You are on page 1of 8

BAI 1

TRÁI ĐẤT VÀ CÁCH BIỂU THỊ


MẶT ĐẤT
1.1. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC TRÁI ĐẤT
Mục đích cuối cùng của việc xác định hình dạng và kích thước trái đất là nhằm thể hiện chính xác
bề mặt trái đất lên bản đồ.
1. Hình dạng
Để mô tả hình dạng trái đất người ta đưa ra khái niệm về mặt Geoid.
Bề mặt trái đất có diện tích khoảng 510,2 triệu km 2, trong đó đại dương chiếm gần 71% còn lục địa
29%, nên có thể coi mặt nước biển toàn cầu là mặt tổng quát của trái đất.
Mặt nước biển toàn cầu, hay chính xác hơn, mặt nước biển trung bình yên tĩnh, kéo dài xuyên qua
các lục địa hải đảo làm thành một mặt cong khép kín được gọi là mặt nước gốc trái đất.
Mặt này được nhà vật lý người Đức Listinger (1808-1882) gọi là mặt Geoid. Nó có đặc tính là: tại
mọi điểm, phương dây dọi đều trùng với pháp tuyến hay nói cách khác, tại mọi điểm, phương dây dọi
đều vuông góc với mặt Geoid.
Mặt Geoid được lấy làm mặt quy chiếu của hệ thống độ cao của mỗi nước. Nước ta lấy mực nước
biển trung bình nhiều năm tại trạm nghiêm triều Hòn Dấu Đồ Sơn Hải Phòng làm điểm mốc số “0” của
Geoid Việt Nam.
Mặt Geoid không đi qua mặt nước biển trung bình yên tĩnh được gọi là mặt nước gốc giả định.
2. Kích thước
Để xác định kích thước trái đất, người ta đưa ra khái niệm về mặt Ellipsoid.
Vì vật chất phân bố không đều trong lòng trái đất, tốc độ quay và vị trí trục quay của trái đất luôn
thay đổi nên mặt Geoid có dạng rất phức tạp, không biểu diễn được bằng các phương trình toán học. Qua
nghiên cứu người ta thấy rằng mặt Geoid có dạng rất gần với mặt toán học Ellipsoid, là mặt bầu dục tròn
xoay hơi dẹt ở hai cực, có bán kính lớn a, bán kính nhỏ b (H.1.1). Ellipsoid này có khối lượng tương
đương với khối lượng Geoid, có trọng tâm trùng với trọng tâm của Geoid và có tổng bình phương các
khoảng cách  từ Ellipsoid tới Geoid là cực tiểu ( 2 = min.)
Khác với Geoid, phương của dây dọi tại mọi điểm không trùng với pháp tuyến của Ellipsoid mà
lệch một góc , gọi là độ lệch dây dọi, có trị số trung bình 34”.
Mặt Ellipsoid được lấy làm mặt qui chiếu tọa độ các điểm trên bề mặt trái đất.
Đặc trưng cho kích thước trái đất, ngoài bán kính lớn a và bán kính nhỏ b, người ta còn đưa khái
niệm về độ dẹt  tính theo công thức:
ab
= (1.1)
a
Các đại lượng a,b, được nhiều nhà khoa học trên thế giới xác định dựa vào các số liệu đo đạc trực
tiếp trên mặt đất và các số liệu đo từ vệ tinh (bảng 1.1)

Hình 1.1

Ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 sử dụng Ellipsoid Everest. Ở miền Bắc Việt
Nam trước 1975 và cả nước đến năm 1999 sử dụng Ellipsoid Krasovski trong hệ tọa độ nhà nước Hà
Nội-72. Từ năm 2001 Việt Nam chuyển qua dùng Ellipsoid WGS 84 (World Geodetic System 1984) để
lập hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
Bảng 1.1

