You are on page 1of 3

MC Yến Nhi Quý vị và các bạn thân mến, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng trải qua

những cung bật cảm xúc trái ngược, vui - buồn lẫn lộn. Nhưng thông
thường thì mỗi người sẽ nhanh chóng tự cân bằng được thực trạng. Nếu
trạng thái cảm xúc trở nên trầm trọng quá mức, không kiểm soát được,
dẫn đến khả năng học tập, làm việc bị ảnh hưởng, thì rất có khả năng bạn
đã mắc phải chứng rối loạn cảm xúc hay còn được biết đến là hội chứng
trầm cảm. (Giọng điệu nhấn mạnh) Vậy, vì sao con người lại dễ rơi vào
trầm cảm? Biểu hiện cụ thể và cách can thiệp điều trị căn bệnh này như
thế nào? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu chủ đề này qua Talk show: Rối
loạn cảm xúc – Hiểu để chữa lành.
MC Quỳnh Nhi Vâng, kính thưa quý vị cùng đồng hành với chúng ta trong buổi Talk show
ngày hôm nay. Chúng tôi vô cùng vinh dự và hân hạnh được đón tiếp
(giọng điệu nhấn mạnh): - Tiến sĩ Bác sĩ Tâm lý Nguyễn Anh Khoa – Phó
Giám đốc Bệnh viện Tâm Thần TP HCM. - Tiến sĩ Bác sĩ Lê Minh Nhân –
Giảng viên Trường Đại học Y Dược TP HCM. (Ngưng khoảng 3s, giọng điệu
chậm rãi) Trước hết, thay mặt những người thực hiện chương trình,
Quỳnh Nhi xin cảm ơn hai vị Bác sĩ đã dành thời gian tham gia chương
trình của chúng tôi
ngày hôm nay. (Ngưng khoảng 3s)
Và câu hỏi đầu tiên, xin được hỏi Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Anh
Khoa, xin Bác sĩ hãy cho biết như thế nào được gọi là rối loạn
cảm xúc và cách để tôn trọng họ trong mọi hoàn cảnh ạ?
Bác sĩ Nguyễn Anh Khoa Vâng, chào MC Yến Nhi, chào MC Quỳnh Nhi và toàn thể các bạn sinh viên
đang tham dự trong Talk show ngày hôm nay. (Trả lời chậm rãi, tự nhiên)
Rối loạn cảm xúc có nghĩa là chúng ta rối loạn cái hoạt động mang tính
tình cảm, trong đó có rối loạn “hưng cảm”. Rối loạn “hưng cảm” là cái
hoạt động cảm xúc của chúng ta nó trên mức bình thường. Chúng ta dễ
cảm thấy hưng phấn về cảm xúc, hưng phấn về hành vi, hưng phấn về tư
duy. Trạng thái bệnh thứ hai là rối loạn trầm cảm, có nghĩa là các mặt hoạt
động cảm xúc của chúng ta nó dưới mức bình thường. Bệnh nhân dễ bị
ức chế về mặt cảm xúc, ức chế về tư duy, ức chế về hành vi. Một cái bệnh
thứ ba là rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Đây là một trạng thái bệnh biểu hiện
cả 2 mặt “hưng cảm” lẫn “trầm cảm”. Họ là những người bị tổn thương
sâu sắc về mặt tâm lí nên theo tôi thì chúng nên xa lánh và chỉ trích họ
ngược lại chúng ta cần tang cường sự tương tác với bệnh nhân, có thái độ
tôn trọng và đồng cảm để cùng chia sẽ những cảm xúc tiêu cực, có cách
đối xửa chuẩn mực để đưa bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường.
( Đạo đức: Tông trọng bệnh nhận)
MC Quỳnh Nhi Dạ lúc nảy Bác sĩ có nhắc đến thái độ của mọi người xung quanh và bác sĩ
với bệnh nhân trầm cảm. Vậy, xin Bác sĩ hãy cho Quỳnh Nhi cũng như các
bạn sinh viên được biết có phải chúng ta đã thiếu đi sự tôn trọng và cảm
thông với chứng bệnh rối loạn về tâm thần hay không ạ? (lên giọng, nhấn
mạnh)
Bác sĩ Nguyễn Anh Khoa Theo như kinh nghiệm 10 năm tôi làm việc ở bệnh viện tâm thần Hồ Chí
Minh thì hầu hết mọi người thường e ngại khi tiếp xúc và tương tác với
bệnh nhân do vậy hôm nay tôi muốn tại chương trình này khuyên mọi
người nên có thái độ đúng mực và sự tôn trọng, cảm thông cho họ bởi vì
họ cũng không muốn trở thành người như vậy.
