You are on page 1of 76

Mày đay

ThS.BSNT. Nguyễn Văn Hồng Quân


hmudrquan@gmail.com
Bộ môn Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng
Trường Đại học Y Hà Nội
Mục tiêu

1. Phân tích được cơ chế bệnh sinh và đặc điểm điểm triệu chứng của mày đay

2. Tóm tắt được phân loại mày đay theo thời gian và sinh bệnh học

3. Trình bày được đặc điểm lâm sàng và hướng tiếp cận mày đay cấp

4. Trình bày được đặc điểm lâm sàng và hướng tiếp cận mày đay mạn tính

5. Liệt kê được các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị mày đay
Định nghĩa
• Mày đay (urticaria) là tình trạng đặc trưng bởi sự hình thành các sẩn
phù (wheal, hive), phù mạch (angioedema) hoặc cả hai.
• Sẩn phù
• Vùng trung tâm phù nề, kích thước đa dạng, bao quanh bởi ban đỏ
• Ngứa, đôi khi là bỏng rát
• Thường biến mất sau 30 phút đến 24 giờ
• Phù mạch
• Phù nề lớp trung bì sâu hoặc hạ bì hoặc niêm mạc, xảy ra đột ngột
• Căng tức, đau nhiều hơn là ngứa
• Mất đi chậm hơn sẩn phù (có thể lên đến 72 giờ)
The EAACI/GA²LEN/EuroGuiDerm/APAAACI guideline for the
definition, classification, diagnosis and management of urticaria (2021)
Mày đay
• Cần phân biệt với các tình trạng khác có mày đay, phù mạch hoặc cả hai
có thể xảy ra như một khía cạnh lâm sàng.
• Ví dụ: phản vệ, hội chứng tự viêm, viêm mạch dạng mày đay, hoặc phù
mạch qua trung gian bradykinin (bao gồm phù mạch di truyền).

Mày đay. Phù Triệu chứng C


mạch hoặc cả 2

Triệu chứng D
Triệu chứng A Bệnh lí X

Triệu chứng B Triệu chứng E


Dịch tễ
• Mày đay cấp: 20% dân số từng bị ít nhất 1 lần trong đời, thường tự
giới hạn
• Mày đay mạn: có thể lên đến 1% dân số, đa số không xác định được
yếu tố gây khởi phát
• Mày đay mạn: Người lớn nhiều hơn trẻ em, phụ nữ nhiều hơn nam
giới
• Ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống

MIDDLETON’S ALLERGY: Principles and Practice 5th (2018)


Sinh bệnh học mày đay
Các tác nhân
hoạt hóa tế
bào mast
Ngứa

Histamin
PAF Giãn mạch không tổn
Đỏ da
Prostaglandin thương thành mạch
Leukotriene
Cytokin...
Sẩn phù
Tế bào mast Tế bào mast Phù mạch
được hoạt
hóa và giải Huyết thanh thoát mạch
phóng hạt ra khoảng kẽ
Mày đay có
phải luôn do dị
ứng không?
Hoạt hóa tế bào Mast Mày đay
• Dị ứng • Do dị ứng
• Không dị ứng • Không do dị ứng

MIDDLETON’S ALLERGY: Principles and Practice 5th (2018)


Vai trò của Histamin

British Journal of Pharmacology (2020)177469–489


Đặc điểm lâm sàng
Một số đặc điểm tổn thương mày đay
Sẩn phù
1. Ngứa (nặng nề nhất vào ban đêm)
2. Vùng trung tâm thường nhạt màu hơn, gồ trên mặt da
3. Ban đỏ xung quanh
4. Hình thái đa dạng: bầu dục, tròn, mảng, ...
5. Thường mất trước 24h - 48h (trừ viêm mạch dạng mày đay)
6. “Di chuyển” đến vị trí khác
7. Không có bong vảy
8. Không để lại dấu tích gì (trừ khi tạo ra bằng cách gãi)
Phù mạch
1.Căng tức, đau nhiều hơn là ngứa; mất đi chậm hơn sẩn phù (có thể lên đến 72 giờ)
2. Gây đau bụng khi xuất hiện ở đường ruột. Có thể gây khó thở nếu phù thanh quản.
Phân biệt các tình trạng
có sẩn phù hay phù mạch
• Phản vệ
• Mastocytosis dạng ban dát sẩn trên da (mày đay nhiễm sắc)
• Hội chứng tự viêm (bất thường miễn dịch tự nhiên)
• Viêm mạch dạng mày đay
• Phù mạch qua trung gian bradykinin (bao gồm phù mạch di truyền)
• Giai đoạn trước khi có bọng nước của pemphigoid
• Côn trùng cắn
• Ngộ độc cá ngừ
Ngộ độc cá ngừ?

