You are on page 1of 15

I.

Khái niệm đau

Theo Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP) :

Đau là một cảm giác khó chịu và trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương thực sự
hay tiềm tàng của các mô, hoặc được mô tả theo kiểu giống như thế.

II. Phân loại đau

-Phân loại đau theo cơ chế .

-Phân loại đau theo thời gian và tính chất.

-Phân loại đau dựa theo cảm nhận.

1.Phân loại đau theo cơ chế

Gồm:

- Đau do cảm thụ thần kinh (nociceptive pain).

- Đau do nguyên nhân thần kinh (neuropathic pain).

- Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain).

* Đau do cảm thụ thần kinh

- Là đau do thái quá về sự kích thích nhận cảm đau tổn thương mà bắt đầu từ các thụ cảm thể nhận
cảm đau tổn thương rồi dẫn truyền hướng tâm về thần kinh trung ương.

*Đau do nguyên nhân thần kinh

- Do bị chèn ép thân, rễ hay đám rối thần kinh (như đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, hội
chứng ống, u bướu...).

- Thực chất là đau có nguyên nhân thực thể (đau tổn thương).

*Đau do căn nguyên tâm lý

- Đặc điểm:

+ Là những cảm giác bản thể hay nội tạng, ám ảnh nhiều hơn là đau thực thụ.

+ Phong phú, không rõ ràng hoặc luôn thay đổi và thường lan tỏa, triệu chứng học không điển hình.

2. Phân loại đau theo thời gian và tính chất:

+ Cấp tính

- Là đau mới xuất hiện.

- Có cường độ mạnh mẽ.

+ Mãn tính

- Là chứng đau dai dẳng.

- Tái đi tái lại nhiều lần.

- Nó làm cho cơ thể bị phá hủy về thể lực và cả về tâm lý và xã hội.


- Theo quy ước cổ điển, người ta ấn định giới hạn phân cách đau cấp và mạn tính là giữa 3 và 6
tháng.

3.Phân loại cảm giác đau theo cảm nhận

- Thường được phân làm 3 loại chủ yếu:

+ Đau nhói: có cảm giác đau một cách đột ngột tại một vị trí nào đó trên cơ thể.

+ Đau rát: xuất hiện khi một vùng da rộng bị kích thích tấy mạnh.

+ Đau quằn quại – đau vật vã: sâu bên trong cơ thể gây khó chịu cho bệnh nhân.

=> Đau vùng hàm mặt chủ yếu do:

-cảm thụ thần kinh: chấn thương hàm mặt,..

-nguyên nhân thần kinh: đau dây thần kinh số 5,..

-một số ít không rõ nguyên nhân

III/ THỤ THỂ ĐAU VÀ DẪN TRUYỀN ĐAU

1)Thụ thể đau:


- Thụ thể đau là những đầu tận tự do của sợi thần kinh:
+ Các thụ thể có vai trò nhận cảm trong da và những mô khác. Chúng phân bố rộng khắp trên
bề mặt da cũng như mô nội tạng, cụ thể là màng xương, thành động mạch, màng khớp, liềm
đại não và lều tiểu não trong hộp sọ.
+ Mặc dù, tại đa số các mô nằm sâu khác, các đầu tận thần kinh chi có mật độ thưa thớt,
những thương tổn tại đây vẫn có thể gây ra cảm giác đau chậm, âm ỉ kéo dài, lan ra khắp cả
một vùng rộng lớn.

- Sự trơ tự nhiên của thụ thể đau:


Khác biệt với đa số các thụ thể cảm giác trong cơ thể, thụ thể đau ít đáp ứng hoặc có khi hoàn
toàn không đáp ứng với kích thích. Thực tế là, trong một số trường hợp, sự hưng phấn của sợi
dẫn truyền cảm giác đau, nhất là cơn đau chậm, âm ỉ, quặn thắt, chỉ tăng dần khi tác nhân
kích thích còn diễn ra. Sự tăng nhận cảm đau tại thụ thể gọi là Chứng tăng cảm đau
(hyperalgesia) – khi kích thích đau, bệnh nhân thấy đau nhiều hơn bình thường. Sự trơ này
chỉ có nhằm thông báo cho biết hiện đang còn sự hiện diện của mô bị tổn thương.

