You are on page 1of 5

BỆNH THỦY ĐẬU

I. Đại cương về thủy đậu

Bị nhiễm Varicella- Zoster


Virus (VZV) tiên phát.

Nguy cơ lây nhiễm cao, chủ


Là bệnh cấp tính yếu truyền qua đường hô hấp

Thủy đậu
BH: phát ban+mụn nước
toàn thân+sốt cao+mệt mỏi

Sau mắc bệnh sẽ có miễn


dịch bền vững ->hiếm có tái
phát, trừ một số trường hợp
suy giảm miễn dịch

II. Căn nguyên và bệnh sinh


VZV có thể vào cơ thể thông qua:
Đường hô
hấp trên qua
các giọt bắn
nhiễm virus

Tiếp
xúc trực
tiếp dịch
→ sinh sôi ở các của mụn
hạch vùng → nhiễm nước
virus máu tiên phát

 Virus sau đó tiếp tục tăng sinh ở gan, lách → nhiễm virus
máu thứ phát, và phát ra da với các mụn nước.
 Bệnh hay gặp ở trẻ con tuổi bỏ bú đến thiếu nhi.
 Khoảng 95% trẻ em độ 9 tuổi có miễn dịch với VZV.
 Người lớn bị thủy đậu thường nặng và dễ có biến chứng
hơn.
III. Lâm sàng
 Ủ bệnh: 10-21 ngày, trung bình 14-16 ngày.
 Có thể sốt nhẹ, mệt mỏi trước khi phát mụn nước 1-2
ngày. Người lớn thường mệt mỏi hơn và sốt cao.
 Thương tổn là ban đỏ, sẩn, sau là mụn nước; thương tổn
thường xuất hiện rất nhanh, từ đầu, mặt đến thân mình và
tứ chi.
 Tính chất mụn nước: kích thước 1-3mm, quanh có quầng
đỏ, rốn lõm, chứa dịch trong. Sau đó hóa mủ, giập vỡ, đóng
vảy tiết.
 Có nhiều mụn nước với nhiều lứa tuổi khác nhau trên một
bệnh nhân.
 Vị trí: Mụn nước xuất hiện cả trên da và niêm mạc miệng,
sinh dục, mi mắt.
 Cơ năng: ngứa nhiều.

IV. Tiến triển và biến chứng


 Mụn nước nếu không điều trị kịp thời sẽ nhiễm trùng, hóa
mủ, giập vỡ, đóng vảy tiết.
 Thương tổn lành có thể để lại sẹo lõm đáng kể.
 Một số trường hợp nặng có thể có biến chứng như viêm
phổi, viêm màng não, hoặc nhiễm khuẩn huyết, sốc
nhiễm trùng.
V. Cận lâm sàng
 Test Tzanck: là xét nghiệm dùng trong các bệnh da bọng
nước. Ở bệnh zona, làm test Tzanck sẽ thấy tế bào gai lệch
hình và tế bào đa nhân khổng lồ.
 PCR với bệnh phẩm là dịch bọng nước sẽ xác định được
nhóm virus.
 Đây là 2 xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh. Tuy
nhiên trong đó test Tzanck có ý nghĩa lâm sàng hơn, test
PCR chỉ có giá trị trong nghiên cứu do thời gian có kết
quả lâu gây bỏ lỡ thời gian vàng điều trị
VI. Chẩn đoán

Chủ yếu dựa vào lâm sàng


Chẩn đoán xác
định Cận lâm sàng cho các TH nghi ngờ (các
TH đã từng mắc thủy đậu nhưng bây
giờ mắc lại)

Chốc : khu trú, không lan tỏa toàn


thân
Chẩn đoán

Tay chân miệng: mụn nước không


xuất hiện toàn thân, chỉ khu trú ở
khuỷu tay, mông, đầu gối, có thể ở
Chẩn đoán gián nm lưỡi
biệt
Hồng ban đa dạng: mụn nước lớn hơn
mụn nước thủy đậu, khởi phát sau khi
tiếp xúc dị nguyên

Herpes Simplex

VII. Điều trị


 Kháng virus: dùng trước 72h.
 Thuốc kháng virus chỉ có tác dụng trước 72 giờ kể từ khi
xuất hiện các mụn nước vì trong thời điểm này virus
đang ở trong máu, sau 72 giờ, virus đến sừng sau tủy
sống nên việc dùng kháng virus lúc này không còn giá trị
 Kháng sinh : nếu có bội nhiễm.
 Bắt buộc chỉ định trong điều trị sau 72h
 Kháng histamin để giảm ngứa.
 Vitamin các loại tăng đề kháng.
 Chăm sóc tại chỗ.
 Một số trường hợp có biến chứng phải điều trị phối hợp với các
chuyên khoa liên quan.
 Các trường hợp sẹo lõm, xấu có thể điều trị thẩm mỹ.
VIII. Dự phòng
 Vắc xin thủy đậu được khuyến cáo dùng, phải dùng đủ 2
liều mới sinh miễn dịch với bệnh thủy đậu
 Liều đầu nên dùng khi trẻ 12-15 tháng tuổi, liều thứ 2 lúc 4-
6 tuổi.
 Nếu trẻ chưa được tiêm phòng mà < 13 tuổi thì nên tiêm 2
liều cách nhau từ 3 tháng trở lên.
 Thanh thiếu niên từ 13 tuổi trơ lên và người lớn thì tiêm 2
liều cách nhau 4-8 tuần.

You might also like