You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT


----------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KÌ 1B NĂM HỌC 2021-2022


MÔN HỌC GDTC 1 (7010701)

Họ và tên : Vũ Minh Hiếu


Mã sinh viên : 2124012047
Lớp : 211-7010701-133

CÂU HỎI:

Câu 1: Trình bày giai đoạn xuất phát trong kĩ thuật chạy cự ly
ngắn. Người tập thường mắc những sai sót gì trong giai đoạn này?

Câu 2: Trình bày một số điều luật cơ bản môn nhảy xa phần
đường chạy đà, bục dậm nhảy và khu vực rơi xuống.

Câu 3: Tập luyện thể dục thể thao mang lại cho người tập những
lợi ích gì?

Hà nội 12 - 2021
LỜI NÓI ĐẦU

Lời đầu tiên cho em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Hương
Giang – Chủ nhiệm bộ môn GDTC Lớp em. Là người đã giúp em nắm
bắt được những khái niệm cơ bản thế nào là giáo dục thể chất, mục
đích của việc học môn này, hiểu được sức khỏe không đơn thuần là
khỏe mạnh về thể chất, mà còn khỏe mạnh về tinh thần. Em cảm thấy
mặc dù là đang học online chưa được đi học trực tiếp nhưng qua những
bài giảng của cô vẫn luôn luôn khiến em cảm thấy rất thú vị, bổ ích và
có ý nghĩa sâu sắc. Qua đó em cũng học được những phương pháp,
cách thức để chăm sóc sức khỏe cho người thân và chính bản thân em.
Bên cạnh đó là một một người rất yêu thích thể thao khi học bộ môn
này em còn học được thêm rất nhiều kiến thức mà tưởng chừng em đã
biết như những điều luật cơ bản, những kĩ thuật tối ưu và những sai sót
thường mắc phải của bộ môn nhảy xa và chạy ngắn.

Dưới đây là phần trả lời câu hỏi của em sau khi học GDTC. Dù
đã cố gắng nhưng do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài làm
của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ cô và mọi người để bài tiểu luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1:

Những khái niệm cơ bản

I. Chạy Ngắn

Chạy ngắn là gì?


Chạy ngắn là một trong những nội dung quan trọng của bộ môn điền
kinh và cũng được nhiều người lựa chọn để luyện tập, thi đấu. Đây là
hình thức chạy ngắn trong một khoảng thời gian giới hạn và là một
môn thể thao tốc độ cơ bản. Chạy cự ly ngắn được sử dụng trong rất
nhiều môn như một cách nhanh chóng để tiếp cận mục tiêu hay bắt kịp,
vượt qua các đối thủ khác.

Trong môn điền kinh, chạy cự li ngắn chính là một trong số các nội
dung chạy sớm nhất. Cụ thể là trong 13 kì thế vận hội đầu tiên chỉ duy
nhất một nội dung chạy nước rút là stadion – chạy từ đầu này đến đầu
kia của một sân vận động.
II. Nhảy xa

Nhảy xa là gì?

Đây là một trong những hạng mục quan trọng của bộ môn điền kinh,
các vận động viên của môn nhảy xa này bắt buộc phải có nền tảng sức
khỏe tốt, cơ bắp khỏe mạnh, độ bền bỉ lớn và có khả năng ứng biến
nhanh nhạy linh hoạt.

Một cú nhảy xa đươc gọi là thành công thì vận động viên phải chạy lấy
đà, dừng đúng vạch nhảy và thực hiện cú nhảy đúng kĩ thuật vào hố cát,
với khoảng cách càng xa càng tốt.
PHẦN 2:

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Trình bày giai đoạn xuất phát trong kĩ thuật chạy cự li ngắn.
Người tập thường mắc những sai sót gì trong giai đoạn này?