- Các thụ thể cảm giác đau được kích hoạt một cách có chọn lọc bởi các kích thích cơ học,
nhiệt hoặc hóa học để mở các kênh Natri và tạo ra sự khử cực theo trục.
+ Đau có thể xảy ra dưới sự kích thích của nhiều tác nhân. Những tác nhân đó được xếp
thành ba nhóm: Tác nhân kích thích cơ học, tác nhân kích thích nhiệt và tác nhân kích thích
hóa học
+ Thông thường, đau nhanh xảy ra sau một tác nhân cơ học và nhiệt độ trong khi đau chậm
đều có thể là hệ quá của cả ba tác nhân trên
2) DẪN TRUYỀN ĐAU

1. Chuyển (transduction): là quá trình mà các kích thích có hại dẫn đến hoạt động điện thế ở
các đầu tận cùng tế bào thần kinh cảm giác. (Thay đổi hoạt động điện thế ở màng tế bào)
- Thụ cảm đau (Nociceptors): là nơi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây đau (tác nhân vật
lý, cơ học, hóa học sinh ra đau).
• Bên ngoài: da, tổ chức liên kết dưới da, bề ngoài hộp sọ, thành động mạch.
• Bên trong: màng não cứng, bề mặt khớp, các tạng trong cơ thể.
2. Dẫn (conduction): là quá trình các tín hiệu đau được các sợi thần kinh mang đi bằng cách
kích hoạt trung tâm tận cùng của sợi thần kinh.
3. Truyền (transmission): là quá trình các tín hiệu đau được truyền đi qua nút giao synapse
từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh tiếp theo.
Có 3 phần chính trong quá trình truyền:
Các sợi thần kinh thứ nhất: các sợi thần kinh cảm giác ở ngoại vi truyền thông tin từ cơ quan
cảm giác đến tủy sống và tạo sinap ở sừng sau tủy sống.
- Các sợi thần kinh thứ hai mang thông tin đến đồi thị.
- Phản ứng ở đồi thị, vỏ não và hệ viền.
Mỗi thụ thể cảm giác được gắn với một neuron hướng tâm thứ nhất.
Dẫn truyền TK ở ngoại vi
- Thụ thể đau:
o A δ: kích thích cơ học
o C: kích thích cơ học, cơ học, nhiệt
- Các loại sợi hướng tâm thứ nhất và dẫn truyền TK ở ngoại vi
- Các sợi có đường kính lớn dẫn truyền nhanh hơn các sợi có đường kính nhỏ, gồm các
sợi A đường kính lớn và các sợi C đường kính nhỏ. Sợi A chia thành Aα, β, γ, δ.
o Sợi A-alpha, A-beta, A-gamma dẫn truyền các cảm giác xúc giác, không dẫn
truyền cảm giác đau
o Sợi A-delta, C: dẫn truyền cảm giác đau.
- Các sợi hướng tâm dẫn truyền cảm giác đau có 3 loại.
o Sợi hướng tâm cơ – nhiệt: chủ yếu sợi A-delta, đáp ứng kích thích nhiệt và cơ
học mạnh.
o Sợi hướng tâm của thụ thể cơ học có ngưỡng cao: chủ yếu sợi A-delta, đáp
ứng kích thích cơ
học mạnh.
o Sợi hướng tâm đa năng: là các sợi C, đáp ứng với kích thích cơ, nhiệt và hóa
học.
- Hầu hết các sợi hướng tâm thứ nhất của dây V chi phối cho các mô ở da, các mô bên
trong miệng, các mô ở sâu (như khớp, cơ) và mô mạch máu ở não.
- Thân tế bào của chúng nằm ở hạch sinh ba.
- Sợi hướng tâm này đi về phía trung ương vào trong thân não, nơi chúng liên kết với
các neurons thứ hai của phức hợp nhân cảm giác sinh ba ở thân não.
✓ Sự nhạy cảm ở ngoại vi
- Tổn thương ở mô → Giải phóng các hóa chất trung gian → Hoạt hóa các sợi A-delta
và/hoặc các sợi C → TK trung ương → Đau.
Sợi hướng tâm của thụ thể đau Đặc điểm đau
Ngưỡng hoạt hóa giảm Đau với kích thích bình thường không gây đau
Đáp ứng trên ngưỡng tăng Tăng đau
Có liên quan đến các đầu tận cùng sợi hướng
Đau lan rộng
tâm kế cận
Hoạt động tự phát Đau tự phát
4. Nhận thức (perception): khi tín hiệu đau đến vỏ não, đau được nhận biết, điều này lập tức
khởi đầu một phản ứng qua lại phức tạp giữa các neuron của trung tâm cao hơn.

Điều chỉnh: xảy ra ở cả 4 chặng để điều chỉnh cảm giác đau, tức là làm tăng hay ức chế cảm
giác đau, xảy ra ở mọi cấp dẫn truyền (ngoại biên, tủy sống, trên tủy).

