xác định.
Vòng đồng cao là những vòng tròn nhỏ vuông góc với vòng thẳng đứng và vị
trí của chúng trên bản đồ được xác định bởi khoảng cách thiên đỉnh Z. Khoảng cách
thiên đỉnh Z chính là vòng cung tính từ gốc toạ độ Q0 đến vòng đồng cao chứa điểm
cần xác định.
Mạng lưới của các vòng thẳng đứng và các vòng đồng cao được xem như sự
chuyển đổi mạng lưới của những đường kinh vĩ tuyến trong đó gốc toạ độ địa lý P
chuyển sang gốc toạ độ cực cầu nghiêng Q. Sự chuyển đổi từ toạ độ địa lý sang toạ
độ cực cầu nghiêng và ngang được thực hiện theo công thức lượng giác trong tam
giác cầu. Hệ toạ độ cực cầu nghiêng mang tính địa phương, khác với hệ toạ độ địa
lý mang tính toàn cầu.
35
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Để đỡ phức tạp, bề mặt trái đất được coi là bề mặt cầu với bán kính R sẽ
được dùng để xây dựng các phép chiếu nghiêng và ngang. Bán kính R được xác
định từ những điều kiện cho trước (ví dụ xác định bán kính của hình cầu thoả mãn
điều kiện đẳng tích với bề mặt ellipsoid trái đất hoặc bán kính được coi bằng bán
kính trung bình của bề mặt vùng biểu thị).
Đối với sự chuyển dịch sang hệ toạ độ cực cầu nghiêng và ngang cần thiết
phải biết toạ độ cực cầu Q(ϕ0,λ0).
2.6 Phép chiếu phối cảnh

Ngoài những phép chiếu được xây dựng trên cơ sở các tính toán ban đầu dựa
trên những điều kiện về sai số còn có những phép chiếu được xây dựng không cần
dựa trên cơ sở tính toán ban đầu (lưới chiếu phương vị và lưới chiếu hình trụ) mà
dựa trên cơ sở phép biến đổi hình học (thông qua việc sử dụng phép phối cảnh) có
tên là phép chiếu phổi cảnh.
Để nhận được lưới chiếu phối cảnh cần có đầy đủ các điều kiện cần thiết sau
đây:
-Mặt phẳng hình ảnh K
-Điểm nhìn G (đối với phép chiếu phương vị phối cảnh); điểm nhìn g (đối với phép
chiếu hình trụ phối cảnh)
-Coi trái đất là cầu với bán kính R.
Mặt phẳng hình ảnh K là mặt phẳng chiếu trên đó ghi lại những đối tượng
được chiếu xuống từ bề mặt đất.
Đoạn GO nối điểm nhìn G nối với tâm O trái đất kéo dài vuông góc với mặt
phẳng hình ảnh được gọi là tia chiếu chính. Vị trí của tâm chiếu G được xác định
tuỳ theo độ dài của đoạn (GO=d). Sự phân loại lưới chiếu phương vị phối cảnh có
thể dựa vào vị trí của điểm nhìn G:
d=∝ Lưới chiếu phối cảnh trực giao
R<d<∝ Lưới chiếu phối cảnh ngoài mặt cầu
d=R Lưới chiếu phối cảnh mặt cầu
d=0 Lưới chiếu phối cảnh tâm cầu
Theo đặc tính hình dạng, có hai dạng lưới chiếu phối cảnh là lưới chiếu
phương vị phối cảnh và lưới chiếu hình trụ phối cảnh.
2.6.1 Lưới chiếu hình trụ phối cảnh
Điểm nhìn trong lưới chiếu hình trụ phối cảnh nằm trong mặt phẳng xích đạo
và chạy trên đường tròn tâm O với bán kính d và được ký hiệu là g. gO không đóng

36
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

vai trò tia chiếu chính nhưng vẫn đảm bảo vuông góc với mặt phẳng chiếu taị điểm
cắt.

