You are on page 1of 68

ADENOVIRUS

HERPESVIRUS
ARBOVIRUS
HIV
ThS. Phạm Hiền Anh Thư
Bộ môn Vi sinh – PNTU
Email: thupha@pnt.edu.vn
Mục tiêu

1. Trình bày được các đặc điểm sinh học của virus

2. Giải thích được cơ chế gây bệnh của vi-rút

3. Áp dụng được xét nghiệm vi sinh chẩn đoán vi-rút

4. Áp dụng được các nguyên tắc phòng bệnh do vi-rút


Tổng quát

Adenovirus Herpesvirus Arbovirus HIV


HSV VZV Dengue virus vi-rút VNNB
DNA sợi đôi, capside hình DNA sợi đôi, capside hình RNA đơn, sợi dương, capsid 2 sợi RNA, có men sao
khối khối hình khối RT, capside hình khối
Không có vỏ bọc Có vỏ bọc Có vỏ bọc Có vỏ bọc

Lây truyền qua đường hô qua tiếp xúc qua đường trung gian trung gian qua đường máu,
hấp và tiếp xúc da, niêm hô hấp muỗi Aedes muỗi Culex quan hệ tình dục,
mạc aegypti mẹ truyền sang con

Gây nhiễm các TB có Mụn nước ở Bệnh thủy Bệnh SXH Bệnh VNNB Suy giảm miễn dịch
nguồn gốc biểu mô da, niêm mạc đậu và Zona Dengue mắc phải
*VI-RÚT ADENO
ADENOVIRUS
ADENOVIRIDAE

• Được phân lập vào năm 1953 từ


Mastadenovirus Aviadenovirus
mô vòm họng và hạch hạnh nhân
ở trẻ em được phẫu thuật cắt bỏ. Gây bệnh ở Gây bệnh ở chim
động vật có vú
• Thuộc họ Adenoviridae
• Đã phát hiện 57 typ Adeno vi-rút
gây bệnh ở người, được chia
thành 7 nhóm (A-G)
ADENOVIRUS ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

1. Cấu trúc

• Capside: hình khối đa diện,


gồm 252 capsomeres
• Lõi: ADN sợi đôi, gồm 36.000
cặp base
• Không vỏ bọc
• Thành phần vi-rút gồm 13%
ADN, 87% protein
ADENOVIRUS

Capsomer gồm 2 loại:


• Hexon: 240 capsome nằm trên 20
mặt hình đa giác đều
• Penton: 12 capsome nằm ở 12
đỉnh của hình đa giác.
• Mỗi Penton mang 1 sợi nhô ra
ngoài, tận cùng bằng 1 khối cầu
nhỏ → Fiber
→ là những kháng nguyên để phân
loại và chẩn đoán bệnh do vi-rút
ADENOVIRUS

2. Kháng nguyên:
• Hexon: KN đặc hiệu chung cho tất cả các Adenovirus, là kháng nguyên kết
hợp bổ thể.
• Penton: mang một hoạt tính giống như độc tố, là Kháng nguyên trung hoà,
đặc hiệu cho từng type.
• Fiber: Kháng nguyên NKHC, giúp cho virus có khả năng gây ngưng kết hồng
cầu, đặc hiệu cho các type
ADENOVIRUS Khả năng gây bệnh
Viêm họng cấp
Hội chứng hô hấp cấp
Viêm phổi

Viêm bàng quang xuất


Viêm kết mạc
huyết

Nhân lên ở TB
có nguồn gốc
biểu mô
Viêm não,
Viêm dạ dày -
màng não
ruột
ADENOVIRUS CÁC BIỂU HIỆN BỆNH
NHÓM TÝP CHÍNH BỆNH
3, 7, 14 Viêm kết mạc và họng
3, 7, 14, 21 Viêm hô hấp cấp
B 3, 7 Viêm phổi, viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
11, 21 Viêm bàng quang xuất huyết cấp
34, 35 Viêm phổi, vi-rút tồn tại trong đường tiểu
1, 2, 5, 6 Viêm họng cấp ở trẻ nhỏ, nhiễm trùng muộn trong các tổ chức lympho
C
1, 2, 5 Viêm gan ở trẻ được ghép gan
D 8, 19, 37 Viêm kết mạc thành dịch
E 4 Viêm hô hấp cấp, viêm phổi
F 40, 41 Viêm dạ dày, ruột
G 52 Viêm dạ dày, ruột
Đường hô hấp:
ADENOVIRUS