❖ Đường dẫn truyền cảm giác đau


- Thụ cảm đau: da cơ, xương, mô liên kết, khớp, nội tạng.
- Các sợi TK hướng tâm:
o Sợi A-delta: ít myeline, đường kính trung bình, vận tốc dẫn truyền trung bình,
đáp ứng với các kích thích cơ học mạnh. Cho cảm giác đau cấp tính, đau nhói,
được cảm nhận nhanh.
o Sợi C: không có myeline, đường kính nhỏ, vận tốc dẫn truyền nhỏ, đáp ứng
với các kích thích cơ, nhiệt, hóa. Cho cảm giác đau nóng bỏng, đau âm ỉ, kéo
dài, và được nhận cảm trễ hơn.
Đường dẫn truyền: kích thích đau → thụ thể đau → các sợi thần kinh hướng tâm (A-denta, C)
→ tủy sống → đồi thị → vỏ não.

❖ Sự khác biệt giữa đường dẫn truyền cảm giác đau và đường dẫn truyền cảm giác đau
miệng mặt:
- Nociceptor (thụ cảm đau) vùng miệng mặt: ngà và tủy răng, dây chằng nha chu và
niêm mạc miệng, giác mạc, da mặt, khớp thái dương hàm và cơ hàm, mạch máu sọ.
- Các dẫn truyền cảm giác ở vùng miệng mặt: không đi vào tủy sống.
o Phần lớn được truyền bởi dây TK sọ V, trực tiếp lên thân não.
o Dẫn truyền qua trung gian bởi các dây TK sọ VII, IX, X và các TK cổ C1, C2,
C3 và các sợi hướng tâm từ các nội tạng qua chuỗi giao cảm cổ để qua các rễ
sau các dây TK ngực trên.
o Sự kết nối thân não của dây sinh ba.

Phân tích đường dẫn truyền trung ương của đau miệng mặt.
Dẫn truyền cảm giác đau ở thân não:
Phức hợp thần kinh sinh ba ở thân não gồm:
- Nhân cảm giác chính.
- Nhân bó gai của dây V: nhân miệng, nhân gian cực và nhân đuôi (vị trí chủ yếu ở thân não
cho thông
tin về thụ thể đau của dây V)
Các neuron hướng tâm thứ 2: bao gồm các neuron cảm giác đau ở các phiến nông và phiến
sâu, có 2 loại.
- Neuron có trường thụ thể riêng biệt: nhận các dẫn truyền từ những sợi Aδ và C.
- Neuron có trường thụ thể rộng: nhận các dẫn truyền từ tất cả các sợi.
Con đường kép cho dẫn truyền đau trong hệ thần kinh trung ương:
Mặc dù tất cả các thụ cảm đau đều là những đầu tận tự do của sợi thần kinh, mỗi mút tận
cùng này đều có hai con đường riêng biệt để dẫn truyền tín hiệu đau đến hệ thống thần kinh
trung ương. Hai con đường ấy tương ứng với hai dạng đau: Con đường đau nhanh cấp tính
(fast -sharp pain pathway) và con đường đau chậm mạn tính (slow-chronic pain pathway)

SỢI DẪN TRUYỀN ĐAU NGOẠI BIÊN – SỢI NHANH VÀ SỢI CHẬM.

Tín hiệu đau nhanh cấp tính vừa là kết quả của sự kích thích thụ thể nhận cảm cơ học, vừa
của thụ thể nhiệt; được dẫn truyền trong dây thần kinh ngoại biên đến tủy sống bằng sợi nhỏ
loại A∆ với vận tốc trong khoảng 6 đến 30 m/giây. Trái lại, cảm giác đau chậm mạn tính lại
xảy ra sau kích thích tại thụ thể hóa học, nhưng đôi khi cũng có sự tham gia của hai loại thụ
thể còn lại. Tín hiệu đau này truyền tới tủy sống trong sợi thần kinh C có tốc độ từ 0.5 đến 2
m/giây.
Chính vì sự hiện diện của một hệ thống kép như trên mà khi có một kích thích đau đột ngột,
sẽ tạo ra động thời hai tín hiệu: cảm giác đau nhanh cấp tính dẫn đến não trong sợi thần kinh
A∆ và cảm giác đau chậm mạn tính sẽ truyền theo sợi C chậm sau vài giây. Cảm giác đau
nhanh cấp tính nhanh chóng báo động cá thể nhận thức về sự tổn thương; do đó, nó có vai trò
quan trọng trong thúc đẩy cá thể đó phản ứng ngay lập tức để giải thoát bản thân khỏi các tác
nhân kích thích. Trong khi đó, cảm giác đau chậm mạn tính lại có khuynh hướng tăng dần
theo thời gian, cho đến khi người bệnh không thể chịu đựng thêm nên phải tìm cách loại bỏ
nguyên nhân tận cùng của sự đau đớn này. Khi đến tủy sống qua các rễ sau, sợi thần kinh
ngoại biên sẽ tận cùng tại các neuron tiếp hợp ở sừng sau. Một lần nữa, hai hệ thống dẫn
truyền tín hiệu đau sẽ cùng song hành đến não bộ.

