You are on page 1of 8

1.

Định nghĩa đau


Hội nghiên cứu đau quốc tế (The International Association for the Study of Pain-
IASP) định nghĩa đau là cảm giác khó chịu và sự trải nghiệm những cảm xúc có
liên quan đến tổn thương mô học thể chất hoặc tiềm tàng hoặc được mô tả như là
tổn thương tương tự.

Những khía cạnh quan trọng của định nghĩa:


- Đau là cảm giác chủ quan => người bác sĩ nên tin vào mô tả của người bệnh
về mức độ, vị trí và đặc điểm cơn đau (trừ khi có bằng chứng thuyết phục
rằng mô tả của người bệnh không đúng)

- Đau có thể xảy ra ngay cả không có tổn thương mô học nhìn thấy được trên
bề mặt có thể hoặc hình ảnh học (CT, MRI, siêu âm), ví dụ: đau thần kinh
ngoại biên do độc tính thần kinh thuốc hóa trị
2. Phân loại đau và nguyên nhân đau
2.1 Phân loại đau
Dựa trên mục đích lâm sàng, có 3 loại đau chính: đau cảm thụ, đau thần kinh và
đau do viêm
a. Đau cảm thụ
- Gây ra do kích thích thụ thể đau trên dây thần kinh cảm giác thứ nhất còn
nguyên vẹn (thụ thể cảm thụ đau)
- Đau cảm thụ được chia làm 2 nhóm:
1. Đau bản thể:
 Do kích thích cảm thụ đau trên bề mặt da, mô mềm, cơ hoặc xương
 Người bệnh thường có thể xác định chính xác vị trí cơn đau
 Người bệnh thường mô tả cảm giác đau chói, nhức nhối hoặc đau như
mạch đập
2. Đau tạng:
 Do kích thích cảm thụ đau của các tạng đặc và tạng rỗng. Nguyên nhân
có thể do di căn, tắc nghẽn, căng giãn, viêm nhiễm hoặc viêm không
nhiễm...
 Người bệnh thường xuyên không thể định khu chính xác và mô tả cơn
đau một cách rõ ràng
 Ví dụ:
 Tắc ruột do ung thư dẫn đến tình trạng căng giãn đoạn ruột trên
chỗ tắc và kích thích thụ thể cơ học trên thành ruột

 Sự phát triển nhanh chóng của ung thư nguyên phát hoặc di căn ở
gan dẫn đến căng bao gan và kích thích thụ thể cơ học trong bao
gan
 Viêm đường mật

b. Đau thần kinh


 Gây ra do tổn thương dây thần kinh cảm giác ngoại biên (cảm thụ đau) hoặc
dây thần kinh trung ương do bất kỳ nguyên nhân nào
 Được mô tả như cảm giác bỏng rát, châm chích, tăng nhanh hoặc như điện
giật
 Thường không có tổn thương mô quan sát được
 Các “triệu chứng âm tính” thường gặp như tê, yếu hoặc khiếm khuyết thần
kinh khác
 Có thể liên quan đến chứng tăng cảm đau – hyperalgesia (đau mạnh do kích
thích yếu) hoặc loạn cảm đau – allodynia (đau do các tác nhân kích thích mà
bình thường không gây đau như sự va chạm nhẹ) ở những vùngđược chi
phối bởi các dây thần kinh bị tổn thương
 Ví dụ:
 Đau thần kinh sau herpes: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên do nhiễm
virus varicella zoster gây đau

 Đau thần kinh sau đái tháo đường: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên
do thiếu máu cục bộ

 Bệnh dây thần kinh do độc tố: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên do
thuốc độc thần kinh như thuốc chống ung thư (paclitaxel) hoặc thuốc
kháng sinh (isoniazid)
 Đau sau đoạn nhũ: Tổn thương dây thần kinh sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến

 Đau thần kinh tọa: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương
do chèn ép bởi thoát vị đĩa đệm, khối u, áp xe hoặc do tình trạng thoái
hóa khớp nghiêm trọng ở cột sống

c. Đau do viêm
 Thụ thể cảm giác đau nguyên vẹn có thể bị kích thích bởi tình trạng viêm do
bất kỳ nguyên nhân nào
 Thường khu trú
 Có thể liên quan với tăng cảm đau hoặc loạn cảm đau nhưng không có triệu
chứng âm tính

2.2 Các nguyên nhân gây đau


 Tổn thương mô học thật sự: Do nhiễm trùng, phản ứng viêm, khối u, thiếu
máu cục bộ, chấn thương, thủ thuật y khoa xâm lấn, độc tính của thuốc...
 Tổn thương mô học tiềm tàng: Do các bệnh lý thể chất đã biết (như đau cơ
xơ hóa) gây đau nhưng không liên quan đến tổn thương mô quan sát hoặc đo
lường được
 Các yếu tố tâm lý:
Các rối loạn sức khỏe tâm thần chủ yếu như trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn sử
dụng chất có thể gây đau hoặc làm cơn đau thể chất nặng hơn và cơn đau thể chất
cũng có thể lại là nguyên nhân gây trầm cảm, lo lắng và rối loạn sử dụng chất

Các hội chứng tâm lý khác dẫn đến đau mạn tính bao gồm rối loạn dạng cơ thể, rối
loạn chuyển dạng, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), rối loạn nghi bệnh và
rối loạn cảm giác đau do bệnh tâm thần
Các yếu tố gây căng thẳng nghiêm trọng về xã hội như vô gia cư, nghèo đòi và sự
kỳ thị có thể dẫn đến đau do tăng nguy cơ các rối loạn sức khỏe tâm thần
Trong một số trường hợp, không thể giảm đau mà không chẩn đoán và điều trị các
nguyên nhân như trầm cảm, lo âu hoặc các vấn đề tâm lý xã hội khác

3. Đánh giá đau


3.1 Khai thác tiền sử
- Hỏi người bệnh
- Về tình trạng bệnh hiện tại và các vấn đề sức khỏe trước đây
- Về cơn đau:
- Vị trí và hướng lan
- Lần xuất hiện đầu tiên
- Tần suất và thời gian kéo dài (nếu không hằng định)
- Mức độ nặng theo thang 0 + 10, ở thời điểm hiện tại, mức bình quân cả cơn,
và lúc nặng nhất trong 24 giờ qua
- Các tính chất (sự mô tả của người bệnh về triệu chứng)
- Các yếu tố làm tăng hay giảm triệu chứng
- Tác động của triệu chứng đến các hoạt động hằng ngày
- Các điều trị trước đây và hiện tại và hiệu quả của điều trị
- Mức độ giảm đau mong muốn của người bệnh
3.2 Chẩn đoán phân biệt đau
3.3 Thang điểm mức độ đau
- Công cụ đo lường mức độ đau dựa trên tự đánh giá chủ quan của người bệnh
- Điểm số của cơn đau KHÔNG NÊN sử dụng để so sánh cơn đau giữa
những người bệnh khác nhau
- Điểm số của cơn đau ĐƯỢC sử dụng để theo dõi diễn tiến cơn đau trên
cùng một người bệnh theo thời gian
Thang điểm cường độ đau bằng con số (NRS)
- Hữu ích cho hầu hết người lớn với nhận thức còn nguyên vẹn và trẻ em từ 7
tuổi trở lên
- Có thể phải giải thích nhiều lần đối với người bệnh có trình độ giáo dục thấp
Thang điểm cường độ đau bằng thị giác (VAS)

Bảng kiểm đau rút gọn – Brief Pain Inventory là một công cụ thường được sử
dụng trong nghiên cứu lâm sàng về đau để đánh giá, theo dõi cơn đau và tác động
của cơn đau đối với chất lượng cuộc sống

You might also like