You are on page 1of 4

BUỔI 1

BÀI 3
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Pgs Ts Bs Phạm Huy Hùng

Đối tượng: Sinh viên Răng Hàm Mặt, năm thứ 5 Tính chất: lý thuyết
Chuẩn đầu ra: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được nguyên nhân bên trong theo Y học cổ truyền .
2. Phân tích được nguyên nhân bên ngoài theo Y học cổ truyền.
3. Phân tích được bất nội ngoại nhân theo Y học cổ truyền.

ĐẠI CƯƠNG:
Y học cổ truyền chia nguyên nhân gây bệnh gồm 3 nhóm:
- Nội nhân (nguyên nhân bên trong): do thất tình (bảy loại cảm xúc) như vui,
giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ.
- Ngoại nhân (nguyên nhân bên ngoài): do lục khí (sáu loại khí hậu, thời tiết)
như: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (khô), hỏa (nhiệt).
- Bất nội ngoại nhân (các nguyên nhân khác): do té ngã, đả thương, trùng thú
cắn, ẩm thực.

1. NỘI NHÂN (nguyên nhân bên trong):


Tình chí bị kích động, những sang chấn về tinh thần, gây ra sự mất thăng bằng
về âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc mà gây ra các bệnh nội thương: cao
huyết áp, suy nhược thần kinh, loét dạ dày tá tràng,..
- Hỉ: (vui mừng quá) => Hại đến tâm khí.
- Nộ: (giận quá) => Hại đến can khí.
- Ưu, bi: (sầu, muộn quá) => Hại đến phế khí.

1
- Tư: (lo lắng quá) => Hại đến tỳ khí.
- Khủng, kinh: (sợ quá, hoảng quá) => Hại đến thận khí.

Bảy thứ tình chí nói trên thực chất là những rối loạn về tâm lý xã hội đưa đến rối
loạn chức năng hoạt động của các tạng phủ.
Thất tình đặc biệt gây bệnh cho 4 tạng: tâm, can, tỳ, thận.
Tâm: mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, hoang tưởng, cười nói
huyên thuyên, điên cuồng.
Can: tinh thần uất ức, hay cáu gắt, mạng sườn đầy tức, phụ nữ đau vú, kinh
nguyệt không đều, thống kinh.
Tỳ: ăn uống kém, không muốn ăn, đầy bụng, đại tiện thất thường táo hay lỏng,
phụ nữ bế kinh, rong kinh…
Thận: suy sinh dục, lãnh cảm, liệt dương, sức đề kháng giảm.

2. NGOẠI NHÂN (nguyên nhân bên ngoài):


- Phong: gió chủ khí mùa xuân, thường kết hợp với các khí khác như: phong
hàn, phong nhiệt, phong thấp.
- Hàn: lạnh chủ khí của mùa đông, hay làm tắc lại không ra mồ hôi, thường có
phong hàn, hàn thấp.

2
- Thử: nắng chủ khí về mùa hạ có đặc tính làm sốt cao, thường có: thương thử,
trúng thử và thấp thử.
- Thấp: độ ẩm thấp trong không khí, có các triệu chứng về tiêu hoá, thường có
phong thấp, thấp thử và hàn thấp.
- Táo: chủ khí của mùa thu, độ khô của không khí, thường gây những bệnh sốt
cao, táo nhiệt.
- Hỏa: nhiệt, đặc tính của các bệnh dịch khí, lệ khí, truyền nhiễm. Thường có
thấp nhiệt, phong nhiệt, thử nhiệt.

3. BẤT NỘI NGOẠI NHÂN (các nguyên nhân khác):


Do sang chấn, té ngã, tai nạn, ăn uống, lao động, tình dục …
Ăn uống: thức ăn không sạch (nhiễm khuẩn, ngâm tẩm hóa chất, chất bảo quản
độc hại), thức ăn có độc tố (nấm độc, heo bò bị bệnh chết,…); Nhiều béo, ngọt gây
thấp, đàm, nhiệt; hoặc thức ăn lạnh quá gây tỳ vị hư hàn; quá cay gây táo bón, trĩ…
hoặc ăn uống kém dinh dưỡng, quá ít làm khí huyết suy kém; hoặc ăn quá nhiều (bội
thực, no quá hại tỳ).
Tình dục quá độ: làm thận suy yếu, tinh hư, gây chứng tinh thần mệt mỏi, hay
quên, không nghĩ lâu được, tóc bạc dần, dễ rụng ….
Sang chấn: tai nạn giao thông, té ngã, bị đánh đập …, làm tổn thương da, gân,
cơ, xương, khớp, tổn thương tạng phủ, ứ huyết …
Bị thú, côn trùng cắn: rắn cắn, chó dại cắn…

3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đại học Y Hà Nội (2014), Y học cổ truyền, Tập 1 và 2, Nxb Y học, Hà Nội.
[2] Trần Văn Kỳ (2008), Cẩm nang chẩn đoán và điều trị nội khoa Đông y, Nxb
Tổng hợp Tp.HCM.
[3] Nguyễn Mạnh Trí (2018), Y học cổ truyền, Nxb Tổng hợp Tp.HCM.

You might also like