ĐƯỜNG LÂY

Đường tiếp xúc


ADENOVIRUS

▪ Miễn dịch sau nhiễm Adenovirus

- Sau khỏi bệnh, có miễn dịch với Adenovirus với hiệu quả cao và kéo dài với
cùng type mắc bệnh nhưng không có khả năng bảo vệ với các type khác.
VI-RÚT
Chẩn đoán vi sinh
ADENO

Tùy bệnh lý: chất Nuôi cấy trên TB Miễn dịch huỳnh
tiết mũi hầu, mắt, thận người, HeLa, quang (sử dụng
phết họng, phân KB, Hep-2,... kháng thể Anti
Hexon

Phân lập BỆNH NUÔI ĐỊNH


PHẨM CẤY DANH
vi-rút
Đông băng và làm
Hiện tượng Phản ứng ngăn ngưng
tan BP 3 lần để giải
hủy hoại TB kết hồng cầu
phóng hạt vi-rút.
thấy sau 3-7 Phản ứng trung hòa
Xử lý BP bằng kháng
ngày
sinh
VI-RÚT
ADENO
CHẨN ĐOÁN VI SINH

2. Thử nghiệm huyết thanh học:

• Cần lấy huyết thanh đôi để xem sự tăng hiệu giá kháng thể:

✓ Huyết thanh lần1 : vào những ngày đầu của bệnh.

✓ Huyết thanh lần 2 : sau 15 - 30 ngày của bệnh.

→ hiệu giá kháng thể phải tăng ít nhất 4 lần

3. PCR
VI-RÚT
ADENO PHÒNG BỆNH
• Đặc hiệu:
- Vaccin sống giảm độc lực (điều chế từ các týp 3, 4, 5, 7)
- Vaccin chết (điều chế từ các týp vi-rút 3, 4, 7)
*VI-RÚT HERPES SIMPLEX
HERPES
SIMPLEX Khả năng gây bệnh
VIRUS

1. Đường lây truyền:

•HSV - 1: lây nhiễm qua tiếp xúc da, niêm mạc, nước bọt

•HSV -2: lây qua tiếp xúc giới tính hoặc từ đường sinh dục (mẹ truyền cho trẻ sơ sinh)
HERPES
SIMPLEX
VIRUS
VR vào da/niêm mạc NHIỄM TRÙNG
TIÊN PHÁT:
Nhân lên +/- mụn nước,
loét
di chuyển theo
Dây TK cảm giác

ngủ yên tại


TB hạch cảm giác
tái
hoạt

di chuyển theo dây


TK cảm giác

TÁI HOẠT:
mụn nước, mụn
rộp
sao chép ở da
HERPES
SIMPLEX
VIRUS

•HSV-1: thường gây nhiễm từ thắt lưng trở lên


(nhiễm vùng hầu họng, viêm lợi, miệng, viêm kết
mạc,...)
•HSV -2: thường gây bệnh từ thắt lưng trở
xuống (herpes sinh dục)
HERPES
SIMPLEX
VIRUS
VARICELLA-
ZOSTER KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
VIRUS
Xâm nhập niêm mạc đường
hô hấp trên và miệng hầu

Nhân lên tại hạch vùng

Vào máu lần 1


Tiền triệu:
1-2 ngày
Nhân lên ở hệ
Sốt, mệt mỏi,
võng nội mô
nhức đầu

Vào máu lần 2

Da Niêm
(TB biểu mô Phát ban
(tế bào Suy giảm miễn dịch
niêm mạc) # 5 ngày
thượng bì)
VARICELLA-
ZOSTER
VIRUS KHẢ NĂNG GÂY BỆNH:

1. Thủy đậu (Varicella)


•Nguồn lây: người bị bệnh thủy đậu (2 ngày trườc khi phát ban đến khi toàn bộ sang thương tróc mày)
•Đường lây: qua đường hô hấp trên, đôi khi qua đường tiếp xúc dịch tiết trực tiếp từ sang thương
•Cơ thể cảm thụ: mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh (90% trẻ dưới 10 tuổi), mụn rộp toàn thân

2. Zona (Zoster): các mụn rộp dọc theo đường thần kinh cảm giác. Bệnh xảy ra lẻ tẻ ở người lớn
trên 50 tuổi và người suy giảm miễn dịch.

→ đều do cùng một loại vi-rút gây ra.


- Varicella là bệnh cấp tính, nguyên phát do tiếp xúc với vi-rút.
- Zoster là hiện tượng tái hoạt vi-rút Varicella-Zoster tiềm ẩn (ngủ yên) ở tế bào thần kinh cảm giác.
VARICELLA-
ZOSTER
VIRUS
Thủy đậu:
• Ủ bệnh: 10-21 ngày
• Khởi phát: sốt, mệt mỏi
• Phát ban: da đầu, mặt → thân → chi và niêm mạc miệng, hầu họng.
• Đặc điểm ban: Dát, sẩn hồng ban, ngứa → mụn nước → hóa đục, lõm ở giữa → đóng mài
• Các sang thương không cùng tuổi xuất hiện trên một vùng diện tích da
• Trẻ sơ sinh có triệu chứng lâm sàng nặng, dễ tử vong.
• Varicella bẩm sinh do mẹ bị nhiễm vi-rút trong khi có thai.
Các sang thương không cùng tuổi xuất
hiện trên một vùng diện tích da
VARICELLA-
ZOSTER
VIRUS

Zona:
VARICELLA-
ZOSTER
VIRUS

MIỄN DỊCH:

•Miễn dịch sau khi bị thủy đậu là miễn dịch lâu dài

•Một người chỉ có thể mắc thủy đậu 1 lần, nhưng có thể bị Zona dù đã có miễn dịch
với Varicella.
HSV- VZV CHẨN ĐOÁN VI SINH

1. Bệnh phẩm: chất tiết ở mụn rộp, huyết thanh

2. Phương pháp:
•Nuôi cấy: vào phôi người để tìm hiện tượng hủy hoại tế bào.
•Chẩn đoán nhanh bằng phương pháp Tzank smear: nhuộm
giemsa thấy hình ảnh tế bào khổng lồ nhiều nhân. Tìm kháng
nguyên vi-rút trong tế bào bằng phản ứng miễn dịch huỳnh
quang.

•PCR: dùng để chẩn đoán xác định

•Chẩn đoán huyết thanh:


HSV- VZV PHÒNG BỆNH - ĐIỀU TRỊ:

1. Phòng bệnh:

• Thủy đâu: Vắc-xin sống giảm độc lực

2. Điều trị:

•Thuốc ức chế sự tổng hợp DNA của vi-rút: Acyclovir


ĐẠI CƯƠNG VI-RÚT ARBO

Arthropod borne virus: nhóm các vi-


rút gây bệnh qua trung gian động vật
chân khớp (arthropod)

ARBOVIRUS
Vi-rút Dengue
Vi-rút Viêm não Nhật Bản
Họ HCV, ....
Chikungunya
Flaviviridae

Họ Họ
Togaviridae Bunyaviridae
Califonia Encephalitis

VI-RÚT
ARBO
Họ Họ
Reoviridae Rhabdoviridae

Họ Họ
Ebola
Arenaviridae Filoviriade
*VI-RÚT DENGUE
Vi-rút
Dengue

Nhóm vi-rút Arbo - Họ Flaviviridae, Giống Flavivirus


Có 4 type huyết thanh:
- VR Dengue typ I (1907)
- VR Dengue typ II (1952)
- VR Dengue typ III (1955)
- VR Dengue typ IV (1957)