❖ Giai đoạn xuất phát trong kĩ thuật chạy cự li ngắn:

• Cách đóng bàn đạp (Gồm 3 cách cơ bản):


✓ Cách thông thường: Bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1-1,5 bàn chân.
Bàn đạp sau cách bàn đạp trước một cẳng chân (gần 2 bàn chân)
✓ Cách kéo dãn: Người tập lùi bàn đạp trước về sau để khoảng cách giữa
hai bàn đạp còn một bàn chân hoặc ít hơn. Khoảng cách từ bàn đạp
trước tới vạch xuất phát là gần 2 bàn chân (khoảng cách này được kéo
giãn)
✓ Cách làm gần: người tập di chuyển bàn đạp sau về trước,bàn đạp trước
giữ nguyên để khoảng cách giữa hai bàn đạp chỉ còn một bàn chân
hoặc ít hơn. Khoảng cách từ bàn đạp sau tới vạch xuất phát đã được
làm gần lại.

➢ Việc đặt bàn đạp cùng nhau đảm bảo sự lỗ lực đồng thời của cả hai
chân khi bắt đầu chạy, tạo gia tốc lớn hơn ở những bước chạy đầu tiên.
Góc nghiêng của mặt tựa bàn đạp trước là 45-50°. Mặt tựa bàn đạp sau
là 60-80°.

➢ Kĩ thuật xuất phát:

• Hiệu lệnh “vào chỗ”:


Người tập tiến về trước 2 bàn đạp, ngồi xuống chống hai tay
trước vạch xuất phát. Tiếp theo lần lượt tỳ bàn chân lên mặt tựa bàn
đạp trước rồi đến bàn đạp sau, gối chân sau tì lên mặt đường chạy, sau
đó thu hai tay về đặt xuống sát sau vạch xuất phát, giữa ngón cái và
ngón còn lại để sát nhau tạo thành hình vòm. Hai tay duỗi thẳng, tỳ trên
mặt đường chạy rộng bằng vai. Thân trên , đầu thẳng. Trọng lượng cơ
thể được phân đều giữa hai tay, chân chống trước và đầu gối chân sau.
• Hiệu lệnh “sẵng sàng”:
Người tập duỗi chân, gối chân sau tách khỏi mặt đường làm trọng tâm
chuyển lên trên và về phía trước, lúc này hình chiếu của trọng tâm trên
đất phải cách vạch xuât phát từ 15-20 cm. Trọng lượng cơ thể dồn lên
hai tay và chân chống trước, hai đế giày tỳ sát mặt tựa bàn đạp, hông
nâng cao hơn vai 10-20 cm. Hai cẳng chân gần như song song với
nhau. Góc độ tối ưu giữa đùi và cẳng chân trước khoảng 92-105°, chân
sau khoảng 115-138°, thân trên và đùi thân trước là 19-23°

• Hiệu lệnh “chạy” (hoặc tín hiệu xuất phát khác):


Người tập đạp mạnh hai chân sau vào mặt tựa bàn đạp nhằm tạo áp lực
lớn đẩy cơ thể lao nhanh về phía trước, tay đánh nhanh, thời gian đạp
chân rất ngắn.
❖ Những sai sót mà người tâp thường mắc trong giai đoạn chạy cự ly
ngắn:
✓ Chân đạp vào bàn đạp không hết khi rời bàn đạp
✓ Đóng bàn đạp không đúng cách
✓ Xuất phát trước khi nghe hiệu lệnh
✓ Xuất phát chậm hơn khi nghe hiệu lệnh
✓ Tư thế sẵng sàng bị gò bó
✓ Mông lên quá thấp
✓ Trọng lượng cơ thể dồn quá nhiều lên hai tay
✓ Mũi giầy không tỳ vào bàn đạp

Câu 2: Một số điều luật cơ bản môn nhảy xa phần đường chạy đà, bục
giậm nhảy và khu vực rơi xuống:
❖ Đường chạy đà:
➢ Độ dài tối thiểu của đường chạy đà phải là 40m, nếu điều kiện cho
phép là 45m. Đường chạy đà phải có độ rộng tối thiểu 1,22m và
tối đa là 1,25m, được đánh dấu bằng những vach trắng rộng 5 cm.

➢ Độ nghiêng sang bên được phép tối đa của đường chạy đà không
được vượt quá 1/100 và độ nghiêng toàn bộ theo hướng chạy đà
không được qua 1/1000.