Tác giả Quốc gia Năm Bán kính lớn a (m) Bán kính nhỏ b (m) Độ dẹt

Everest Anh 1830 6.377.276 6.356.075 1:300,8


Bessel Đức 1841 6.377.397 6.356.079 1:299,2
Clark Anh 1866 6.378.206 6.356.584 1:295,0
Clark Anh 1880 6.378.249 6.356.515 1:293,5
Gdanov Nga 1893 6.377.717 6.356.433 1:299,6
Hayford Mỹ 1909 6.378.388 6.356.912 1:297,0
Krasovski Nga 1940 6.378.245 6.356.863 1:298,3
Rongolovitch Nga 1960 1:298,2
WGS 72 Mỹ 1972 6.378.145 6.356.760 1:298,25
WGS 84 Mỹ 1984 6.378.137 6.356.752,3 1:298,257

3. Một số trường hợp đặc biệt


1- Khi Ellipsoid được định vị tốt thì chênh lệch khoảng cách lớn nhất giữa mặt Geoid với mặt
Ellipsoid không vượt quá 150 m, nên trong một số trường hợp có thể coi mặt Geoid trùng với mặt
Ellipsoid.
2- Vì trị số độ dẹt  của Ellipsoid trái đất rất nhỏ ( 1:300) nên trong trường hợp đo đạc khu vực
nhỏ, độ chính xác thấp, có thể coi mặt Geoid có dạng mặt cầu có bán kính R = 6371,11 km.
3- Vì bán kính R lớn, khi biểu diễn khu đất hẹp trong phạm vi
20 km  20 km = 400 km2 có thể coi mặt Geoid là mặt phẳng nằm ngang.
1.2. ĐỊNH VỊ CÁC ĐIỂM TRÊN MẶT ĐẤT
Để định vị các điểm trên mặt đất, ví dụ A,B,C,D (H.1.2) ta chiếu chúng xuống mặt Geoid
(Ellipsoid) theo phương dây dọi được các điểm a,b,c,d. Vị trí không gian của các điểm A,B,C,D được
xác định bằng hai yếu tố:
1. Tọa độ địa lý ,  hoặc tọa độ phẳng vuông
góc Gauss - Kruger X, Y của các điểm a,b,c,d trên mặt qui
chiếu là Ellipsoild.
2. Độ cao HA, HB, HC, HD của các điểm A, B, C, D so
với mặt Geoid.
Địa vật, địa hình trên mặt đất tự nhiên là tập hợp của
vô số điểm. Ta chiếu vô số điểm đó theo phương dây dọi
lên mặt Geoid ta được hình ảnh của các địa vật, địa hình trên
mặt này.
Để xác định vị trí không gian của các điểm A, B, C, D
trên mặt đất tự nhiên ta phải đo:
- Chiều dài các cạnh: AB, BC, CD, DA
- Các góc đứng: V1, V2, V3, V4
- Các góc bằng: 1, 2,  3, 4
- Xác định các độ cao: H A, HB, HC, HD.
Hình 1-2 Hình 1.2
1.3. HỆ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ
Hệ tọa độ địa lý lấy mặt Geoid có dạng mặt Ellipsoid làm mặt chiếu và lấy phương dây dọi làm
đường chiếu.
Đường tọa độ cơ bản của hệ tọa độ địa lý là kinh tuyến
và vĩ tuyến.
Kinh tuyến là giao tuyến của mặt phẳng đi qua trục
quay trái đất PP1 và mặt Ellipsoid.
Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài Thiên văn
Greenwich ở ngoại ô London.
Vĩ tuyến là giao tuyến của mặt phẳng vuông góc với
trục quay trái đất và mặt Ellipsoid. Hình 1.3
Vĩ tuyến gốc chính là đường xích đạo.
Vị trí điểm N bất kỳ trên mặt đất được xác định bằng tọa độ địa lý của hình chiếu n của nó trên mặt
Ellipsoid và độ cao H n.
Tọa độ địa lý của điểm n là độ kinh địa lý n và độ vĩ địa lý n.
Độ kinh địa lý n của điểm n là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và mặt phẳng
chứa kinh tuyến qua điểm n. Độ kinh địa lý đánh số từ kinh tuyến gốc 0 o sang Đông 180 o gọi là độ kinh
đông và từ kinh tuyến gốc 0o sang tây 180o gọi là độ kinh tây.
Độ vĩ địa lý n của điểm n là góc hợp bởi mặt phẳng xích đạo và đường dây dọi qua điểm n. Độ vĩ
địa lý đánh số từ xích đạo 0 o lên phía Bắc 90 o gọi là độ vĩ bắc, và từ xích đạo 0 o xuống phía Nam 90 o gọi
là độ vĩ nam.
Điểm n trên H.1.3 được tính theo độ kinh đông và độ vĩ bắc. Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa
lý từ 106o22’ đến 106o55’ độ kinh đông và từ 10 o38’ đến 11o10’ độ vĩ bắc.
Độ kinh và độ vĩ địa lý được xác định từ kết quả đo thiên văn