→ tính chất sinh học chung, hình dạng giống nhau, cấu trúc KN khác nhau
Kháng thể của 4 týp có thể phản ứng chéo với nhau

33
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Vector truyền bệnh:
Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn)
- Phân bố vùng nhiệt đới và ôn đới
- tập trung nơi đông dân cư, nhiều
phương tiện giao thông, dụng cụ
chứa nước
- Phát triển mạnh vào mùa nắng nóng,
mưa nhiều
- Hút máu người thường vào ban ngày
- Bay xa 100 – 150m.
- Muỗi sẽ mang mầm bệnh suốt vòng
đời và lây cho đối tượng cảm nhiễm

34
Vi-rút
Dengue BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Vi-rút
Dengue BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Thúc đẩy
nhiễm trùng
phụ thuộc
kháng thể

SỐT XUẤT HUYẾT


Cơ chế DENGUE Độc lực
miễn dịch của Vi-rút
Vi-rút
Dengue BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1. Thúc đẩy nhiễm trùng phụ thuộc kháng thể:


• Đáp ứng sơ nhiễm: lần đầu tiên nhiễm vi-rút Dengue
Vi-rút
Dengue BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1. Thúc đẩy nhiễm trùng phụ thuộc kháng thể:


* Đáp ứng thứ nhiễm: đã có đáp ứng sơ nhiễm, nhiễm vi-rút Dengue týp khác
Vi-rút
Dengue BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1. Thúc đẩy nhiễm trùng phụ thuộc kháng thể:


Giải phóng các
hóa chất trung
gian và các
Cytokin

Tăng tính
thấm thành
mạch
→ thất thoát
huyết tương,
xuất huyết
Vi-rút
Dengue BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1. Thúc đẩy nhiễm trùng phụ thuộc kháng thể:

• Nhiễm vi-rút lần 2 (typ khác): các kháng thể (do lần nhiễm trước) hiện diện sẵn,
kết hợp với các virion gia tăng sự thâm nhập của vi-rút vào các đại thực bào.
• Các tế bào T-CD4 và T-CD8 trí nhớ nhận diện ra kháng nguyên → hoạt hóa →
sản xuất các Cytokin ( INF-1, IL-2, TNF…) làm ly giải các tế bào lympho chứa vi-
rút Dengue
• Các cytokine tác động trực tiếp trên các tế bào thành mạch làm tăng tính thấm
thành mạch → thoát huyết tương trong long mạch ra gian bào.
• Phức hợp vi-rút – kháng thể tác động lên bổ thể → ảnh hưởng lên tính thấm thành
mạch
Vi-rút
Dengue BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

2. Cơ chế miễn dịch:


- Sản xuất quá mức các Cytokin -> thất thoát huyết tương, xuất huyết
- Giảm tiểu cầu, sự hiện diện kháng thể kháng tiểu cầu -> rối loạn đông
máu, xuất huyết

3. Độc lực của vi-rút:


- Týp 2 thường có biểu hiện nặng hơn

Đặc điểm của SXH Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến
sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu, suy đa tạng và có thể tử vong.
Vi-rút
Dengue
Vi-rút
Dengue BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Đáp ứng miễn dịch:


- Nhiễm 1 typ huyết thanh có miễn dịch suốt đời. Không có miễn dịch chéo giữa các týp
Tái nhiễm:
Sơ nhiễm:
• Nồng độ IgM thấp.
• Nồng độ IgM tăng cao xuất hiện
4-6 ngày sau khi có triệu chứng
và có thể tồn tại đến 10 tuần. • IgG tăng nhanh 1-2 ngày
sau khi có triệu chứng với
nồng độ cao hơn so với
• IgG xuất hiện sau 2 tuần khởi trong sơ nhiễm
phát và tồn tại suốt đời
Vi-rút
Dengue CHẨN ĐOÁN VI SINH

Phát hiện kháng thể IgM/ IgG

Nuôi cấy
Tìm kháng
nguyên NS1
PCR
Vi-rút
Dengue

a. Phát hiện kháng nguyên Dengue NS1:


✓ NS1 xuất hiện trong máu từ ngày 1 đến ngày 9 của bệnh.