A' hình chiếu của A trên


mặt chiéu Điểm nhìn g nằm
ϕ và ϕK là vĩ độ của trong mặt phẳng xích
điểm A và AK tương đạo và chạy trên
ứng đường tròn tâm C bán
kính D
gC : tia chiếu chính

Hình 2.16. Phép chiếu hình trụ phối cảnh


2.6.2 Lưới chiếu phương vị phối cảnh
Lưới chiếu phương vị phối cảnh là một trường hợp riêng của lưới chiếu
phương vị, chúng thuộc nhóm lưới chiếu tự do trong đó trái đất được coi là mặt cầu
với bán kính R. Hình ảnh nhận được thông qua phép chiếu do việc chiếu các đối
tượng từ bề mặt trái đất lên mặt phẳng theo các quy luật phối cảnh.
Tia chiếu chính vuông góc với mặt phẳng chiếu sẽ cho phép xác định cực của
lưới chiếu Q(ϕ0,λ0). Tuỳ theo giá trị của vĩ độ ϕ0, lưới chiếu phương vị phối cảnh
được phân chia thành các loại sau:

ϕ0 = 90° Lưới chiếu phương vị phối cảnh đứng


0° < ϕ0 < 90° Lưới chiếu phương vị phối cảnh nghiêng
ϕ0 = 0° Lưới chiếu phương vị phối cảnh ngang
Sự khác nhau giưã lưới chiếu phương vị và lưới chiếu phương vị phối cảnh là
ở chỗ bán kính vector ρ được xác định bằng cách dựng hình học. Hình ảnh của một
điểm trên bề mặt cầu trái đất được chiếu xuống mặt phẳng hình ảnh bằng tia chiêú
xuất phát từ điểm nhìn G.
Trong trường hợp điểm nhìn nằm ở vô cực (tức là D = ∝) các đối tượng trên
bề mặt trái đất được chiếu xuống mặt phẳng hình ảnh bằng chùm tia chiếu song
song và vuông góc với mặt phẳng hình ảnh.
Thông thường, mặt phẳng hình ảnh tiếp xúc với hình cầu trái đất tại điểm A0
là điểm trung tâm của lãnh thổ biểu thị với toạ độ địa lý A (ϕ,λ)
2.7 Sự biến dạng trong các phép chiếu - Chọn phép chiếu
2.7.1 Biến dạng và sự phân bố biến dạng trong phép chiếu bản đồ
37
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

