You are on page 1of 4

HỘI ĐỒNG HƯƠNG THỦY KHÊ, XUYÊN MỘC-BÀ RỊA VŨNG TÀU

BAN KHUYẾN HỌC

P a gquý
Kính gửi: Toàn thể e | Hội
1 viên Hội đồng hương Thủy Khê,
BẢN TIN KHUYẾN HỌC
Xuyên Mộc –Bà Rịa Vũng Tàu.
THÁNG 10 & 11 1-TIN HOẠT ĐỘNG:
2023
Tháng 10:
- Từ ngày 16/10 đến 26/10 năm 2023, ban Khuyến Học đã thực hiện việc
bình bầu ban Thường Trực phụ trách công tác khuyến học theo quy chế
hoạt động.

- Ngày 27/10, Hội trưởng HĐH làng Thủy Khê- Ông Mai Hữu Tạo ký
TRONG SỐ NÀY
quyết định thay đổi nhân sự phụ trách hoạt động khuyến học theo kết quả
1-Tin
bình bầu của hoạt động Học ngày 26/10/2023.
ban Khuyến

2-Dòng
Tháng 11: chảy xa bờ
TRONG SỐ NÀY - Ngày 15/11/2023, Trưởng ban Khuyến Học- Ông Thái Phương Nam ký
quyết định thành lập các Tổ để hổ trợ công tác khuyến học trong giai
1-Tin hoạt động. đoạn mới.

2-Người cao tuổi - Ngày 18/11/2023, Hội Trưởng Làng- Ông Mai Hữu Tạo ký quyết định
bổ sung, sửa đổi quy chế khuyến học.
nên đi bộ hay đạp
Các thông tin trên được công bố trên cổng thông tin ZaLo của Hội đồng
xe?. hương Thủy Khê, Xuyên Mộc –Bà Rịa Vũng Tàu.

Đạp xe và đi bộ là những môn thể dục quen thuộc với người cao tuổi. Vậy người cao
tuổi nên đạp xe hay đi bộ? Làm sao để việc đi bộ, đạp xe hiệu quả?

Người già, người cao tuổi là những người có tuổi từ 60 tuổi trở lên. Việc vận động phù hợp
với người cao tuổi vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe mà còn có thể
kéo dài tuổi thọ.

Bản tin lần này xin được chia sẽ đến quý Hội viên cách lựa chọn phương pháp tập thể dục phù
hợp với cơ thể và sở thích của từng người.
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ mang lại cho các bậc cao niên cách nâng cao và
duy trì sức khỏe.

Để kết thúc, ban Khuyến Học xin gửi lời chúc đến tất cả các hội viên của làng
Thủy Khê, Xuyên Mộc-Bà Rịa Vũng Tàu lời chúc sức khỏe và thành công!
1|4Page
HỘI ĐỒNG HƯƠNG THỦY KHÊ, XUYÊN MỘC-BÀ RỊA VŨNG TÀU
BAN KHUYẾN HỌC

2 – NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĐI BỘ HAY ĐẠP XE?

Người già nên đạp xe hay đi bộ?


Việc đạp xe hay đi bộ đều mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) khuyến nghị, đối với người trưởng thành và người lớn tuổi nên tập thể dục mỗi
tuần ít nhất 150 phút vận động trung bình hoặc ít nhất 75 phút vận động mạnh hoặc kết hợp
cả hai. Điều này có thể bao gồm đạp xe, đi bộ và tập thể dục. Người cao tuổi nên lắng nghe
cơ thể và tùy thuộc vào thể trạng của từng người để lựa chọn thời gian tập phù hợp

Người già nên đi bộ hay đi xe đạp thể dục? Cả hai hoạt động đi bộ và đi xe đạp đều có lợi
cho sức khỏe của người già, và quyết định nên dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân, sở
thích, và mục tiêu tập thể dục của mỗi người. Quan trọng nhất là tập thể dục một cách an toàn
và đều đặn cho người cao tuổi.
Những lợi ích của việc đạp xe đối với người cao tuổi

Đạp xe là một trong những cách giúp tăng cường thể lực, sự thăng bằng và cải thiện sức
khỏe ở người cao tuổi.

- Dễ dàng cho cơ xương và khớp: Đạp xe ít gây áp lực lên cơ xương và khớp hơn so với đi
bộ, thích hợp cho những người có vấn đề về khớp hoặc cần phục hồi sau chấn thương.

- Tăng cường miễn dịch và tốt cho hệ tim mạch: Đạp xe giúp tăng khả năng miễn dịch, giúp ổn
định nồng độ cholesterol, mỡ máu cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch khác
như đột quỵ, tăng huyết áp. Đạp xe cũng rất tốt đối với các bệnh nhân có các bệnh lý chuyển
hóa khác như đái tháo đường.