• Khởi phát trong vòng 30 phút sau ăn cá ngừ đã có dấu hiệu phân hủy
• Do hấp thu một lượng lớn histamin từ bên ngoài, thiếu men chuyển hóa histamin (DAO)
• Thường không có sẩn phù mà chỉ có đỏ da, thường kèm theo đau đầu, đánh trống ngực,
buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí trụy mạch

Nguồn: dermnetz.org
Viêm mạch dạng mày đay

Viêm mạch: Có tổn thương thành mạch => xuất huyết => tổn thương tồn tại kéo dài, không mất đi trong 24 giờ

DOI: 10.5772/68109
Chẩn đoán phân biệt: Ngứa do nguyên nhân khác
• Ngứa: cảm giác khó chịu ở da dẫn đến nhu cầu gãi
• Phân loại theo bệnh nguyên:
1.Ngứa nguồn gốc tại da: tổn thương da: viêm, khô da, mày đay, ghẻ, côn trùng cắn, u lympho tế
bào T ở da
2.Ngứa do bệnh lí thần kinh: rối loạn TK ngoại vi hay TW : sau zona, bệnh đa xơ cứng, ngứa cơ
cánh tay quay (tổn thương thần kinh do tia UV hoặc chèn ép cơ học, giảm khi chườm lạnh)
3.Ngứa thần kinh: nguồn gốc từ TK trung ương do sự sản xuất và truyền đi các chất trung gian
và thụ thể mà không có sự tổn thương thần kinh. Ví dụ ngứa do ứ mật là do peptide opioid
hoạt hóa thụ thể µ-opioid
4.Ngứa tâm thần: do các yếu tố tâm lí: trầm cảm lo lắng, kích thích, ám ảnh về kí sinh trùng
5.Hỗn hợp: do nhiều nguyên nhân
Phân loại
• Thời gian
• Mày đay cấp: ≤ 6 tuần
• Mày đay mạn: > 6 tuần liên tiếp (mỗi tuần ít nhất 2-4 ngày có mày đay)
• Mày đay mạn có thể trở lại sau vài tháng hoặc vài năm không xuất hiện

• Cách thức khởi phát


• Không có yếu tố khởi phát cụ thể: tự phát (spontaneous)
• Xác định được yếu tố gây khởi phát: cảm ứng (inducible)
• Yếu tố khởi phát được xác định khi mày đay luôn xuất hiện khi có yếu tố đó và không xảy
ra khi không có yếu tố đó
Mày đay cấp
Nguyên nhân mày đay cấp
• Nhiễm virus hoặc vi khuẩn, đặc biệt là ở trẻ em
• Nhiễm ký sinh trùng
• Dị ứng thuốc/phản ứng quá mẫn với thuốc
• Dị ứng với sản phẩm cao su (latex)
• Dị ứng với các dị nguyên thức ăn, dị nguyên hô hấp
• Côn trùng: ong, ong bắp cày, kiến lửa
• Không xác định được căn nguyên
Nhiễm trùng hô hấp trên và mày đay

Tỉ lệ có nhiễm trùng hô hấp trên trong mày đay cấp theo một số nghiên cứu

T. Zuberbier et al. (2021). Urticaria and Angioedema. Spinger Nature.


Mày đay cấp: Chẩn đoán
• Hỏi bệnh sử tìm kiếm yếu tố khởi phát (do quá mẫn thuốc/thức ăn/dị
nguyên khác). Nếu nghi ngờ: test dị ứng.
• Không khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm thường quy khác trong
mày đay tự phát cấp tính nếu không có dấu hiệu lâm sàng/bệnh sử
bất thường.
Test dị ứng trong mày đay do dị ứng
Chỉ định khi nghi ngờ mày đay do dị ứng các dị nguyên cụ thể
- Test lẩy da
- Test nội bì
- Test kích thích
- Test IgE đặc hiệu trong huyết thanh