1.4. PHÉP CHIẾU GAUSS VÀ HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VUÔNG GÓC GAUSS- KRUGER
1. Phép chiếu Gauss
Để thể hiện một khu vực lớn trên bề mặt trái đất lên mặt phẳng người ta sử dụng phép chiếu Gauss.
Phép chiếu Gauss là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc.
Trong phép chiếu Gauss, trái đất được chia thành 60 múi chiếu 6 mang số thứ tự từ 1 đến 60 kể
từ tuyến gốc Greenwich sang đông, vòng qua tây bán cầu rồi trở về kinh tuyến gốc (H.1.4). Mỗi múi
chiếu được giới hạn bởi kinh tuyến tây và kinh tuyến đông. Kinh tuyến giữa của các múi chiếu được gọi
là kinh tuyến trục, chia múi chiếu làm hai phần đối xứng (H.1.6). Độ kinh địa lý của các kinh tuyến tây,
đông và giữa của múi chiếu 6 0 thứ n được tính theo các công thức sau:
T = 6o (n-1); D = 6o n; G = 6o n - 3o (1.2)
trong đó: n - là số thứ tự của múi chiếu
Hình 1.4 Hình 1.5
Hình 1.6
a- Phép chiếu hình trụ ngang
Để có múi chiếu 6 o trên mặt phẳng ta làm như sau: dựng một hình trụ ngang ngoại tiếp với
Ellipsoid trái đất theo kinh tuyến trục P0P 1 (H.1.5) của múi chiếu thứ nhất (có kinh tuyến tây là kinh
tuyến gốc). Chiếu múi này lên mặt trong ống trụ, sau đó tịnh tiến ống trụ về phía trái một đoạn tương
ứng với chiều dài một cung trên mặt đất theo xích đạo chắn góc ở tâm bằng 6 :
R.6 3, 14  6374, 11km  6
L  = = 666,84 km (1.3)
180 180
và xoay trái đất đi một góc 6 o chiếu múi thứ hai. Bằng cách tương tự ta lần lượt chiếu các múi còn lại rồi
cắt ống tru theo 2 đường sinh qua P và P1,rồi trải mặt trụ lên mặt phẳng (H.1.6). Mỗi mi chiếu xích đạo
trở thành trục ngang Y, kinh tuyến giữa của mỗi múi chiếu trở thành trục X của hệ tọa độ phẳng.
b- Tính đồng góc
Phép chiếu Gauss là phép chiếu mang tính đồng góc, nghĩa là các góc trên mặt Ellipsoid vẫn giữ
nguyên trên mặt chiếu, còn chiều dài có biến dạng nhưng rất ít. Hệ số biến dạng chiều dài ( tỉ số khoảng
cách giữa 2 điểm trên mặt chiếu và khoảng cách đó trên mặt ellipsoid ) trên kinh tuyến giữa bằng 1, hệ
số biến dạng chiều dài tại bất kỳ vị trí nào khác đều lớn hơn 1. Trung điểm khoảng cách càng xa kinh
tuyến thì hệ số biến dạng chiều dài càng lớn. Ở biên múi 6 o hệ số biến dạng chiều dài là 1,0014, nghĩa là
cạnh dài 1000 m trên Ellipsoid khi chiếu lên mặt phẳng Gauss sẽ là 1000 m + 1,4 m.
Như vậy , nếu cĩ khoảng cch trn mặt ellipssoid S e thì khoảng cch đó trên mặt chiếu Gauss S G được
tính thông qua số hiệu chỉnh s
SG=Se+s (1-4)*