IV / CƠ CHẾ ĐAU VÙNG HÀM MẶT


1/ Cơ sở sinh học
Sự nhận cảm đau
- Các tb tk đặc biệt chuyên cảm biến hư hại mô gọi là thụ thể cảm nhận đau (nociceptor)
truyền tín hiệu tới cột sống và ngược lên não. Tín hiệu thông tin về sự đau đc dẫn truyền từ
cột sông lên não qua hệ thống đường thụ cảm kết thúc ở vỏ não (nơi sẽ quyết định phản ứng
như thế nào với tín hiệu đau).

- Cảm giác đau được cảm nhận nhờ các “thụ thể đau” (chúng phân bố khắp nơi trong cơ thể
như ở da, mô nông và ở hầu hết các tạng trừ bộ não) . Các thụ thể này là đầu dây thần kinh
của các neuron cấp 1 trong đường dẫn truyêng thần kinh đau. Sợi trục của neuron cấp 1 có
thể có bao myelin( sợi A)/ ko có myelin( sợi C). Sợi A dẫn truyền nhanh cảm giác đau dữ dội
do chấn thương. Sợi C dẫn truyền chậm cảm giác đau âm ỉ, kéo dài. Neuron cấp 1 theo các
dây thần kinh tủy để về tủy sống. Tại đó, chúng kết nối với neuron cấp 2 tại sừng cảm giác.
Neuron cấp 2 đi sang phía bên kia cuả tủy sống, trước khi lên não. Do đó, cảm giác đau ở
phần bên trái cơ thể lại đc truyền về não phải và ngược lại.

- Các tác nhân gây đau đã kích thích các tế bào tại chỗ giải phóng ra các chất trung gian hóa
học như các kinin (bradykinin, serotonin, histamin), một số prostaglandin, chất P... Các chất
trung gian này sẽ tác động lên thụ cảm thể nhận cảm đau làm khử cực các thụ cảm thể này và
gây ra cảm giác đau.
Đau vùng hàm mặt:
1. Đau vùng mặt do nguyên nhân thần kinh hay đau thần kinh mặt:
Nó liên quan đến các dây thần kinh cảm giác, đặc biệt là các nhánh thần kinh tam thoa
hay dây thiệt hầu. Đau thần kinh này có thể là đau thật sự hay đau triệu chứng:
3 nhánh của dây sinh ba:
+ Nhánh mắt (V1) cảm nhận vùng da phần trước của vùng thái dương trên, sống
mũi cũng như nhân trung, vùng niêm mạc của xoang trán, xoang bướm, phía sau
của vách ngăn mũi. Nó cũng cho phối cảm giác của tai, kết mạc mi mắt.

+ Nhánh hàm trên (V2) chi phối cảm giác da của phần giữa của vùng thái dương,
gò má, môi trên, cánh mũi và tiền đình của hố mũi. Vùng niêm mạc khẩu cái cứng
và mềm, ống tai, xoang hàm và phần hố mũi, lựoi và răng hàm trên.

+ Nhánh hàm dưới (V3) là nhánh hỗn hợp duy nhất.


- Chịu trách nhiệm cảm giác phần trước trên má, môi dưới, cằm và phần trước
của vành tai. Vùng niêm mạc của 2/3 trước lưỡi. Chịu trách nhiệm cảm giác của
lợi và răng hàm dưới.
- Nó là nhánh vận động các cơ nhai.
2. Đau vùng mặt do mạch:
Người ta phân loại nguyên nhân theo mức độ cấp cứu khi khám, cần cấp cứu ngay hay
cấp cứu trì hoãn.
- Tách động mạch sọ cổ: Tách động mạch sọ cổ tự phát thường do tụ máu hay rách
thành nội mạc mạch máu (động mạch cảnh và cột sống) là nguyên nhân hay gặp đau
vùng mặt.

