You are on page 1of 54

KHOA YHCT – ĐH Y DƯỢC TP.

HỒ CHÍ MINH

KỸ THUẬT
SẮC THUỐC THANG

ĐỐI TƯỢNG: DSĐH


Thời gian: 2 tiết
GV: ThS.DS. Lê Thị Lan Phương
lanphuongd04@yahoo.com 1
MỤC TIÊU

1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm, cách


phân loại thuốc thang
2. Trình bày được kỹ thuật bảo quản, cân, sắc
thuốc thang

2
ĐỊNH NGHĨA

Thuốc thang:
Hỗn hợp nhiều vị thuốc đã được chế biến và phối
ngũ theo phương pháp cổ truyền
Bào chế bằng cách sắc với nước sạch ở nhiệt độ
dưới hoặc bằng 1000C
Có thể dùng để ngâm rượu.

3
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM

Ưu điểm:
- Thông dụng nhất trong YHCT
- Dùng phòng và trị hầu hết các loại bệnh, ở các
lứa tuổi và các mùa khác nhau trong năm.
- Dễ gia giảm theo triệu chứng bệnh  đạt được
hiệu quả điều trị cao
- Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa
4
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM

Nhược điểm:
- Dùng cho cá thể
- Không tiện dụng: cồng kềnh, mất nhiều thời gian
để sắc thuốc, lượng uống nhiều
- Thời gian bảo quản ngắn (sau khi hợp thang,
sau khi sắc)

5
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

1. Nguồn gốc
2. Vai trò điều trị
3. Số lượng vị thuốc
4. Khối lượng vị thuốc (thang thuốc)

6
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Nguồn gốc: thực vật, động vật, khoáng vật


Thực vật: toàn cây hoặc từng bộ phận của cây
Động vật: Thuyền thoái, Quy bản,…
Khoáng vật: Thạch cao, Phèn chua…
Phần lớn các vị thuốc đều được chế biến (thục
dược), phân chia thành phiến.

7
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Vai trò điều trị:


Cấu tạo theo nguyên lý Y học cổ truyền: Quân,
Thần, Tá, Sứ
- Quân: vị thuốc có tác dụng chính trong phương,
có công năng chính, giải quyết triệu chứng chính
của bệnh.

8
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Vai trò điều trị:


- Thần: tác dụng hỗ trợ vị Quân để giải quyết triệu
chứng chính, đồng thời Thần cũng có tác dụng
giải quyết một khía cạnh nào đó của bệnh.
- Tá: giải quyết một triệu chứng nào đó của bệnh
- Sứ: dẫn thuốc vào kinh, hoặc giải quyết một
triệu chứng phụ của bệnh, hoặc hòa hoãn sự
mãnh liệt của phương thuốc. 9
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Vai trò điều trị:


Quân:
- Thường mang tên bài thuốc.
- Thường có liều lượng lớn trong phương.
- Đôi khi liều lượng nhỏ song tác dụng.
- Đôi khi có 2 vị quân trong cùng thang thuốc

10
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Số vị thuốc trong thang


Có thể có 1 đến vài chục vị thuốc
- Thang có 1 vị thuốc: Độc sâm thang
- Thang có 9 vị thuốc: Thanh dinh thang (Tê giác,
Kim ngân hoa, Mạch môn, Sinh địa, Liên kiều,
Huyền sâm, Hoàng liên, Trúc diệp, Đan sâm)
- Thang có 10 vị thuốc: Thập toàn đại bổ
11
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Khối lượng từng vị thuốc trong thang


Thay đổi theo tuổi bệnh nhân và tình trạng bệnh
Trẻ dưới 5 tuổi: 2 – 4 g; trẻ dưới 15 tuổi: 4 – 8 g;
người lớn: 8 – 16 g.
Vị thuốc có độc tính, liều lượng sử dụng theo đúng
quy định của Dược điển Việt Nam.
Ví dụ: Phụ tử chế, Mã tiền chế không dùng cho
phụ nữ có thai và trẻ em dưới 15 tuổi. 12
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Khối lượng một thang


