You are on page 1of 2

Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Bộ môn Chăm Sóc Giảm Nhẹ

Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh


Khoa Y
Bộ môn Chăm Sóc Giảm Nhẹ
Module Y Học Gia Đình
ĐAU TRONG CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

1. Đau là gì?

- Đau là cảm giác khó chịu về thể chất hay cảm xúc, tinh thần gây ra bởi
các kích thích gây hại hay có nguy cơ gây hại.
- Đau có nhiều loại: đau thể chất (đau thụ cảm, đau thần kinh, đau do viêm,
đau tạng ...), đau tâm lí, đau về mặt tinh thần.
- Đau là một cảm giác chủ quan của mỗi người. Mức độ cảm nhận đau tùy
thuộc vào ngưỡng đau của mỗi cá nhân và các trải nghiệm đau trong quá
khứ mà họ đã từng có.

2. Cách đánh giá đau?

- Có nhiều thang điểm giúp các bác sĩ hay điều dưỡng đánh giá mức độ đau
của bệnh nhân.
- Một số thang đánh giá đau thường dùng là:
o Thang đánh giá đau bằng khuôn mặt Wong Baker (thường được
dùng cho trẻ em, người già, v.v...)

1
Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Bộ môn Chăm Sóc Giảm Nhẹ

o Thang đánh giá trên thang điểm NRS 10: bệnh nhân tự đánh giá
mức độ đau của mình trên thang điểm từ 0 đến 10. Với 0 tương
đương với không có cảm giác đau và 10 là đau khủng khiếp không
thể chịu đựng được.

3. Các phương thức điều trị đau?

- Dùng thuốc: các thuốc giảm đau như Paracetamol, các thuốc kháng viêm
không steroid (NSAID), thuốc giảm đau thần kinh, thuốc kháng viêm có
steroid, thuốc opioid...
- Không dùng thuốc: châm cứu, chườm nóng, lạnh, tâm lí trị liệu, TENS
(kích thích dây thần kinh qua da), vật lí trị liệu ...

4. Đau đột xuất là gì?

- Trong trường hợp đau mạn tính, ngoài đau âm ỉ và liên tục với mức độ cố
định trong ngày, bệnh nhân có thể có những cơn đau dữ dội ngoài sự
kiểm soát của thuốc, kéo dài vài phút, có thể có nguyên do (di chuyển, té
ngã ...) hay không có nguyên do.
- Điều trị cần sử dụng liều cứu hộ các thuốc giảm đau theo hướng dẫn của
bác sĩ. Người bệnh hay gia đình cần ghi nhận số cơn đau đột xuất, số lần
dùng liều cứu hộ và báo lại cho bác sĩ vào lần khám kế tiếp.

You might also like