- Bệnh Horton hay đau đầu với viêm mạch tế bào khổng lồ:
Chúng ta cần phải nghĩ đến trước tất cả các trường hợp đau mặt hay đau đầu xuất hiện
lần đầu ở người >60 tuổi, đặc biệt là ở nữ. Cơn đau xuất hiện trong 60 - 90% trường
hợp. Đau là triệu chứng hay gặp nhất. Dạng viêm động mạch tế bào khổng lồ này
thường xuất hiện ở các động mạch kích thước lớn thường là các nhánh của động mạch
cảnh ngoài.
- Đau mạch vùng mặt: Đau do mạch vùng mặt hay đau đầu thành cơn là 1 dạng đau
đầu do dây sinh 3 không tự ý. Cơn đau chỉ khu trú 1 bên, trong vùng chi phối của dây
sinh 3, vùng ổ mắt hay hàm trên. Xuất hiện theo cơn tương đối ngắn với độ dài thời
gian thay đổi. Kết hợp với một rối loạn giao cảm

2/ Cơ sở tâm lý:
+ Yếu tố cảm xúc
+ Yếu tố nhận thức
+ Yếu tố hành vi thái độ

VD cho yếu tố cảm xúc: Cảm xúc có tác dụng trực tiếp lên cảm giác đau làm đau có thể tăng
lên hay giảm đi. Nếu cảm xúc vui vẻ, thoải mái có thể làm đau giảm đi, ngược lại nếu cảm
xúc khó chịu, bực dọc, buồn chán... có thể làm đau tăng thêm. Thậm chí trong một số trường
hợp, yếu tố cảm xúc còn được xác định là một nguyên nhân gây đau, ví dụ ở người bị bệnh
mạch vành nếu bị cảm xúc mạnh có thể dẫn đến bị lên cơn đau thắt ngực cấp tính. Ngược lại,
đau lại có tác động trở lại cảm xúc, nó gây nên trạng thái lo lắng, hoảng hốt, cáu gắt...
V / Kiểm soát đau và Ứng dụng lâm sàng

kiểm soát đau :


Làm giảm đau và hết đau cho bệnh nhân là công việc hàng ngày của bác sĩ. Truyền đau và cơ chế truyền đau
là cơ để có thể làm đau bằng cách tác động lên từng giai đoạn cảm nhận đầu với các phương pháp khác
nhau.

1. Lọai bỏ nguyên nhân gây đau:


Điều trị nội khoa và hoặc ngoại khoa -> loại bỏ nguyên nhân gây đau.
Vd:
Đau răng -> trám các lỗ sâu để cách biệt lỗ sâu với môi trường miệng, nhổ răng hoặc lấy tuỷ
2. Ngăn chặn đường dẫn truyền:
Thông thường là phương pháp gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng dây thần kinh V, tuỳ thuộc vào
vùng mà mình muốn tác động để điều trị cho bệnh nhân. Với một liều lượng thuốc tê thích
hợp -> ngăn cản được sự khử cục của màng TB thần kinh -> ngăn chặn được xung thần kinh
truyền về hành tuỷ và bán cầu đại não.
3. Nâng cao ngưỡng đau
Để nâng cao mức chịu đau -> người ta thường dùng thuốc giảm đau tác động lên dây thần
kinh trung ương hoặc dây thần kinh ngoại biên, giúp cho mức chịu đau tăng
Khi các cấu trúc mô quanh răng bị tổn thường, quá trình viêm tại chỗ cũng xảy ra -> các chất
trung gian của quá trình viêm được phóng thích như: prostaglandin, histamine, bradykinin,
nổi bật nhất là prostaglandin.
*Thuốc giảm đau ngoại biên: thường được dùng trong nha khoa.
Nó ức chế sự tổng hợp prostaglandins -> giảm đau ở vị trí viêm.
Có các loại: thuốc giảm đau hạ sốt (acetaminophen), thuốc gỉam đau hạ sốt kháng viêm
(NSAIDs)
*Thuốc giảm đau trung ương: ít được dùng trong nha khoa. Vì đa số trường hợp đau vùng
răng miệng liên quan đến viêm nhiễm và ở cường độ không quá cao nên được chỉ định chủ
yếu bằng thuốc giảm đau ngoại biên. Tuy nhiên nhiều trường hợp đau vùng hàm mặt có vùng
dữ dội -> chỉ định bằng thuốc giảm đau trung ương hoặc kết hợp cả hai.
Link video:
https://drive.google.com/file/d/1Q8Vpy1GblP5FO8B5AgIWxwZdoZK0LAII/view?
usp=sharing
4. Phương pháp tâm lý liệu pháp: Tạo cho bệnh nhân tâm lý yên tâm, tin tưởng vào thầy
thuốc, là yêu tố không nhỏ để góp phần làm giảm đau cho bệnh nhân, vì thế cần phải giải
thích sẽ làm gì, diễn biến ra sao và cảm giác gì.
Không nên hỏi bệnh nhân có đau không mà nên đặt câu hỏi khiến bệnh nhân chú ý đến vấn
đề khác.