Dengue NS1 test nhanh

Dengue NS1 ELISA


Vi-rút
Dengue CHẨN ĐOÁN VI SINH
Vi-rút
Dengue 3. PHÒNG BỆNH

- Vaccin: chưa có vaccin phòng bệnh hiệu quả


- Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là kiểm soát trung truyền bệnh:
+ phòng muỗi đốt: mặc quần áo dài, ngủ màn, thuốc diệt muỗi…
+ phòng muỗi sinh sản: VS MT xung quanh nơi ở, diệt lăng
quăng, không để nước tù đọng,...
*VI-RÚT VIÊM NÃO NHẬT BẢN
BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN

2.1 Vector truyền bệnh:


- chủ yếu là 2 loài: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui
- Aedes (ít)

- hoạt động mạnh vào lúc chập


choạng tối
- thường sống ở ruộng lúa nước, khu
vực ao hồ, ngoài cánh đồng
- phát triển vào mùa nóng, ẩm,( từ
tháng 5 đến tháng 11)

50
Vi-rút
VNNB BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN

• Ký chủ: Chủ yếu là các loài chim hoang dã (diệc, liếu điếu) và gia súc (lợn, ngựa)
- Bệnh chủ yếu ở vùng nông thôn, tháng hè thu; người đi du lịch.
- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở 2-7 tuổi. Trên 15 tuổi ít gặp hơn do có miễn dịch
- Tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề

51
Vi-rút
VNNB Chẩn đoán vi sinh

• Bệnh phẩm: máu, dịch não tủy (sau khi BN phát bệnh 1-3 ngày)
• Phân lập virus
• Huyết thanh học
- Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng trung hòa,...
- MAC-ELISA: tìm KT IgM trong máu, dịch não tủy
• PCR

52
Phòng bệnh:

- Đặc hiệu: Vaccin

- Không đặc hiệu:


o Phát hiện gia súc, gia cầm bị bệnh
o Diệt muỗi, ấu trùng của muỗi
o Dùng thuốc xua muỗi, ngủ mùng
o Nhà ở xa trại chăn nuôi heo
*VI-RÚT HIV
Vi-rút HIV Đặc điểm sinh học:

- Hình cầu
- Lõi: 2 chuỗi ARN giống hệt nhau, có
gắn men sao chép ngược (RT)
- Capside hình khối
- Có màng bọc ngoài

55
Vi-rút HIV Đặc điểm sinh học:

- Capsid mang 2 kháng nguyên: p17 và p24


(p24 là kháng nguyên đặc hiệu nhóm, không biến
đổi, rất quan trọng để chẩn đoán HIV/AIDS sớm)
- Màng bọc: mang 2 kháng nguyên đặc hiệu týp:
+ gp120: nhú gai lồi ra ngoài màng bọc, nhận
dạng và bám lên bề mặt tế bào đích. Gen mã
hóa gp120 đột biến rất nhanh, gây khó khăn cho
phản ứng bảo vệ cơ thể và chế vacxin phòng
bệnh.
+ gp41: vai trò trung gian trong việc hòa màng
giữa màng bọc HIV và màng TB đích
- Protein:
+ Men RT: giúp vi-rút sao chép ngược từ RNA sang ADN
+ Men Intergrase: giúp ADN virut gắn vào ADN ký chủ
+ Men protease: giúp phân cắt các protein khác nhau của virut
Vi-rút HIV Chu kỳ tăng trưởng
Vi-rút HIV