Thay đổi theo tuổi và khả năng dung nạp thuốc
của người bệnh.
- Trẻ dưới 5 tuổi: khoảng 30g
- Trẻ 6 – 10 tuổi: 50 – 80g
- Trẻ 10 – 15 tuổi: 80 – 120g
- Trên 15 tuổi: 150 – 180g hoặc 200g, ít khi vượt
quá 200g (cho 1 ngày) 13
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Khối lượng một thang


Số lượng nêu trên chỉ mang ý nghĩa tương đối
Một số cổ phương có khối lượng thang rất thấp.
Ví dụ: Ma hoàng thang (Ma hoàng 12g, Quế chi
12g, Hạnh nhân 10g, Cam thảo 10g) có khối
lượng 44g

14
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Khối lượng một thang


- Thường các cổ phương đều có gia giảm về khối
lượng để đạt hiệu quả cao khi áp dụng điều trị cho
bệnh nhân cụ thể.
- Thể tích của thang thuốc thay đổi tùy theo tính
chất của các vị thuốc trong thang, nếu toàn là hạt
thì thể tích thang không lớn lắm, nếu toàn là lá và
cành thì thể tích lại khá cồng kềnh. 15
THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Bảo quản thuốc trước khi hợp thang


Sau khi chế biến, thuốc chín thường được bảo
quản riêng từng vị trước khi hợp thang.
Với những dược liệu là hạt, hoa, quả, hoặc có
độc, thường bảo quản trong các chai, hộp bằng
thủy tinh hoặc nhựa trong, có ghi nhãn bên ngoài.

16
NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN – CÂN THUỐC

Kê đơn
Ghi đủ và rõ ràng các mục sau:
- Tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân
- Tên bệnh (chẩn đoán)
- Tên vị thuốc, số lượng từng vị thuốc (g), số
thang. Theo thứ tự: vị thuốc chủ trị ghi trước, vị
thuốc hỗ trợ ghi sau; công thức cổ điển ghi
trước, các vị gia giảm ghi sau. 17
NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN – CÂN THUỐC

Kê đơn
- Tên thuốc phải ghi bằng tiếng Việt, dùng tên
chính thức
- Số lượng thuốc độc và số thang thuốc có vị
thuốc độc bảng A phải viết bằng chữ.
- Số thang ghi cho một lần kê toa: không quá 5
thang với người ở gần, không quá 10 thang với
người ở xa. 18
NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN – CÂN THUỐC

Kê đơn
- Phải hướng dẫn liều lượng và cách, những kiêng
kị khi dùng thuốc…
- Nếu có vị thuốc sống cần phải sao tẩm, thì ghi rõ
cách sao tẩm
- Phải ghi rõ là đơn thuốc bổ hay thuốc giải cảm,
cách sắc thuốc
. 19
NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN – CÂN THUỐC

Cân thuốc
Phương tiện cân đong thuốc
- Bàn chia thang, cân đồng hồ hoặc cân tiểu ly
- Giấy gói thuốc, dây cột thang thuốc, bao túi
đựng thang thuốc
- Cối chày, dao cầu nhỏ
.
20
NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN – CÂN THUỐC

Cân thuốc
Người cân thuốc thực hiện những chỉ định và yêu
cầu của người kê đơn.
- Đọc kỹ đơn thuốc để phát hiện sai sót cũng như
khả năng cung cấp thuốc của phòng.
- Nếu có điều gì chưa rõ/bất hợp lý: cần hỏi lại
người kê đơn.
. 21
NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN – CÂN THUỐC

Cân thuốc
Trong trường hợp thiếu hoặc không có vị thuốc đã
kê trong đơn, cần xử lý như sau:
+ Nếu đó là vị thuốc chủ trị, không được tự ý giảm
bớt hoặc thay thế, mà phải hỏi lại người kê đơn.
+ Nếu đó là vị thuốc có tác dụng hỗ trợ, thì có thể
thay thế bằng những vị thuốc mà Bộ Y tế đã quy
định, hoặc thay thế theo ý kiến của người kê đơn. 22
NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN – CÂN THUỐC