Nên chủ động giải thích cho bệnh nhân

Cách giảm đau nhanh chóng không cần dùng đến thuốc
1. Chườm nóng
Sức nóng giúp tăng cường lưu lượng ôxy và chất dinh dưỡng đến những vùng cơ bị đau. Sức
nóng cũng ngăn chặn các tín hiệu đau do não gửi đến. Khi bạn cảm thấy đau, hãy thử chườm
nóng vùng bị đau trước khi dùng thuốc giảm đau.
2. Chườm đá
Đá lạnh cũng là một phương thuốc giúp giảm đau tự nhiên theo hai cách. Thứ nhất, chúng có
hiệu quả chống viêm. Nếu bạn bị đau lưng do viêm, hãy thử chườm đá lạnh lên lưng. Thứ
hai, đá lạnh có tác dụng như một chất gây tê và làm chậm các xung lực thần, vì vậy đá được
sử dụng như một cách giảm đau hiệu quả.
3. Tập thể dục thường xuyên
Hormone endorphin, một chất giảm đau nhức tự nhiên thể trong cơ được sinh ra khi chúng ta
tập thể dục. Hormone này có tác dụng tương tự như thuốc giảm đau. Phản xạ đau được kìm
hãm không chạy lên não. Căng thẳng, lo âu và trầm cảm vì vậy cũng được làm dịu bớt. Ngoài
thể dục thì bạn nên hoạt động tay chân, đi lại nhiều hơn. Việc lưu thông máu lên não cũng
đều có tác dụng kích thích sự giải phóng hormone endorphin trong cơ thể.
4. Ánh nắng mặt trời
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hấp thu đủ lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày
(bao gồm lượng vitamin từ ánh nắng mặt trời) ít bị đau hơn. Và nhiều nghiên cứu cho thấy
những người bị đau không rõ nguyên nhân thực sự bị thiếu hụt vitamin D.
5. Châm cứu
Châm cứu về bản chất là hiện tượng giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách
kích thích vào các huyệt đạo nằm trên 14 đường kinh mạch của cơ thể. Các nhà khoa học cho
rằng các đầu kim khi châm vào huyệt đạo sẽ kích thích làm cơ thể giải phóng hoocmôn
endorphin – một loại hoocmôn được coi như thuốc giảm đau tự nhiên và có thể làm tăng lưu
lượng máu, thay đổi hoạt động của não bộ, do vậy thường có tác dụng giảm đau.
Các cây kim dùng để châm cứu thường rất mảnh nên mọi người thường không cảm thấy đau
hoặc đau rất ít. Họ thường cảm thấy tràn đầy năng lượng và thoải mái sau khi được châm
cứu.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy châm cứu có tác dụng giảm đau liên quan đến một số
bệnh như viêm khớp, đau nửa đầu, và các cơn đau mãn tính khác.

 Các cách khác: Giấc ngủ sâu, Căng duỗi các cơ, Thư giãn cơ thể, Kiêng chất cồn và thuốc
lá, Ăn đồ ngọt
VI/ các hội chứng đau mặt thường gặp
HỘI CHỨNG ĐAU THẦN KINH SINH BA
 Lâm sàng
 Đau thần kinh sinh ba xuất hiện ở nhiều bệnh nhân nguyên nhân là do sự
chồng chéo dày đặc của các mạch máu đè nén lên nguyên uỷ thần kinh
sinh ba ở trung não.
 U dây thần kinh thính giác (VIII), Cholesteatomas, Phình mạch não,
Angiomas (u mạch máu lành tính), và các tình trạng bất thương về xương
đều có thể dẫn đến sự đè nén thần kinh.
 Đau thần kinh sinh ba không kiểm soát và có ý định tự tử được xem như
trường hợp cấp cứu. Bệnh nhân có thể bị đau bởi những hoạt động
thường ngày có tác động lên mặt, ví du như: đánh răng, cạo râu, rửa mặt

 Đau thần kinh sinh ba có thể được kiểm soát bằng thuốc với hầu hết các
bênh nhân. Khoảng 2-3% bệnh nhân bị đau thần kinh sinh ba kết hợp với
bệnh đa xơ cứng