Điều hòa hệ thống miển dịch


Nhận biết Kháng nguyên

LYMPHO
T -CD4
Vi-rút HIV

- HIV làm ly giải các tế bào T-CD4 hoặc bất hoạt chức năng của tế bào này dẫn
đến hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm
- Đại thực bào, tế bào lympho B, tế bào tua gai… cũng bị HIV tấn công và hủy diệt
bởi trên nó cũng có các thụ thể CD4. Do đó, phần nào quá trình tương tác và trình
diện kháng nguyên không thực hiện được.
- Trong nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân chết không phải do HIV mà do vi rút này hủy
hoại hệ thống miễn dịch gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân sẽ chết do nhiễm
trùng cơ hội
- Sự biến động T-CD4 có liên quan mật thiết tới khả năng bảo vệ của hệ thống
miễn dịch. Do vậy, việc theo dõi T-CD4 rất có giá trị tiên lượng tình trạng miễn dịch
của cơ thể.
Vi-rút HIV
Vi-rút HIV Các giai đoạn:
+ GĐ nhiễm trùng tiên phát (3 tuần – 6 tháng)
- chưa có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
- VR nhân lên rất mạnh trong cơ thể, lây nhiễm cao
- có thể có hoặc không có các triệu chứng

+ GĐ nhiễm trùng mạn (asymptomatic): 1 - nhiều năm


- xuất hiện đáp ứng MD
- Virus nhân lên trong các hạch lympho
- có sự giảm dần số lượng CD4

+ GĐ AIDS
- số lượng CD4 giảm mạnh <200
- số lượng virus trong máu gia tăng
- xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội
62
Vi-rút HIV MIỄN DỊCH:

• Những TB bị nhiễm vi-rút liên tục tạo ra HIV để duy trì tình trạng nhiễm trong cơ thể vĩnh
viễn. Do đó một người nhiễm HIV là suốt đời.

• 90% người nhiễm HIV có kháng thể chống vi-rút. Kháng thể chống vi-rút không đủ khả
năng trung hòa vi-rút (kháng thể và vi-rút cùng tồn tại → hiện tượng này gọi là miễn dịch
không đầy đủ
Vi-rút HIV Chẩn đoán vi sinh
Vi-rút HIV Chẩn đoán vi sinh học:

1 Thử nghiệm trực tiếp:


- Nuôi cấy, phân lập HIV
- Phát hiện kháng nguyên p24
- RT-PCR (Phát hiện HIV‐RNA tự do trong huyết tương)

5.2 Thử nghiệm gián tiếp - phát hiện kháng thể chống HIV:
- ELISA
- Western blot
- Miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch sắc ký

65
Vi-rút HIV Phòng bệnh:

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:


- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng.
- Thực hiện tình dục an toàn.

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:


- Không tiêm chích ma túy.
- Sử dụng kim tiêm dùng 1 lần, đảm bảo vô trùng các dụng cụ y khoa
- Chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm tầm soát HIV.

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây từ mẹ sang con:


- Nên tầm soát nhiễm HIV trước và khi mang thai.
- Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trong lúc mang thai, lúc sinh và sau khi
sinh 66
Vi-rút HIV

DỰ PHÒNG TRÁNH PHƠI NHIỄM HIV ở NVYT


Tránh không bị phơi nhiễm HIV là lý tưởng nhất.
+ Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với BN
+ Mang găng tay khi làm thủ thuật có liên quan đến máu và dịch tiết.
+ Cẩn thận khi sử dụng kim chích và các dụng cụ bén nhọn.
+ Lau rửa dụng cụ có chứa máu, dịch tiết của BN phải mang găng tay.
+ Khi có vết thương hoặc bệnh lý ở da, hạn chế tiếp xúc với các dụng cụ có
chứa máu hoặc dịch tiết của BN.
+ Tuân thủ các qui định về chuyên môn.

67
Vi-rút HIV ĐIỀU TRỊ

You might also like