Ảnh: Nguyễn Văn Đĩnh


Hướng dẫn điều trị mày đay cấp
Mày đay cấp

1. Khai thác tiền sử, bệnh sử, tìm kiếm yếu tố khởi phát (thuốc, thức ăn ăn, côn
trùng cắn, nhiễm trùng)
2. Thăm khám đánh giá mức độ nghiêm trọng và xác định nguyên nhân
3. Chỉ định xét nghiệm cần thiết dựa trên bệnh sử và thăm khám, tránh lạm dụng
4. Tránh các yếu tố làm nặng bệnh, điều trị bệnh đồng mắc Theo dõi các
dấu hiệu
Triệu chứng rầm rộ, diện rộng, có thể kèm theo phù mạch? phản vệ và
xử trí phản
Không Có vệ khi nghi
Không nghiêm trọng Nghiêm trọng ngờ

• Kháng histamin H1 thế hệ 2 (có thể


• Kháng histamin H1 thế hệ 2 Đáp ứng kém x4 liều cơ bản)
• Có thể thêm các thuốc bôi
• Cân nhắc thêm corticosteroid (lưu ý
làm dịu da
bệnh nền, nhiễm trùng)
Corticoid trong mày đay cấp
Thời gian hết triệu chứng mày đay cấp giữa nhóm dùng và không dùng corticoid

• Corticoid có thể giảm thời gian hết triệu chứng trong mày đay cấp, nhưng bằng
chứng chưa đủ mạnh để khuyến cáo thường quy.
• Cần thận trọng trong trường hợp mày đay do nhiễm trùng hay ở bệnh nhân có
bệnh lí nền như tăng huyết áp, tiểu đường
Mày đay # Phản vệ???

J Allergy Clin Immunol 2017;140:335-48


Mày đay mạn tính
Diễn biến tự nhiên và tiên lượng
• Mày đay mạn: thường tự giới hạn, thời gian trung bình 2-5 năm
• Bệnh nhân không có bệnh nền, không yếu tố kích hoạt: 30-50%
bệnh nhân ổn định sau 1 năm
• Triệu chứng kéo dài > 5 năm: ~20%
• Các yếu tố tiên lượng mày đay kéo dài
• Mức độ nghiêm trọng
• Có phù mạch
• Test huyết thanh tự thân dương tính
• IgE toàn phần tăng cao
Các dưới nhóm mày đay mạn tính
Mày đay mạn tính tự phát Mày đay cảm ứng mạn tính
(Chronic Spontaneous Urticaria, CSU) (Chronic Inducible Urticaria, CInU)

Sự xuất hiện tự phát của các sẩn phù, phù mạch 1. Da vẽ nổi (Symptomatic dermographism)
hoặc cả hai kéo dài > 6 tuần do những nguyên nhân 2. Mày đay do lạnh (Cold urticaria)
đã biết* hoặc chưa biết. 3. Mày đay muộn do áp lực (Pressure urticaria)
4. Mày đay do ánh sáng (Solar urticaria)
(*VD: tự miễn dịch loại I và loại II, với các tự kháng 5. Mày đay do nhiệt (Heat urticaria)
thể gây hoạt hóa tế bào mast) 6. Phù mạch do rung (Vibratory angioedema)
7. Mày đay cholinergic (Cholinergic urticaria)
8. Mày đay tiếp xúc (Contact urticaria)
9. Mày đay do nước (Aquagenic urticaria)
Tự miễn dịch trong mày đay mạn tính tự phát

Tự miễn dịch loại I:


Tự miễn dịch loại IIb:
kháng thể IgE
kháng thể IgG kháng
kháng kháng
IgE hoặc FceRII
nguyên tự thân
auto-IgE (kháng
TPO, TG, TF, IL-24,
dsDNA)

J Allergy Clin Immunol 2017;139:1772-81.


Mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát
Chứng da vẽ nổi

• Sẩn phù đỏ và ngứa xuất


hiện theo vị trí bị tác động
lực (gãi, cọ xát, quần áo
chật)

• Không có tổn thương


niêm mạc, thường không
có phù mạch
Mày đay áp lực xuất hiện muộn
• Chiếm khoảng 40% các
trường hợp mày đay mạn
• Hay có ở các vùng chịu áp
lực: vai, thắt lưng, lòng bàn
chân, tay, mông
• Thường kéo dài >24h, có
thể có đau
• Đáp ứng kém với thuốc
kháng histamin H1
Mày đay cholinergic

