You are on page 1of 7

LIÊN QUAN CỦA DÂY THẦN KINH

HÔNG TO VỚI CÁC BÓ MẠCH


THẦN KINH DƯỚI THÁC VÀ CÁCH
TIÊM MÔNG
1. LIÊN QUAN DÂY THẦN KINH HÔNG TO VÀ CÁC BÓ MẠCH DƯỚI
THÁC
1.1.DÂY THẦN KINH HÔNG TO (hay còn được gọi là thần kinh ngồi, dây
thần kinh tọa)
 là thần kinh lớn nhất của cơ thể, chi phối cảm giác và phần lớn chi dưới
 gồm 2 thành phần:

+thần kinh chày: xuất phát từ nhánh trước thần kinh thắt lưng 4,5 và cùng 1,2,3.

+thần kinh mác chung: xuất phát từ nhánh sau thần kinh thắt lưng 4,5 và cùng 1,2

(không viết vào slide) (-> 2 phần này được bọc trong một bao chung và chỉ tách xa nhau ở
vùng khoeo. đôi khi chúng được chia rất sớm thì sẽ k cùng nằm ở bờ dưới cơ hình lê, mà chỉ
có một thành phần nằm xuyên qua cơ hình lê hay thập chí ở trên cơ hình lê)

- thần kinh ngồi đi dưới cơ hình lê , trước cơ mông lớn và sau nhóm cơ ụ ngồi-xương mu-mấu
chuyển
 phía trong:

+ mông thần kinh ngồi không cho nhánh vận động hay cảm giác nào (tại sao?)

- bó mạch thần kinh mông dưới:

+giải phẫu bề mặt

- bó mạch thần kinh thẹn:


+ thần kinh thẹn

+động mạch thẹn trong

1.2.BÓ MẠCH DƯỚI THÁC ( hay còn được gọi là cơ hình lê, cơ tháp)
-Cơ hình lê là một cơ dẹt, hình lê (hay hình tháp) nằm xiên ở mông(vùng sâu), cạnh bờ trên của khớp
háng

-chức năng: cố định khớp háng, nâng và xoay đùi ra ngoài và tham gia hầu hết các chuyển động của háng
và chân

(không cho vào side, đọc thêm)(Cơ hình lê là một cơ dẹt, hình lê (hay hình tháp) nằm xiên ở mông, cạnh
bờ trên của khớp háng. Cơ hình lê có vai trò rất quan trọng trong vận động phần dưới của cơ thể bởi vì nó
giúp cố định khớp háng, nâng và xoay đùi ra ngoài. Điều này cho phép chúng ta bước đi, nâng trọng
lượng cơ thể từ chân này sang chân khác, và duy trì sự cân bằng. Cơ hình lê tham gia các động tác trong
thể thao bao gồm nâng và xoay đùi nhanh và tham gia hầu hết các chuyển động của háng và chân.)

1.3.LIÊN QUAN GIỮA THẦN KINH HÔNG VÀ BÓ MẠCH THẦN KINH


DƯỚI THÁC
-dây thần kinh tọa bắt đầu đi từ cột sống xuống dưới cơ hình lê xong đi ra ngoài rồi xuống
đôi chân để thực hiện các hoạt động của cơ và cơ nhỏ phía dưới

-(không bỏ vào slide, đọc thêm) (VỊ trí cơ hình lê có một sợi dây thần kinh đi xuống và đi
dưới cơ hình lê, đi từ cột sống đến dưới cơ hình lê xong đi ra ngoài, toản xuống đôi chân để
mà chi phối các hoạt động ở cơ và hoạt động ở ở nhỏ phía dưới. đây là dây thần kinh tọa)

-khi đường đi của dây thần kinh tọa bị hẹp, cơ hình lê co thắt, phì đại hay sưng viêm -> đè
lên dây thần kinh tỏa tạo thành hội chứng cơ hình lê: gây tê dây thần kinh tọa

-nguyên nhân: có thể do ngồi ở một tư thế lâu quá,

-biểu hiện: đau khi ngồi lâu, gây tức khi di chuyển, kèm theo các giác tê (điện giật, kiến bò) ở
vùng sau mông đau lan xuống chân

+ Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê

 HỘI CHỨNG CƠ HÀNH LÊ

2.TIÊM MÔNG
Kỹ thuật tiêm mông là phương pháp tiêm thuốc vào cơ bắp khá phổ
biến. Thông thường, vị trí tiêm bắp mông là vào góc phần tư phía trên
bên ngoài của mông. Thuốc sẽ dễ dàng hấp thụ vào các mạch máu
xung quanh và đi vào cơ thể.
Một số loại thuốc cần được đưa vào cơ bắp ở mông để phát huy tác
dụng. Tuy nhiên, nhân viên y tế cần thực hiện đúng kỹ thuật tiêm mông
vì lượng mỡ dưới da mông khá nhiều, đôi khi mũi tiêm chỉ đến mô mỡ
chứ chưa tới cơ.
Một số lý do giải thích vì sao kỹ thuật này được sử dụng phổ biến:
1. Diện tích lớn: Vùng mông có diện tích lớn và có khả năng chịu đựng
lực nặng, do đó việc tiêm thuốc vào cơ bắp mông giúp phân tán lượng
thuốc một cách đồng đều trong cơ bắp và tăng tỷ lệ hấp thụ thuốc.
2. An toàn: Vùng mông ít có sự cận quang với các cơ quan quan trọng
như dây thần kinh, mạch máu chính và các cơ quan nội tạng. Điều này
giúp giảm nguy cơ gây tổn thương đến các cấu trúc quan trọng trong cơ
thể.
3. Thuận tiện: Vùng mông dễ tiếp cận và tiêm mông không yêu cầu kỹ
thuật phức tạp. Người tiêm thuốc có thể dễ dàng xác định vị trí tiêm trên
mông và thực hiện quá trình tiêm một cách nhanh chóng.
4. Khả năng chứa đựng thuốc lớn: Cơ bắp trong vùng mông có khả
năng chứa đựng lượng thuốc lớn hơn so với các vùng khác trong cơ
thể. Điều này giúp tiêm một lượng thuốc lớn một lần tiêm, giảm tần suất
tiêm và tăng hiệu quả điều trị.

Cách xác định vị trí tiêm


Bụng mông
Vị trí bụng mông là vị trí được ưu tiên để tiêm vào mông vì có ít tĩnh
mạch và dây thần kinh hơn so với vị trí lưng mông. Để xác định vị trí
tiêm bắp ở bụng mông, hãy để lộ một bên mông và sử dụng một trong
các phương pháp sau:

+) Phương pháp V. Người tiêm đặt bàn tay đối diện lên mông của người
được tiêm. Nếu tiêm vào mông bên phải, hãy sử dụng tay trái và ngược
lại. Ngón tay cái hướng về phía háng của người được tiêm, đồng thời
chụm 4 ngón còn lại hướng về phía đầu của người bệnh. Tiếp theo, xòe
ngón trỏ để tạo thành hình chữ V. Mũi tiêm sẽ đi vào phần đáy của chữ
V nơi các ngón tay gặp nhau. Phương pháp V dễ thực hiện nhưng lại
không phù hợp cho những bệnh nhân béo phì, có chỉ số BMI trên 30.
+) Phương pháp G. Hãy tưởng tượng từ các đầu xương chính của đùi
và mông sẽ có các đường để tạo thành một hình tam giác. Mũi tiêm sẽ
là trọng tâm của tam giác này (trọng tâm là giao điểm của 3 đường kẻ
vuông góc từ ba đỉnh của tam giác đến cạnh đối diện). Phương pháp
này có thể được sử dụng để xác định vị trí tiêm mông cho bất kỳ ai.

Lưng mông
Vị trí lưng mông thường ít sử dụng hơn vì gần với dây thần kinh tọa, các
mạch máu lớn và xương. Để xác định vị trí lưng mông, hãy để lộ một
bên mông và tưởng tượng một mỗi bên mông sẽ nằm trong hình vuông
giới hạn bởi 4 đường: 1 đường bên trên nối hai mào chậu, đường bờ
ngoài của mông, đường bờ trong là đường rãnh chia hai quả mông và
đường dưới là đường đi qua nếp gấp mông dưới cùng. Bạn chia hình
vuông này thành 4 phần. Mũi tiêm sẽ đi vào ô vuông phía trên bên
ngoài, bên dưới xương.

CÁC BƯỚC TIÊM MÔNG

Kiểm tra thuốc trong ống tiêm

Rửa tay bằng xà phòng và lau khô, đeo găng tay nếu cần thiết

Dùng khăn lau tẩm cồn để lau sạch vùng mông định tiêm

Một tay cầm ống tiêm và kéo nắp ống tiêm ra bằng tay kia

Đặt ống tiêm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ

Dùng tay còn lại ấn nhẹ và kéo vùng da mông sao cho hơi căng

Đâm kim nhanh, mạnh, thẳng vào cơ theo hướng từ trên xuống với một
góc 90 độ

Đẩy pít-tông trong ống tiêm xuống để tiêm thuốc từ từ vào, không đẩy
thuốc vào nhanh

Rút kim ra nhanh theo cùng một góc 90 độ

Đặt miếng gạc vô trùng lên vùng mông đã tiêm

Đậy nắp kim tiêm lại và bỏ cả ống và kim tiêm đi (đựng trong hộp cứng
hoặc chai nhựa có nắp vặn).

Nếu được tiêm mông đúng vị trí thì phần lớn mũi tiêm đều hiệu quả và
an toàn. Tuy nhiên, cũng như các phương pháp tiêm bắp khác, tiêm bắp
mông vẫn có rủi ro gây nhiễm trùng, chảy máu, tê. Bên cạnh đó ,hầu hết
trường hợp tiêm mông sẽ bị đau nhức và khó chịu tạm thời, nhưng nếu
gặp phải những triệu chứng như sốt, hắt hơi hoặc ho, xuất hiện khối
sưng hoặc vết bầm tím ở mông mà không biến mất, phát ban hoặc
ngứa, khó thở, miệng, môi hoặc mặt sưng lên hãy báo ngay với nhân
viên y tế

You might also like