➢ Vật đánh dấu: Một VDV có thể đặt một hoặc hai vật đánh dấu (do
ban tổ chức cung cấp hoặc cho phép) để giúp VDV trong chạy đà
và giậm nhảy. Tuy nhiên nếu không có các dấu như vậy, VDV có
thể sử dụng băng dính song không được vẽ phấn hoặc những chất
tương tự để tạo thành những dấu không xóa được.

❖ Bục giậm nhảy:

➢ Giậm nhảy được thực hiện trên ván giậm được chôn ngang mức
với đường chạy đà và bề mặt của khu vực rơi (hố cát). Cạnh của
ván giậm nhảy gần với khu vực rơi gọi là vạch giậm nhảy. Ngay
sau vạch giậm nhảy được đặt một ván phủ chất dẻo giúp trọng tài
phát hiện phạm quy. Nếu không thể lắp đặt ván phủ chất dẻo như
ở trên thì có thể áp dụng phương pháp sau: ngay sau vạch giậm
nhảy tạo một khuôn bằng đất xốp hoặc cát có chiều dài đúng bằng
độ dài của ván giậm nhảy và chiều rộng bằng 10 cm. Khuôn cát
hoặc đất xốp này có góc vát 45° dọc theo chiều dài của nó.

➢ Khoảng cách giữa ván giậm nhảy và mép xa của khu vực rơi (hố
cát) phải có đọ dài tối thiểu 10m.

➢ Ván giậm nhảy phải đặt cách mép gần khu vực rơi từ 1-3m
➢ Cấu trúc ván giậm nhảy là một khối hình hộp chữ nhật bằng gỗ
hoặc vật liệu cứng phù hợp khác có chiều dài từ 1,21m tới 1,22m,
chiều rộng 20cm và chiều cao 10cm. Mặt trên ván giậm nhảy sơn
màu trắng.

➢ Ván phủ chất dẻo để xác định phạm quy. Ván này gồm một thanh
cứng rộng 10cm và dài từ 1,21m tới 1,22m bằng gỗ hoặc bất cứ
vật liệu nào phù hợp. Ván này sẽ được gắn vào khoảng trống hoặc
giá trong đường chạy đà ở cạnh ván giậm nhảy gần phía khu vực
rơi. Mặt trên ván cao hơn ván giậm nhảy 7mm hai mặt bên có mặt
ván với góc 30° và mặt vát hướng về phía đường chạy được phủ
một lớp chất dẻo có độ dày 1mm. Nếu mặt ván được tách riêng thì
khi ghép vào phải có góc nghiêng 30°. Khi được ghép vào phải đủ
chắc để chấp nhận toàn bộ lực lượng của chân VDV.

➢ Bề mặt của ván phía dưới lớp chất dẻo phải là vật liệu để mũi đinh
giày vận động viên bám chắc chứ không bị trượt.
❖ Khu vực rơi xuống:

➢ Khu vực rơi xuống (hố cát) phải có chiều rộng tối thiếu 2,75m và
tối đa là 3m. Nếu điều kiện cho phép khu vực rơi nên được bố chí
cân đối giữa đường chạy đà kể cả lúc nó được mở rộng.

➢ Khu vực rơi xuống phải đầy ắp cát ẩm và xốp. Mặt trên của khu
vực rơi phải bằng với mức ván giậm nhảy.

Câu 3: Tập luyện thể dục thể thao mang cho người tập những lợi ích:

➢ Tốt cho não bộ, cải thiện trí nhớ, mang lại sự tập trung

➢ Giúp kiểm soát cân nặng

➢ Tốt cho hệ xương khớp và cơ bắp

➢ Tăng cường năng lượng cho cơ thể

➢ Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

➢ Tốt cho da, khiến da luôn sáng mịn

➢ Cải thiện chức năng sinh lý

➢ Mang lại hiệu quả giảm đau tự nhiên


➢ Giảm âu lo căng thẳng, khiến tinh thần lạc quan

➢ Tốt cho hệ tim mạch

➢ Tăng sự dẻo dai, linh hoạt vận động

➢ Giấc ngủ ngon

➢ Tăng tuổi thọ

➢ Tăng chiều cao của bé ở độ tuổi phát triển

You might also like