• Hay gặp ở trẻ lớn, người lớn trẻ


tuổi
• Nổi mày đay kích thước nhỏ li ti
• Xuất hiện sau tập thể dục, tiếp
xúc nhiệt, rối loạn cảm xúc
• Trường hợp nặng có thể có co
thắt phế quản, hiếm khi phù
mạch
• Tiên lượng: thường tự khỏi
trong vài tháng đến 2 năm
Mày đay cholinergic: cơ chế
Acetylcholin (Ach)

Trực tiếp Gián tiếp

Giảm biểu hiện thụ thể Tiết mồ hôi


cholinergic M3 trên màng tế
bào tuyến eccrine Tắc nghẽn

Ach không bị các tế bào “Rò rỉ” mồ hôi


tuyến giữ lại hết => dư thừa

Dị ứng mồ hôi
Thụ thể ACh
Tế bào mast Thụ thể FcεRI
Ít mồ hôi
Curr Probl Dermatol. Basel, Karger, 2016, vol 51, pp 94–100
Các thể mày đay vật lí khác
• Mày đay do lạnh
• Mày đay do ánh nắng mặt trời
• Mày đay do tiếp xúc nhiệt
• Mày đay do rung
Chẩn đoán mày đay mạn

• Dễ: chẩn đoán bệnh


• Khó: chẩn đoán căn nguyên
Mày đay mạn tính: chẩn đoán
Chẩn đoán gồm 3 mục tiêu chính
• Loại trừ chẩn đoán khác
• Đánh giá hoạt động bệnh và ảnh hưởng của bệnh
• Phát hiện yếu tố khởi phát, làm nặng bệnh hoặc các nguyên nhân
tiềm ẩn
Khai thác bệnh sử, tiền sử mày đay mạn
1. Thời điểm khởi phát
2. Hình dạng, kích thước, tần suất, thời gian, phân bố các sẩn phù
3. Có phù mạch không?
4. Các triệu chứng kèm theo: đau xương, khớp, sốt, đau bụng?
5. Tiền sử gia đình và cá nhân liên quan
6. Khởi phát do hoạt động thể lực hoặc các tác nhân vật lí
7. Sự xuất hiện triệu chứng có liên quan ngày/đêm, cuối tuần, chu kì kinh, ngày nghỉ, du lịch?
8. Sự xuất hiện triệu chứng có liên quan thức ăn hoặc thuốc? (ví dụ, NSAIDs, ức chế men chuyển)
9. Sự xuất hiện triệu chứng có liên quan nhiễm trùng, stress?
10. Tiền sử bệnh trước đó hoặc đang bị: dị ứng, nhiễm trùng, bệnh tự miễn, bệnh đường ruột...
11. Tiền sử mối quan hệ xã hội, công việc, sở thích
12. Những điều trị trước đó và đáp ứng (liều thuốc, thời gian)
13. Các thăm dò chẩn đoán, kết quả xét nghiệm trước đó
Khai thác tiền sử, bệnh sử trong mày đay mạn
• Phân biệt viêm mạch dạng mày đay: mỗi sẩn phù tồn tại bao
nhiêu lâu? (có thể đánh dấu một sẩn phù để theo dõi)
• Tìm yếu tố khởi phát: bạn có thể tự làm các sẩn phù xuất hiện
không?
Cận lâm sàng: mày đay mạn tính tự phát
Thường quy:
• Công thức máu
• Máu lắng và/hoặc CRP

Mở rộng dựa trên hỏi bệnh và thăm khám:


• Nhiễm trùng (ví dụ: H.pylori)
• Các tự kháng thể chức năng (VD: Test huyết thanh tự thân)
• Các rối loạn tuyến giáp (Hormon tuyến giáp và kháng thể tự miễn tuyến giáp.
• Test dị ứng (VD: Test lẩy da, test IgE đặc hiệu trong máu, test loại bỏ ...)
• Các bệnh hệ thống nghiêm trọng (VD: tryptase trong mastocytosis)
• Sinh thiết da
Cận lâm sàng: mày đay mạn tính
có yếu tố khởi phát
Dựa trên yếu tố nghi ngờ thông qua hỏi bệnh sử, tiền sử chi tiết
Thực hiện các test thử thách tái tạo lại mày đay
Các dưới nhóm mày đay mạn
Mày đay mạn tính tự phát Mày đay cảm ứng mạn tính
(Chronic Spontaneous Urticaria, CSU) (Chronic Inducible Urticaria, CInU)