Cân thuốc
- Đơn vị cân thuốc là gam (g)
- Để riêng các vị thuốc “lấy khí”, các vị thuốc có
hoạt chất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ
- Đánh dấu trên đơn từng vị thuốc đã cân
- Sau khi cân thuốc, cần ghi rõ lên bao gói thuốc
thang: loại thuốc địa chỉ cân thuốc, tên bệnh
nhân, … để tránh nhầm lẫn. 23
NGUYÊN TẮC SẮC THUỐC THANG

- Lượng nước
- Thứ tự sắc
- Số lần sắc thuốc
- Nhiệt độ sắc (lửa/nguồn nhiệt)

24
NGUYÊN TẮC SẮC THUỐC THANG

- Lượng nước cho vào và lượng nước lấy ra


- Thứ tự sắc thuốc: vị thuốc cho vào sắc trước, vị
thuốc cho vào sau, vị thuốc để riêng, trộn vào
nước sắc khi uống
- Số lần sắc, có trộn lẫn hay cô đặc nước sắc hay
không
.
25
NGUYÊN TẮC SẮC THUỐC THANG

- Nhiệt độ sắc thuốc: dùng lửa lớn hay lửa nhỏ


- Phải có nội quy phòng sắc thuốc: chống nhầm
lẫn, số xuất nhập thuốc hàng ngày
- Phải để riêng từng thang bã thuốc sau khi sắc ít
nhất 24h kể từ khi giao thuốc cho bệnh nhân.

26
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Dụng cụ sắc thuốc


Không ảnh hưởng đến các hoạt chất trong thang
thuốc  Không nên dùng các dụng cụ bằng nhôm,
sắt, gang, đồng…
(Nhôm sẽ phá hủy các flavonoid; gang, sắt sẽ tạo
tủa với tanin; đồng phá hủy các acid hữu cơ,
flavonoid…)
27
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Dụng cụ sắc thuốc


Tốt nhất là dùng các loại dụng cụ sắc thuốc bằng
đất nung, sành sứ, inox.
Giữ điều chỉnh và dễ ổn định nhiệt độ trong quá
trình sắc thuốc

28
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Dụng cụ sắc thuốc


Ấm đất (siêu đất): qua quá trình nung ở nhiệt độ
cao, nhiều chất hữu cơ, vô cơ, vi lượng đều bị
phân hủy, do đó hầu như không ảnh hưởng đến
hoạt chất của thuốc.
Dễ bị bể vỡ, không thuận tiện khi vận chuyển.

29
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Dụng cụ sắc thuốc


Ấm inox: hầu như không ảnh hưởng đến chất
lượng thuốc.
Không duy trì sự ổn định của nhiệt độ trong quá
trình sắc thuốc.
Cần có kinh nghiệm khi chọn mua để có được loại
ấm được chế tạo bằng inox nguyên chất.
30
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Dụng cụ sắc thuốc


Ấm điện: có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ tự động:
Tiện lợi, nhưng cần lựa chọn loại có điện trở an
toàn.
Thời gian sắc bằng ấm điện thường kéo dài,
không phù hợp với các vị thuốc cần sắc “lấy khí”

31
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Dụng cụ sắc thuốc


- Bếp than cải tiến có đặt 1 tấm gang lớn hoặc 1
lớp cát dày 10 – 15cm, để cùng lúc có thể sắc
nhiều thang.
- Nồi sắc thuốc điện lớn.
- Hệ thống sắc thuốc, đóng bao tự động
- Hệ thống sắc thuốc bằng hơi nước
32
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Dụng cụ sắc thuốc


Ưu điểm của việc sắc thuốc bằng hơi nước
- Có thể điều chỉnh nhiệt độ dễ dàng
- Thuốc không bị ảnh hưởng trực tiếp của nguồn
lửa, của hơi nhiên liệu, hoạt chất ít bị ảnh hưởng
- Có thể sắc nhiều thang cùng 1 lúc

33
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Nhiệt độ và thời gian sắc thuốc


