You are on page 1of 1

Thứ Sáu, 11/08/2023

Đời sống

Thứ hai,16/09/2019, 13:28 (GMT+7)

Ngồi học đúng tư thế,


tránh cong vẹo cột sống
SKĐS - Trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng
gia tăng ở nước ta do rất nhiều nguyên nhân
khác nhau. Bệnh cong vẹo cột sống (CVCS)
gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, làm
ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống…

Tác hại của cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra


những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu
không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có
thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức
khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này.
Cong vẹo cột sống là một trong những nguyên
nhân gây ra chứng đau lưng; hạn chế vận động
của hệ thống cơ xương. Trường hợp bệnh nặng
có thể gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác
động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng
hòa nhập cộng đồng; ảnh hưởng đến chức năng
của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây
biến dạng xương chậu, ảnh hưởng đến quá trình
sinh đẻ của trẻ em gái khi trưởng thành.

Một số nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy, cong
vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của
người bệnh. Qua theo dõi 130 bệnh nhân bị vẹo
cột sống không được điều trị từ năm 1930 đến
năm 1968, người ta nhận thấy, tỷ lệ tử vong ở
những bệnh nhân bị cong vẹo cột sống tăng 2 lần
so với quần thể. Nếu chỉ tính riêng vẹo cột sống
vùng ngực, tỷ lệ tử vong tăng cao gấp 4 lần, 37%
bệnh nhân bị đau lưng, 14% bị các triệu chứng về
tim phổi, 37% bị tàn tật với những biến dạng khác.

Hình ảnh cột sống bình thường và cột sống bị


cong vẹo.

Nguyên nhân dẫn đến CVCS

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột


sống, trong đó 90% trường hợp cong vẹo cột sống
là không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học đã
xác định được một số nguyên nhân gây cong vẹo
cột sống là do bệnh cơ, do bệnh thần kinh, do
những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột
sống, do loạn dưỡng xương, do chấn thương…

Cong vẹo cột sống ở trường học thường phát sinh


do sự sai lệch tư thế (ngồi học với bàn ghế không
phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp
sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng
kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết
hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi
không đúng tư thế); cường độ lao động không
thích hợp với lứa tuổi… Ngoài ra, cong vẹo cột
sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan
đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt
động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc
do ngồi, đi đứng quá sớm.

Nhận biết có khó?


Khi bị vẹo cột sống, trẻ sẽ có các dấu hiệu bất
thường như sau: Gai đốt sống không thẳng hàng;
dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao;
phần xương bả vai nhô ra bất thường; khoảng
cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng
nhau; tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có
độ hẹp rộng không giống nhau; khi cột sống bị
xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất
cân đối.

Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp,


bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn,
phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ
xuống.

Điều trị như thế nào?


Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cột sống
của trẻ, nên cho trẻ đến khám và tư vấn tại phòng
khám chuyên khoa để có thể can thiệp kịp thời
nếu cần thiết. Điều trị tật vẹo cột sống rất phức tạp
và phụ thuộc vào mức độ cong, sự phát triển của
cột sống và khả năng phát triển của độ cong.

Để có thể quyết định phương pháp điều trị những


trường hợp mắc cong vẹo cột sống, các chuyên
gia y tế cần phải khám xác định rõ mức độ cong
vẹo cột sống của bệnh nhân. Ngoài những quan
sát thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh
nhân chụp X quang. Dựa vào phim X quang,
người ta sẽ xác định được độ lớn của góc cong
vẹo cột sống (góc Coob). Tùy theo độ lớn của góc
Coob và khả năng tiến triển của nó, bác sĩ sẽ chỉ
định các bài tập phục hồi chức năng hoặc cho
mang áo nẹp. Nếu mức cong vẹo cột sống nặng
và tiến triển nhanh, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu
thuật chỉnh hình.

Phẫu thuật là lựa chọn của nhiều bệnh nhân với


mong muốn sớm cải thiện đường cong cột sống.
Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là giải pháp được chỉ
định rất hạn chế khi mức độ vẹo cột sống của
bệnh nhân quá nặng. Đặc biệt với các bệnh nhi
nhỏ tuổi, phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì có
thể gây shock thuốc, hôn mê, liệt do tổn thương
hệ thần kinh… Trên thực tế, đã có rất nhiều bệnh
nhân vẹo cột sống có thể khôi phục được đường
cong sinh lý của cột sống mà không cần sự can
thiệp của phẫu thuật.