Sự xuất hiện tự phát của các sẩn phù, phù 1. Da vẽ nổi (Symptomatic dermographism)
mạch hoặc cả hai kéo dài > 6 tuần do những 2. Mày đay do lạnh (Cold urticaria)
nguyên nhân đã biết (VD: các tự kháng thể gây 3. Mày đay muộn do áp lực (Pressure urticaria)
hoạt hóa tế bào mast) hoặc chưa biết. 4. Mày đay do ánh sáng (Solar urticaria)
5. Mày đay do nhiệt (Heat urticaria)
6. Phù mạch do rung (Vibratory angioedema)
7. Mày đay cholinergic (Cholinergic urticaria)
8. Mày đay tiếp xúc (Contact urticaria)
9. Mày đay do nước (Aquagenic urticaria)
Dạng mày đay Yếu tố khởi phát Mô tả thăm dò tái tạo lại mày đay
Chứng da vẽ Cào, áp lực Cào nhẹ trên mặt da bằng đầu bút hoặc que đè lưỡi
nổi hoặc thiết bị chuyên dụng
Mày đay Gây áp lực lên da 30 phút đến 12 giờ Đeo vai vật nặng 7kg trong 15 phút, ghi nhận triệu
muộn do áp trước khởi phát chứng trong vòng 24 giờ
lực
Mày đay Tăng nhiệt độ cơ thể bằng tập luyện, Đạp xe đạp tại chỗ, khi có mồ hôi, duy trì 15 phút;
cholinergic tắm nước nóng, cảm xúc mạnh, đồ hoặc làm nóng thụ động một cánh tay bằng nước 42
ăn cay độ C
Mày đay do Sự tiếp xúc của da với không khí lạnh, Test cục nước đá trong 5 phút ở cánh tay (tránh bỏng
lạnh vật lạnh hoặc nước lạnh lạnh)
Máy test nhiệt chuyên dụng
Mày đay do Vật nóng tiếp xúc trực tiếp với da Áp lên da một vật chứa dung dịch 45 độ C
tiếp xúc nhiệt
Mày đay do Da tiếp xúc với nước ở bất kì nhiệt độ Cho da tiếp xúc trực tiếp với nước ở 35 độ trong 30
nước nào phút
Mày đay ánh Sự phơi nhiễm của da dưới ánh mặt Chiếu tia UVA, UVB hoặc ánh sáng nhìn thấy
sáng trời ở bước sóng cụ thể
Mày đay do Sử dụng máy cắt cỏ, lái xe, sử dụng Áp các máy tạo rung trên da trong 10 phút
rung các thiết bị rung
Chiếu tia UV chẩn đoán mày đay do ánh sáng
Kawai M, Hide M, Okabe T, et al. Nishinihon J Dermatol 2000;62:299
Test kích thích lạnh
Test huyết thanh tự thân
• Test nội bị với huyết thanh bệnh
nhân (thu được sau ly tâm máu
toàn phần)
• Chỉ định với mày đay mạn tính
nghi ngờ do tự miễn, ít đáp ứng
với kháng histamin
• Có giá trị dự báo âm tính
• Độ nhạy 80%, độ đặc hiệu 70%
với mày đay có yếu tố tự miễn
Các yếu tố liên quan khác
Mày đay có thể là biểu hiện của một bệnh lí toàn thân/cơ quan khác:
• bệnh lí tuyến giáp
• ung thư
• bệnh tự viêm
• nhiễm kí sinh trùng

Dấu hiệu chỉ điểm bệnh lí khác?


Kí sinh trùng và mày đay mạn
• Nhiễm KST là nguyên nhân không phổ biến
• Nhiễm KST chỉ có thể coi là nguyên nhân của mày đay tự phát
mạn tính nếu điều trị KST đem đến hiệu quả hết bệnh hoàn toàn.
• Dấu hiệu gợi ý:
• Triệu chứng đường tiêu hoá
• Tiền sử nhiễm KST/nguy cơ cao nhiễm KST
• Tăng eosinophil trong máu không giải thích được
• Không đáp ứng với kháng histamin
• Điều trị thử KST cải thiện tình trạng mày đay (chỉ định bởi bác sĩ Kí sinh
trùng hoặc bác sĩ Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng cho bệnh nhân cụ thể)
Mày đay mạn tính:
Đánh giá hoạt động bệnh và chất lượng cuộc sống
Đánh giá mức độ nặng của mày đay
Thang điểm UAS và UAS7