Nguồn: Atlas of Common Pain Syndromes, 4e, 2018

Hình ảnh sự đè nén vi mạch ở bệnh nhân sau 2 lần xạ phẫu


Phình động mạch não (mũi tên) đè nén lên thần kinh. Ảnh chụp bằng laser (LCM)

 Triệu chứng
 Đau ngắt quãng trên vùng mặt có tác động của thần kinh sinh ba. Đa số
các ca đều chỉ đau 1 bên mặt, trong đó có 57% ca là đau bên phải. Nếu nó
xuất hiện ở cả 2 bên mặt thì dây thần kinh bị đau là như nhau ở 2 bên
(V1-V1, V2-V2, V3-V3). Các trường hợp đau dây V1 ít hơn 2 dây còn lại
khoảng 5%, hầu hết bệnh nhân đều bị đau dây V2 và V3.
 Triệu chứng đặc hiệu là đau như điện giật kịch phát từ vài giấy đến ít hơn
2 phút. Từ lúc khỏi phát đến đỉnh của cơn đau gần như là ngay lập tức.
 Bệnh nhân bị đau thần kinh sinh ba bằng mọi cách tránh điểm đang khởi
phát đau, trái ngược với các bệnh nhân mắc các hội chứng đau vùng mặt
khác.
 Sau khi một cơn đau dữ dội lắng xuống để lại một hồi đau âm ỉ có thể gợi
ý đến việc một tổn thương cấu trúc nào đó đè nén lên thần kinh một cách
dai dẳng.
 Hội chứng này rất hiếm gặp ở người trẻ hơn 30 tuổi mặc dù nó thường đi
chung với bệnh đa xơ cứng.
 Bệnh nhân thường trong tình trạng buồn rầu, chán nản (có lúc muốn tự
tử) và luôn có những sự sợ hãi chất chồng trong suốt đợt đau cấp. Cả 2
triệu chứng này có thể bị làm trầm trọng hơn bằng việc mất ngủ kết hợp
với từng đợt đau thường xuyên.
 Bác sĩ cần phải đảm bảo cơn đau luôn được kiểm soát.

Nguồn: Atlas of Common Pain Syndromes, 4e, 2018

 Chẩn đoán
 Bệnh nhân mới khởi phát các triệu chứng nên được chụp MRI não và
trung não. Ngoài ra chụp MRI còn giúp xác định xác định tình trạng mạch
máu đè nén lên thần kinh sinh ba nhờ vào hình ảnh bất thường của mạch
máu.
 MRI các xoang cũng được cân nhắc nếu bệnh nhân đang tồn tại những
vấn đề bệnh lí xoang hàm.
 Nếu dây V1 bị đau cần phải có những những bài đánh giá thị lực để ước
lượng độ đè nén và để loại trừ các bệnh lý về mắt
 Xét nghiệm công thức máu, độ lắng hồng cầu, sinh hoá máu khi vẫn còn
đang nghi ngờ bệnh. Ngoài ra, công thức máu còn được dùng để đánh giá
lúc khởi phát và sau điều trị với carbamazapine.

Hình ảnh mạch máu đè nén thần


kinh sinh ba bên trái ở bệnh nhân
nam 69 tuổi mắc Hội chứng đau
thần kinh sinh ba