2.7.1.1 Biến dạng và đường đẳng sai


Sự biến dạng hình vẽ biểu hiện ở tính biến dạng của các trị số vốn là đặc tính
sẵn có của tất cả các phép chiếu. Cũng chính vì thế một trong những yếu tố dùng
làm tiêu chuẩn cho sự phân loại phép chiếu là đặc tính biến dạng của chúng (phép
chiếu giữ góc, phép chiếu giữ diện tích hay phép chiếu tự do mà trường hợp riêng là
phép chiếu giữ khoảng cách theo kinh tuyến).
Nói chung ở bất kỳ phép chiếu nào cũng có những điểm và đường riêng biệt
(hoặc có thể là một hệ thống đường hay điểm) mà trên đó tỷ lệ chính được bảo toàn.
Trong phép chiếu phương vị điểm đó là điểm tiếp xúc của mặt phẳng và hình cầu
trái đất. Trong phép chiếu hình nón chuẩn là đường tiếp xúc với mặt nón (trường
hợp hình nón tiếp xúc với hình cầu trái đất) hoặc là đường vĩ tuyến cát tuyến
(trường hợp mặt nón không tiếp xúc mà cắt hình cầu trái đất theo hai cát tuyến)
Những điểm và đường như vậy được gọi là những điểm và đường không có
biến dạng. Các trị số biến dạng sẽ thay đổi tăng hoặc giảm khi càng cách xa các
điểm và đường không có biến dạng đó.
Các trị số biến dạng dùng để đánh giá đặc điểm biến dạng của từng phép
chiếu là các trị số biến dạng về góc và về diện tích. Các trị số này luôn được quan
tâm và tính toán trong khi tính toán công thức cho phép chiếu.
Các đại lượng biến dạng về góc, chiều dài và diện tích được tính toán cho
hàng loạt các điểm trên lưới chiếu và dựa vaò đó để vạch ra các đường đẳng sai hay
còn gọi là đường đẳng biến hình.
2.7.1.2 Định nghĩa đường đẳng sai
Đường đẳng sai là đường nối các điểm có cùng trị số biến dạng về góc,
chiều dài hoặc diện tích.
Tập hợp các đường đẳng sai tạo ra một bức tranh rõ ràng về sự phân bố các
biến dạng khi xây dựng lưới chiếu để thành lập bản đồ.
2.7.2 Chọn phép chiếu nhờ các đường đẳng sai
Giới hạn các vùng lãnh thổ được xác định bằng các đường đẳng sai có thể
giúp ích để lựa chọn phép chiếu. Ví dụ trong trường hợp lãnh thổ thành lập bản đồ
nằm trong giới hạn của các đường đẳng sai có các giá trị biến dạng nhỏ thì có thể
lựa chọn lưới chiếu đó cho lãnh thổ thành lập bản đồ nhưng nêú nó nằm trong giới
hạn của các đường đẳng sai có giá trị biến dạng lớn thì tốt nhất nên cân nhắc xem có
nên chọn lưới chiếu đó không.
Phép chiếu hình trụ chuẩn thích hợp cho việc biểu thị đới xích đạo hoặc cho
những vùng lãnh thổ kéo dài dọc theo xích đạo vì trong phép chiếu hình trụ chuẩn,
các đường đẳng sai phân bố song song với xích đạo hoặc vĩ tuyến cát tuyến.
38
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Phép chiếu phương vị chuẩn thích hợp cho việc biểu thị lãnh thổ nằm ở vùng
cực (châu Bắc cực và châu Nam cực) vì trong các phép chiếu phương vị chuẩn, các
đường đẳng sai cũng là những đường tròn đồng tâm với các vòng tròn vĩ tuyến.
Phép chiếu hình nón chuẩn thích hợp cho việc biểu thị những lãnh thổ nằm ở
vị trí vĩ độ trung bình và kéo dài từ đông sang tây vì trong các phép chiếu hình nón
chuẩn, các đường đẳng sai là những cung tròn đồng tâm với vĩ tuyến tiếp tuyến hoặc
vĩ tuyến cát tuyến.
Phép chiếu hình trụ nghiêng/ngang thích hợp cho những lãnh thổ kéo dài
theo vòng tròn lớn/dọc theo kinh tuyến từ bắc xuống nam vì trong các phép chiếu
này đường đẳng sai song song với vòng thẳng đứng/kinh tuyến tiếp xúc.
Trong các phép chiếu phương vị bất kỳ nào đó các đường đẳng sai luôn là
những cung tròn đồng tâm và có tâm chính là điểm tiếp xúc với mặt phẳng, vì vậy
sử dụng phép chiếu này thích hợp cho việc biểu thị lãnh thổ có dạng tròn mà tiếp
điểm được chọn ở vùng trung tâm của lãnh thổ biểu thị.
Trên một số phép chiếu khác các đường đẳng sai có thể là những hệ thống
đường cong phức tạp.
2.7.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phép chiếu bản đồ
Lựa chọn phép chiếu là một yêu cầu hết sức quan trọng không những chỉ cho
quá trình thành lập bản đồ và còn cho cả quá trình sử dụng bản đồ. Khi lựa chọn
phép chiếu những vấn đề sau đây cần được quan tâm chú ý:
-Yêu cầu của việc thành lập bản đồ
-Mục đích sử dụng bản đồ
-Tỉ lệ bản đồ
-Vị trí địa lý của lãnh thổ biểu thị
-Hình dáng của lãnh thổ biểu thị
Lưới chiếu tốt nhất trên quan điểm các chỉ số biến dạng là phải thoả mãn hai
điều kiện:
-Các chỉ số biến dạng (về góc, về diện tích, về khoảng cách) là những giá trị có thể
chấp nhận được.
-Các chỉ số biến dạng phân bố khá đồng đều trên lưới chiếu thể hiện thông qua bức
tranh về sự phân bố của các đường đẳng biến hình.
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phép chiếu không được bàn tới
một cách đầy đủ mà ở đây chỉ giới thiệu hai vấn đề đó là lựa chọn phép chiếu theo
mục đích sử dụng bản đồ và những đặc điểm địa lý của lãnh thổ biểu thị.
2.7.3.1 Mục đích sử dụng
39
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Các quy định về sự thích hợp của các chỉ số biến dạng sẽ được đề xuất theo
mục đích sử dụng bản đồ. Những bản đồ được dùng để đo góc phương vị và góc
ngang thì nên chọn các phép chiếu không có biến dạng về góc. Các bản đồ được sử
dụng cho những mục đích so sánh về diện tích thì nên hướng tới việc chọn phép
chiếu không có biến dạng về diện tích. Khi kết quả của việc tính toán các công thức
của lưới chiếu cho thấy rằng trị số biến dạng về góc và về diện tích là quá lớn thì
nên chú ý tới việc lựa chọn phép chiếu thuộc nhóm lưới chiếu tự do.
2.7.3.2 Nhân tố địa lý
Vị trí địa lý của lãnh thổ
Vị trí địa lý của lãnh thổ đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
phép chiếu bản đồ. Đối với vị trí lãnh thổ vùng cực thì không được dùng phép chiếu
hình trụ đứng vì một điều cơ bản là tại vùng cực thì phép chiếu này cho giá trị biến
dạng là lớn nhất.
Các lãnh thổ nằm dọc theo vĩ tuyến tại vĩ độ trung bình sử dụng phép chiếu
hình nón đứng. Các lãnh thổ nằm dọc theo đường xích đạo sử dụng phép chiếu hình
trụ. Các lãnh thổ nằm ở vùng cực sử dụng phép chiếu phương vị đứng.
Hình dạng của lãnh thổ
Người ta lựa chọn phép chiếu phương vị cho lãnh thổ có dạng tròn, còn đối
với lãnh thổ có dạng kéo dài theo kinh tuyến thì lựa chọn phép chiếu ngang. Ngoài
ra, người ta còn có thể lựa chọn phép chiếu nghiêng cho lãnh thổ có dạng kéo dài
theo các vòng tròn nhỏ hay vòng tròn lớn.
2.7.3.3 Tỉ lệ của bản đồ cần thành lập
Để thành lập bản đồ tỉ lệ nhỏ cho lãnh thổ lớn thì người ta thường dùng phép
chiếu hình nón, nhiều hình nón, hình trụ, hình trụ giả. Còn với các bản đồ tỉ lệ trung
bình thì người ta thường dùng phép chiếu hình nón, phép chiếu phương vị, phép
chiếu nhiều hình nón. Dặc biệt bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000 theo thói quen thường được
thành lập trên lưới chiếu nhiều hình nón đơn giản cải tiến. Với các bản đồ tỉ lệ
1:500.000 và lớn hơn, người ta quy định sử dụng lưới chiếu Gauss-Kriuger và lưới
chiếu UTM.
2.8 Vài nét về các phép chiếu hình bản đồ
2.8.1 Sơ lược về sự xuất hiện phép chiếu hình bản đồ
Môn học riêng về phép chiếu hình bản đồ là Toán bản đồ. Về tổng quan mà
nói, các phép chiếu bản đồ đã được trình bày trên rất nhiều cuốn sách bắt đầu từ thời
kỳ của nhà thiên văn học người Hy Lạp Claudius Ptolemy (khoảng 150 sau công
nguyên), và các lưới chiếu đã được sử dụng từ ba thế kỷ trước đây. Hầu hết các lưới