Ngoài ra, việc đạp xe còn giúp người cao tuổi có tinh thần minh mẫn hơn, duy trì cân nặng
hợp lý.
Những lưu ý để việc đạp xe hiệu quả

Nếu người cao tuổi đắn đo về tính an toàn của việc đạp xe ngoài trời, có thể lựa chọn
phương án đạp xe trong nhà để an toàn hơn. Tuy nhiên việc đạp xe ngoài trời sẽ giúp người
cao tuổi giảm căng thẳng, cảm thấy tinh thần thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, người cao tuổi không nên đạp xe vào buổi tối, nơi có địa hình xấu (gồ ghề,
trơn trượt…) để hạn chế các nguy cơ chấn thương có thể xảy ra. Người cao tuổi cần lựa chọn
cho mình một chiếc xe phù hợp, tạo sự thoải mái khi đạp.
2|4Page
HỘI ĐỒNG HƯƠNG THỦY KHÊ, XUYÊN MỘC-BÀ RỊA VŨNG TÀU
BAN KHUYẾN HỌC

Ngoài ra, nên khởi động kỹ trước khi đạp xe và đạp xe với tần suất vừa phải. Hơn nữa cần
lưu ý đạp xe với tư thế đúng, tốc độ hợp lý, không nên đạp quá nhanh gây nguy cơ mất an
toàn.

Việc đạp xe ngoài trời sẽ giúp người cao tuổi giảm căng thẳng, cảm thấy tinh thần thoải mái hơn

Người già nên đi bộ ngoài trời

Đi bộ được xem là một trong những bài tập ngoài trời đơn giản và dễ thực hiện nhất cho
người già. Mỗi ngày, người già chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút sẽ mang đến nhiều lợi ích cho
sức khỏe. Ngoài việc giảm nguy cơ về đột quỵ, các bệnh lý về tim mạch, đi bộ còn mang đến
nhiều lợi ích như:

- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Người cao tuổi có nguy cơ phải đối mặt với nhiều loại bệnh
lý về tim mạch. Việc đi bộ giúp thúc đẩy lưu lượng máu đi khắp cơ thể tốt hơn. Bên cạnh đó
việc đi bộ giúp thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể, bảo vệ hệ thống tim mạch.

- Tăng cường mật độ xương, bảo vệ khớp. Càng lớn tuổi, canxi trong cơ thể giảm có thể dẫn
tới các chấn thương nếu vận động mạnh hoặc sai tư thế. Đi bộ thường xuyên nhẹ nhàng có
thể làm cho xương chắc khỏe.

- Cải thiện giấc ngủ. Người già thường gặp tình trạng mất ngủ vào đầu giấc và cuối giấc. Việc
đi bộ có thể giúp người già giảm được nguy cơ mất ngủ.
Những lưu ý để việc đi bộ đạt hiệu quả tốt hơn

3|4Page
HỘI ĐỒNG HƯƠNG THỦY KHÊ, XUYÊN MỘC-BÀ RỊA VŨNG TÀU
BAN KHUYẾN HỌC

Dưới đây là những lưu ý người già nên ghi nhớ để việc đi bộ hiệu quả hơn.

Tránh sai tư thế: Khi đi bộ, người già thường mắc một số sai lầm như đi cúi người về phía
trước quá nhiều hoặc ngả ra sau quá nhiều, bước sải chân quá dài… về lâu dài điều này sẽ
gây tổn thương tới cột sống và khớp gối.

Đạp xe hay đi bộ đều là những bộ môn thể dục tốt cho sức khỏe người cao tuổi.

Vận động quá sức: Nhiều người cho rằng càng đi bộ nhiều càng tốt nhưng không quan tâm
và lắng nghe cơ thể. Việc đi bộ bao lâu tùy thuộc vào thể trạng của từng người, nếu vận động
quá sức có thể làm tăng áp lực lên đầu gối, lâu dần có thể gây tổn thương khớp gối.

Tâm lý chủ quan: Việc đi bộ khá dễ thực hiện nên nhiều người thường chủ quan không để ý
tới các yếu tố có thể khiến việc đi bộ không hiệu quả như: chọn giày dép, trang phục không
phù hợp; ăn quá no hoặc quá đói, đi bộ ngay sau khi ăn, đi bộ trên nền trơn dễ trượt ngã,
không khởi động trước khi đi bộ…

Nguồn: Sức khỏe và đời sống.



4|4Page

You might also like