2
Ym
Với S = S (1.4)
2R 2
y1  y2
trong đó: ym   500km - khoảng cách trung điểm của đoạn thẳng đến kinh tuyến trục
2
X1, Y1 và X2, Y2 - tọa độ điểm đầu và điểm cuối đoạn thẳng
R - bán kính trái đất bằng 6371,11 km

Để giảm sự biến dạng của chiều dài ta có thể áp dụng một trong hai cách sau đây:
1- Chia múi 6 thành các múi 3 hoặc 15 . Hệ số biến dạng chiều dài ở vùng biên múi 3 và 15
o o o

tại xích đạo là 1,00035 và 1,00009.


2- Sử dụng mi chiếu có kinh tuyến trục đi qua giữa khu đo (H.1.7).
Hình 1.7

2. Hệ thống tọa độ phẳng vuông góc Gauss-Kruger


Mỗi múi chiếu là một hệ tọa độ phẳng vuông góc. Để không có trị
số hoành độ âm, thuận lợi cho việc tính toán, người ta qui ước chuyển
trục X về bên trái 500 km (H.1.8). Tung độ có trị số dương kể từ gốc tọa
độ 0 về phía bắc và trị số âm từ gốc tọa độ về phía nam. Để chỉ rõ tọa độ
của một điểm trên mặt đất nằm múi tọa độ nào người ta quy ước ghi số
hiệu mi bên trái hoành độ điểm
Ví dụ: tọa độ của điểm M là X M = 2.209 km, YM = 18.646 km
có nghĩa là M nằm ở nửa bên phải múi tọa độ thứ 18, cách xích đạo về
phía bắc 2.209 km và cách kinh tuyến trục của múi thứ 18 một khoảng
bằng 646 – 500 = 146 km (H.1.8).
Nước ta nằm ở bắc bán cầu, trên múi tọa độ thứ 18, 19 nên có trị số
X luôn luôn dương và hai chữ số đầu của Y là 18 hoặc 19. Để tiện cho

Hình 1.8
việc sử dụng bản đồ địa hình, tại khu vực biên giáp nhau giữa hai múi
chiếu thường thể hiện cả hai lưới tọa độ với độ rộng bằng một mảnh bản
đồ ở mỗi bên.
Hệ tọa độ Gauss ở Việt Nam được thành lập năm 1972 được gọi là hệ tọa độ nhà nước Hà Nội-72.
Hệ này chọn Ellipsoid qui chiếu Krasovski. Gốc tọa độ đặt tại đài thiên văn Punkovo (Liên Xô cũ),
truyền tọa độ tới Việt Nam thông qua lưới tọa độ quốc gia Trung Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. .Nguyễn tấn Lộc.Trắc địa đại cương .nh xb Đại học Quốc gia tp. HCM 2002 (tr1-tr25)
2. Phạm văn Chuyên. Đo đạc ; Nh XB xy dựng; H nội 2001. (tr5-tr20) .
3. Nhiều tác giả, Thực hành trắc địa Bakanova, Nhà Xuất bản “Nedra”, Moskva, 1983.
4. Đào Duy Liêm (chủ biên), Trắc địa, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1992
5. Đào Xuận Lộc,Cơ sở lý thuyết xử lý số liệu đo đạc, Đại học quốc Gia TPHCM, 2007.
6. Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước Hà Nội, Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1:5000, 1:2000,
1:1000, 1:500, 1976.
7. Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước, Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000
(phần ngoài trời) - 1990.
.
8. G. F. Luxov, Kiểm tra và kiểm định máy kinh vĩ, máy thủy bình trong điều kiện ngoài trời, Nhà
xuất bản Công nhân Kỹ thuật Hà Nội, 1984.
9. Girshberg M. A, Trắc địa, Nhà Xuất bản “Nedra”, Moskva, 1967.
10. Korchark F. A, Trắc địa, Nhà Xuất bản “Nedra”, Moskva, 1969.

You might also like