MC Yến Nhi Vậy thì, kính thưa Tiến sĩ Bác sĩ Lê Minh Nhân, Yến Nhi có một thắc mắc là:
Nếu như căn bệnh rối loạn lưỡng cực này mà nó kéo dài, không có được
chữa trị thì không biết có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe không ạ?
Bác sĩ Lê Minh Nhân Đầu tiên, là nếu ở cái giai đoạn “hưng cảm” á! (dùng ngôn ngữ nói, bọc lộ
sắc thái cảm xúc 1 cách tự nhiên). Thì bệnh nhân sẽ có một cái cảm giác là
gì? Họ sẽ ăn rất là nhiều, ăn ngon miệng, nên có thể làm cho chúng ta bị
rối loạn về hệ thống tiêu hóa. Có thể dẫn đến tăng cân. Rồi! Sau đó, chúng
ta lại hoạt động quá nhiều, chúng ta không có cảm giác buồn ngủ, chúng
ta làm việc tích cực. Điều đó, nó có thể đưa chúng ta rơi vào trạng là
không ổn định. Và đặc biệt là ở cái giai đoạn “hưng cảm” thì bệnh nhân
hay có 1 cái là ảo giác. Và cái ảo giác đó, đôi khi nó sẽ xúi chúng ta làm
những cái hành động không tốt, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng
có thể ảnh hưởng đến tính mạng bản thân của người đó. Riêng cái bệnh
trầm cảm thì bệnh nhân lại rơi vô cái thái cực khác nữa. Có nghĩa là lúc
nào cũng buồn rầu, lo lắng, rồi đôi khi là có cảm giác chán ăn, ăn không
ngon. Đôi khi không thèm ăn nữa. Và bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng là
bệnh nhân sẽ mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Buồn ngủ mà không ngủ được.
Kèm theo đó nữa là cái hành động chán nản nó có thể đưa người ta đến
cái hành vi đó là tự sát. (Cập nhân kiến thức chuyên môn)
MC Quỳnh Nhi Quỳnh Nhi thì cũng có dịp đọc qua 1 số những tài liệu Thì Quỳnh Nhi có
đọc được một cái câu là: “Mất cân bằng các nội tiết tố có thể gây ra rối
loạn cảm xúc”. Vậy thì xin Bác sĩ Nguyễn Anh Khoa chia sẽ cho Quỳnh Nhi
cũng như các bạn sinh viên được hiểu hơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Anh Khoa Trong rối loạn cảm xúc thì các nhà chuyên môn người ta nghiên cứu cho
thấy: Đối với cái giai đoạn mà người ta gọi là giai đoạn “trầm cảm” á, thì
các nhà chuyên môn người ta đo được cái nồng độ nội tiết tố để mà dẫn
truyền các hoạt động của hệ thần kinh của chúng ta, thì cái “serotonin” nó
sẽ giảm ở cái “synap” thần kinh. Đây là một cái nội tiết tố để dẫn truyền
thần kinh. Nhưng khi nó giảm do đó cái dẫn truyền thần kinh nó sẽ chậm
lại, đưa bệnh nhân đến giai đoạn trầm cảm. Đến giai đoạn “hưng cảm” thì
người ta lại thấy là ngay cái “synap” thần kinh thì cái nội tiết tố có 1 cái
chất đó là “dopamine” nó lại gia tăng quá mức. Do đó, nó sẽ gây nên
những cái thái quá trong cái sinh hoạt.
MC Yến Nhi Vậy thì ngoài những cái lý do như Bác sĩ Nguyễn Anh Khoa vừa chia sẽ thì
không biết rối loạn cảm xúc còn đến từ những nguyên nhân nào khác
không ạ? Mong Bác sĩ Lê Minh Nhân chia sẽ thêm cho Yến Nhi cũng như
các bạn sinh viên được rõ ạ!
