You are on page 1of 13

VIÊM VA

ThS.BS. Nguyễn Thanh Vũ


Bộ môn Tai Mũi Họng, Khoa Y – ĐHQG-HCM
VIÊM VA
MỤC TIÊU:
 Kiến thức:
 Mô tả được được cấu trúc của vòng Waldeyer;
 Trình bày được chức năng của VA;
 Diễn giải được khái niệm của bệnh thích ứng;
 Kể được các triệu chúng của viêm VA;
 Liệt kê được phác đồ điều trị của viêm VA.
 Kĩ năng:
 Khám và chẩn đoán các dạng viêm VA
 Thái độ:
 Học tập nghiêm túc, chấp hành nội qui bệnh viện
VIÊM VA
ĐẠI CƯƠNG:

 VA (dịch từ Végétation Adenoide, còn gọi là sùi vòm)


là tổ chức lympho ở vòm mũi họng. VA thường bị viêm
từ 12 tháng tuổi. Nếu không điều trị sớm VA phì đại sẽ
gây tắc nghẽn đường thở, bệnh sẽ gây biến chứng ở
đường hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là viêm tai giữa.
 VA có vai trò trong miễn dịch thể và miễn dịch tế bào
VIÊM VA
BỆNH THÍCH ỨNG:

Ở hài nhi và trẻ nhỏ, những


đợt viêm VA do siêu vi (80%)
là cần thiết để tạo kháng thể.
Đó là bệnh thích ứng!
VIÊM VA
BỆNH SỬ:

 Bệnh kéo dài bao lâu? tái phát nhiều lần không
đáp ứng với điều trị nội khoa.
 Trẻ có ngủ ngáy không?

 Nước mũi đục hoặc xanh.

 Hoen đỏ cửa mũi.

 Biến dạng sọ mặt (bộ mặt VA).


VIÊM VA
KHÁM LÂM SÀNG:

 Soi mũi trước: chảy mũi trong hay đục.

 Khám họng dịch nhày chảy xuống thành sau họng.

 Khám vòm, sờ vòm (hiếm ở trẻ em).


VIÊM VA
CẬN LÂM SÀNG:

 X quang sọ nghiêng tìm VA.

 Nội soi vòm chỉ thực hiện khi cần chẩn đoán phân
biệt với u vùng vòm và đánh giá mức độ lan tỏa của VA.
VIÊM VA
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:

 Sổ mũi thừơng xuyên

 Nghẹt mũi thường xuyên

 X quang hoặc nội soi thấy hình ảnh VA quá phát


VIÊM VA
CHẨN ĐOÁN PHÂN BiỆT:
 Chảy mũi tái phát, không X quang:
 Viêm mũi dị ứng
 Viêm mũi vận mạch
 Viêm mũi siêu vi
 Nghẹt mũi :
 Vẹo vách ngăn
 Phì đại cuốn mũi
 Polyp mũi
 U hốc mũi
 U vòm
 K vòm
 K sàng hàm
VIÊM VA
ĐIỀU TRỊ: Nguyên tắc điều trị:

 Kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn.

 Nhỏ mũi với nước muối sinh lý 0,9%.

 Nạo VA.
VIÊM VA
ĐIỀU TRỊ: Xử trí ban đầu:

 Kháng sinh: Amoxycilline hoặc Erythromycine


trong 7 ngày. Nếu không đáp ứng sau 3 ngày, đổi
sang Cefaclor hoặc Cefuroxime.
 Nếu có chỉ định: Nạo VA sau khi điều trị ổn
định tình trạng nhiễm khuẩn cấp.
VIÊM VA
ĐIỀU TRỊ: Chỉ định nạo VA:

Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên:


 VA qúa phát gây khó thở.

 VA có biến chứng: viêm tai giữa cấp, viêm thanh


quản cấp, viêm mũi xoang, viêm phổi tái phát, rối
loạn tiêu hóa tái phát.
VIÊM VA
ĐIỀU TRỊ: Kỹ thuật nạo VA:

Nạo VA dưới gây mê nội khí quản đường miệng:


 Nạo VA bằng thìa nạo Moure hoặc La Force. Cầm
máu bằng bông cầu.
 Nạo VA qua nội soi hoặc gương soi vòm với shaver.

 Đốt VA với coblator qua gương soi vòm

You might also like