Phòng chống cong vẹo cột sống


Cải thiện điều kiện vệ sinh trường học

Bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em
học sinh mang hàng ngày là những yếu tố nguy cơ
gây cong vẹo cột sống ở học sinh.

Để đảm bảo tư thế ngồi học đúng, nhà trường, gia


đình cần trang bị bộ bàn ghế phù hợp với kích
thước cơ thể học sinh. Cần nhắc nhở để tạo thói
quen ngồi đúng tư thế: Khi ngồi, hai bàn chân
được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa
cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ
(dao động trong khoảng 75-105 độ), nên để cạnh
trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn
4-6 cm, lưng có thể tựa vào lưng của ghế để tăng
thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về
phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn.

Việc khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp phát


hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có
thể có cách điều trị kịp thời.

Cần tạo cho trẻ có thói quen ngồi học đúng tư thế.
Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra cong vẹo cột
sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương
khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.

Nơi học tập ở trường phải đảm bảo ánh sáng từ


300lux trở lên. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng
chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học
tập cho các em để đảm bảo ánh sáng tốt hơn.

Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng


cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ
thể. Cặp phải có hai quai, khi sử dụng học sinh
đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.

Duy trì chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý


Học sinh không nên ngồi học, xem ti vi quá lâu,
giữa các giờ học (khoảng 35-45 phút) phải có thời
gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm gánh nặng thể
chất, tăng cường hoạt động vận động ngoài trời.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng


về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, nhất là các
bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực
phẩm có nhiều can- xi và vitamin D, đây là các yếu
tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai
đoạn phát triển.

Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa
tuổi. Học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11 - 10 giờ; Từ
11-14 tuổi thời gian ngủ là 10 - 9 giờ; Từ 15-17
tuổi thời gian ngủ là 9 - 8 giờ.

Khám phát hiện cong vẹo cột sống định


kỳ
Việc khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp phát
hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có
thể có cách điều trị kịp thời.

BS. Lỗ Văn Tùng

Chia sẻ facebook Thích 1

Thiết bị hoàn toàn khác biệt


Máy chạy bộ gia đình tốt nhất

Hãng Dr.Care USA vừa mới nhập về máy chạy


bộ model: DR-MT 890

drcare.vn

MỞ

Tags: cong vẹo cột sống

Ý kiến của bạn

Xin vui lòng viết bằng tiếng việt CÓ DẤU

Tin liên quan

Cong vẹo cột sống ở học sinh: Làm sao phòng


tránh?

Phòng ngừa cong vẹo cột sống

4 lý do không nên chủ quan với cong vẹo cột


sống

Cong vẹo cột sống gây hậu quả nghiêm trọng

Mới nhất
Những tuyến phố ở Hà Nội có
nguy cơ cao ngập trong chiều nay

Loại vitamin người sau 60 tuổi


không nên bỏ qua để tránh đau
tim

Có sợ thiếu vitamin D khi sử dụng


kem chống nắng không?

Bật mí những điều cha mẹ chưa


biết hết về niềng răng ở trẻ

Từ 15/8, bán xe không nộp lại


biển có thể bị phạt lên tới 8 triệu
đồng

Bạn có thể quan tâm


Thông tin bất ngờ về nước mía,
trái với suy nghĩ của nhiều người
Dinh dưỡng - 2 ngày trước

Bạn thích đi bộ mỗi ngày nhưng


chắc chắn chưa biết hết những
điều làm cho sức khỏe tốt hơn
Y học 360 - 3 ngày trước

Hàng chục người tập trung cứu


nữ điều dưỡng rơi xuống cống
sâu
Đời sống - 4 ngày trước

Uống chanh mật ong pha nước


ấm mỗi sáng có những lợi ích và
hạn chế gì?
Cảnh giác thực phẩm - 6 ngày trước

ChatGPT có thể ngăn chặn người


có ý định tự tử, nghiện ngập, bạo
hành ...
Đời sống - 11 ngày trước

Chế độ ăn giảm cân độc đáo của


nhóm nhạc BlackPink giúp vóc
dáng chuẩn và đầy sức sống
Dinh dưỡng - 13 ngày trước