40
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

chiếu được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ 16 sang thế kỷ 19, nhưng sự thay đổi quan
trọng được ghi nhận ở thế kỷ 20.
2.8.2 Transverse Mecator Projection (Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc
Mecator)
Hình trụ (nằm ngang)
Đồng góc
Kinh tuyến trung ương, mỗi kinh tuyến 90° từ kinh tuyến trung ương, và đường
xích đạo là đường thẳng.
Kinh tuyến và vĩ tuyến khác là những đường cong phức tạp.
Tỉ lệ giữ nguyên tại kinh tuyến trung ương hoặc dọc theo hai đường thẳng đẳng
khoảng cách cách và song song với kinh tuyến trung ương (những đường này chỉ
gần đúng là đường thẳng cho hình ellipsoid)
Tỉ lệ trở nên vô hạn trên hình cầu 90° từ kinh tuyến trung ương.
Được sử dụng rộng rãi cho các bản đồ bốn cạnh tại tỉ lệ 1:24.000 tới 1:250.000.
Được Lambert biểu diễn năm 1772.
Lưới chiếu Transverse Mecator cho dạng hình cầu được nhà toán học và nhà
bản đồ học Johann Heinrich Lambert (1728-1777) phát minh.
Lưới chiếu Transverse Mecator được sử dụng ít hơn cho những bản đồ đơn lẻ
thể hiện những vùng châu lục. Lambert chỉ gián tiếp bàn tới việc áp dụng dạng
ellipse cho lưới chiếu này, nhà toán học Gauss phân tích nó kỹ hơn vào năm 1822 và
Kruiger xuất bản nghiên cứu này vào năm 1912 và 1919 trong đó đưa ra những công
thức phù hợp cho việc tính toán tương ứng với ellipsoid. Nó đôi khi được gọi là lưới
chiếu đồng góc Gauss hoặc lưới chiếu Gauss-Kruiger ở châu Âu. Lưới chiếu
Transverse Mecator được áp dụng lần đầu tiên trên bản đồ nước Pháp và được gọi
tên như được sử dụng ở Hoa Kỳ.
Công thức cho toàn bộ ellipsoid đang được quan tâm một cách sâu sắc,
nhưng chúng chỉ thực tế đối với những dải 4° kinh và 10° tới 15°mở rộng sang hai
bên của kinh tuyến trung ương. Sai số sẽ lớn hơn so với bất kỳ lưới chiếu nào khi
phủ trùm trên vùng rộng.
Kinh tuyến và vĩ tuyến của lưới chiếu Transverse Mecator không là đường
thẳng như chúng thường được nhìn thấy trên lưới chiếu Mecator trừ đường xích
đạo, kinh tuyến trung ương và kinh tuyến 90° cách kinh tuyến trung ương. Những
kinh tuyến và vĩ tuyến khác là những đường cong phức tạp.

