You are on page 1of 21

BUỔI 3

BÀI 11
PHÂN NHÓM BỆNH VÀ
TRỊ LIỆU BẰNG THUỐC YHCT
Pgs Ts Bs Phạm Huy Hùng

Đối tượng: Sinh viên Răng Hàm Mặt, năm thứ 5 Tính chất: lý thuyết
Chuẩn đầu ra: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được thuốc trị biểu chứng.
2. Phân tích được thuốc trị chứng bán biểu bán lý.
3. Phân tích được thuốc trị hư chứng.
4. Phân tích được thuốc trị thực chứng.
5. Phân tích được thuốc trị nhiệt chứng.
6. Phân tích được thuốc trị hàn chứng.
7. Trình bày được được một số thuốc trị bệnh răng miệng.

Quan niệm về Y học cổ truyền Đông phương không phải dựa trên cơ sở cơ thể học,
mà dựa vào các lý thuyết về triết học đã dùng để giải thích về vũ trụ thời bấy giờ.
Với quan niệm “Nhân thân chi tiểu vũ trụ” y học coi sự cấu tạo của con người như
sự cấu tạo của vũ trụ, nhưng thu hẹp.
Y học thích giải thích những hiện tượng xảy ra trong con người khỏe mạnh hay
bệnh lý là dựa trên cách nhìn về sự cấu tạo của vũ trụ thiên nhiên, vận dụng theo qui
luật nhìn được, thấy được và hiểu được đối với thời bấy giờ.
Ví dụ: Trên trời có “mặt trời” là thuộc Dương, đất có “Địa” thuộc Âm, ngày thuộc
Dương, đêm thuộc Âm. Vậy trong con người phải có phần thuộc Dương, và phần thuộc
Âm như từ thắt lưng trở lên thuộc (Thiên) Dương, từ thắt lưng trở xuống thuộc (Địa)
Âm, phía trước thuộc Âm, phía lưng thuộc Dương. 10 ngón tay ứng với 10 ngày, cho
nên các ngón bên trên thuộc Thủ thuộc Dương. Các ngón bàn chân thuộc Túc thuộc
Âm.

1
Âm Dương được thể hiện trong cách cấu trúc đại thể và cũng đi vào cấu trúc vi thể,
đủ để xác định phần nào thuộc Âm và phần nào thuộc Dương để làm cơ sở cho việc
biện luận về sinh lý, bệnh lý. Âm Dương điều hòa hay thất điều ảnh hưởng đến sức
khỏe; theo YHCT sức khỏe là sự tự điều hòa của Âm Dương để giữ một thế cân bằng
sinh học luôn luôn thay đổi để thích nghi với mọi loại môi trường bên ngoài, và những
hoạt động quá ngưỡng bên trong mà Đông Y gọi là “bất cập” hay “thái quá”, còn gọi là
hư hay thực …
Từ khái quát đại thể dần dần đi vào cụ thể, và khi mà khoa học càng phát triển thì
càng đi vào cụ thể hơn. Y học cổ truyền qui nạp các triệu chứng lâm sàng thường gặp
làm 8 hội chứng lớn, gọi là “bát cương” (hàn, nhiệt, hư thực, biểu lý, âm, dương) và 8
cách chữa gọi là “bát pháp” (hãn, hạ, hòa, tiêu, thanh, thổ, ôn, bổ).
Các cương lại thường phối hợp với nhau; Ví dụ: biểu hàn, biểu nhiệt… Hoặc trong
một tạng cũng có thể phối hợp các cương: Thận âm hư, Tỳ dương hư …
“Bát cương” và “bát pháp” là cơ sở để biện chứng và đề ra phép trị chung, gọi là
“Biện chứng luận trị”

1. THUỐC TRỊ BIỂU CHỨNG (phép HÃN)


Thuốc GIẢI BIỂU: chữa những bệnh mới mắc do thời tiết, làm ra mồ hôi, hạ nhiệt.
Còn dùng trong các chứng phù, u nhọt ngoài da, ban sởi chưa mọc. Chia 2 loại
Tân ôn giải biểu: Chữa các chứng biểu hàn: sốt nhẹ, ớn lạnh, sợ gió, không khát,
rêu lưỡi trắng, đầu nhức, mình đau, mạch phù khẩn, không có mồ hôi. thường dùng
Quế chi, Sinh khương, Ma hoàng, (gừng tươi), bài thuốc là “Ma hoàng thang”.

2
Loại tân lương giải biểu: Chữa chứng biểu nhiệt: sốt cao, không sợ lạnh, khát
nước, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng, vàng, M: phù sác, thường dùng Cát căn, Lá dâu,
Bạc hà, Cúc hoa ...

