You are on page 1of 2

Bài 16: SINH LÝ CẢM GIÁC

Câu 1: Dựa vào triệu chứng rồi loạn cảm giác nông và sâu trên lâm
sàng (giảm/mất), hãy lập bảng định vị tổn thương trong hệ thần kinh
trung ương theo các biểu hiện đó. Giải quyết tình huống lâm sàng:
Bệnh nhân nữ 80 tuổi, được chẩn đoán đột quỵ. Bằng một phương
pháp thăm dò chức năng trên lâm sàng, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân
còn cảm giác sâu ở chân, và mất cảm giác sâu ở tay. Bằng kiến thức
sinh lý đã học và tham khảo tài liệu, sinh viên hãy suy luận vị trí tổn
thương và khả năng phục hồi trên bệnh nhân này.
Triệu chứng Định vi
Giảm cảm giác nông Xúc giác Da -> sừng sau -> đồi
Đau thị -> vỏ -> não

Giảm cảm giác sâu Rung âm thoa giảm Da, khớp -> nhân
Đau Goli -> Burdach ->
đồi thị -> vỏ não

Bảng định vị tổn thương trong hệ thần kinh trung ương


 Tình huống:
Có hai loại cảm giác sâu (có ý thức và không có ý thức).
Cảm giác sâu có ý thức: Gồm ba nơron
Nơron thứ nhất: Thân tế bào nằm ở hạch gai, đuôi gai cũng tham gia tạo
nên thần kinh cảm giác nhưng nhận các kích thích ở cơ, gân, khớp. Sợi
trục đi vào cột sau của tuỷ tạo thành bó thon (bó Goll), bó chêm (bó
Burdach) và đi lên dọc tuỷ sống tới nhân thon (nhân Goll), nhân chêm
(nhân Burdach) cùng bên nằm ở hành não.           
Nơron thứ hai: Thân tế bào ở nhân Goll và Burdach, đuôi gai tiếp nối
với nơron thứ nhất, sợi trục bắt chép đường giữa ở hành não để tới đồi
thị.
Nơron thứ ba: Từ đồi thị lên vỏ não cùng bên ở hồi đỉnh lên.
Ðường cảm giác sâu không ý thức: Gồm hai nơron.
Nơron thứ nhất: Thân tế bào nằm ở hạch gai, đuôi gai tiếp nhận các cảm
giác ở thoi cơ và các gân cơ. Sợi trục tận cùng ở phần sau tuỷ tại hai
nhân: Clarke và Bechterew.
Nơron thứ hai: Các sợi trục từ nhân Clarke đi lên ở nửa tuỷ cùng bên tạo
thành bó tuỷ - tiểu não thẳng (bó Flechsig), qua cuống tiểu não dưới vào
tiểu não. Các sợi trục từ nhân Bechterew bắt chéo qua đường giữa ở mép
xám trước sang nửa tuỷ bên đối diện rồi đi lên, tạo thành bó tuỷ tiểu não
chéo (bó Gowers) vào tiểu não qua cuống tiểu não trên.
 Như tình trạng trên của bệnh nhân có thể là do tổn thương ngoại vi, vì
nếu tổn thương trung ương thì nó sẽ gây mất cảm giác sâu toàn bộ, và
khả năng hồi phục cao vì là tổn thương ngoại vi.

Câu 2: Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn tác dụng dược lý của thuốc
gây tê

Thuốc gây tê tác dụng trên dây thần kinh cảm giác vì kích thước sợi cảm
giác nhỏ và ít myelin hơn (các dây thần kinh có độ nhạy cảm với thuốc
gây tê khác nhau: sợi nhỏ nhạy cảm hơn sợi lớn, sợi ít myelin nhạy cả,
hơn sợi nhiều myelin).
Cơ chế: thuốc gây tê gắn vào mặt trong của màng tế bào, từ đó làm giảm
tính thấm của màng tế bào với ion Na+, vì vậy thuốc có khả năng làm ổn
định màng, ngăn cản sự khử cực màng tế bào. Nhờ đó nên ngăn cản dẫn
truyền xung động thần kinh, vì vậy có tác dụng gây tê.

You might also like