Tùy theo tính chất thang thuốc mà dùng nhiệt độ
và thời gian phù hợp.
Sắc nhanh: cho nước ngập mặt dược liệu, đun sôi
bằng lửa lớn khoảng 30 phút, sắc 1 lần
Phương pháp này thường áp dụng với các thang
thuốc giải cảm, thuốc nhiều tinh dầu.
34
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Nhiệt độ và thời gian sắc thuốc


Sắc chậm: áp dụng cho các thang thuốc bổ,
thường sắc 2 lần.
Lần 1: đun nhỏ lửa, sắc khi còn khoảng 1/3 lượng
nước cho vào, chiết lấy nước thứ nhất.
Lần 2: đun nhỏ lửa đến còn ½ lượng nước ban
đầu, chiết lấy nước thứ 2.
Gộp chung 2 dịch sắc, có thể cô đặc cho dễ uống.35
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Một số điều cần lưu ý khi sắc thuốc


Với thuốc lấy khí, thuốc chứa nhiều tinh dầu
(thuốc giải biểu, ôn lý khu hàn, trừ phong hàn
thấp, …), ban đầu dùng lửa to (vũ hỏa) để nhanh
chóng nâng tới nhiệt độ sôi, sau đó giảm bớt lửa,
duy trì ở khoảng 70 – 800C trong 10 – 15 phút là
có thể rút lấy nước thứ nhất.
36
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Một số điều cần lưu ý khi sắc thuốc


Những lần sắc sau (lần 2, lần 3), thời gian sắc có
thể kéo dài 30 – 60 phút để có thể chiết tiếp các
thành phần tan trong nước.

37
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Một số điều cần lưu ý khi sắc thuốc


Đối với các thang thuốc lấy vị (thuốc thanh nhiệt,
thuốc bổ, …), thời gian sắc có thể kéo dài hàng
giờ (1 – 2 giờ).
Một số thuốc có hoạt chất bị mất tác dụng khi đun
sôi quá 10 phút hoặc trong 1 thang thuốc có cả
thuốc lấy khí và lấy vị, nên trong quá trình sắc, cần
phối hợp hài hòa để thu được tối đa hoạt chất. 38
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Một số điều cần lưu ý khi sắc thuốc


Thường áp dụng cách sắc như sau: với lần sắc
thứ 1, áp dụng phương pháp sắc lấy khí, các lần
sau, tuỳ theo thang thuốc mà quyết định thời gian
sắc cho phù hợp.
Các vị thuốc có hoạt chất là tinh dầu, cần để riêng,
khi thuốc gần được mới cho vào.
39
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Một số điều cần lưu ý khi sắc thuốc


Các thuốc là khoáng chất, khó tan (Thạch cao,
Thạch quyết minh), cần tán nhỏ, rồi mới cho vào
sắc chung với các vị khác.
Các hóa chất, cao động vật dễ tan như A giao, cao
Ban long, cao Hổ cốt, Phác tiêu, … cho vào nước
sắc khi còn nóng, khuấy cho tan để uống.
40
KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

Một số điều cần lưu ý khi sắc thuốc


Các dược liệu quý hoặc không chịu được nhiệt độ
cao (Nhân sâm, Quế, Tam thất), nên hãm, mài, tán
riêng, trộn vào nước sắc để uống.

41
YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG THUỐC THANG

- Các vị thuốc trước khi hợp thang phải đạt yêu


cầu chất lượng qui định trong từng chuyên luận
riêng của dược điển Việt Nam hoặc TCCS.
- Độ đồng đều khối lượng của các vị thuốc trong
thang phải đạt yêu cầu Phép thử độ đồng đều
khối lượng của Thuốc hoàn
- Độ nhiễm khuẩn: đạt yêu cầu giới hạn nhiễm
khuẩn mức 5 42
YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG THUỐC THANG
Khối lượng trong đơn Giới hạn cho phép

Trên 1,0 g đến 2,0 g ± 10%

Trên 2,0 g đến 3,0 g ± 8%

Trên 3,0 g đến 6,0 g ± 6%

Trên 6,0 g đến 9,0 g ± 5%

Trên 9,0 g ± 4%
43
BẢO QUẢN THUỐC THANG

Đặc điểm của thuốc thang


- Dễ bị hút ẩm
- Những vị thuốc chích mật dễ bị chảy nước
- Do mùi vị thơm, ngọt, nên dễ lôi cuốn ruồi, kiến,
sâu mọt, chuột, gián