3
2. THUỐC TRỊ CHỨNG BÁN BIỂU BÁN LÝ
Phép hòa: chữa chứng bán biểu bán lý: lúc nóng, lúc rét, cảm lâu ngày mà chưa
khỏi hẳn, trong người khó chịu, buồn bực, nhức đầu, chóng mặt; Sức chống trả của cơ
thể còn mạnh, tà khí cũng chưa vào sâu; phát hãn, công hạ đều không được, chỉ có thể
điều hòa hàn nhiệt.
Những loại thuốc có tính hòa như
Sài hồ, Lá chanh để thư can, khai uất.
Bạch truật, Chích thảo, Trần bì, Đại táo để kiện tỳ.
Bạc hà, Gừng sống để giải cảm.

4
3. THUỐC TRỊ HƯ CHỨNG (phép BỔ)
Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc bổ:
▪ Chú ý đến tỳ vị, mới phát huy được kết quả thuốc bổ.
▪ Chứng hư lâu ngày phải dùng thuốc từ từ, nếu âm dương khí huyết mất đột ngột
thì phải dùng liều mạnh.
▪ Để phát huy tác dụng nhanh và mạnh hơn:
• Bổ khí + Bổ huyết
• Bổ huyết + Hành huyết
▪ Sắc lâu

Cấm kỵ:
▪ Người dương hư, tỳ vị hư không nên dùng các thuốc bổ âm tính nê trệ, cần phối
hợp thuốc kiện tỳ
▪ Người âm hư mà dùng thuốc bổ dương => mất tân dịch

5
3.1. Bổ khí: Tăng cường hoạt động của một chức năng bị suy giảm về tiêu hóa,
tuần hoàn, sinh dục, cơ nhục (sa trệ trực tràng, tử cung, dạ dày);
Thường dùng: Bạch truật, Nhân sâm, Sinh khương, Đại táo, Trần bì, Hoàng kỳ,
Thăng ma

6
3.2. Bổ huyết: Tăng cường sự dinh dưỡng của cơ thể, khi có triệu chứng thiếu máu,
sắc mặt vàng héo, móng tay chân lợt lạt, môi tím tái, váng đầu, ù tai, tim hồi hộp, kinh
nguyệt không đều. Thường dùng: Hà thủ ô, Thục địa, Thố ti tử, Ý dĩ, lá Dâu …

7
3.3. Bổ thận âm (Thận thủy): Để chữa bệnh cảnh Thận âm hư: Người gầy, cảm
giác nóng (âm hư sinh nội nhiệt), đổ mồ hôi trộm, miệng khô; di tinh, liệt dương, tai ù,
răng lung lay, lưng đau, táo bón, tiểu tiện ít; thần kinh dễ bị kích thích, huyết áp tăng.
Hay thấy ở BN viêm nhiễm lâu ngày, cơ thể suy yếu.
Thường dùng: Thục địa, Sơn thù du, Đơn bì, Hoài sơn, Ngưu tất, Trạch tả, Lộc
giác giao, Thỏ tỳ tử.

8
3.4. Bổ thận dương (Thận hỏa): Chữa Thận dương hư: hai chân lạnh, tự đổ mồ hôi
nhiều (dương hư tự hãn), đi lỏng gần sáng, bụng đầy, thở ngắn, hụt hơi, sắc mặt đen
xạm, gầy yếu.
Thường dùng: Thục địa, Nhục Quế, Phụ tử, Đan bì, Phục linh, Trạch tả, Hoài sơn, Đỗ
trọng, Đương qui, Ngũ vị, Trần bì, Hoàng kỳ.

9
3.5. Bổ Phế âm: chữa chứng phế âm hư: bệnh hô hấp lâu ngày, người gầy mòn, hâm
hấp sốt, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, khát nước, ho ra máu, .
Thường dùng: Sa sâm, Mạch môn, Thạch hộc …

10
3.6. Bổ Tỳ (kiện tỳ): chữa chứng Tỳ dương hư: ăn không tiêu, cầu lỏng, cơ thể gầy
mòn (cachexia), sắc mặt vàng héo, tay chân lạnh, ít hoạt động, phù do suy dinh dưỡng.
Thường dùng: Mạch nha, Sơn tra, Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Thần khúc. (ôn
bổ tỳ hư )

11
4. THUỐC TRỊ THỰC CHỨNG (phép TẢ, THỔ, HẠ..)
4.1. Phép thổ: Chữa chứng thực: đầy tức bụng, đưa xuống không được, bệnh nhân
bứt rứt khó chịu, phải làm cho nôn ra đường họng. Thường dùng muối ăn hoặc ngoáy
họng.
4.2. Phép hạ: Chữa chứng táo bón, tích trệ ở ruột, dạ dày.
Trường hợp bệnh nhiệt: dùng thuốc hàn hạ như Đại hoàng, Chỉ thực, Mang tiêu.
Bài thuốc “Đại Thừa Khí Thang”
Trường hợp bệnh hàn: dùng thuốc ôn hạ từ từ bằng các loại dầu như dầu Mè, dầu
Phộng, dầu Dừa.