UAS7: đánh giá trong 7 ngày liên tiếp: tối đa 7x6 = 42 điểm
Đánh giá mức độ kiểm soát
Đánh giá chất lượng cuộc sống: CU-Q2oL
• Chất lượng giấc ngủ
• Độ tập trung công việc
• Mức độ ảnh hưởng hoạt động thường ngày
• Mức độ tự tin trong giao tiếp xã hội
Điều trị mày đay mạn tính
Điều trị mày đay mạn tính

Đánh giá
Chẩn đoán xác định
Điều chỉnh Bệnh đồng mắc
Tăng bậc nếu kiểm soát không đủ Mức độ nghiêm trọng
Thay đổi nếu cần khi có tác dụng phụ Sở thích, thói quen của người bệnh
Giảm bậc nếu không có triệu chứng Tác dụng phụ của thuốc điều trị
3-6 tháng
Hành động
Thay đổi điều trị và điều trị bệnh đồng mắc
Thực hiện các can thiệp không dùng thuốc, đặc
biệt với mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát
Giáo dục người bệnh
Hướng dẫn điều trị mày đay EAACI/GA²LEN/EuroGuiDerm/APAAACI 2021
Bắt đầu bằng kháng histamin H1 thế hệ 2
liều tiêu chuẩn uống hàng ngày kéo dài
Nếu cần: tăng liều (tối đa x4)
Nếu không kiểm soát tốt ở liều cao:
Sau 2-4 tuần hoặc sớm hơn nếu
triệu chứng không thể chịu được

Phối hợp kháng histamin H1 thế hệ 2 với


omalizumabb
Nếu cần: Tăng liều hoặc giảm khoảng cách giữa
các lần dùng omalizumabc
Nếu không kiểm soát tốt:
Trong vòng 6 tháng hoặc sớm hơn
nếu triệu chứng không thể chịu được

Phối hợp kháng histamin H1 thế hệ 2 với:


ciclosporind
a Điều trị hàng 2 và hàng 3 chỉ áp dụng cho mày đay mạn tính
b 300 mg mỗi 4 tuần
c Lên đến 600 mg mỗi 2 tuần
d lên đến 5 mg/kg thể trọng cơ thể
Điều trị mày đay mạn tính

Điểm UCT

Mức độ kiểm soát Không kiểm soát Kiểm soát tốt Kiểm soát hoàn toàn
Tăng bậc nếu:
Giảm bậc
Hành động - Đang điều trị 2gAH Tiếp tục điều trị Dựa trên các yếu tố
liều 1 – 4x > 7-28
ngày
hiện tại và thử tối cá nhân bằng cách
giảm liều hoặc giãn
- Đang điều trị OMA ưu hóa thời gian giữa các
> 3 tháng
lần điều trị

EAACI/GA²LEN/EuroGuiDerm/APAAACI 2021
Hướng dẫn điều trị của Hội Da liễu Anh 2021
Điều trị chung Mày đay mạn tính tự phát
• Chỉ cân nhắc thực hiện các
thăm dò cơ sở nếu có chỉ điểm Điều trị hàng 1

Prednisolon ngắn ngày, 0,5 mg/kg/ngày


lâm sàng •Kháng histamin H1 thế hệ 2 (liều cơ bản)
• Cân nhắc sử dụng các hệ •Kháng histamin H1 thế hệ 2 (liều x4, ngoại trừ mizolastine)
thống đánh giá mức độ hoạt •Cân nhắc chuyển loại kháng histamin H1 thế hệ 2
động và ảnh hưởng của bệnh •Phối hợp kháng histamin H1 thế hệ 2 với montelukast
đã được phê duyệt (DLQI, Thay đổi điều trị mỗi 2-4 tuần nếu không đáp ứng
UAS7, AAS, UCT)