Bác sĩ Lê Minh Nhân Hiện nay, khi nói về rối loạn cảm xúc thì: - Đầu tiên thì người ta thấy nó có
liên quan đến yếu tố di truyền. (Giọng nhanh nhẹn, dứt khoát) Tuy nhiên,
không phải trong gia đình chúng ta có người bị thì bắt buộc tất cả mọi
người trong gia đình đều bị. (Giọng chậm rãi) Nếu chúng ta có những cái
biểu hiện mà chúng ta nghi ngờ là chúng ta đã và đang bị rối loạn cảm
xúc, mà mình nhìn trong gia đình mình bố/ mẹ hoặc ông/ bà, anh/ chị/
em chúng ta có người bị (giọng nhấn mạnh) thì cái khả năng chúng ta
đang mắc phải hội chứng rối loạn cảm xúc là rất lớn. - Cái nguyên nhân
thứ hai, người ta gọi là người bệnh bị stress. Hiện nay, trong cái thời đại
của chúng ta, cái cuộc sống nó hơi căng thẳng. Do đó nếu chúng ta không
biết cách điều tiết tạo nên sự cân bằng giữa học tập/ công việc và cuộc
sống thì đây là 1 trong những yếu tố đưa bạn đến chứng rối loạn cảm xúc.
- Một cái nguyên nhân kế nữa, sâu xa hơn đó là do những cái chấn
thương tâm lý từ bé. Ví dụ: Từ bé bệnh nhân bị những cái tổn thương tâm
lý do bị ngược đãi chẳng hạn hoặc do bị lạm dụng, thì đến sau này bệnh
nhân sẽ dễ bị rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc. - Ngoài những nguyên
nhân trên thì rối loạn cảm xúc còn đến từ yếu tố sức khỏe của chúng ta
nữa. Chúng đến từ những tổn thương của não bộ hoặc hệ thần kinh.
MC Yến Nhi Qua những thông tin mà 2 bác sĩ vừa chia sẽ thì chúng ta nên rèn luyện
them những gì để có cuộc sống hạnh phúc và thành công ạ?
Bác sĩ Nguyễn Anh Khoa Hiện nay xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là công nghệ thông tin điều
này làm cho nhiều người xa lánh với cuộc sống hiện thực và chú tâm vào
thế giới ảo do vậy nên chúng ta cần phải học cách trung hòa cuộc sống
thật tốt phải thường xuyên rèn luyện thể chất và tinh thần lành mạnh có
thái độ suy nghĩ tích cực không nên dồn ép bản thân, không nên đè nặng
vấn đề tiền bạc mà quên đi sức khỏe của bản thân. (Cuộc sống hạnh phúc
và thành công)
MC Quỳnh Nhi Ngoài những chia sẽ của Bác sĩ NAK thì Bác sĩ LMN có bổ sung them gì
không ạ?
Bác sĩ Lê Minh Nhân Như Bác sĩ NAK đã chia sẽ thì tôi có góp ý thêm công việc cũng là 1 phần
trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày mọi người đều dành 1/3 thời gian
cho nó do vậy nên chúng ta cần thiết phải tìm kím 1 cộng việc mà mình
thật sự yêu thích để không phải bị áp lực, khó chịu khi đi làm từ đó tạo
điều kiện để chúng ta nâng cao trình độ chuyên môn cải thiện bản than
mỗi ngày, xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, quản lí thời gian
hiệu quả.
Câu hỏi của sinh viên Giowis trẻ ngày nay quá tập trung vào cái tôi cá nhân của mình và thường
xuyên có bạo lực mạng xãy ra hàng ngày hang giờ vậy thì chúng ta nên lm
gì để hạn chế tình trạng bệnh nhân trầm cảm do bạo lực mạng.
MC Quỳnh Nhi Một lần nữa xin cảm ơn Tiến sĩ Bác sĩ Tâm lý Nguyễn Anh Khoa và Tiến sĩ
Bác sĩ Lê Minh Nhân đã dành thời gian tham gia chương trình của chúng
tôi ngày hôm nay. Quỳnh Nhi chúc hai vị Bác sĩ có thật nhiều sức khỏe. Xin
cảm ơn các bạn sinh viên đã tham gia Talk Show ngày hôm nay

You might also like