41
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

2.8.3 Lưới chiếu Universal Transverse Mecator


Lưới chiếu Universal Transverse Mecator (UTM) và lưới ô vuông được
Quân đội Mỹ chấp nhận năm 1947 cho sự thiết kế toạ độ vuông góc trên những bản
đồ quân sự tỉ lệ lớn của toàn bộ thế giới. Lưới chiếu Universal Transverse Mecator
là lưới chiếu ellipse Transverse Mecator mà đối với nó những yếu tố đặc biệt như
kinh tuyến trung ương được vận dụng. Phần diện tích trái đất nằm trong khoảng 84°
Bắc và 80° Nam được chia ra thành 60 múi mỗi múi cách nhau 6° kinh. Những múi
được đánh số từ 1 tới 60 tính từ kinh tuyến 180° về phía đông. Dùng các chữ ả Rập
đánh dấu từ Nam lên Bắc. Mỗi hình bốn cạnh được chia ra thành ô vuông với diện
tích 100 km2. Để biểu thị cho các vùng nằm từ 84° bắc và 80° nam về phía hai cực,
người ta sử dụng lưới chiếu phối cảnh cực cầu thay cho lưới chiếu Universal
Transverse Mecator (UTM).
2.8.4 Lưới chiếu không gian nghiêng Mecator
Lưới chiếu hình trụ thay đổi với bề mặt bản đồ được định nghĩa bởi quỹ đạo vệ
tinh.
Được thiết kế đặc biệt cho thành lập bản đồ liên tục của hình ảnh vệ tinh.
Bản đồ với lưới chiếu đồng góc, đặc biệt trong vùng của sự quét vệ tinh
Vệt mặt đất của vệ tinh, một đường cong trên quả cầu được chỉ rõ như là đường
cong trên bản đồ và liên tục tỉ lệ với quỹ đạo.
Tất cả kinh tuyến và vĩ tuyến là đường cong trừ kinh tuyến tại điểm tiếp xúc.
Được đề xuất chỉ cho những dải hẹp tương đối dọc theo vệt quét.
Được Colvocoresses, Snyder và Junkins xây dựng năm 1973-79
2.8.5 Lưới chiếu vệt quét vệ tinh
Tất cả các vệ quét cho quỹ đạo vệ tinh quanh trái đất với cùng một tham số dược
chỉ rõ như là các đường thẳng trên bản đồ.
Sẵn có dạng hình trụ và hình nón.
Lưới chiếu này không có tính chất đồng góc cũng như đồng diện tích
Tất cả các kinh tuyến là những đường thẳng giãn cách đều nhau, chúng song
song trên lưới chiếu hình trụ và hội tụ tới một điểm chung trên lưới chiếu hình
nón.
Tất cả mọi vĩ tuyến là đường thẳng và song song trên dạng hình trụ, là cung
vòng tròn đồng tâm trên hình nón. Vĩ tuyến với giãn xách không đều nhau.
Tính đồng góc xuất hiện trên hai vĩ tuyến được chọn. Tỉ lệ chính xác dọc theo
một trong hai vĩ tuyến đó trên dạng hình nón và dọc theo cả hai vĩ tuyến trên
dạng hình trụ.

42
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Được Snyder xây dựng năm 1977.

Hình 2.18. Lưới chiếu không gian nghiêng Mecator

43
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa
Chương 2 • Cơ sở toán học của bản đồ

Hình 2.19a (Trái): Lưới chiếu hình Hình 2.19b (Phải): Lưới chiếu hình
nón vệt quét vệ tinh (đồng góc tại vĩ độ nón vệt quét vệ tinh (vĩ tuyến chuẩn
45° và 80.9°bắc) Quỹ đạo Landsat 1, 2, 80.9°bắc) Landsat 1, 2, 3.
3.
Vệt quét như được mô tả trên hình
Đường chéo vệt quét (đường quét 15, bên. Tiếp cận gần nhất với lưới chiếu
60 và 105 v.v..) là đường thẳng không phương vị cho những quỹ đạo này.
bị bẻ gẫy tại giới hạn quét, nó giống Vòng tròn nội tiếp là giới hạn quét và
như vòng tròn tiếp xúc (vòng tròn nội vòng tròn tiếp xúc.
tiếp)

Hình 2.20. Lưới chiếu cắt

44
Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa

You might also like