 Điều trị
 Carbamazepine
 Được xem như thuốc đầu tay trong việc điều trị đau thần kinh sinh ba.
Thực chất, phản ứng nhanh với thuốc này là để chẩn đoán lâm sàng. Tuy
nhiên, vẫn còn đó những mối lo về sự an toàn và hiệu quả của
Carbamazepine. Do đó những xét nghiệm đầu tay cần phải có công thức
máu, phân tích urine nước tiểu và sinh hoá máu trước khi dùng thuốc.
 Điều trị bằng Carbamazepine cần bắt đầu chậm rãi nếu cơn đau ngoài
tầm kiểm soát với: 100-200mg khi ngủ cho 2 đêm. Bệnh nhân cần phải
được dặn dò lưu ý các tác dụng phụ: buồn nôn, mê mang, không tỉnh táo,
phát ban … Sau đó tăng 100-200mg chia đều liều cho 2 ngày, khi tác
dụng phụ cho phép. Đến khi cơn đau thuyên giảm hoặc khi liều dùng đạt
1200mg/ngày thì dừng.
 Theo dõi sát sao các biến số là điều bắt buộc nhằm tránh những trường
hợp hiếm gặp đe doạ tính mạng bệnh nhân như rối loạn tạo máu
 Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự bất thường trong công thức máu hoặc
phát ban, cần phải dừng sử dụng Carbamazepine.
 Khi tình trạng đau thần kinh sinh ba đã thuyên giảm, bệnh nhân nên được
giữ ở mức liều Carbamazepine đó trong vòng ít nhất 6 tháng trước khi
cân nhắc việc giảm thuốc.
 Gabapentin
 Trong trường hợp hiếm gặp Carbamazepine không thể kiểm soát được
cơn đau, Gabapentin có thể được cân nhắc.
 Các xét nghiệm đầu tay và tác dụng phụ bệnh nhân cần lưu ý giống với
khi dùng Carbamazepine và cần
 Liều dùng: 300mg khi ngủ cho 2 đêm. Sau đó tăng thêm 300mg chia đều
liều cho 2 ngày, khi tác dụng phụ cho phép. Đến khi cơn đau thuyên giảm
hoặc khi liều dùng đạt 2400mg/ngày thì dừng. Ở điểm này nếu bệnh nhân
chỉ mới thuyên giảm 1 phần cơn đau, đánh giá công thức máu cần được
thực hiện và thuốc được chuẩn độ bằng 100mg thuốc. Rất hiếm có trường
hợp liều dùng lớn hơn 3600mg/ngày.

Các hội chứng đau vùng hàm mặt thường gặp

Đau mặt không điển hình (AFP), còn được gọi là đau mặt vô căn dai dẳng
(PIFP), là sự phân bố mãn tính và lan tỏa của đau mặt dọc theo lãnh thổ của dây
thần kinh sinh ba. AFP là một chẩn đoán bằng cách loại trừ các căn nguyên đã
biết khác của đau mặt và không có phân biệt dấu hiệu hoặc bất thường. Cơn đau
dữ dội có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút và do các tác nhân gây ra. Nó hầu
như xuất hiện một bên và được biểu hiện đau âm ỉ hay co cứng, chứ không phải
sốc điển hình như viêm dây thần kinh sinh ba. Phần lớn bệnh nhân là phụ nữ.
Cơn đau xuất hiện tại những vùng được chi phối bởi dây thần kinh sinh ba
nhưng luôn luôn chồng chéo các vùng.

Yếu tố nguy cơ: chủ yếu là do căng thẳng. Trầm cảm và rối loạn giấc ngủ
cũng thường thấy ở nhiều bệnh nhân. Tiền sử chấn thương mặt, nhiễm trùng,
hay khối u đầu mặt cổ có thể là yếu tố gây nên đau mặt ở một số bệnh nhân,
nhưng với hầu hết các ca không ghi nhận được điều này.

Triệu chứng

Đau dây thần kinh


Đau mặt không điển hình
sinh ba
Thình lình, đau thành
Thời gian cơn đau Đau kéo dài
cơn
Tính chất cơn đau Đau viêm, đau shock Đau âm ỉ, cứng cơ
Vùng đau chồng chéo các vùng
Đau vùng do dây thần
Vùng đau được dây thần kinh sinh ba chi
kinh sinh ba chi phối
phối
Vùng tiên phát Có Không có

Chẩn đoán phân biệt


Các hội chứng lâm sàng của đau mặt không điển hình có thể bị nhầm lẫn với đau
răng hoặc đau xoang hay nhầm lẫn với đau dây thần kinh sinh ba. Nên hỏi bệnh và
kiểm tra kỹ để phân biệt những hội chứng đau chồng chéo. Khối u xương gò má và
xương hàm dưới, cũng như hố sau và u sau hầu, có thể gây đau không rõ ràng được
quy thành đau mặt không điển hình.

Loạn dưỡng phản xạ giao cảm của mặt cũng nên được chú ý ở bất kỳ bệnh nhân có
biểu hiện đau mặt không rõ ràng sau chấn thương, nhiễm trùng hoặc tổn thương hệ
thống thần kinh trung ương. Chú ý rằng đau mặt không điển hình là đau âm ỉ, trong
khi đó loạn dưỡng phản xạ giao cảm mặt đau dữ dội, và thường có loạn cảm đau.
Phong bế hạch hình sao có thể giúp phân biệt 2 hội chứng đau này; đau do loạn
dưỡng phản xạ giao cảm mặt phản hồi lại khi phong bế hạch hình sao, trong khi
đau mặt không điển hình thì không. Đau mặt không điển hình phải được phân biệt
với đau do trật xương hàm kết hợp viêm động mạch thái dương.

You might also like