12
4.3. Phép tiêu: chữa chứng sưng tụ, ứ trệ, do sang chấn, viêm nhiễm, nổi u nhọt…
Thường dùng: Nghệ vàng, Tam lăng, Nga truật, Hồng hoa, Tô mộc, Đào nhân,
Trạch tả, Mã đề, Độc hoạt

13
5. THUỐC TRỊ NHIỆT CHỨNG (phép THANH)
Phép thanh: Chữa chứng: sốt cao, khát nước, bứt rứt, do viêm nhiễm; (nhiệt
chứng, dương chứng) có 2 loại:
Thuốc tân lương thanh nhiệt (cay mát): chữa các chứng sốt mới phát, phản ứng
của cơ thể còn mạnh: sợ nóng, đổ mồ hôi, khát nước, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng
đại. Thường dùng: Tri mẫu, Lá tre, Thạch cao, Sinh địa, Huyền sâm, Cam thảo.

14
Thuốc khổ hàn tả hỏa (đắng lạnh): chữa các chứng sốt cao, miệng khát, đại tiện
bí, rêu lưỡi vàng dày (Dương minh chứng). Thường dùng: Hoàng Liên, Hoàng bá,
Hoàng cầm, Chi tử, Đại hoàng, Khổ qua.

15
6. THUỐC TRỊ HÀN CHỨNG (phép ÔN)
Phép ôn: chữa hàn chứng, âm chứng, khi cơ thể bị lạnh; Thường dùng Phụ tử, Can
khương, Ngô thù, Đậu khấu … Có 2 loại thuốc ôn
Trường hợp Tỳ dương hư: mỏi mệt, kém ăn, tiêu chảy. Thường dung: Can
khương, Bạch truật, Sâm, Phá cố chỉ, Ngũ vị tử, Mộc hương, Hương phụ. (Ôn trung
tán tàn)

16
Trường hợp vong dương: sợ lạnh, nằm co, tiêu chảy, tay chân lạnh, mạch nhỏ.
Thường dùng Phụ tử, Can khương. (Hồi dương cứu nghịch)

17
THUỐC DÙNG TRONG BỆNH RĂNG MIỆNG
1. THUỐC CHỮA NHIỄM TRÙNG, SỐT
- Tác dụng kháng sinh, chống viêm nhiễm: viêm đường hô hấp, lợi, dị ứng,
- Thường dùng: Kim ngân hoa, Bồ công anh, Sài đất, Liên kiều
- Kết hợp với hoạt huyết: Xuyên khung, Đan sâm tiêu sưng,
lợi niệu, nhuận tràng để hạ sốt.

18
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc thanh nhiệt
- Bệnh còn ở biểu, phải kết hợp “Biểu lý cùng chữa”.
- Các vị thuốc ngọt lạnh, gây nê trệ, cần kết hợp với thuốc kiện tỳ vị: Cam thảo,
Bạch truật.
- Các vị thuốc đắng lạnh, gây táo, tổn thương tân dịch nên phối hợp với thuốc
dưỡng âm.
- Thuốc dễ gây nôn nên thêm nước gừng, uống nóng.
- Nhiệt nhiều dùng thuốc mạnh, nhiệt ít dùng thuốc nhẹ.
- Tỳ vị hư nhược, ỉa chảy, mất máu dùng cẩn thận

19
2. THUỐC DÂN GIAN TRỊ VIÊM LỢI

20
3. THUỐC DÂN GIAN TRỊ SÂU RĂNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đại học Y Hà Nội (2014), Y học cổ truyền, Tập 1 và 2, Nxb Y học, Hà Nội.
[2] Nguyễn Mạnh Trí (2018), Y học cổ truyền, Nxb Tổng hợp Tp.HCM.
[3] Trần Văn Kỳ (2008), Cẩm nang chẩn đoán và điều trị nội khoa Đông y, Nxb
Tổng hợp Tp.HCM.
[4] https://www.tailieudaihoc.com/3doc/2456473.html
[5] https://duocthu.com/dai-cuong-ve-thuoc-y-hoc-co-truyen/
[6] https://www.thuocnambac.com/cac-bai-thuoc-y-hoc-dan-toc/kien-thuc-dai-
cuong-ve-cac-bai-thuoc-y-hoc-co-truyen-1

21

You might also like