Điều trị cấp cứu


• Thực hiện giáo dục, tư vấn Cân nhắc thực hiện
bệnh nhân thử nghiệm giải phóng histamin từ BC ái kiềm/IgE toàn phần
• Đánh giá bổ sung và điều trị lo
lắng, trầm cảm, các ảnh Điều trị hàng 2
thưởng tâm thần Phối hợp kháng histamin H1 thế hệ 2 với:
• Cân nhắc các thuốc chống Omalizumab Hoặc Ciclosporin
ngứa tại chỗ (VD: dưỡng ẩm
chứa menthol) Điều trị hàng 3
• Tránh các yếu tố khởi phát Phối hợp kháng histamin H1 thế hệ 2 với:
hoặc làm trầm trọng bệnh Kháng histamin H1 thế hệ 1, kháng histamin H2,
• Dừng ức chế men chuyển ở azathioprin, dapsone, doxepin, hydrochloroquin, IVIg,
bệnh nhân phù mạch không có methotrexate, mycophenolate mofetil, NB—UVB,
sẩn phù sulfasalazin, tacrolimus hoặc tranexamic acid (chỉ dùng cho
phù mạch không có sẩn phù)
Hướng dẫn điều trị của Hội Da liễu Anh 2021
Điều trị chung
Mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát
• Chỉ cân nhắc thực hiện các
thăm dò cơ sở nếu có chỉ điểm Điều trị hàng 1
lâm sàng •Kháng histamin H1 thế hệ 2 (liều cơ bản)
• Cân nhắc sử dụng các hệ •Kháng histamin H1 thế hệ 2 (liều x4, ngoại trừ mizolastine)
thống đánh giá mức độ hoạt •Cân nhắc chuyển loại kháng histamin H1 thế hệ 2
động và ảnh hưởng của bệnh
đã được phê duyệt (DLQI,
UAS7, AAS, UCT) Điều trị hàng 2
• Thực hiện giáo dục, tư vấn Phối hợp kháng histamin H1 thế hệ 2 với Omalizumab
bệnh nhân
• Đánh giá bổ sung và điều trị lo
lắng, trầm cảm, các ảnh Điều trị hàng 3
thưởng tâm thần Phối hợp kháng histamin H1 thế hệ 2 với các điều trị khác theo kiểu hình lâm sàng
• Cân nhắc các thuốc chống
ngứa tại chỗ (VD: dưỡng ẩm
chứa menthol)
Mày đay
• Tránh các yếu tố khởi phát Mày đay áp Mày đay ánh
cholinergic Chứng da vẽ
hoặc làm trầm trọng bệnh Mày đay lực muộn sáng
Kháng nổi
• Dừng ức chế men chuyển ở do lạnh Dapsone Liệu pháp
cholinergic, NB-UVB
bệnh nhân phù mạch không có Ciclosporin hoặc ánh sáng dự
propanolol hoặc hoặc PUVA
sẩn phù sulfasalazine phòng tia UV
danazol
Các nhóm thuốc thường dùng
trong điều trị mày đay
Kháng histamin H1
Thuốc kháng histamin H1 có
cấu trúc hóa học tương tự
histamin
Cạnh tranh với histamin tại
thụ thể histamin H1
Đẩy histamin ra khỏi thụ thể
Kìm hãm các biểu hiện/tác
dụng sinh lí của histamin
Các thế hệ kháng histamin H1
Thế hệ 1 Thế hệ 2
Thời gian tác dụng Ngắn, cần dùng nhiều lần một Dài
ngày
Tác động lên thần Qua hàng rào máu não: Ít qua hàng rào máu não
kinh trung ương Gây buồn ngủ nhưng giảm chất (trong lượng phân tử lớn
lượng giấc ngủ hơn, kị lipid, bị bơm P-
Đôi khi gây tăng động ở trẻ nhỏ glycoprotein nhận biết)
Tác động kháng Khô môi, táo bón. Tiểu khó. Nhịp Ít hơn
cholinergic tim nhanh. Rối loạn điều tiết,
tăng áp lực glocom góc đóng
 Ưu tiên sử dụng
kháng histamin thế hệ 2
Độ an toàn khi dùng kéo dài hàng ngày
kháng histamin thế hệ 2
• Dùng kháng histamin thế hệ 2 hàng ngày kéo dài là điều trị chủ yếu
trong mày đay mạn tính, đã ghi nhận độ an toàn cao, ít gặp tác dụng
phụ nghiêm trọng.
• Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ tác dụng phụ giữa
liều cơ bản và chế độ liều cao (x2 hoặc x4 liều cơ bản).
Các thuốc kháng histamin thế hệ 1
Các thuốc kháng
histamin thế hệ 2
Kháng histamin
ở đối tượng đặc biệt
Cơ chế của Omalizumab