44
BẢO QUẢN THUỐC THANG

Nguyên tắc bảo quản


- Tránh ẩm: để nơi khô ráo, thoáng mát. Không để
trong tủ lạnh
- Tránh bị côn trùng phá hoại: đậy kín, nơi cao ráo

45
CÁCH UỐNG THUỐC THANG

Phối hợp các dịch sắc


Có thể uống riêng nước sắc thứ 1
Phối hợp nước 2 và 3, chia làm 2 lần uống
Phối hợp chung các dịch sắc, rồi chia làm 2 – 3
lần uống

46
CÁCH UỐNG THUỐC THANG

Uống thuốc thang nóng hay nguội?


Thường uống thuốc lúc nóng, vì lúc này các thành
phần trong thuốc được hòa tan, khi nguội, chất
nhầy, tinh bột có thể bị kết tủa.

47
CÁCH UỐNG THUỐC THANG

Uống thuốc thang nóng hay nguội?


- Bệnh thuộc thể hàn (cảm phong hàn, hàn nhập
lý, phong hàn thấp) cần uống nóng để gia tăng
sức phát hãn, phát tán, lưu thông khí huyết
- Bệnh thuộc thể nhiệt (cảm phong nhiệt, dị ứng do
nhiệt, nhiệt tý) có thể uống thuốc hơi ấm hoặc
nguội
48
CÁCH UỐNG THUỐC THANG

Uống thuốc thang khi no hay khi đói?


Không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói.
Uống thuốc lúc no sẽ làm cản trở hấp thu, uống
lúc đói có thể gây kích ứng ống tiêu hóa, làm cồn
cào, buồn nôn.

49
CÁCH UỐNG THUỐC THANG

Uống thuốc thang khi no hay khi đói?


- Bình thường, nên uống thuốc sau bữa ăn khoảng
90 – 120 phút.
- Những thuốc mang tính nhuận tẩy (thuốc trừ giun
sán, tả hạ, trục thủy): nên uống lúc đói
- Thuốc thanh nhiệt, dị ứng, kích thích tiêu hóa:
thường uống trước bữa ăn 60 – 90 phút.
- Thuốc bổ: uống sau bữa ăn 90 phút. 50
CÁCH UỐNG THUỐC THANG

Kiêng kỵ khi dùng thuốc thang nằm trong khuôn


khổ chung của kiêng kỵ thuốc y học cổ truyền.
Nhưng do thuốc thang có đặc tính hấp thu nhanh,
tác dụng nhanh, nên cần tuân thủ nghiêm túc các
kiêng kỵ này

51
CÁCH UỐNG THUỐC THANG

Với người có thai, trong thang thuốc không được


có những vị thuốc: Phụ tử chế, Mã tiền, Quế chi,
Quế nhục, Xạ hương, Ý dĩ, Xuyên khung, Ngưu
tất, Hồng hoa.
Với trẻ em dưới 15 tuổi, trong thang thuốc không
được có: Phụ tử chế, Cà độc dược,…
Những người mất ngủ, tiểu nhiều, không nên uống
thuốc thang vào buổi tối. 52
CÁCH UỐNG THUỐC THANG

Khi uống thuốc thang, không được ăn những


thuốc có tác dụng đối lập với thuốc:
- Uống thuốc thanh nhiệt, không nên ăn uống các
thức ăn mang tính kích thích, vị cay nóng như
rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó …
- Uống thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân lương giải
biểu không nên ăn thức ăn sống lạnh: rau sống,
thịt trâu, ba ba, rau dền, cua, ốc … 53
CÁCH UỐNG THUỐC THANG

Theo kinh nghiệm cổ truyền, khi uống thuốc y học


cổ truyền 2 loại thực phẩm thường phải kiêng
dùng là Đậu xanh và Cải bẹ vì có thể làm mất
hoặc giảm tác dụng của thuốc điều trị.

54

You might also like