Phụ nữ rơi nước mắt, đàn ông


phải làm gì?
Đời sống - 15 ngày trước

Mách bạn những mẹo đi bộ đạt


hiệu quả cao nhất
Y học 360 - 17 ngày trước

Đang cực 'hot' với 1,4 triệu thành


viên, tại sao nhóm 'Flex đến hơi
thở cuối cùng' tạm dừng hoạt
động?
Đời sống - 21 ngày trước

CEO Ngọc Trương - Người sáng


tạo nội dung và truyền cảm hứng
kinh doanh cho phụ nữ
Đời sống - 24 ngày trước

Nữ doanh nhân Lê Dương Bích


Ngà - "Hãy sống là chính mình,
bình thường nhưng không tầm
thường"
Đời sống - 24 ngày trước

Flex là gì mà khiến dân mạng


'phát cuồng' đua nhau 'flex đến
hơi thở cuối cùng'?
Đời sống - 25 ngày trước

Ấn Độ - Miền đất bí hiểm nhất


hành tinh chưa được khám phá
Đời sống - 28 ngày trước

Hội thảo Khoa học quốc tế nghiên


cứu sức khỏe người cao tuổi Việt
Nam
Đời sống - 1 tháng trước

Cách mua vé trên Ticketbox, mua


vé concert BlackPink tại Hà Nội
nhanh nhất
Đời sống - 1 tháng trước

Công thức nấu ăn: Cách làm bún


cá chấm thơm ngon "hết nước
chấm"
Đời sống - 1 tháng trước

Cận cảnh clip bố chồng trèo lên


nắp capo ô tô đánh ghen cho con
dâu
Đời sống - 1 tháng trước

Những đặc sản Cao Bằng ngon


nức tiếng
Đời sống - 2 tháng trước

Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày


diệt sâu bọ và phải ăn cơm rượu
nếp?
Đời sống - 2 tháng trước

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2023


cần gì? Cúng giờ nào đẹp nhất?
Đời sống - 2 tháng trước

Trợ thủ đắc lực cho phóng viên


thời 4.0
Đời sống - 2 tháng trước

[Infographics] 10 cách giúp tiết


kiệm điện và giảm chi phí tiền
điện
Đời sống - 2 tháng trước

[Infographics] Hướng dẫn cách


làm mát nhà không cần điều hòa
Đời sống - 2 tháng trước

Tăng Thanh Hà khoe tài "Master


Chef" bắt trend đỉnh cao món ăn
Việt
Đời sống - 2 tháng trước

HIỂN THỊ THÊM BÀI

Thời sự Y tế

Sức khỏe TV Dược

Y học cổ truyền Y học 360

Phòng mạch online Khỏe - Đẹp

Dinh dưỡng Giới tính

Thị trường Nhịp cầu Nhân ái

Văn hóa – Giải trí Đời sống

Tổng Biên tập: TRẦN TUẤN LINH


Phó Tổng Biên tập: TÔ QUANG TRUNG (Thường trực), TRẦN
YẾN CHÂU, NGUYỄN NGỌC ĐỨC, NGUYỄN CHÍ LONG
Giấy phép hoạt động báo chí số 390/GP-BTTTT do Bộ Thông tin
và Truyền thông cấp ngày 25/06/2021
© Bản quyền thuộc Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống - Cơ quan
ngôn luận của Bộ Y tế.

THÔNG TIN TÒA SOẠN


Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà
Nội
Điện thoại: 024.3846.1042 - Fax: 024.3844.3144
Đường dây nóng: 0904.852.222
Email: toasoan@suckhoedoisong.vn

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO


Điện thoại: 0888.669.909 - Email: ads@suckhoedoisong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN


- Thành phố Hồ Chí Minh: Số 213 và 495 đường Điện Biên Phủ -
Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh
- Khu vực Đông Bắc: Phố Hải Phúc - Phường Hồng Hải - TP. Hạ
Long - Tỉnh Quảng Ninh

Liên hệ

You might also like