Xét nghiệm IgE toàn phần trong máu: BN có tăng IgE


cao có đáp ứng tốt hơn với Omalizumab
Các điều trị đang được thử nghiệm

P. Kolkhir et al. / Ann Allergy Asthma Immunol 124 (2020) 2e12


Các điều trị khác
• Phối hợp kháng histamin H2
• Thuốc kháng leukotrien (montelukast)
• Thuốc chống trầm cảm
• Thuốc bền vững màng tế bào mast (Ketotifen)
• Các ức chế miễn dịch (MTX, MMF, AZA ... )
• Dapsone/Sulphasalazine/Danazol
• IVIg
• Liệu pháp ánh sáng
Kết luận
• Mày đay dễ chẩn đoán, nhưng khó xác định căn nguyên, cần thăm
khám và hỏi bệnh sử kĩ để định hướng nguyên nhân hoặc các yếu
tố khởi phát
• Cơ chế bệnh sinh có vai trò quan trọng của tế bào mast và histamin
• Có thể do dị ứng hoặc không do dị ứng
• Mày đay cấp có thể là giai đoạn đầu của phản vệ
• Chẩn đoán mày đay mạn cần tránh lạm dụng cận lâm sàng
• Các thử nghiệm tái tạo mày đay được dùng trong mày đay mạn tính
có yếu tố khởi phát
• Điều trị đầu tay là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2, có thể tối ưu
liều lên x4
• Các điều trị khác: omalizumab, ciclosporin
Sẩn phù Phù mạch

Tiền sử
Sốt tái diễn không giải thích được? Đang điều trị bằng
Đau xương/khớp? Mệt? ức chế men chuyển?

+ - - +

Thăm dò chẩn đoán


Sẩn tồn tại Phù mạch di truyền Cải thiện khi dừng ức
Bệnh tự viêm?
>24h? hoặc mắc phải chế men chuyển
- - - -
+ Các triệu chứng có + +
Dấu hiệu viêm mạch thể tái tạo được?
+ trên sinh thiết
- +
+ - Test kích thích
Phù

Điều trị
Phù mạch di
- mạch do
+ truyền type I-III
ức chế
Mày đay tự Mày đay cảm Phù mạch
Bệnh tự viêm di Viêm mạch men
phát mạn tính ứng mạn tính mắc phải
truyền/mắc phải dạng mày đay chuyển
J Dtsch Dermatol Ges. 2013;11:971-7
Phù mạch
Phân loại phù mạch

Qua trung gian tế bào mast Không rõ


Bradykinin gây ra phù mạch
gây ra phù mạch trung gian

Thiếu hụt/khiếm khuyết Qua trung Không qua


C1-INH bình thường
C1-INH gian IgE trung gian IgE
Mắc phải Di truyền Di truyền Mắc phải
HAE nC1-
Phù mạch
INH (HAE-
HAE-1 do thuốc Phù mạch Phù mạch
AAE-C1-INH FXII, HAE- Phù mạch cùng
HAE-2 ức chế cùng với mày tự phát (vô
ANGPTI, mày đay
men đay, phản vệ căn)
HAE-PLG
chuyển
HAE-UNK
Cơ chế phù mạch di truyền
Con đường Hệ thống tiếp
Hệ thống bổ thể
phân giải Fibrin xúc

Tự hoạt hóa Phức hợp C1qC1rCs

Yếu tố XII Phức hợp C1qC1rCs


đã hoạt hóa

Yếu tố XII đã
hoạt hóa
Hoạt hóa bổ thể
Phân tách C4
Mảnh Fibrin

Thiếu hụt C1-INH


HMW kininogen bị phân tách
bởi Kallikrein

Thụ thể B2 trên Tăng tính thấm PHÙ MẠCH


tế bào nội mạch thành mạch

A.Z. Banday, et al An update on the genetics and pathogenesis of hereditary angioedema (2019), pp. 75-83
Phù mạch di truyền: chẩn đoán
Bệnh nhân có tiền sử phù mạch tái phát, được củng cố thêm khi có những biểu hiện sau:
• Bệnh nhân có tiền sử gia đình (điều này có thể không có ở 25% bệnh nhân)
• Triệu chứng khởi phát ở trẻ em hoặc tuổi vị thành niên
• Đau bụng tái diễn
• Phù nề đường hô hấp trên
• Không đáp ứng với điều trị kháng histamin, glucocorticoid, hoặc epinephrin
• Xuất hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng (tiền triệu) trước khi có phù mạch
• Không có sẩn phù

Xét nghiệm chức năng C1-INH và Nồng độ C1-INH và Nồng độ C4


Xin cám ơn!

You might also like